Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Tề Lỗ (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 :  (3 điểm)

Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện có ý kiến cho rằng “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Chi tiết chiếc bóng trong tác phẩm : “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã thể hiện rõ điều đó.

Em hãy trình bày hiểu biết của em về vấn đề trên.

 

Câu 2 : (7 điểm)

Lấy tựa đề : “Gia đình và quê hương – chiếc nôi nâng đỡ đời con”. Hãy viết một bài nghị luận nêu suy nghĩ của em về nguồn cội yêu thương của mỗi con người

doc 4 trang Anh Hoàng 29/05/2023 2740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Tề Lỗ (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Tề Lỗ (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Tề Lỗ (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD – ĐT YÊN LẠC ®Ò thi häc sinh giái líp 9 
 Trường THCS Tề Lỗ Năm học : 2012 – 2013
 Môn : Ngữ văn 
 Thời gian : 150 phút (không kể phát đề)
Câu 1 : (3 điểm)
Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện có ý kiến cho rằng “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Chi tiết chiếc bóng trong tác phẩm : “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã thể hiện rõ điều đó.
Em hãy trình bày hiểu biết của em về vấn đề trên.
Câu 2 : (7 điểm)
Lấy tựa đề : “Gia đình và quê hương – chiếc nôi nâng đỡ đời con”. Hãy viết một bài nghị luận nêu suy nghĩ của em về nguồn cội yêu thương của mỗi con người.
--------------------------------------
 HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN
Môn Ngữ văn – Năm học 2012-2013
Câu 1 : 
1. Nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện (1 điểm)
- Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm, để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật. (0,5 điểm)
- Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù : tầm vóc của người nghệ sỹ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. (0,5 điểm)
2. Đánh giá giá trị của chi tiết “Chiếc bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” (4,0 điểm)
a. Giá trị nội dung : (1,0 điểm)
- “Chiếc bóng” tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người vợ, người mẹ. Đó là nỗi nhớ thương, sự thủy chung, ước muốn đồng nhất “xa mặt nhưng không cách lòng” với người chồng nơi chiến trận. Đó là tấm lòng người mẹ muốn khỏa lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cảm người cha trong lòng đứa con thơ bé bỏng. (0,25 điểm)
- Chiếc bóng là một ấn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền. Họ có thể gặp bất hạnh bởi bất cứ một nguyên nhân vô lý nào.(Thị Kính cắt râu cho chồng) mà không lường trước được. Với chi tiết này, người phụ nữ hiện lên là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội. (0,25 điểm)
- “Chiếc bóng” xuất hiện ở cuối tác phẩm “rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”. Khắc họa giá trị hiện thực nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. (0,25 điểm)
- Chi tiết này còn là bài học về hạnh phúc muôn đời: một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo. (0,25 điểm)
b. Giá trị nghệ thuật : (1,0điểm)
- Tạo sự hoàn chỉnh, chặc chẽ cho cốt truyện : Chi tiết “ Chiếc bóng” tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút, mâu thuẫn bất ngờ, hợp lý :
+ Bất ngờ : một lời nói của tình mẫu tử lại bị chính đứa con ngây thơ đẩy vào vòng oan nghiệt ; chiếc bóng của tình chồng nghĩa vợ, thể hiện nỗi khát khao đoàn tụ, sự thủy chung son sắt, lại bị chính người chồng nghi ngờ “thất tiết” . . . 0,5 điểm)
+ Hợp lý : Mối nhân duyên khập khiễng chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn (Vũ Nương kết duyên cùng Trương Sinh thất học, đa nghi, ghen tuông, độc đoán) cộng với cảnh ngộ chia ly bởi chiến tranh à nguy cơ tiềm ẩn bùng phát.
- Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. (0,5 điểm)
Câu 2 : (7 điểm)
A. Yêu cầu chung :
+ Học sinh viết đúng kiểu bài văn nghị luận.
+ Bố cục đảm bảo.
+ Hiểu được nội dung của vấn đề : khẳng định giá trị quê hương, gia đình trong cuộc sống mỗi con người; Những việc làm để xây dựng quê hương và rạng rỡ gia đình, có thái độ phê phán trước những hành vi chưa tốt.
Viết văn mạch lạc hạn chế mắc lỗi.
B. Yêu cầu cụ thể:
Mở bài : (0,5 điểm)
- Giới thiệu vấn đề nghị luận ; nguồn cội yêu thương của mỗi con người.
- Gia đình và quê hương là điều không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người sẽ là bến đỗ bình yên cho mỗi con người.
Thân bài :
1. Khẳng định ý nghĩa gia đình và quê hương trong cuộc sống của mỗi con người : (2,0 điểm)
- Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu, ruột thịt của chúng ta. ở nơi ấy chúng ta được yêu thương, nâng đỡ khôn lớn và trưởng thành.
- Cùng với gia đình là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của ta. Nơi ấy mọi người ta quen biết và thân thiết, có cảnh quê thơ mộng trữ tình, có những kỷ niệm ngày ấu thơ cùng bè bạn, những ngày cắp sách đến trường.
- Gia đình và quê hương sẽ là bến đỗ bình yên cho mỗi con người; dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về nguồn cội quê hương.
2. Những việc làm để xây dựng quê hương và rạng rỡ gia đình : (2,0 điểm)
- Với gia đình, chúng ta hãy làm tròn bổn phận của người con, người cháu: học giỏi, chăm ngoan, hiếu thảo để ông bà, cha mẹ vui lòng.
- Với quê hương, hãy góp sức trong công việc xây dựng quê hương, tham gia các phòng trào vệ sinh môi trường để làm đẹp quê hương, đấu tranh trước những tệ nạn xã hội đang diễn ra ở quê hương.
- Có thể khi trưởng thành trở về quê hương lập nghiệp, xây dựng quê mình ngày một giàu đẹp. . .
3. Có thái độ phê phán trước những hành vi: (1,0 điểm)
- Phá hoại cơ sở vật chất.
- Những suy nghĩ chưa tốt về quê hương; chê quê hương nghèo khó, chê bai quê lam lũ, lạc hậu, không muốn nhận quê hương mình . . .
4. Liên hệ mở rộng : 
Đến những tác phẩm viết về gia đình và quê hương để thấy ý nghĩa của quê hương trong đời sống tinh thần của mỗi con người “Quê hương” ( Đỗ Trung Quân) “ Quê hương” (Giang Nam) “ Quê hương” (Tế Hanh) “Nói với con” (Y Phương) . . . (1,0 điểm)
Kết bài : Khẳng định (0,5 điểm)
- Nguồn cội của mỗi con người là gia đình và quê hương nên hiểu rộng hơn quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên, quê hương còn là Tổ Quốc; Tình yêu gia đình luôn gắn liền với tình yêu quê hương, tình yêu đất nước.
- Mỗi con người luôn có sự gắn bó những tình cảm riêng tư với những tình cảm cộng đồng.
(Tùy vào mức độ và khả năng trình bày bài viết. giám khảo xem xét cho điểm cho phù hợp)

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2012_2013_tru.doc