Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2011-2012 (Có đáp án và biểu điểm)

 Câu 1: Đọc ngữ liệu sau , chỉ ra và phân tích ngắn gọn ý nghĩa của những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại :

                                         Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

                                        “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố ,

                                          Mày có viết thư chớ kể này kể nọ ,

                                          Cứ bảo nhà vẫn được bình yên ! “

                                                                  (Bằng Việt, Bếp lửa)

 Câu 2: Qua văn bản “Bàn về đọc sách “  của Chu Quang Tiềm, theo em vấn đề tác giả nêu ra có còn mang tính thời sự không? Nêu suy nghĩ của em ?

 

 Câu 3: Với đề tài : giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Cô bé bán diêm” ( An -đéc-xen ) , em hãy viết một văn bản nghị luận ( dài không quá một trang giấy thi)có sử dụng các yếu tố khởi ngữ liên kết đoạn ‘ câu hỏi tu từ ( gạch chân để xác định)

 

doc 3 trang Anh Hoàng 30/05/2023 4820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2011-2012 (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2011-2012 (Có đáp án và biểu điểm)

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2011-2012 (Có đáp án và biểu điểm)
KÌ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011_2012
___________________________
 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 9
 Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề )
 Câu 1: Đọc ngữ liệu sau , chỉ ra và phân tích ngắn gọn ý nghĩa của những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại :
 Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
 “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố ,
 Mày có viết thư chớ kể này kể nọ ,
 Cứ bảo nhà vẫn được bình yên ! “
 (Bằng Việt, Bếp lửa)
 Câu 2: Qua văn bản “Bàn về đọc sách “ của Chu Quang Tiềm, theo em vấn đề tác giả nêu ra có còn mang tính thời sự không? Nêu suy nghĩ của em ?
 Câu 3: Với đề tài : giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Cô bé bán diêm” ( An -đéc-xen ) , em hãy viết một văn bản nghị luận ( dài không quá một trang giấy thi)có sử dụng các yếu tố khởi ngữ liên kết đoạn ‘ câu hỏi tu từ ( gạch chân để xác định)
 Câu 4 : Trong bài “Tiếng nói của văn nghệ “, Nguyễn Đình Thi có viết: “Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được .Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ .Tất cả tâm hồn chúng ta đang đọc ”
 Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên ?
 Từ đó hãy trình bày cảm nhận của em về một bài thơ theo em là hay trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, phần văn học Việt Nam . 
Đáp án và biểu điểm :
-Câu1(1 điểm) :
_Lời của người bà đã không tuân thủ phương châm hội thoại về chất ( nói không đúng sự thật về tình cảnh gia đình) (0,5 điểm)
_Người bà cố tình nói không đúng vì muốn con yên tâm công tác; qua đó ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu , sự hi sinh thầm lặng mà to lớn của những người ở hậu phương đối với tiền tuyến trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc (0,5 điểm)
Câu 2 ( 1 điểm ) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm 
 Tính thời sự của của vấn đề đọc sách và suy nghĩ cá nhân :
_Đọc sách là công việc thể hiện tầm tri thuwcscuar mỗi con người và cũng là của toàn xã hội .
_Từ xưa đến nay , sách và đọc sách luôn cần cho con người, cho xã hội, không chỉ để phát huy việc học tập trong thực tại mà còn là cách để “phát hiện thế giới mới“ cho tương lai.
_Trong tình hình ” văn hóa đọc “ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề có chiều hướng đi xuống” thì việc đặt ra và phát triển phương pháp đọc sách đúng đắn từ gia đình , nhà trường và xã hội là điều nên làm.
_Mỗi cá nhân cần có ý thức cao hơn đối với việc đọc sách.Toàn xã hội cũng cần có phương hướng đúng đắn để giới trẻ ngày càng quý trọng sách và coi trọng việc đọc sách .
 -Câu 3 ( 2 điểm )
a/ Về hình thức: ( 0,5 điểm ) , có 2 yêu cầu :
_Văn bản dài không quá một trang giấy thi .
_Văn bản có các yếu tố : khởi ngữ , liên kết đoạn, câu hỏi tu từ.( phải gạch chân xác định các yếu tố trên )
b/Về nội dung: Hs có thể diễn đạt nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau: 
( mỗi ý 0,25 điểm )
_Tác phẩm thể hiện khát vọng yêu thương , khát vọng hạnh phúc, và niềm tin của cô bé bán diêm .
_Tác phẩm lên án xã hội tư bản thiếu tình tương giữa con người với con người.
_Tác phẩm còn bộc lộ sự chia sẻ, thương cảm của nhà văn .
 _Câu 4: ( 6 điểm)
*Yêu cầu về kĩ năng:
_Bài viết có đủ 3 phần.
_Nắm vững kĩ năng làm bài NLVH: suy nghĩ về một nhận định , trình bày cảm nhận về một bài thơ .
_Bố cục chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục cảm nhận chân thành, bài viết sạch, chữ rõ .
* Yêu cầu về kiến thức: 
 Có hai yêu cầu :
1.Trình bày suy nghĩ về nhận định:
_Đây là một cách hiểu về thơ hay : Thơ hay là thơ tạo được ấn tượng ngay từ khâu dọc văn bản .Và càng đọc đi đọc lại càng thấy bài thơ thực sự hay .
_Tác động của bài thơ hay đối với người đọc, làm cho người đọc nghĩ suy, trăn trở.
_Đối với bài thơ nói chung, bài thơ hay nói riêng, người đọc phải đem cả tâm hồn mà đọc bài thơ ; đọc cho đến lúc bài thơ phát sáng, làm rung lên mọi cung bậc trong tâm hồn người đọc .
2.Trình bày cảm nhận về một bài thơ hay:
*Bài thơ được chọn thuộc chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, phần văn học Việt Nam ( không giới hạn giai đoạn).
_Bài thơ thực sự là một tác phẩm văn chương có giá trị ( về nội dung, nghệ thuật )
_Người viết cần trình bày cảm nhận ở cả hai phương diện nội dung và hình thức tác phẩm .
_Phần cảm nhận này phải gắn với ý giải thích ở trên một cách hợp lí .
3.Biểu điểm:
_Điểm 6 : Nội dung bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở trên, tỏ ra nắm chắc vấn đề, giải thích, thuyết phục, có nhiều cảm nhận tinh tế , phát hiện sâu sắc, tình cảm chân thành . Văn phong tốt .
_Điểm 4 : Bài làm tỏ ra nắm được dề về nội dungvaf định hướng , giải quyết khá thuyết phục 2 yêu cầu .Tuy nhiên các ý có thể chưa thật toàn diện và mạch lạc .Văn phong tốt , cảm xúc chân thành.
_ Điểm 2 : Bài viết tỏ ra chưa thật hiểu về nội dung, giải thích chưa đạt , trình cảm nhận còn sơ sài, thiếu cứ liệu , ý chưa thật hợp lí .
_Điểm1: Bài sa vào diễn xuôi thơ , thiếu giải thích xác đáng

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2011_2012_co.doc