Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Công Lý (Có đáp án)

Câu 1: (4,0đ)

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

                                                 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

          a) Hình ảnh "con én đưa thoi" trong đoạn thơ có thể hiểu như thế nào?

          b) Trong một bài thơ đã học ở lớp 9, hình ảnh “thoi” cũng được dùng để tả loài vật. Em hãy nhớ và chép lại câu thơ đó (ghi rõ tên bài thơ và tác giả). Nghĩa chung của hình ảnh “thoi” trong hai câu thơ đó là gì?

c) Viết một đoạn văn khoảng 10 câu có dùng lời dẫn trực tiếp và câu ghép, nội dung trình bày cảm nhận của em về cảnh mùa xuân trong đoạn thơ trên?

Câu 2 (3đ): 

a,Giới thiệu vài nét về Chính Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài Đồng chí ?

doc 4 trang Anh Hoàng 27/05/2023 2540
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Công Lý (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Công Lý (Có đáp án)

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Trường THCS Công Lý (Có đáp án)
Phòng GD-ĐT Lý Nhân
Trường THCS Công Lý 
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
Môn ngữ văn
( 120 phút)
Câu 1: (4,0đ)
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
	a) Hình ảnh "con én đưa thoi" trong đoạn thơ có thể hiểu như thế nào?
	b) Trong một bài thơ đã học ở lớp 9, hình ảnh “thoi” cũng được dùng để tả loài vật. Em hãy nhớ và chép lại câu thơ đó (ghi rõ tên bài thơ và tác giả). Nghĩa chung của hình ảnh “thoi” trong hai câu thơ đó là gì?
c) Viết một đoạn văn khoảng 10 câu có dùng lời dẫn trực tiếp và câu ghép, nội dung trình bày cảm nhận của em về cảnh mùa xuân trong đoạn thơ trên?
Câu 2 (3đ): 
a,Giới thiệu vài nét về Chính Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài Đồng chí ?
 b,Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau: 
 "Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
 Đầu súng trăng treo"
 (Đồng chí -Chính Hữu)
Câu 3 (3đ): Người xưa có câu: “Uống nước nhớ nguồn”.Hãy giải thích câu tục ngữ trên.? Ngày nay nhân dân ta đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó như thế nào?
Phòng GD-ĐT Lý Nhân
Trường THCS Công Lý 
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
Môn ngữ văn
	Câu 1(4,0) 
	a)(0,5) Hình ảnh con én đưa thoi có thể hiểu theo 2 cách:
	- Én liệng trên trời như thoi đưa.
	- Thời gian trôi rất nhanh, tựa như những cánh én vụt bay trên bầu trời. Mùa xuân có chín mươi ngày thì đã sáu mươi ngày trôi qua.
	b)(0,5) Có một bài thơ trong SGK Ngữ văn 9 cũng có hình ảnh “thoi” để tả loài vật là bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, đó là các câu:
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
	Nghĩa chung của hai hình ảnh “thoi” trong hai câu thơ của Nguyễn Du và Huy Cận là “rất nhiều, tấp nập”.
c)(3,0) Viết đoạn văn khoảng 10 câu có dùng lời dẫn trực tiếp(0,5) và câu ghép(0,5), nội dung trình bày cảm nhận của em về cảnh mùa xuân trong đoạn thơ trên(2,0).
- Đó là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân với màu sắc hài hòa.
- Cảnh khoáng đạt, trong trẻo, giàu sức sống.
- Cảnh sinh động, có hồn.
 Câu 2(3,0): 
 a,Học sinh giới thiệu được những nét cơ bản về tác giả Chính Hữu và hoàn cảnh sáng tác bài Đồng chí.
 *Tác giả(0,5):Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc ,sinh năm 1926, quê ở huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.
+Là nhà thơ chiến sĩ.
+Thơ ông thường viết về đề tài người lính và chiến tranh.
+Chính Hữu đã được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
 *Hoàn cảnh sáng tác văn bản (0,5):Bài thơ Đồng chí đươc sáng tác năm 1948,sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dich Việt Bắc .
 b,Học sinh cần làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ (2,0):
 - Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình ảnh : rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bên nhau, mai phục chờ giặc(1,0)
- Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng : "Đầu súng trăng treo". Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép vàchấttìnhhoàquyệntrongtâmtưởngđộtpháthànhhìnhtượngthơđầysángtạocủaChínhHữu(1,0)
Câu 3(3,0): 
* Yêu cầu về nội dung
- Giải thích được các hình ảnh nước, nguồn từ đó làm rõ ý nghĩa câu tục ngữ: người được hưởng thụ, kế thừa những giá trị tinh thần, vật chất quý báu của người trước phải biết trân trọng, ghi nhớ và đến đáp công ơn những lớp người đi trước đã làm nên các giá trị ấy.
- Dùng những hiểu biết của mình để nhận định và chứng minh được: Đạo lí tốt đẹp đó được kế thừa và phát huy trong đời sống xã hội ta ngày nay.
- Qua đó, thể hiện tình cảm thái độ của bản thân
Dàn bài:
A. Mở bài(0,25):
- Giáo dục về đạo lí làm người cho con cháu là việc làm thường xuyên và có tính chất truyền thống của nhân dân ta từ xưa đến nay.
- Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là bài học về lòng biết ơn, thái độ trân trọng đối với những người đã làm ra thành quả cho chúng ta được hưởng.
B. Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ(0,5):
- Nghĩa đen: được uống những dòng nước ngọt lành, trong mát thì chúng ta cần phải nhớ đến mạch nguồn của nước, nơi bắt đầu đem đến cho ta dòng nước ấy.
- Nghĩa bóng: người được hưởng thụ, kế thừa những giá trị tinh thần, vật chất quý báu thì phải biết trân trọng, ghi nhớ và đến đáp công ơn những lớp người đi trước đã làm nên các giá trị ấy.
2. Đánh giá về tư tưởng đạo lí(0,5): 
Câu tục ngữ đã cho ta một bài học thật quý giá về đạo đức làm người. Con người sống cần phải có lòng biết ơn, đó là một lẽ sống đẹp, vì tất cả những thành quả lao động (vật chất và tinh thần) mà chúng ta thừa hưởng ngày nay là do công sức của các thế hệ đi trước tạo nên. Những thành quả đó đều phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí bằng xương máu.
3. Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được vận dụng như thế nào trong đời sống?(1.0)
- Phải sống với thái độ trân trọng, ghi nhớ công ơn; có ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần phát triển những thành quả đã đạt được của lớp người đi trước.
- Dẫn chứng để chứng tỏ ngày nay nhân dân ta đã và đang kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp đó
4. Phê phán thái độ sai trái, đi ngược lại đạo lí trên(0,5):
- Dẫn chứng về những biểu hiện sai trái, đi ngược lại đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
- Thái độ vô ơn, bạc nghĩa là trái với đạo lí làm người, là biểu hiện sự ích kỉ, chỉ vì lợi ích cá nhân mà quên đi ơn nghĩa ở đời. Đó là biểu hiện về sự suy thoái đạo đức, nhân cách, cần phải lên án nghiêm khắc.
C. Kết bài(0,25):
- Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại, trong các mối quan hệ.
- Lòng biết ơn là một tình cảm cao quý và cần có trong mỗi con người. 
* Về hình thức:
- Vận dụng được phép lập luận giải thích ,chứng minh
- Bố cục hợp lý, chặt chẽ, văn viết trong sáng mạch lạc

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_truong_thcs_cong_ly_c.doc