Đề thi học sinh giỏi vòng II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm 2013 - Phòng GD&ĐT Mỹ Đức

Câu 1(3 điểm) 

     Trong sáng tác cuối cùng của cuộc đời cầm bút, Thanh Hải viết:

                             ...Một mùa xuân nho nhỏ

                                Lặng lẽ dâng cho đời 

                                Dù là tuổi hai mươi

                                Dù là khi tóc bạc

                          

                                  Mùa xuân- ta xin hát....

                                      ( Mùa xuân nho nhỏ - Ngữ văn 9, tập hai)

Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những cung bậc của tiếng hát tâm hồn nhà thơ trong tác phẩm này. 

 

Câu 2: (5 điểm)

Đọc câu chuyện sau:

Một người ăn xin già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

doc 1 trang Anh Hoàng 29/05/2023 3460
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi vòng II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm 2013 - Phòng GD&ĐT Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi vòng II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm 2013 - Phòng GD&ĐT Mỹ Đức

Đề thi học sinh giỏi vòng II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm 2013 - Phòng GD&ĐT Mỹ Đức
ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN HUYỆN MỸ ĐỨC VÒNG II NĂM 2013
Thời gian: 150 phút
Ngày thi 26/02/2013
Câu 1(3 điểm) 
 Trong sáng tác cuối cùng của cuộc đời cầm bút, Thanh Hải viết:
	...Một mùa xuân nho nhỏ
	 Lặng lẽ dâng cho đời 
	 Dù là tuổi hai mươi
	 Dù là khi tóc bạc
 Mùa xuân- ta xin hát....
	( Mùa xuân nho nhỏ - Ngữ văn 9, tập hai)
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những cung bậc của tiếng hát tâm hồn nhà thơ trong tác phẩm này. 
Câu 2: (5 điểm)
Đọc câu chuyện sau:
“Một người ăn xin già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.”
(Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9 tập 1)
a) Người ăn xin và cậu bé đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Sự tuân thủ đó thể hiện qua từ ngữ nào?
b) Viết đoạn văn khoảng 12 đến 13 câu trình bày suy nghĩ của em khi đọc câu chuyện trên. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập. Gạch chân thành phần biệt lập đó. Đặt nhan đề cho đoạn văn.
Câu 3: (12,0 điểm)
Cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_vong_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_2013_phon.doc