Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường môn Ngữ văn - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Hưng Thái (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 ( 2,0 điểm )

          a) Mục tiêu cụ thể đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông ? Những nội dung nào là mới so với mục tiêu lâu nay đã xác định ?

          b) Tóm tắt nội dung chính các bước về việc  sinh hoạt nhóm chuyên môn để đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ?

Câu 2 ( 3,0 điểm )

          Đồng chí hãy trình bày sơ lược về kế hoạch dạy học một chủ đề theo môn đồng chí dự thi để định hướng phát triển năng lực học sinh ?

doc 6 trang Anh Hoàng 01/06/2023 3960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường môn Ngữ văn - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Hưng Thái (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường môn Ngữ văn - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Hưng Thái (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường môn Ngữ văn - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Hưng Thái (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS HƯNG THÁI
Năm học 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN
Ngày thi : 20 tháng 10 năm 2015
Câu 1 ( 2,0 điểm )
	a) Mục tiêu cụ thể đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông ? Những nội dung nào là mới so với mục tiêu lâu nay đã xác định ?
	b) Tóm tắt nội dung chính các bước về việc sinh hoạt nhóm chuyên môn để đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ?
Câu 2 ( 3,0 điểm )
	Đồng chí hãy trình bày sơ lược về kế hoạch dạy học một chủ đề theo môn đồng chí dự thi để định hướng phát triển năng lực học sinh ?
Câu 3 ( 5,0 điểm )
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
 (“Mùa xuân nho nhỏ ” - Thanh Hải)
 Đồng chí có suy nghĩ gì về khổ thơ trên?
--------------------------------Hết-------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM - THANG ĐIỂM
Câu
Ý
Nội dung
Thang điểm
1
a)
Mục tiêu cụ thể là:
- Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
- Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.
- Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương.
Mục tiêu trên so với mục tiêu lâu nay có những điểm mới. 
- Trước hết là việc nhấn mạnh tập trung hình thành "năng lực công dân; năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn". Phát triển năng lực là một trong những yêu cầu quan trọng, thể hiện rõ nhất việc đổi mới mục tiêu giáo dục lần này. Năng lực được hiểu là sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (kiến thức, kĩ năng, thái độ, động cơ, hứng thú) nhằm thực hiện công việc có hiệu quả. Quan niệm này chi phối toàn bộ các yếu tố của quá trình giáo dục, từ nội dung, phương pháp đến đánh giá kết quả học tập. Mục tiêu phát triển năng lực nhằm khắc phục tình trạng quá chú trọng vào trang bị kiến thức hàn lâm, kinh viện; người học biết nhiều lí thuyết nhưng thực hành, vận dụng kém Thứ hai, mục tiêu "chú trọng ngoại ngữ (trước hết là tiếng Anh), tin học" cũng là nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nền kinh tế tri thức. Ngoài hai nội dung vừa nêu, mục tiêu học sinh học hết trung học cơ sở phải có tri thức phổ thông nền tảng, "giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau 2020", có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương cũng là nội dung mới.
b)
Bước 1. Xây dựng chuyên đề dạy học
	- Căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.
Bước 2. Biên soạn câu hỏi/bài tập
	- Xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.
Bước 3. Thiết kế tiến trình dạy học
	Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.
Bước 4. Tổ chức dạy học và dự giờ
	- Nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau:
	- Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
	- Thực hiện nhiệm vụ học tập.
	- Báo cáo kết quả và thảo luận.
	- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
	Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. 
Bước 5. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học
	Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau:
Nội dung
Tiêu chí
1. Kế hoạch và tài liệu dạy học
Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.
Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh
Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.
3. Hoạt động của học sinh
Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.
Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
2
Trình bày theo bố cục sau :
Tên chủ đề/chuyên đề : (Viết chữ in hoa có dấu)
 Nội dung của chủ đề/chuyên đề và thời lượng thực hiện. 
Nội dung 1: .(thời lượng)
Nội dung 1: .(thời lượng)
Nội dung 1: .(thời lượng)
 Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chủ đề/chuyên đề. 
Nội dung 1:.
Chuẩn kiến thức
Kĩ năng
Thái độ
Những phẩm chất và năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề
Các phương pháp dạy học
Nội dung 2:.
Chuẩn kiến thức
Kĩ năng
Thái độ
Những phẩm chất và năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề
Các phương pháp dạy học
Nội dung 3:.
Chuẩn kiến thức
Kĩ năng
Thái độ
Những phẩm chất và năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề
Các phương pháp dạy học
Ghi chú: Nếu chuyên đề có 1 nội dung thì phần: Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề chỉ cần trình bày 1 lần 
Bảng mô tả 4 mức yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của các loại câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chủ đề/chuyên đề. 
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu (Mô\ tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng 
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được mô tả dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dung cao
 Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được lựa chọn. 
Nội dung 1: Tên nội dung ( Thời lượng)
Hoạt động 1. ( Thời lượng)
Hoạt động 2. ( Thời lượng)
Hoạt động 3. ( Thời lượng)
.
Nội dung 2: Tên nội dung ( Thời lượng)
Hoạt động 1. ( Thời lượng)
Hoạt động 2. ( Thời lượng)
Hoạt động 3. ( Thời lượng)
.
Nội dung 3: Tên nội dung ( Thời lượng)
Hoạt động 1. ( Thời lượng)
Hoạt động 2. ( Thời lượng)
Hoạt động 3. ( Thời lượng)
.
3
1. Yêu cầu
a. Về kĩ năng
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bố cục bài viết hoàn chỉnh, luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
- Văn viết trong sáng, diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục.
- Không mắc lỗi chính tả; lỗi dùng từ, đặt câu.
b. Về kiến thức
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cơ bản nêu được các ý sau: 
- Nêu được luận đề: Đoạn thơ của Thanh Hải mang ý nghĩa nhân sinh cao đẹp, thể hiện lẽ sống đúng đắn: Mỗi cá nhân, mỗi cuộc đời bằng những việc làm thiết thực, chân thành tự nguyện dâng hiến phần nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
- Giải thích được các hình ảnh: Mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng, tuổi hai mươi, tóc bạc.
- Bình luận:
+ Ý nghĩa gợi ra từ lời thơ trên lắng đọng nhiều suy nghĩ: con người ta phải tự tin vào bản thân, vào sức trẻ, vào vẻ đẹp tâm hồn của mình bởi vì nó chính là mùa xuân của mỗi người.
+ Con người phải có khát vọng dâng hiến cho cuộc đời chung, cho dân tộc, tổ quốc thì mùa xuân nho nhỏ  ấy mới thật sự có ý nghĩa, thật sự có giá trị.
+ Sự dâng hiến phải chân thành, tự nguyện suốt cả cuộc đời, không biết mệt mỏi mà không phô trương, hình thức, ồn ào. Đây là lẽ sống đẹp của những con người biết sống hòa nhập, hy sinh.
- Là học sinh phải xác định thái độ ứng xử đúng của bản thân: sống có ích, tự nguyện tham gia các hoạt động vì tập thể; biết phê phán những biểu hiện sai lầm, những suy nghĩ lệch lạc: Những người sống khép mình, ích kỉ, hẹp hòi, vun vén cá nhân hoặc những sự tính toán nhỏ nhen
2. Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. 
 - Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt
- Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức .
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.

File đính kèm:

  • docde_thi_giao_vien_day_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_nam_hoc_201.doc