Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Thể dục - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Hưng Thái (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 2 ( 3,0 điểm ).
Hãy lập ma trận đề , ra đề và hướng dẫn chấm một bài kiểm tra 1 tiết thuộc
môn thầy ( cô ) được phân công năm học 2013 - 2014.
Câu 3 ( 2,0 điểm ).
1) Trình bày suy nghĩ của thầy ( cô ) về câu nói : " Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo
ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu" . Vận dụng câu nói
trên vào việc giảng dạy bộ môn và hoạt động chuyên môn trong nhà trường.
2) Hãy đưa ra những giải pháp để đến năm 2020 trường THCS Hưng Thái trở
thành một trường chất lượng cao trong huyện Ninh Giang. 
pdf 6 trang Anh Hoàng 01/06/2023 1420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Thể dục - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Hưng Thái (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Thể dục - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Hưng Thái (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Thể dục - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Hưng Thái (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI 
TRƯỜNG THCS HƯNG THÁI Môn : Thể dục 
 Năm học 2013 - 2014 
 ( Thời gian làm bài : 120 phút ) 
Câu 1 ( 3,0 điểm ). 
 1) Trình bày mức thu và quản lí , sử dụng tiền học thêm trong nhà trường 
THCS theo Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 của UBND tỉnh Hải 
Dương. 
 2) Trình bày chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm và 
đối tượng khác bậc THCS theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của 
Bộ giáo dục và đào tạo. 
 3) Trình bày nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo Thông tư liên 
tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 của Bộ giáo dục và đào 
tạo - Bộ nội vụ - Bộ tài chính . 
Câu 2 ( 3,0 điểm ). 
 Hãy lập ma trận đề , ra đề và hướng dẫn chấm một bài kiểm tra 1 tiết thuộc 
môn thầy ( cô ) được phân công năm học 2013 - 2014. 
Câu 3 ( 2,0 điểm ). 
 1) Trình bày suy nghĩ của thầy ( cô ) về câu nói : " Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo 
ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu" . Vận dụng câu nói 
trên vào việc giảng dạy bộ môn và hoạt động chuyên môn trong nhà trường. 
 2) Hãy đưa ra những giải pháp để đến năm 2020 trường THCS Hưng Thái trở 
thành một trường chất lượng cao trong huyện Ninh Giang. 
Câu 4 ( 2,0 điểm ). 
 Trình bày các quy định về việc xuất phát và lỗi xuất phát trong các môn chạy 
theo Luật Điền kinh hiện hành. 
---------------------------------------Hết--------------------------------------- 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
BÀI THI GVDG CẤP TRƯỜNG MÔN THỂ DỤC NĂM HỌC 2013 - 2014 
Câu 1 ( 3,0 điểm ). 
1) 1,0 điểm 
2) 1,0 điểm. 
1.Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ 
sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở 
trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở 
trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần. 
2. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần. 
3. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ 
trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa 
có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và 
do hiệu trưởng quyết định. 
4. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần. 
5. Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ nhà trường, chủ tịch công đoàn 
trường hạng I được giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác được giảm 3 tiết/tuần. 
6. Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được 
hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 
2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh 
niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt 
Nam trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung 
học phổ thông. 
7. Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường được giảm 
2 tiết/tuần. 
8. Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 
2tiết/tuần. 
 9. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên 
không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy 
của chức vụ có số tiết giảm cao nhất. 
10. Giáo viên được tuyển dụng bằng hợp đồng làm việc lần đầu được giảm 2 
tiết/tuần. 
11. Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần lễ được giảm 3 
tiết (đối với giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở) và 4 tiết (đối với giáo 
viên tiểu học). 
3) 1,0 điểm. 
1. Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà 
giáo, bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và 
hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). 
2. Định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên mầm non; định mức tiết dạy/ năm học đối 
với giáo viên phổ thông; định mức giờ giảng dạy/năm học đối với giáo viên trung cấp 
chuyên nghiệp; tiêu chuẩn giờ giảng/năm học đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề; 
định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở 
đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường 
Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi chung là định mức giờ 
dạy/năm. 
3. Năm học quy định tại Thông tư liên tịch này được tính từ tháng 7 năm trước đến 
hết tháng 6 của năm liền kề. 
4. Đối với nhà giáo công tác ở các cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học, trình độ 
nghề được áp dụng định mức giờ dạy/năm quy định cho cấp học, trình độ nghề cao 
nhất mà nhà giáo đó trực tiếp tham gia giảng dạy theo sự phân công của người đứng 
đầu cơ sở giáo dục. 
5. Việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí tiền lương dạy thêm giờ thực hiện 
theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Cơ sở giáo dục công lập quy định tại 
Khoản 1 Điều 1 của Thông tư liên tịch này, căn cứ điều kiện cụ thể của từng đơn vị 
để thực hiện thanh toán hoặc tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo 
học kỳ cho phù hợp. 
6. Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà 
giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì 
chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản 
theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn 
kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (sau đây gọi chung là đi làm 
nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác 
dạy thay. 
7. Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số 
giờ giảng dạy và được tính vào giờ dạy quy đổi, bao gồm: thời gian nghỉ ốm, nghỉ 
thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian đi làm nhiệm vụ khác do 
cấp có thẩm quyền phân công, điều động. 
8. Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư 
liên tịch này không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật. 
Câu 2 ( 3,0 điểm ). 
- Lập được ma trận đề phù hợp PPCT, chuẩn KTKN, giảm tải . 1,0 điểm 
- Ra đề tương ứng ma trận , chính xác. 1,0 điểm 
- Hướng dẫn chấm chi tiết, chính xác. 1,0 điểm 
Câu 3 ( 2,0 điểm ). 
1) 1,0 điểm. 
* Giải thích ( 0,25 điểm ). 
* Bàn luận : ( 0,25 điểm ) 
* Bài học : ( 0,25 điểm ) 
* Vận dụng vào giảng dạy và hoạt động chuyên môn trong nhà trường. 
 ( 0,25 điểm ) 
2) Giải pháp ( 1,0 điểm ) 
Câu 4 ( 2,0 điểm ) 
XUẤT PHÁT 
1. Nơi xuất phát của một cuộc đua phải được thể hiện bởi một vạch trắng rộng 
5cm. 
Trong tất cả các cuộc thi không chạy theo các ô, vạch xuất phát phảilà một đường 
vòng cung để tất cả các vận động viên xuất phát và đến đích trên cùng một cự ly. 
2. Tất cả các cuộc thi chạy phải xuất phát theo tiếng súng nổ của trọng tài phát lệnh 
hoặc của máy chuyên dụng cho xuất phát đã được phê chuẩn bắn lên trời sau khi 
trọng tài xuất phát đã xác định chắc chắn rằng các vận động viên đã ổn định ở đúng 
vị trí xuất phát. 
3. Tại tất cả các cuộc thi đấu quốc tế, khẩu lệnh của trọng tài xuất phát bằng tiếng 
Anh và tiếng Pháp. Đối với các cuộc đua dưới và tới 400m (bao gồm cả 4x200m và 
4x400m). Khi tất cả các vận động viên đã "sẵn sàng", súng hoặc thiết bị phát lệnh 
tương ứng sẽ nổ. 
Trong các cuộc thi dài hơn 400m, khẩu lệnh sẽ là "vào chổ" và khi tất cả các vận 
động viên ổn định, súng hoặc thiết bị phát lệnh sẽ nổ. Vận động viên không được 
phép chạm đất bằng 1 tay hoặc 2 taytrong lúc xuất phát. 
4. Nếu vì bất kỳ lý do nào mà trọng tài phát lệnh không thoả mãn với việc tất cả đã 
sẵn sàng cho xuất phát, thì sẽ ra lệnh cho tất cả các vận động viên lùi khỏi tư thế "vào 
chỗ" và trợ lý trọng tài xuất phát sẽ bố trí họ trên vạch chung lại. 
Trong tất cả các cuộc thi dưới và tới 400m (bao gồm cả vòng đầu của 4x200m và 
4x400m), xuất phát thấp có sử dụng bàn đạp xuất phát là yêu cầu bắt buộc. Sau lệnh 
"vào chỗ" các vận động viên phải tiến tới vạch xuất phát, chiếm vị trí hoàn toàn trong 
ô chạy riêng của mình, phía sau vạch xuất phát. Hai bàn tay và 1 đầu gối phải tiếp 
xúc với mặt đất và hai bàn chân phải tiếp xúc với bàn đạp xuất phát. Khi có lệnh "sẵn 
sàng" các vận động viên phải lập tức nâng lên tới tư thế xuất phát cuối cùng của mình 
trong khi vẫn giữ sự tiếp xúc của hai tay với đất và sự tiếp xúc của 2 bàn chân với 
bàn đạp. 
Khi ở tư thế vào chỗ, vận động viên không được chạm vào vạch xuất phát hoặc đất 
phía trước vạch xuất phát bằng chân hoặc tay của mình. 
5. Khi thực hiện lệnh "vào chỗ" hoặc "sẵn sàng", tất cả các vận động viên phải lập 
tức và không được chậm trễ ở vào tư thế đầy đủ và cuối cùng của họ. 
