Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 5 (Có đáp án)

 

Câu hỏi 1: (2 điểm)   Quá  trình thành lập ba tổ chức Cộng sản Việt Nam cuối năm 1929 ? Ý nghĩa việc thành lập ba tổ chức cộng sản năm 1929?

 

Câu hỏi 2: (2 điểm)  Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô Viết Nghệ Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?  Ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931 ?

 

Câu hỏi 3: (2 điểm)  Sách lược của Đảng và chính phủ đối với Pháp và Tưởng trong hai thời kì trước và sau 6-3-1946 có gì khác nhau? Tại sao lại có sự khác nhau như vậy?

 

doc 5 trang Anh Hoàng 02/06/2023 1920
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 5 (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Đề 5 (Có đáp án)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 
Môn: Lịch sử - Thời gian làm bài 150 phút (Không kể giao đề)
----------------------------------
Câu hỏi 1: (2 điểm) Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản Việt Nam cuối năm 1929 ? Ý nghĩa việc thành lập ba tổ chức cộng sản năm 1929?
Câu hỏi 2: (2 điểm) Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô Viết Nghệ Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng? Ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931 ?
Câu hỏi 3: (2 điểm) Sách lược của Đảng và chính phủ đối với Pháp và Tưởng trong hai thời kì trước và sau 6-3-1946 có gì khác nhau? Tại sao lại có sự khác nhau như vậy?
Câu hỏi 4: (2 điểm) Vì sao Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?(có nêu dẫn chứng). Nguyên nhân nào khiến từ thập niên 70 thế kỉ XX nền kinh tế Mĩ suy giảm? 
Caâu hỏi 5 : (2 điểm) Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay có tác động như thế nào đối với cuộc sống con người? Chúng ta phải làm gì để hạn chế những tiêu cực mà cách mạng khoa học kĩ thuật mang lại ?
----------------------------------
Đáp án + biểu điểm
Câu hỏi 1: (2 điểm) Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản Việt Nam cuối năm 1929 ? Ý nghĩa việc thành lập ba tổ chức cộng sản năm 1929?
Hướng dẫn trả lời:
 -Hoàn cảnh: 
+ Cuối năm 1928 đầu năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ, cần phải có một Đảng lãnh đạo. Tháng 3/1929 Chi bộ Cộng sản đầu tiên thành lập tại nhà số 5D phố Hàm Long Hà Nội.	 . 	(0,25điểm)
+ Tháng 5/2929 tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng Thạnh niên, kiến nghị thành lập Đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận. 	(0,25điểm).
- Ba tổ chức Cộng sản thành lập:
+ Ngày 17/ 6/1929 Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kì, thông qua tuyên ngôn, điều lệ, ra báo “Búa Liềm”là cơ quan ngôn luận. 	. (0,25điểm)
+ Tháng 8/1929 An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Trung Quốc(0,25điểm)
+ Tháng 9/1929 Đông Dương Cộng sản liên đoàn được thành lập ở Trung Kì. 	(0,25điểm) 
+ Như vậy đến tháng 9 năm 1929 ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản lần lượt tuyên bố thành lập. 	. (0,25điểm)
- Ý nghĩa việc thành lập ba tổ chức cộng sản năm 1929:
+ Đánh dấu bước nhảy vọt của phong trào cách mạng Việt Nam. Chứng tỏ chủ nghĩa Mác Lê Nin đã thu hút đông đảo những người cách mạng Việt Nam thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. . (0,25điểm)
+ Giai cấp công nhân nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình: Lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng chứng tỏ rằng điều kiện thành lập Đảng đã chín muồi trong cả nước. . (0,25điểm)
Câu hỏi 2: (2 điểm) Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô Viết Nghệ Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng? Ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930-1931 ?
Hướng dẫn trả lời:
- Xô Viết - Nghệ Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng:
+ Chính trị: Thành lập chính quyền mới do nhân dân quản lý, thực hiện quyền tự do dân chủ, phát triển các tổ chức quần chúng đoàn thể .	. (0,25điểm) 
+ Kinh tế: Chia lại ruộng đất công , giảm tô, xóa nợ, bỏ các thuế vô lý, tổ chức lại sản xuất.	(0,25điểm)
+ Quân sự: Trấn áp bọn phản cách mạng, ở mỗi làng lập đội tự vệ. (0,25điểm)
+ Xã hội: Phát động phong trào đời sống mới, trật tự xã hội được đảm bảo, nạn trộm cướp không còn.	. (0,25điểm)
- Ý nghĩa lịch sử :
+ Lần đầu tiên liên minh công nông được thiết lập chống đế quốc, phong kiến và giáng một đòn mạnh vào nền thống trị đế quốc phong kiến.	. (0,5điểm)
