Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường môn Thể dục - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Hưng Thái (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 ( 2,0 điểm )

          a) Mục tiêu cụ thể đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông ? Những nội dung nào là mới so với mục tiêu lâu nay đã xác định ?

          b) Tóm tắt nội dung chính các bước về việc  sinh hoạt nhóm chuyên môn để đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ?

Câu 2 ( 3,0 điểm )

          Đồng chí hãy trình bày sơ lược về kế hoạch dạy học một chủ đề theo môn đồng chí dự thi để định hướng phát triển năng lực học sinh ?

doc 7 trang Anh Hoàng 01/06/2023 1900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường môn Thể dục - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Hưng Thái (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường môn Thể dục - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Hưng Thái (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường môn Thể dục - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Hưng Thái (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS HƯNG THÁI
Năm học 2015-2016
MÔN THỂ DỤC
Ngày thi : 20 tháng 10 năm 2015
Câu 1 ( 2,0 điểm )
	a) Mục tiêu cụ thể đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông ? Những nội dung nào là mới so với mục tiêu lâu nay đã xác định ?
	b) Tóm tắt nội dung chính các bước về việc sinh hoạt nhóm chuyên môn để đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ?
Câu 2 ( 3,0 điểm )
	Đồng chí hãy trình bày sơ lược về kế hoạch dạy học một chủ đề theo môn đồng chí dự thi để định hướng phát triển năng lực học sinh ?
Câu 3 ( 5,0 điểm )
	Đồng chí nêu quy định về việc xuất phát và lỗi xuất phát đối với các môn chạy theo Luật điền kinh hiện hành.
--------------------------------Hết-------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM - THANG ĐIỂM
Câu
Ý
Nội dung
Thang điểm
1
a)
Mục tiêu cụ thể là:
- Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
- Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.
- Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương.
Mục tiêu trên so với mục tiêu lâu nay có những điểm mới. 
- Trước hết là việc nhấn mạnh tập trung hình thành "năng lực công dân; năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn". Phát triển năng lực là một trong những yêu cầu quan trọng, thể hiện rõ nhất việc đổi mới mục tiêu giáo dục lần này. Năng lực được hiểu là sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (kiến thức, kĩ năng, thái độ, động cơ, hứng thú) nhằm thực hiện công việc có hiệu quả. Quan niệm này chi phối toàn bộ các yếu tố của quá trình giáo dục, từ nội dung, phương pháp đến đánh giá kết quả học tập. Mục tiêu phát triển năng lực nhằm khắc phục tình trạng quá chú trọng vào trang bị kiến thức hàn lâm, kinh viện; người học biết nhiều lí thuyết nhưng thực hành, vận dụng kém Thứ hai, mục tiêu "chú trọng ngoại ngữ (trước hết là tiếng Anh), tin học" cũng là nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nền kinh tế tri thức. Ngoài hai nội dung vừa nêu, mục tiêu học sinh học hết trung học cơ sở phải có tri thức phổ thông nền tảng, "giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau 2020", có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương cũng là nội dung mới.
b)
Bước 1. Xây dựng chuyên đề dạy học
	- Căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.
Bước 2. Biên soạn câu hỏi/bài tập
	- Xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.
Bước 3. Thiết kế tiến trình dạy học
	Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.
Bước 4. Tổ chức dạy học và dự giờ
	- Nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau:
	- Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
	- Thực hiện nhiệm vụ học tập.
	- Báo cáo kết quả và thảo luận.
	- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
	Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. 
Bước 5. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học
	Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau:
Nội dung
Tiêu chí
1. Kế hoạch và tài liệu dạy học
Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.
Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh
Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.
Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.
3. Hoạt động của học sinh
Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.
Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
2
Trình bày theo bố cục sau :
Tên chủ đề/chuyên đề : (Viết chữ in hoa có dấu)
 Nội dung của chủ đề/chuyên đề và thời lượng thực hiện. 
Nội dung 1: .(thời lượng)
Nội dung 1: .(thời lượng)
Nội dung 1: .(thời lượng)
 Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chủ đề/chuyên đề. 
Nội dung 1:.
Chuẩn kiến thức
Kĩ năng
Thái độ
Những phẩm chất và năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề
Các phương pháp dạy học
Nội dung 2:.
Chuẩn kiến thức
Kĩ năng
Thái độ
Những phẩm chất và năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề
Các phương pháp dạy học
Nội dung 3:.
Chuẩn kiến thức
Kĩ năng
Thái độ
Những phẩm chất và năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề
Các phương pháp dạy học
Ghi chú: Nếu chuyên đề có 1 nội dung thì phần: Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề chỉ cần trình bày 1 lần 
Bảng mô tả 4 mức yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của các loại câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chủ đề/chuyên đề. 
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu (Mô\ tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng 
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được mô tả dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dung cao
 Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được lựa chọn. 
Nội dung 1: Tên nội dung ( Thời lượng)
Hoạt động 1. ( Thời lượng)
Hoạt động 2. ( Thời lượng)
Hoạt động 3. ( Thời lượng)
.
Nội dung 2: Tên nội dung ( Thời lượng)
Hoạt động 1. ( Thời lượng)
Hoạt động 2. ( Thời lượng)
Hoạt động 3. ( Thời lượng)
.
Nội dung 3: Tên nội dung ( Thời lượng)
Hoạt động 1. ( Thời lượng)
Hoạt động 2. ( Thời lượng)
Hoạt động 3. ( Thời lượng)
.
3
XUẤT PHÁT
1. Nơi xuất phát của một cuộc đua phải được thể hiện bởi  một vạch trắng rộng 5cm.
Trong tất cả các cuộc thi không chạy theo các ô, vạch xuất phát phảilà một đường vòng cung để tất cả các vận động viên  xuất phát và đến đích trên cùng một cự ly.
2. Tất cả các cuộc thi chạy phải xuất phát theo tiếng  súng nổ của trọng tài phát lệnh hoặc của máy chuyên dụng cho xuất phát đã được phê chuẩn bắn lên trời  sau khi trọng tài xuất phát  đã xác định chắc chắn rằng  các vận động viên đã ổn định ở đúng vị trí xuất phát.
3. Tại tất cả các cuộc thi đấu quốc tế, khẩu lệnh của trọng tài xuất phát bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Đối với các cuộc đua dưới và tới 400m (bao gồm cả 4x200m và 4x400m). Khi tất cả các vận động viên đã "sẵn sàng", súng hoặc thiết bị phát lệnh tương ứng sẽ nổ.
Trong các cuộc thi dài hơn 400m, khẩu lệnh sẽ là "vào chổ" và khi tất cả các vận động viên ổn định, súng hoặc thiết bị phát lệnh sẽ nổ. Vận động viên không được phép chạm đất bằng 1 tay hoặc 2 taytrong lúc xuất phát.
4. Nếu vì bất kỳ lý do nào mà trọng tài phát lệnh không thoả mãn với việc tất cả đã sẵn sàng cho xuất phát, thì sẽ ra lệnh cho tất cả các vận động viên lùi khỏi tư thế "vào chỗ" và trợ lý trọng tài xuất phát sẽ bố trí họ trên vạch chung lại.