LỖI XUẤT PHÁT 
6. Vận động viên sau khi đã vào chỗ và ở tư thế sẵn sàng chỉ được phép bắt đầu 
hành động xuất phát của mình sau khi nghe thấy tiếng nổ của súng phát lệnh hoặc của 
máy phát lệnh. Nếu, theo nhận định của trọng tài phát lệnh hoặc trọng tài bắt phạm 
quy, vận động viên đã không thực hiện đúng như vậy thì bị coi là phạm lỗi xuất phát. 
Cũng sẽ bị coi là phạm lỗi xuất phát nếu, theo nhận định của trọng tài phát 
lệnh: 
a) Vận động viên không tuân thủ mệnh lệnh “vào chỗ” hoặc “sẵn sàng” một 
cách nghiêm túc trong một thời gian hợp lý. 
b) Vận động viên, sau khi có lệnh “vào chỗ”, có hành động quấy rầy các vận 
động viên khác trong đợt chạy bằng tiếng ồn hoặc các hành vi khác. 
Ghi chú: Khi thiết bị phát hiện lỗi xuất phát đang hoạt động (xem Điều 161.2 
về hoạt động của thiết bị ) thì bằng chứng của thiết bị này thông thường sẽ 
được công nhận như quyết định của trọng tài phát lệnh. 
7. Vận động viên mắc lỗi xuất phát sẽ bị cảnh cáo. Trong một đợt chạy chỉ một lỗi 
xuất phát lần đầu là không bị truất quyền thi đấu còn bất kỳ vận động viên nào phạm 
lỗi xuất phát sau đó thì sẽ bị loại khỏi cuộc đua. Trong thi đấu nhiều môn phôí hợp 
nếu một vận động viên gây ra hai lỗi xuất phát sẽ bị truất quyền thi đấu. 
8. Trọng tài phát lệnh hoặc bất kỳ trọng tài bắt phạm quy khi thấy có phạm quy 
trong xuất phát, phải gọi các vận động viên lại bằng một phát súng. 
Ghi chú: Trong thực tế, khi một hoặc nhiều vận động viên phạm lỗi xuất phát, 
những vận động viên khác bị ảnh hưởng theo và nói đúng ra, bất kỳ vận động viên 
nào làm như vậy cũng bị lỗi xuất phát. Song trọng tài phát lệnh chỉ cảnh cáo vận 
động viên hoặc các vận động viên là nguyên nhân gây ra lôi xuất phát. Điều này có 
thể dẫn tới kết quả là nhiều hơn so với một vận động viên bị cảnh cáo: Nếu việc xuất 
phát phạm quy xảy ra song không do bất kỳ vận động viên nào gây ra thì sẽ không có 
việc cảnh cáo. 
1000m, 2000m, 3000m, 5000m và 10000m 
Trường hợp có nhiều hơn 12 vận động viên trong cuộc thi, các vận động viên phải 
được chia thành 2 nhómvà một nhóm khoảng 65%vận động viên trên vạch xuất phát 
hình vòng cung bình thường, cong nhóm kia trên vạch xuất phát hình vòng cung 
riêng được vẽ ngang qua nửa phía ngoài của tuyến đường. Nhóm sau phải chạy cho 
tới cuối của đường vòng thứ nhất trên nửa ngoài của tuyến đường. 
Vạch xuất phát hình vòng cung riêng phải được kẻ theo cách để tất cả các vận động 
viên phải chạy qua cùng một cự ly như nhau. Vạch cho phép chạy vào đường chung 
đối với cự ly 800m được mô tả trong điều luật 163.5 chỉ rõ chỗ mà ở đó các vận động 
viên ở nhóm bên ngoài trong cự ly 2000 và 10000m, có thể hợp nhất với các vận 
động viên sử dụng xuất phát bình thường. Vòng đua phải được đánh dấu tại chỗ bắt 
vào đoạn thẳng đích đối với các xuất phát theo nhóm trong cự ly 1000m, 3000m và 
5000m để chỉ rõ chỗ các vận động viên xuất phát ở nhóm bên ngoài có thể hợp nhất 
với các vận động viên sử dụng xuất phát bình thường. 
Dấu này phải là 5cm x 5cm trên vạch giữa ô chạy 4 và 5 (ô 3 và 4 trong vòng đua 
có 6 ô) tại đó một vật mốc hoặc cờ được bố trí cho tới khi 2 nhóm hội tụ. 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giao_vien_day_gioi_mon_the_duc_nam_hoc_2013_2014_truo.pdf