Đề thi học sinh giỏi lớp 9 vòng 2 môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012 (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (4 điểm)

          Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:

“ Chúng tôi , mọi người -kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con bỗng như nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: 

  • Ba...a...a...ba!

Tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruốt gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên. 

    Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc :

     - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”. 

Câu 2(4 điểm)

      Nhà bác học người Pháp LuisPaster đã nói : 

“ Học vấn không có quê hương nhưng người học vấn phải có tổ quốc”

  Hãy viết một bài văn nghị  luận( không quá hai trang giấy thi) trình bày cách hiểu của em về ý kiến trên.

doc 5 trang Anh Hoàng 30/05/2023 7880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 vòng 2 môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi lớp 9 vòng 2 môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012 (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 vòng 2 môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012 (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 -VÒNG 2
Năm học :2011-2012
Môn thi :Ngữ văn
Thời gian làm bài :150 phút(Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 01 trang)
Câu 1 (4 điểm)
	Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“ Chúng tôi , mọi người -kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con bỗng như nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: 
Ba...a...a...ba!
Tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruốt gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên. 
 Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc :
 - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”. 
Câu 2(4 điểm)
 Nhà bác học người Pháp LuisPaster đã nói : 
“ Học vấn không có quê hương nhưng người học vấn phải có tổ quốc”
 Hãy viết một bài văn nghị luận( không quá hai trang giấy thi) trình bày cách hiểu của em về ý kiến trên.
 Câu 3(12 điểm) 
 Trong sáng tác cuối cùng của cuộc đời cầm bút, Thanh Hải viết:
	...Một mùa xuân nho nhỏ
	 Lặng lẽ dâng cho đời 
	 Dù là tuổi hai mươi
	 Dù là khi tóc bạc
 Mùa xuân- ta xin hát....
	( Mùa xuân nho nhỏ - Ngữ văn 9, tập hai)
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những cung bậc của tiếng hát tâm hồn nhà thơ trong tác phẩm này. 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9- vòng 2
NĂM HỌC 2011-2012
Môn thi : Ngữ văn
Câu 1
*Yêu cầu chung 
 - Về nội dung: 
Đây là đoạn văn cảm động dựng lại cảnh ngộ sau khi sang nhà bà ngoại, được bà giải thích, Thu hiểu ra vì sao ba nó có cái thẹo dài trên mặt, sự nghi ngờ ở em đã được giải toả; trước phút ông Sáu lên đường, lần đầu tiên bất ngờ, bé Thu cất tiếng gọi “ ba”, rồi nó níu giữ, liên tiếp hôn lấy hôn để “ cùng khắp” ba nó.
Nhà văn đã sử dụng kết hợp các phép so sánh, tăng tiến, liệt kê, các yếu tố miêu tả, bình luận,vv...cùng tập trung biểu đạt thật ấn tượng, sinh động và cảm động các tình tiết, hành động toả sáng tình yêu ba hồn nhiên, mạnh mẽ da diết, có cả vương vít nỗi niềm chân thành của bé Thu.
Thái độ cùng hành động của bé Thu đột ngột thay đổi mà vẫn kết hoà vào mạch diễn biến tâm lí của bé một cách tự nhiên, hấp dẫn.
Thông qua tình huống bất ngờ này ta thấy chiến tranh đã gây cho các gia đình và thế hệ Việt Nam yêu nước phải chịu biết bao thiệt thòi, mất mát, hi sinh nhưng đồng thời cũng giúp chúng ta nhận rõ hơn giá trị lớn lao, thiêng liêng của hạnh phúc gia đình riêng tư, bình dị, đơn sơ và vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của các thế hệ người Việt Nam yêu nước.
- Về hình thức:
Học sinh có thể trình bày và lập luận khác nhau song bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, có khả năng cảm thụ tốt, phân tích thoả đáng làm sáng rõ nội dung yêu cầu của đề bài. Văn viết mạch lạc có cảm xúc.
Biểu điểm: 
3,5-4 điểm: Cảm nhận đúng, có ý sâu sắc, tinh tế, diễn đạt tốt
2,5-3 điểm: Cảm nhận đúng, khá đầy đủ, có ý sâu sắc, tinh tế, diễn đạt khá.
1,5-2 điểm : Cảm nhận được nhiều yếu tố nhưng nhìn chung chưa sâu, mắc ít lỗi diễn đạt
0,5- 1 điểm: Cảm nhận còn hời hợt, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