Trong tất cả các cuộc thi dưới và tới 400m (bao gồm cả vòng đầu của 4x200m và 4x400m), xuất phát thấp có sử dụng bàn đạp xuất phát là yêu cầu bắt buộc. Sau lệnh "vào chỗ" các vận động viên phải tiến tới vạch xuất phát, chiếm vị trí hoàn toàn trong ô chạy riêng của mình, phía sau vạch xuất phát. Hai bàn tay và 1 đầu gối phải tiếp xúc với mặt đất và hai bàn chân phải tiếp xúc với bàn đạp xuất phát. Khi có lệnh "sẵn sàng" các vận động viên phải lập tức nâng lên tới tư thế xuất phát cuối cùng của mình trong khi vẫn giữ sự tiếp xúc của hai tay với đất và sự tiếp xúc của 2 bàn chân với bàn đạp.
Khi ở tư thế vào chỗ, vận động viên không được chạm vào vạch xuất phát hoặc đất phía trước vạch xuất phát bằng chân hoặc tay của mình.
5. Khi thực hiện lệnh "vào chỗ" hoặc "sẵn sàng", tất cả các vận động viên phải lập tức và không được chậm trễ ở vào tư thế đầy đủ và cuối cùng của họ.
LỖI XUẤT PHÁT   
6. Vận động viên sau khi đã vào chỗ và ở tư thế  sẵn sàng chỉ được phép bắt đầu hành động xuất phát của mình sau khi nghe thấy tiếng nổ của súng phát lệnh hoặc của máy phát lệnh. Nếu, theo nhận định của trọng tài phát lệnh hoặc trọng tài bắt phạm quy, vận động viên đã không thực hiện đúng như vậy thì bị coi là phạm lỗi xuất phát.
Cũng sẽ bị coi là phạm lỗi xuất phát nếu, theo nhận định của trọng tài phát lệnh:
a) Vận động viên không tuân thủ mệnh lệnh “vào chỗ” hoặc “sẵn sàng” một cách nghiêm túc trong một thời gian hợp lý.
b) Vận động viên, sau khi có lệnh “vào chỗ”,  có hành động quấy rầy các vận động viên khác trong đợt chạy bằng tiếng ồn hoặc các hành vi khác.
Ghi chú: Khi thiết bị phát hiện lỗi xuất phát đang hoạt động (xem Điều 161.2 về hoạt động của thiết bị ) thì bằng chứng của thiết bị này thông thường sẽ được công nhận như quyết định của trọng tài phát lệnh.
7.  Vận động viên mắc lỗi xuất phát sẽ bị cảnh cáo. Trong một đợt chạy chỉ một lỗi xuất phát lần đầu là không bị truất quyền thi đấu còn bất kỳ vận động viên nào phạm lỗi xuất phát sau đó thì sẽ bị loại khỏi cuộc đua. Trong thi đấu nhiều môn phôí hợp nếu một vận động viên gây ra hai lỗi xuất phát sẽ bị truất quyền thi đấu. 
8. Trọng tài phát lệnh hoặc bất kỳ trọng tài bắt phạm quy khi thấy  có phạm quy trong xuất phát, phải gọi các vận động viên lại bằng một phát súng.
Ghi chú: Trong thực tế, khi một hoặc nhiều vận động viên phạm lỗi xuất phát, những vận động viên khác bị ảnh hưởng theo và nói đúng ra, bất kỳ vận động viên nào làm như vậy cũng bị lỗi xuất phát. Song trọng tài phát lệnh chỉ cảnh cáo vận động viên hoặc các vận động viên là nguyên nhân gây ra lôi xuất phát. Điều này có thể dẫn tới kết quả là nhiều hơn so với một vận động viên bị cảnh cáo: Nếu việc xuất phát phạm quy xảy ra song không do bất kỳ vận động viên nào gây ra thì sẽ không có việc cảnh cáo.
1000m, 2000m, 3000m, 5000m và 10000m
Trường hợp có nhiều hơn 12 vận động viên trong cuộc thi, các vận động viên phải được chia thành 2 nhómvà một nhóm khoảng 65%vận động viên trên vạch xuất phát hình vòng cung bình thường, cong nhóm kia trên vạch xuất phát hình vòng cung riêng được vẽ ngang qua nửa phía ngoài của tuyến đường. Nhóm sau phải chạy cho tới cuối của đường vòng thứ nhất trên nửa ngoài của tuyến đường.
Vạch xuất phát hình vòng cung riêng phải được kẻ theo cách để tất cả các vận động viên phải chạy qua cùng một cự ly như nhau. Vạch cho phép chạy vào đường chung đối với cự ly 800m được mô tả trong điều luật 163.5 chỉ rõ chỗ mà ở đó các vận động viên ở nhóm bên ngoài trong cự ly 2000 và 10000m, có thể hợp nhất với các vận động viên sử dụng xuất phát bình thường. Vòng đua phải được đánh dấu tại chỗ bắt vào đoạn thẳng đích đối với các xuất phát theo nhóm trong cự ly 1000m, 3000m và 5000m để chỉ rõ chỗ các vận động viên xuất phát ở nhóm bên ngoài có thể hợp nhất với các vận động viên sử dụng xuất phát bình thường.
Dấu này phải là 5cm x 5cm trên vạch giữa ô chạy 4 và 5 (ô 3 và 4 trong vòng đua có 6 ô) tại đó một vật mốc hoặc cờ được bố trí cho tới khi 2 nhóm hội tụ.

File đính kèm:

  • docde_thi_giao_vien_day_gioi_cap_truong_mon_the_duc_nam_hoc_201.doc