Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện môn Ngữ văn - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Yên Lạc (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1(2 điểm)

Nhận xét về cách kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ có ý kiến cho rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời”, song lại có ý kiến khác khẳng định: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”.

Hãy trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.

Câu 2(2 điểm)

HAI BIỂN HỒ

    Người ta bảo bên Pa-le-tin có hai biển hồ...Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này.Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi.Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó.Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất.Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi , người cũng có thể uống được mà cá cũng có thể sống được.Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây.Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng.Nước sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết.Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.

    Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình : Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười.Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

      Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ riêng cho mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết....

(Dẫn theo Ngữ Văn 7, tập 2,NXB Giáo dục,tr.10,11)

doc 4 trang Anh Hoàng 29/05/2023 2060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện môn Ngữ văn - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Yên Lạc (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện môn Ngữ văn - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Yên Lạc (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện môn Ngữ văn - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Yên Lạc (Kèm hướng dẫn chấm)
UBND HUYỆN YÊN LẠC ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012-2013
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1(2 điểm)
Nhận xét về cách kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ có ý kiến cho rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời”, song lại có ý kiến khác khẳng định: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”.
Hãy trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
Câu 2(2 điểm)
HAI BIỂN HỒ
 Người ta bảo bên Pa-le-tin có hai biển hồ...Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này.Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi.Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó.Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất.Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi , người cũng có thể uống được mà cá cũng có thể sống được.Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây.Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng.Nước sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết.Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.
 Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình : Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười.Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
 Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ riêng cho mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết....
(Dẫn theo Ngữ Văn 7, tập 2,NXB Giáo dục,tr.10,11)
Câu chuyện trên đã cho em bài họcý nghĩa nào trong cuộc sống?
Câu 3(5,5 điểm)
Nói về bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, nhà thơ Huy Cận có lần tâm sự: “Tôi coi đây là một khúc tráng ca...”
Hày trình bày cảm nhận của em về “khúc tráng ca” đó.
....................Hết......................
HƯỚNG DẪN CHẤM, GỢI Ý ĐỀ THI HSG VĂN 9 HUYỆN YÊN LẠC NĂM HỌC 2012-2013
Câu 1:
-Tóm lược về cách kết thúc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ 
-Trình bày suy nghĩ của người viết về hai ý kiến nhận xét trên:
+Mỗi ý kiến trên là một góc nhìn về việc khám phá dụng ý của nhà văn Nguyễn Dữ:
*Khi nói : “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời”, bởi vì người nói đã thấy được giá trị nhân đạo, nhân văn của tác phẩm : người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá.Cách kết đó mang dáng dấp một kết thúc có hậu của truyện cổ tích.
*Khi nhận xét: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”, bởi ý kiến đó xuất phát từ việc nắm bắt giá trị hiện thực của tác phẩm :tuy nhân vật Vũ Nương vẫn được miêu tả với kiếp sống ở chốn thuỷ cung và sự trở về lung linh kì ảo để thể hiện ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời, nhưng tính bi kịch cũng tiềm ẩn ngay từ cái kết này bởi sự trở về và ước mơ hạnh phúc của Vũ Nương mang màu sắc ảo ảnh, hư vô, con người chỉ biết tìm đến hạnh phúc cho mình ở một thế giới không hiện hữu.
+Hai ý kiến trên tưởng chừng là mâu thuẫn, đối lập nhưng thực chất là bổ sung, soi sáng trong việc khám phá dụng ý nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Dữ, nó được xem là hai mặt của một vấn đề
-Mở rộng, nâng cao vấn đề:
+Mỗi ý kiến trên đều xuất phát từ một góc nhìn, cách khám phá và tiếp cận ở phần kết tác phẩm
+Lý giải cách kết thúc tác phẩm cần phải có cái nhìn toàn vẹn và những cơ sở để phát hiện ra những dụng ý mà nhà văn Nguyễn Dữ gửi gắm qua phần kết.Vì vậy, không nên tuyệt đối hoá hai ý kiến trên mà cần phải thấy được sự bổ sung, thống nhất, nhằm soi sáng hai mặt của một vấn đề.
+Từ hai ý kiến trên người đọc sẽ thấy được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong việc “dồn nén tư tưởng và cảm xúc” ở một cái kết độc đáo.
+Từ việc tìm hiểu những ý kiến bàn về dụng ý cách kết của một tác phẩm văn học đã đặt ra trách nhiệm, vai trò cho độc giả trong quá trình tiếp cận, giải mã văn bản văn học.
Câu 2:
Yêu cầu về kiến thức
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần triển khai được các ý cơ bản sau:
*Từ một câu chuyện (rút từ tập sách bài học cuộc sống) học sinh trình bày suy nghĩ về một vấn đề tư tưởng, đạo lí-mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống.
*Với đề bài này, học sinh trước hết cần giải thích-phân tích để làm rõ bài học giáo dục được gửi gắm qua câu chuyện
a/Hiểu được ý nghĩa trong câu chuyện 
 Nghĩa đen theo khoa học:
+Biển Chết là do vị trí hồ không thuận lợi xung quanh không có kênh rạch hay lối thoát nên nước từ thượng nguồn đổ về đây bị ứ đọng dần dần tích tụ lượng muối lớn, làm cho nồng độ muối trong nước quá cao
+Nước qua mặn nên không sinh vật nào sống được nên dẫn đến hoang vu và thiếu sự sống
+Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người
b/Bài học rút ra từ câu chuyện
 Câu chuyện đã đem đến bài học thật ý nghĩa trong cuộc sống 
 +Trong cuộc sống hàng ngày, con người có những mối quan hệ, những giao tiếp, những sinh hoạt nên luôn “trao” và “nhận” .Xã hội sẽ không tồn tại nếu thiếu quá trình này 
 +Hãy biết sẻ chia để nó lan toả và biến thành niềm vui...
 +Biển Chết : như biểu tượng của một loại người ích kỉ, thiếu đi lòng vị tha nhân hậu chỉ biết sống cho riêng mình
 +Biển Ga-li-lê: Sống vì người khác, mở rộng bàn tay cho và nhận (dẫn chứng từ thực tế trong cuộc sống)
------>Khẳng định cách nhìn, thái độ sống chi phối hoàn cảnh sống, tác động đến các mối quan hệ xung quanh (dẫn chứng-phân loại-so sánh-đối chiếu....)
----->Cuộc sống cần có sự đồng cảm (hãy dang rộng đôi tay với những nạn nhân chất độc màu da cam)
 Bài học cho bản thân:
+Cách ứng xử và thái độ đối với những người xung quanh
+Cách ứng xử cho và nhận đối với cuộc đời
ALWAYS IN MY HEART
I LOVE 9B
ĐỖ THỊ MAI-9B THCS TỀ LỖ 
I WILL NEVER FORGET

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_lop_9_cap_huyen_mon_ngu_van_nam_hoc_201.doc