Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Duyên Hải (Kèm hướng dẫn chấm)

 

 

           Câu 1: (8 điểm)

 Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Viết một văn bản nghị luận (không quá hai trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên.

Câu 2: (2 điểm)

          Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :

« Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa »

Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :

« Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác »

a/ Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó. (1điểm)

        b/ Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên. (1 điểm)

doc 5 trang Anh Hoàng 30/05/2023 6140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Duyên Hải (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Duyên Hải (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Duyên Hải (Kèm hướng dẫn chấm)
Ma Trận Đề
 Caáp ñoä
Chuû ñeà
Nhaän bieát
Thoâng hieåu
Vaän duïng
Coäng
Caáp ñoä thaáp
Caáp ñoä cao
Vaên nghò luaän 
Soá caâu:
Soá ñieåm:
Tæ leä:
Vaän duïng kieán thöùc ñaõ hoïc, vieát baøi nghò luaän.
1 caâu
8 ñieåm
40%
1 caâu
8 ñieåm
40%
Thể loại thơ
Soá caâu:
Soá ñieåm:
Tæ leä:
Nhận diện về đề tài qua hai bài thơ
1/2
1ñieåm
5%
Nêu cảm nghĩ về thơ
1/2
1ñieåm
5%
1 caâu
2 ñieåm
10%
Vaên nghị luận xã hội
Soá caâu:
Soá ñieåm:
Tæ leä:
Nêu ý kiến của em về trò chơi điện tự đối với lứa tuổi học sinh hiện nay.
1 caâu
10 ñieåm
50%
1 caâu
10 ñieåm
50%
Toång soá caâu:
Soá ñieåm:
Tæ leä:
1/2
1ñieåm
5%
1/2
1ñieåm
5%
1 caâu
8 ñieåm
40%
1 caâu
10 ñieåm
50%
3 caâu
20ñieåm
100%
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) 
 Câu 1: (8 điểm)
 Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Viết một văn bản nghị luận (không quá hai trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện tượng trên.
Câu 2: (2 điểm)
 Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :
« Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa »
Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :
« Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác »
a/ Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó. (1điểm)
 b/ Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên. (1 điểm)
 Câu 3: (10 điểm)
Trò chơi điện tử là môn tiêu khiển, hấp dẫn. Nhiều bạn vì mãi chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
----------Hết----------
Phòng GD_ĐT Duyên Hải KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 Năm Học:2012-2013
Trường THCS trường L. Hòa
HƯỚNG DẪN CHẤM
 Câu 1: (8 điểm)
Học sinh cần thể hiện được một số nội dung như sau:
- Giải thích hiện tượng bắt gặp trong thiên nhiên, gợi tả sức chịu đựng, sức sống kì diệu của những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp ngay trong một vùng sỏi đá khô cằn (vùng sỏi đá khô cằn: chỉ sự khắc nghiệt của môi trường sống; loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp: chỉ sự thích nghi, sức chịu đựng, sức sống, vẻ đẹp). (2 điểm)
- Nêu suy nghĩ: Hiện tượng thiên nhiên nói trên gợi suy nghĩ về vẻ đẹp của những con người trong bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào vẫn thể hiện nghị lực phi thường, sức chịu đựng và sức sống kì diệu. Đối với họ sự gian khổ, khắc nghiệt của hoàn cảnh lại chính là môi trường để tôi luyện, giúp họ vững vàng hơn trong cuộc sống. Những thành công mà họ đạt được thật có giá trị vì nó là kết quả của những cố gắng phi thường, sự vươn lên không mệt mỏi. Vẻ đẹp của những cống hiến, những thành công mà họ dâng hiến cho cuộc đời lại càng có ý nghĩa hơn, càng rực rỡ hơn. Nên tìm dẫn chứng, liên hệ thực tế (trong đời sống hay trong văn học) để chứng minh cho cảm nhận, suy nghĩ nói trên. (4 điểm)
- Nêu tác dụng, ảnh hưởng hoặc rút ra bài học từ hiện tượng ấy: những con người với vẻ đẹp của ý chí, nghị lực luôn là niềm tự hào, ngưỡng mộ của chúng ta, động viên hoặc có thể cảnh tỉnh những ai chưa biết chấp nhận khó khăn, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống. (2 điểm)
Câu1:(2 điểm)
a. Khác nhau và giống nhau : (1 điểm)
- Khác nhau :
+ Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.
+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.
- Giống nhau :
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân... Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.
b. HS tự chọn đoạn thơ để viết nhằm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và ý tưởng thể hiện trong đoạn thơ. (1 điểm)
 Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca , đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết. Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng và cảm xúc của tác giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc bạch những tâm niệm của mình. Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời một cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót. Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là đề cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng. 
 Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp từ muốn làm, giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha thể hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bác. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn mãi ở bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng : làm con chim cất tiếng hót.
Câu3:(10 điểm)
Mở bài: (1 điểm)
 Cuộc sống hiện đại đòi hỏi con người tiếp xúc với máy vi tính để khám phá và học hỏi. Bên cạnh đó có những trò chơi diện tử rất hấp dẫn đối với lứa tuổi học sinh hiện nay. 
Thân bài: (8 điểm)
 - Sức lôi cuốn của trò chơi điện tử; hiện đại, thu hút mọi người tham gia, đặc biệt là thanh thiếu niên. (2 điểm)
 + Trò chơi dễ thực hiện, hình ảnh sinh động, âm thanh mới lạ, thu hút sự ưa nhìn.
 + Tư duy con người nhạy bén, năng động.
 + Phù hợp với tâm lí lứa tuổi mới lớn.
- Nguyên nhân của căn bệnh này. (3 điểm)
 + Do tính tò mò của trẻ con, thích khám phá những điều mới lạ diễn ra xung quanh, sự lôi cuốn của những trò chơi hấp dẫn.
 + Do muốn thể hiện mình là người sành điệu mới tiếp cận được với vi tính, mới biết thưởng thức những trò chơi này.
 + Do chưa nhận thức được tác hại của trò chơi điện tử, ý thức học tập chưa cao, lập trường chưa thật vững vàng nên sa vào những trò chơi như thế này.
- Những tác hại của trò chơi điện tử. (3 điểm)
 + Mãi chơi nên làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bản thân.
 + Mãi chơi mà bỏ bê việc học, không giúp được việc nhà, dững dưng với mọi hoạt động trong lớp, ngoài xã hội
 + Nhiều trò chơi mang tính bạo lực, ảnh hưởng xấu đến phát triển nhân cách của trẻ, tiêu phí tiền bạc vô ích, dần dần nảy sinh trộm cắp dẫn đến vi phạm pháp luật, trở thành người vô dụng cho gia đình, nhà trường và xã hội.
Kết bài: (1 điểm)
- Tiếp xúc với máy vi tính là một việc tốt nhưng phải biết ứng dụng vào những việc làm bổ ích. Xa lánh những trò chơi vô bổ làm ảnh hưởng nhân cách, dù là trò chơi đơn giản.
- Cần ngăn chặn căn bệnh này để có một thế hệ trẻ đủ tài, đủ đức cống hiến và làm vẻ vang đất nước.
-----Hết-----

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_ngu_van_nam_hoc_2012_2013_pho.doc