+ Chứng tỏ sức mạnh của giai cấp công- nông dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Là cuộc diễn tập đầu tiên cho cách mạng Việt Nam sau này. (0,5điểm)
Câu hỏi 3: (2 điểm) Sách lược của Đảng và chính phủ đối với Pháp và Tưởng trong hai thời kì trước và sau 6-3-1946 có gì khác nhau? Tại sao lại có sự khác nhau như vậy?
Hướng dẫn trả lời:
Sách lược của Đảng và chính phủ đối với Pháp và Tưởng trong hai thời kì trước và sau 6-3-1946 có s ự khác nhau là : 
- Đứng trước tình thế một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, Đả và chính phủ ta đã sử dụng sách lược mềm dẻo để phân hoá kẻ thù đó là:	. (0,25điểm)
	+ Trước 6-3-1946, hoà với Tưởng ở miền Bắc, tập tring lực lượng đánh Pháp ở Nam Bộ. 	 (0,25điểm)	
	+ Sau ngày 6-3-1946, hoà với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc.(0,25điểm)
- Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là vì:
	+ Trước 6-3-1946, ta nhân nhượng với Tưởng để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù trong lúc lực lượng ta còn non yếu.	. (0,25điểm)
	+ Sau khi ta nhượng với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ thì Pháp - Tường kí hiệp ước Hoa - Pháp ngày 28-2-1946, theo đó Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi ở Trung Quốc chấp nhận cho Tưởng vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng sang Hoa Nam không phải đóng thuế, còn Tưởng chấp nhận cho Pháp đưa quân ra Bắc để cùng Tưởng giải giáp phát xít Nhật.	. (0,5điểm)
	+ Tình đó đã đặt nhân dân ta trước hai con đường phải lựa chọn: Hoặc cùng một lúc đánh cả Pháp lẫn Tưởng: hoặc hòa với một kẻ thù đánh một kẻ thù. Ta đã lựa chọn con đường hòa với Pháp để dùng bàn tay của Pháp đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc.
	. (0,5điểm)
Câu hỏi 4: (2 điểm) Vì sao Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?(có nêu dẫn chứng). Nguyên nhân nào khiến từ thập niên 70 thế kỉ XX nền kinh tế Mĩ suy giảm? 
Hướng dẫn trả lời:
- Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới vì:
+ Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá. 	. 	(0,25điểm)
+ Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu được 114 tỉ USD lợi nhuận. .	 (0,25điểm)
+ Thừa hưởng những thành tựu khoa học – kĩ thuật thế giới.	. (0,25điểm)
+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi giàu. Nhờ trình độ quản lí và tập trung vốn tư bản. 	. (0,25điểm)
- Dẫn chứng:
+ Về công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới. 
+ Về nông nghiệp: Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.	. (0,25điểm)
+ Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới.
+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. 	. (0,25điểm)
- Nguyên nhân suy giảm:
+ Tây Âu và Nhật Bản phát triển cạnh tranh gay gắt với Mĩ.	
+ Kinh tế không ổn định, thường xảy ra suy thoái.	. (0,25điểm)
+ Chi phí lớn cho chạy đua vũ trang, lập căn cứ quân sự và gây chiến tranh xâm lược. 	
+ Sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn trong xã hội. 	. (0,25điểm)
Caâu hỏi 5 : (2 điểm) Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay có tác động như thế nào đối với cuộc sống con người? Chúng ta phải làm gì để hạn chế những tiêu cực mà cách mạng khoa học kĩ thuật mang lại ?
Hướng dẫn trả lời:
- Tác động tích cực :
+ Làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của con người. (0,25điểm)
+ Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất năng suất lao động, nâng cao mức sống của con người.	. (0,25điểm)
+ Thay đổi cơ cấu dân cư lao động, lao động công nông nghiệp giảm, lao động dịch vụ tăng nhất là các nước phát triển cao.	 . (0,25điểm)
- Tác động tiêu cực :
+ Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng (khí quyển, đại dương, sông hồ)	(0,25điểm)
+ Chế tạo ra các lọai vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.	. (0,25điểm)
+ Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, giao thông, dịch bệnh và tệ nạn xã hội.	. (0,25điểm)
- Biện pháp hạn chế:
+ Con người cần phải nghiên cứu để khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên. . 	(0,25điểm)
+ Sử dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào đúng mục đích hòa bình, nhân đạo.. .	 (0,25điểm)

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_lich_su_lop_9_co_dap_an_va_bie.doc