Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Phòng GD&ĐT Hoài Đức (Có đáp án)

 

Câu 1 : 5 điểm

Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày theo cách qui nạp để nói về cái hay của nội dung và nghệ thuật trong đoạn thơ sau:

‘Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng máy chèo, mạnh mẽ đợt trường giang.

Cánh bướm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió . . . "

( Trích Quê HươngTế Hanh, 

Ngữ văn 8 tập II, NXBGD 2007 )

Câu 2 : 3 điểm

Có ý kiến cho rằng: Sự “trở về” của Vũ Nương ở phần cuối tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã hoá giải được bi kịch trong truyện. Em hãy viết một đoạn văn nêu quan điểm của mình về ý kiến đó.

 

Câu 3 : 12 điểm

 

Nhà thơ Chế Lan viên có viết:

“Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn”

(Trích Tổ quốc bao giờ đẹp thế nàychăng ?

ChếLan Viên người làm vườn vĩnh cửu - NXB Hội Nhà Văn 1995)

doc 3 trang Anh Hoàng 30/05/2023 5280
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Phòng GD&ĐT Hoài Đức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Phòng GD&ĐT Hoài Đức (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Phòng GD&ĐT Hoài Đức (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT HOÀI ĐỨC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 (ĐỀ CHÍNH THỨC) NĂM HỌC 2009-2010
 MÔN: NGỮ VĂN
( Thời gian làm bài 150 phút, không tính thời gian giao đề )
Câu 1 : 5 điểm
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày theo cách qui nạp để nói về cái hay của nội dung và nghệ thuật trong đoạn thơ sau:
‘Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng máy chèo, mạnh mẽ đợt trường giang.
Cánh bướm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió . . . "
( Trích Quê Hương, Tế Hanh, 
Ngữ văn 8 tập II, NXBGD 2007 )
Câu 2 : 3 điểm
Có ý kiến cho rằng: Sự “trở về” của Vũ Nương ở phần cuối tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã hoá giải được bi kịch trong truyện. Em hãy viết một đoạn văn nêu quan điểm của mình về ý kiến đó.
Câu 3 : 12 điểm
Nhà thơ Chế Lan viên có viết:
“Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn”
(Trích Tổ quốc bao giờ đẹp thế nàychăng ?
ChếLan Viên người làm vườn vĩnh cửu - NXB Hội Nhà Văn 1995)
Em hiểu câu thơ trên như thế nào? Bằng những hiểu biết của mình về Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy làm sáng tỏ ý câu thơ trên.
HẾT
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
( Cán bộ coi thi không giải thích bất cứ điều gì )
PHÒNG GD&ĐT HOÀI ĐỨC ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 NĂM HỌC 2009-2010
 MÔN: NGỮ VĂN
Câu 1: 5 điểm
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày theo cách qui nạp để nói về cái hay của nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ”
Yêu cầu :
- Chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật: liệt kê, so sánh, nhân hoá ( 2 điểm )
- Nêu được vẻ đẹp của nội dung câu thơ. Đó là cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi sớm mai hồng thật đẹp: Thiên nhiên tươi đẹp, thuận lợi như báo hiệu trước một chuyến đi bội thu. Con người khoẻ khoắn, đầy sức sống. Hình ảnh con thuyền ra khơi mạnh mẽ và đẹp đẽ, hơn nhưng thế từ trong sâu thẳm Tế Hanh đã nhận ra cánh buồm chính là linh hồn của quê hương. đoạn thơ đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ ( 3 điểm )
Lưu ý: Bài đạt điểm tối đa ngoài việc phát hiện nghệ thuật và cảm thụ đúng viết sinh động phải viết đúng theo qui định yêu cầu: trình bày một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách qui nạp. Tất cả các trường hợp phát hiện nghệ thuật đúng và cảm thụ hết nhưng không thực hiện theo qui định về đoạn văn, cách trình bày đoạn văn thì cũng không cho quá 2 điểm
Câu 2: 3 điểm