0 điểm : Làm lạc đề, bỏ giấy trắng.
Câu 2
1.Về nội dung :
Cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 
Ý 1: Học vấn là toàn bộ kiến thức của nhân loại được tích luỹ từ hàng ngàn năm. Người học phải phần đấu suốt đời vì học có thể xem là quyển vở không có trang cuối. 
- Học vấn không mang tính quốc tế, mỗi phát minh của đất nước con người nơi nào đó đều trở thành phát minh của nhân loại. 
- Việc học không giới hạn bởi môi trường, biên giới, mỗi người đều có quyền chọn cho mình môi trường học tập tốt nhất 
Ý 2: Từ “ nhưng” để liên kết, đối lập nhằm làm nổi bật vế thứ hai của câu nói 
     – Tổ quốc là quê hương, đất nước, nơi sinh ra ta và là nơi ta lớn lên; nơi ở  của tổ tiên ta, dòng họ ta. Mỗi người đều phải có Tổ quốc.
	- Người học là người chủ của học vấn đó phải có quê hương bản quán, người ta không thể học cao, học rộng mà quên mất mình là ai, quên mất cội nguồn.
     – Mỗi người phải sống vì Tổ quốc mình, dân tộc mình.
     – Phải phấn đấu không ngừng vì sự phồn vinh của Tổ quốc, vì lòng tự hào dân tộc. Việc học phải hướng đến mục đích phục vụ cho quê hương, Tổ quốc.
2.Về hình thức :
 Học sinh biết cách làm kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí . Bài viết có bố cục chặt chẽ. Biết vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận. 
Biểu điểm :
- Điểm3,5- 4 :
Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đảm bảo các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có lập luận chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bài viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
- Điểm 2,5-3:
Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, có lập luận tương đối chặt chẽ, biết lựa chọn dẫn chứng, có sự vận dụng thành công thao tác lập luận, diễn đạt tương đối tốt.
Điểm 1,5-2:
Hiểu yêu cầu của đề bài , đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, biết lựa chọn được dẫn chứng, lập luận chưa thật chặt chẽ, có thể còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
Điểm 0,5- 1:
Chưa nắm vững yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được 1/2 yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
Điểm 0: Để giấy trắng.
Câu 3
*Yêu cầu chung :
1. Về nội dung : 
- Bài viết bao quát được toàn bộ tác phẩm, xác định được tiếng hát tâm hồn nhà thơ” là sự ngân vang của những cung bậc càm xúc được thể hiện khi tha thiết, tự hào, khi trang nghiêm, lắng sâu, khi dạt dào, sôi nổi cảm hứng trước mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước, của ước nguyện cao đẹp; học sinh cảm nhận được về ý nghĩa của bản hoà ca tiếng “ tôi” cao đẹp hoà nhập trong tiếng ta lớn lao, cao cả ca ngợi con người đang làm sáng lên vẻ đẹp đất nước bồn ngàn năm, trọn đời cống hiến cho đất nước...
- Cảm nhận được “tiếng hát tâm hồn nhà thơ” với sự ngân vang của các yếu tố hình thức nghệ thuật: thể loại ( thơ 5 chữ phù hợp với việc thể hiện tâm trạng dạt dào cảm xúc), kết cấu các khổ thơ linh hoạt; từ ngữ giàu hình ảnh( Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng...), sử dụng các biện pháp tu từ đặc sắc; vần và nhịp thơ...
2. Về hình thức
Học sinh có thể có cách trình bày và lập luận khác nhau song bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, biết cách lập luận và biết chủ động trong lập luận làm sáng rõ những nội dung theo yêu cầu của đề bài. Dẫn chứng tiêu biểu, phân tích thoả đáng. Có ý thức trong việc lựa chọn từ ngữ, câu văn để diễn đạt tốt suy nghĩ của mình. Văn viết mạch lạc có cảm xúc.
Biểu điểm :
11-12 điểm : Hoàn thành tốt các yêu cầu trên.
9-10 điểm : Hoàn thành tương đối tốt các yêu cầu của đề, có hiểu biết về thể loại, khá sắc sảo và chủ động trong việc nêu vấn đề và lựa chọn lập luận.
7-8 điểm : Định hướng đúng, nắm được tác phẩm, có hiểu biết cơ bản về thể loại song có thể chưa thuần thục về kĩ năng.
5-6 điểm : Định hướng đúng, nắm được tác phẩm nhưng chưa thật chắc chắn, chuyển hoá kiến thức và lập luận theo yêu cầu của đề còn lúng túng 
3-4 điểm: Nắm chưa chắc tác phẩm, còn lúng túng trong lập luận, kĩ năng làm bài chưa tốt, chủ yếu diễn xuôi.
1-2 điểm: Chủ yếu là diễn xuôi, làm được ít bài. 
Lưu ý : Điểm tổng của toàn bài là tổng điểm của từng câu không làm tròn. 

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_lop_9_vong_2_mon_ngu_van_nam_hoc_2011_2.doc