Đề thi khảo sát vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Tân Trường

Câu 1 (2 điểm).

a. Cho câu văn: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật trích từ tập thơ Việt Bắc được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Hãy chỉ ra lỗi sai về mặt kiến thức văn học trong câu văn và chữa lại cho đúng?

b.Hãy kể tên hai tác phẩm và tác giả khác có cùng thời kì sáng tác với tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính trong chương trình Ngữ văn 9?

c. Trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật  có dòng thơ viết: "Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi".

Hình ảnh "bắt tay nhau qua cửa kính; của những người lính trong bài thơ gợi em nhớ đến câu thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về đề tài người lính? Hãy chép lại câu thơ và nêu tên bài thơ, tên tác giả của câu thơ đó?

Câu 2 (3 điểm)

Một truyền thống đạo lí luôn được coi trọng từ xưa đến nay được thể hiện rất rõ trong câu ca dao:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Hãy viết bài văn ngắn làm rõ suy nghĩ  của em về lời khuyên trong câu ca dao,

(Bài văn ngắn khoảng 01 trang giấy thi)

Câu 3 (5 điểm)

Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

doc 3 trang Anh Hoàng 27/05/2023 5440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Tân Trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi khảo sát vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Tân Trường

Đề thi khảo sát vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Tân Trường
Trường THCS Tân Trường
Đề thi thử lần thứ nhất
Đề thi khảo sát vào lớp 10 THPT
Năm học 2011- 2012
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài : 120 phút
 Câu 1 (2 điểm).
a. Cho câu văn: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật trích từ tập thơ Việt Bắc được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Hãy chỉ ra lỗi sai về mặt kiến thức văn học trong câu văn và chữa lại cho đúng?
b.Hãy kể tên hai tác phẩm và tác giả khác có cùng thời kì sáng tác với tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính trong chương trình Ngữ văn 9?
c. Trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật có dòng thơ viết: "Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi".
Hình ảnh "bắt tay nhau qua cửa kính; của những người lính trong bài thơ gợi em nhớ đến câu thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về đề tài người lính? Hãy chép lại câu thơ và nêu tên bài thơ, tên tác giả của câu thơ đó?
Câu 2 (3 điểm)
Một truyền thống đạo lí luôn được coi trọng từ xưa đến nay được thể hiện rất rõ trong câu ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Hãy viết bài văn ngắn làm rõ suy nghĩ của em về lời khuyên trong câu ca dao, 
(Bài văn ngắn khoảng 01 trang giấy thi)
Câu 3 (5 điểm)
Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: Nhận xét về truyện Chuyện người con gái nam Xương có ý kiến cho rằng: Nguyễn Dữ không chỉ ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ mà còn bày tỏ sự xót thương cho số phận bất hạnh của họ trong xã hội phong kiến.
Dựa vào tác phẩm ”Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Đề 2: Có một nhận xét: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh hải đã thể hiện thật xúc động tâm niệm chân thành, thiết tha của nhà thơ với cuộc đời.
Hãy phân tích khổ thơ thứ tư, thứ năm của bài thơ để làm rõ lời nhậ xét trên.
Trường THCS Tân Trường
Đề thi thử lần thứ nhất
Đề thi khảo sát vào lớp 10 THPT
Năm học 2011- 2012
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Hướng dẫn đáp án và biểu điểm
Câu
ý
Đáp án, biểu điểm
điểm
Câu 1
2 điểm
a
Nhận rõ được lõi sai về mặt kiến thức văn học và sửa lại đúng được 0,5 điểm.
- Lỗi sai kiến thức: Tập thơ Việt Bắc; chống Pháp.
- Sửa lại: Tập thơ Vầng Trăng quầng lửa; chống Mỹ.
=> Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật trích từ tập thơ Vầng Trăng quầng lửa được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.
