Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Mỹ Lợi (Kèm hướng dẫn chấm)

 Câu1(6điểm) : Cảm nhận của em về khổ thơ sau:

Lũ chúng tôi

Bọn người tứ xứ

Gặp nhau hồi chưa biết chữ

Quen nhau từ buổi “một, hai”

Súng bắn chưa quen

Quân sự mươi bài

Lòng vẫn cười vui kháng chiến…

                                                                        (“Nhớ”- Hồng Nguyên)  

           Câu 2 (14 điểm) :

           Có ý kiến cho rằng: “Văn học cổ nước ta thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc”. Dựa vào những tác phẩm văn học cổ đã học và đọc thêm , em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

doc 4 trang Anh Hoàng 27/05/2023 7120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Mỹ Lợi (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Mỹ Lợi (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Mỹ Lợi (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ
TRƯỜNG THCS MỸ LỢI
 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9
MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2010 – 2011
THỜI GIAN LÀM BÀI: 150’
Câu1(6điểm) : Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “một, hai”
Súng bắn chưa quen
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến
 (“Nhớ”- Hồng Nguyên) 
	Câu 2 (14 điểm) :
	Có ý kiến cho rằng: “Văn học cổ nước ta thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc”. Dựa vào những tác phẩm văn học cổ đã học và đọc thêm , em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 
PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ
TRƯỜNG THCS MỸ LỢI
ĐỊNH HƯỚNG CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2010 – 2011
THỜI GIAN LÀM BÀI: 150’
Câu 1 (6điểm): 
* Yêu cầu chung:
- Viết được bài văn ngắn có bố cục ba phần.
- Thể loại: Phân tích, bình giảng
- Về nội dung: Nêu được những cảm nhận của bản thân .
* Yêu cầu cụ thể:
- Mở bài:(1,0điểm): Khổ thơ gợi lên không khí những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Thanh niên từ nhiều miền quê hăng hái lên đường nhập ngũ. Họ là những người sống chân thực và khiêm tốn.
- Thân bài: (4điểm)
+ Trong những năm kháng chiến chống Pháp, hình tượng người chiến sĩ có vị trí quan trọng trong thơ văn. Với khổ thơ trên, Hồng Nguyên đã để chính người chiến sĩ nói về mình:(1,5đ)
“Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ”
+ Họ vốn là những thanh niên nông dân mặc áo lính, gắn bó với ruộng đồng, quen với cuộc sống thanh bình, họ hạn chế về trình độ văn hóa nhưng tất cả đều được khắc phục. Cái quan trọng mà học có là nhiệt tình yêu nước và tinh thần lạc quan (1,5đ)
“ Lòng vẫn cười vui kháng chiến”
+ Hồng Nguyên đã vận dụng những hình ảnh thơ rất mộc mạc, gần gũi như tâm hồn của những người lính (1đ)
- Kết bài: (1điểm): Tác giả đã để những người chiến sĩ tự nói về mình một cách mộc mạc, chân thành nhưng tỏa sáng lung linh vì họ có chung một nhiệt huyết yêu nước và tinh thần lạc quan. Hồng Nguyên đa thành công khi khai thác khía cạnh này.
Câu 2: (14 điểm)
 Yêu cầu chung:
- Thể loại: Nghị luận chứng minh, phân tích
- Về nội dung: Làm sáng tỏ ý kiến “Văn học cổ nước ta thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc”.
Yêu cầu cụ thể:
	* Mở bài: 
	- Dân tộc Việt Nam có một truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc.
	- Truyền thống yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc đó được in đậm trên những áng văn thơ cổ bất hủ (dẫn ý kiến vào)
	* Thân bài
	- Người Việt Nam luôn tự hào về dân tộc mình.
+ Người Việt Nam luôn tự hào về nền độc lập của dân tộc mình.
	 Lý Thường Kiệt đã từng viết: 
	“ Sông núi nước Nam vua nam ở
	Rành rành định phận ở sách trời”
	 Đây là lời tuyên ngôn đầu tiên của nước Đại Việt ta – khẳng định một dân tộc tự do có thể sánh vai cùng với các nước khác. 
+ Song song với niềm tự hào về độc lập dân tộc , chúng ta còn tự hào về văn hóa, phong tục của dân tộc ta, Nguyễn Trãi đã từng nói:
“ Như nớc Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.”
	+ Bên cạch đó còn có niềm tự hào về những chiến công anh dũng của nhân dân ta:
	“Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
	Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.”
	Những chiến công ấy còn được thể hiện qua hình ảnh anh hùng Quang Trung phá tan quân Thanh. Người anh hùng Ngô Quyền đã ghi chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng
	- Ngoài tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, nhân dân ta có lòng yêu nước sâu đậm, nồng nàn bộc phát từ trái tim của mỗi người.
	+ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn căm tức trước cảnh xứ giặc đi lại nghênh ngang, đau lòng trước thói ăn chơi của tướng sĩ dưới quyền, chỉ cho các tướng sĩ đi đến con đường đúng, con đường sống vinh hay chết nhục. Ông yêu nước đến quên ăn, mất ngủ “Ta thường tới bữa quên ăn ” 
	+ Nguyễn Trãi cũng đã từng nói trong “Bình Ngô đại cáo”:
	“Ngậm thù lớn há đội trời chung
	Căm giặc nước thề không cùng sống”
	Ông căm thù giặc đến nỗi phải thốt ra thành lời thề “không cùng sống” với chúng – bọn giặc đã gây biết bao đau thương tang tóc cho nhân dân:
	“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
	Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”
	+ Xuất phát từ lòng yêu nước, căm thù giặc, nhân dân ta đã anh dũng hy sinh, không quản ngại gian lao, vất vả, thiéu thốn:
	“ Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
	Khi Khôi Nguyên quân không một đội”
	* Kết bài: 
	- Khẳng định lại lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc.
	- Liên hệ đến cuộc sống ngày nay để luôn ghi nhớ công lao của những người anh hùng đã hy sinh cả cuộc đời để giải thoát đất nước khỏi ách nô lệ và từ đó tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống ấy.
	BIỂU ĐIỂM:
Điểm 13-14: Bài viết thể hiện được các ý như đã nêu, dẫn chứng hùng hồn, điển hình. Bài viết thể hiện được quan điểm cá nhân, có cảm xúc. Sai không quá hai lỗi các loại.
Điểm 10-12: Bài viết thể hiện được các ý như đã nêu, dẫn chứng phong phú. Bài viết thể hiện được quan điểm cá nhân, có cảm xúc. Sai không quá ba lỗi các loại.
Điểm 7-9: Bài viết thể hiện được hơn 2/3 các ý cơ bản, có dẫn chứng điển hình. Bài viết diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. Sai không quá 5 lỗi các loại.
Điểm 6-8: Bài viết thể hiện được hơn 2/3 các ý cơ bản, có dẫn chứng điển hình. Bài viết diễn đạt lưu loát. Sai không quá 5 lỗi các loại.
Điểm 3-5: Bài viết thể hiện được khoảng 1/2 các ý cơ bản, có chứng minh bằng một số dẫn chứng. Bài viết diễn đạt được. Sai không quá 5 lỗi các loại.
Điểm 1-2: Bài viết thể hiện được một số ý cơ bản, chưa tới ½ số ý cơ bản, diễn đạt lưu loát, chưa có dẫn chứng minh họa. Sai hơn 7 lỗi các loại.
Điểm 0: Bỏ giấy trắng

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_201.doc