Có ý kiến cho rằng: Sự "trở về" của Vũ Nương ở phần cuối tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã hoá giải được bi kịch trong truyện. Em hãy viết một đoạn văn nêu quan điểm của mình về ý kiến đó.
Yêu cầu:
Về nội dung: Khi Vũ Nương tự vẫn nàng chỉ có một mình, Trương Sinh xua đuổi, phẩm giá bị chà đạp. Khi nàng trở về ở cuối tác phẩm có Trương Sinh đứng đợi bên đàn giải oan, phẩm giá được chiêu tuyết. Tuy nhiên bi kịch không vì thế mà được hoá giải. Giữa Trương Sinh và Vũ Nương vẫn còn có một khoảng cách mà không thể vượt qua " nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào . . . thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa ", " Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất". Như vậy sự trở về của nàng, hạnh phúc của nhân vật mãi mãi chỉ là hư ảo...
Về hình thức: viết thành một đoạn văn 
Lưu ý: Bài viết đúng qui định ( viết một đoạn văn ), sinh động khẳng định được quan điểm bi kịch không được hoá giải và chỉ ra được sự trở về của Vũ Nương là hư ảo hạnh phúc của nhân vật cũng là hư ảo . . . cho điểm tối đa. Tất cả các trường hợp viết sinh động, khẳng định được quan điểm bi kịch không được hoá giải và chỉ ra được sự trở về của Vũ Nương là hư ảo, hạnh phúc của nhân vật cũng là hư ảo nhưng không thực hiện theo qui định về đoạn văn cho tối đa không quá 1.5 điểm
Câu 3: 12 điểm
Nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
"Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn"
( Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ? ) 
Em hiểu câu thơ trên như thế nào ? Bằng những hiểu biết của mình về Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy làm sáng tỏ ý câu thơ trên.
Yêu cầu:
- Về hình thức: Đây là bài nghị luận văn học, bài viết phải đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Văn viết đúng chính tả và ngữ pháp thông thường
- Về nội dung:
+ Giải thích được ý thơ của Chế Lan Viên: Văn trước hết được hiểu theo nghĩa hẹp là văn chương, bao gồm cái hay của cả nghệ thuật lẫn nội dung - Truyện Kiều là kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc. Văn được hiểu rộng ra là văn hoá – Truyện Kiều là giá trị tinh thần rất đáng tự hào của dân tộc ta. Qua Truyện Kiều ta có thể hiểu được tâm hồn, phẩm chất, tài năng của dân tộc - Truyện kiều là kết tinh tinh hoa dân tộc, là quốc hồn, quốc tuý. Câu thơ của Chế Lan viên ca ngợi giá trị toàn diện của Truyện Kiều, Khẳng định vị trí số một của tác phẩm trong lịch sử thi ca Việt Nam.
+ Phân tích và chứng minh các giá trị của Truyện Kiều
Giá trị hiện thực: Phản ánh bức tranh xã hội đương thời. Đó là một xã hội thối nát, tàn bạo chà đạp lên mọi giá trị, nhân phẩm con người
Giá trị nhân đạo: Ca ngợi và đề cao những khát vọng giải phóng con người ( tình yêu công lí, tự do . . . )
Giá trị nghệ thuật: chọn một vài phương diện tiêu biểu của nghệ thuật để phân tích chứng minh như : nghệ thuật xây dựng nhân vật, tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ
+ Mở rộng: Học sinh có thể so sánh với Kim Vân Kiều Truyện để thấy được sự sáng tạo, tài năng của Nguyễn Du. Đưa ra những đánh giá về Truyện Kiều để thấy được vị trí số một của tác phẩm . . .
- Cho điểm :
+ 11 - 12 điểm : Thực hiện được các yêu cầu trên.
+ 8 - 10 điểm : Hiểu đúng đề, giải thích và chứng minh được nhưng phần mở rộng có thể còn hạn chế, văn phong mạch lạc, ít mắc lỗi
+ 5 - 7 điểm : Nhận thức được yêu cầu cơ bản của đề. Nêu được các giá trị của Truyện Kiều nhưng phân tích chưa sâu sắc, có thể mắc một số lỗi
+ 3 - 4 điểm: Hiểu vấn đề và chứng minh quá sơ sài, hành văn không mạch lạc, mắc nhiều lỗi.
+ 1 - 2 điểm : Nhận thức còn lệch lạc, sa vào kể chuyện lan man, sai nhiều lỗi
+ 0 điểm : Lạc đề, bỏ không làm

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_phong_gddt_hoai_duc_c.doc