0,5đ
b
Kể được đúng tên hai tác phẩm và tác giả có cùng hoàn cảnh sáng tác với bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính, viết đúng chính tả mỗi ý được 0,25 điểm
- Tác phẩm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
- Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi, tác giả Lê Minh Khuê.
0,5đ
c.
- Chép lại được câu thơ theo yêu cầu được 0,5 điểm.
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
- Ghi đúng tên tác giả, tác phẩm được 0,5 điểm
Tác phẩm Đồng chí, tác giả Chính Hữu.
1đ
Câu 2
3 điểm
Bài viết đảm bảo các yêu cầu:
* Hình thức:
Kiểu bài nghị luận xã hội - Nghị luận một vấn để tư tưởng, đạo lí. Sử dụng các phương pháp lập luận giải thích, chứng minh và bình luận. Biết sử dụng và dùng dẫn chứng từ thực tế để minh họa. Bố cục rõ ràng, biết viết đoạn, liên kết đoạn, lời văn lưu loát, có tính thuyết phục. Câu đúng ngữ pháp.
* Nội dung: Bài làm tập trung làm rõ vấn đề cần nghị luận: Tình yêu thương giữa con người với con người. Bài làm cần đủ các nội dung theo gợi ý dàn bài sau:
A. Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn câu ca dao. - được 0,25 điểm
- Tình yêu thương con người là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa.
- Trong thực tế đời sống, nhân dân lao động đã sáng tác nhiều câu câu dao để ca ngợi, khuyên nhủ con người hãy yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, trong đó có câu: 
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
B. Thân bài: Đảm bảo các thao tác: Giải thích, chứng minh, bàn luận.
- Giải thích được các ý sau - được 1 điểm
+ Hình ảnh bầu, bí là cách nói ẩn dụ. Bầu, bí là hai loại quả nhưng cùng giống nhau là thân leo, có thể cùng được trồng trên cùng mảnh đất và cùng leo chung trên một giàn. Từ hình ảnh đó, nhân dân ta liên tưởng đến đồng bào, dân tộc ta cùng có có chung nguồn cội, cùng nhau sống trên một lãnh thổ, một làng quên, con phố, cùng máu đỏ da vàng,vì vậy cần có mối quan hệ tốt đẹp giữa ngừoi với người, cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, xã hội, đất nước. Cách nói ẩn dụ của nhân dân muốn nói con ngừoi sống cần biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau.
+ Giải thích vì sao con người phải yêu thương nhau?: Vì tình yêu thương là nền tảng đạo đức của xã hội. Xãc hội phát triển, văn minh, hạnh phúc là nhờ con ngừoi biết yêu thương, đùm bọc, đoàn kết, giúp đỡ nhau. Không có tình yêu thương xã hội chỉ tồn tại cái ác. Đất nước lúc đó sẽ thế nào?
- Chứng minh: Đẩm bảo theo các ý sau (Kèm dẫn chứng) - được 1 điểm.
+ Tình yêu thương con người được thể hiện rất sâu sắc trong ca dao: Tình cảm gia đình: Tình bạn bè; Tình yêu nam nữ; .
+ Tình yêu thương con người được thể hiện rất sâu đậm trong cuộc sống thực tại ở gia đình, xóm làng, khu phố, lãnh thổ. Thể hiện qua các hành động cụ thể, thiết thực: Quyên góp giúp đỡ đồng bào vùng bị thiệt hại do thiên tai; Việc xây dựng các trung tâm bảo trợ trẻ em, người không nơi nương tựa; Phong trào xây nhà tình nghĩa; Thành lập các Quĩ hỗ trợ,..Đó là những việc làm thể hiện sâu sắc, đạm đà bản sắc dân tộc về tình yêu thương con người.
- Bàn luận mở rộng: - được 0,5 điểm
Những việc làm tình nghĩa, tràn đầy tính nhân văn được xã hội quan tâm, ủng hộ. Song bên cạnh đó, trong thực tế đâu đó ta còn bắt gặp những con người thờ ơ, vô cảm, sống thiếu quan tâm tới nỗi đau khổ, sự bất hạnh, nghèo đói, mất mát của đồng loại. Thái độ đó thật đáng phê phán cần phải loại bỏ để xã hội ta tràn đầy tình yêu thương con người.
C. Kết bài: Nêu được bài học và hành đồng của bản thân - được 0,25 điểm
- Câu ca mãi là bài học về đạo làm ngừoi, khuyên con ngừoi hãy sống hướng thiện, làm cho con ngừoi sống đúng nghĩa người hơn.
- Bản thân sẽ có những hành động cụ thể thể hiện tình yêu thương con người, thể hiện thái độ xây dựng đất nước ngày càng văn minh, hạnh phúc.

File đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2011_201.doc