Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Phòng GD&ĐT Krông Năng (Kèm hướng dẫn chấm)

  Câu 1(4.0 điểm):

     Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng,để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:

                          Làn thu thuỷ nét xuân sơn,

                         Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

                         Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

                         Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.

                                                           (Truyện Kiều-Nguyễn Du)

Câu 2(4.0 điểm):

     Chỉ ra cái hay,cái đẹp của ba câu thơ cuối trong bài thơ"Đồng chí" của Chính Hữu:

                           Đêm nay rừng hoang sương muối

                          Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

                          Đầu súng trăng treo.

 Câu 3(12 điểm):

     Khi đọc"Sang thu" của Hữu Thỉnh có người cho rằng:"Chỉ 12 câu thơ 5 chữ mà anh đã vẽ lên một bức tranh sang thu vừa đúng,vừa đẹp,lại có tình,có chiều sâu suy nghĩ"(Nguyễn Xuân Lạc,báo Giáo dục thời đại-số 114,ngày 22-09-2005).

doc 2 trang Anh Hoàng 30/05/2023 6100
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Phòng GD&ĐT Krông Năng (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Phòng GD&ĐT Krông Năng (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 9 - Phòng GD&ĐT Krông Năng (Kèm hướng dẫn chấm)
 PHÒNG GIÁO DỤC
 KRÔNG NĂNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2007-2008
MÔN:NGỮ VĂN-LỚP 9
Thời gian:150 phút(không kể thời gian giao đề)
ĐỀ THI:
 Câu 1(4.0 điểm):
 Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng,để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau: 
 Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
 Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
 Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
 Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.
 (Truyện Kiều-Nguyễn Du)
 Câu 2(4.0 điểm):
 Chỉ ra cái hay,cái đẹp của ba câu thơ cuối trong bài thơ"Đồng chí" của Chính Hữu:
 Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo.
 Câu 3(12 điểm):
 Khi đọc"Sang thu" của Hữu Thỉnh có người cho rằng:"Chỉ 12 câu thơ 5 chữ mà anh đã vẽ lên một bức tranh sang thu vừa đúng,vừa đẹp,lại có tình,có chiều sâu suy nghĩ"(Nguyễn Xuân Lạc,báo Giáo dục thời đại-số 114,ngày 22-09-2005).
 Dựa vào ý kiến trên,hãy phân tích bài thơ"Sang thu" để làm rõ cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ sâu sắc mà tác giả đã gửi gắm. 
 .....................Hết..................... 
PHÒNG GIÁO DỤC
 KRÔNG NĂNG
 HƯỚNG DẪN CHẤM
 BÀI THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM 2007-2008
 MÔN:NGỮ VĂN-LỚP 9
 Câu 1(4.0 điểm):
 - Xác định các biện pháp tu từ(2.0 điểm):
ø + Biện pháp chủ yếu:nói quá.
 + Các biện pháp khác:nhân hoá,so sánh,ẩn dụ,điệp từ,tượng trưng,ước lệ.
 - Tác dụng(2.0 điểm):Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của Kiều.
 Câu 2(4.0 điểm):
 - Cảnh rừng đêm hoang vắng,người lính sát cánh bên nhau chờ giặc tới.Tình đồng chí sưởi ấm lòng họ.(1đ)
 - Hình ảnh đầu súng trăng treo là hình ảnh đặc sắc(2đ):
 + Hình ảnh thật,trăng xuống thấp như treo đầu súng.
 + Gợi sự liên tưởng phong phú:súng-trăng biểu tượng cho chiến tranh-hoà bình,thực tại-mơ mộng.
 - Bức tranh đẹp về tình đồng chí-đồng đội.(1đ)
 Câu 3(12 điểm):phân tích bài thơ Sang thu:
 *Yêu cầu:
 -Phát hiện,cảm nhận được những nội dung cơ bản mà đề yêu cầu qua các biện pháp nghệ thuật đã dùng trong bài(nhân hoá,từ gợi tả,ẩn dụ,liên tưởng).
 -Làm rõ cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ sâu sắc mà tác giả đã gửi gắm:
 + Ngỡ ngàng khi sang thu.
 + Cảm nhận mãnh liệt khi sang thu.
 + Từ thiên nhiên sang thu liên tưởng tới con người và cuộc sống.
 Lưu ý:các bài viết phải có cảm xúc,cách dùng từ,diễn đạt có hình ảnh,lời văn trong sáng,bố cục mạch lạc.
 ........................Hết.......................

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_9_phong_gddt.doc