Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Ngữ văn (không chuyên) - Năm học 2013-2014 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2 điểm)

           Hình ảnh “cây tre”, “hàng tre” xuất hiện ở những vị trí nào trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương ? Việc lặp lại hình ảnh này có tác dụng gì ? Ý nghĩa của hình ảnh đó ?

 

Câu 2 (3 điểm)

Bàn luận về ý kiến sau:

    Người bạn tốt nhất là người ở lại với ta khi mọi người bỏ ta mà đi.

 

Câu 3 (5 điểm)

Lời cha nói với con trong đoạn thơ sau:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá ghập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

doc 4 trang Anh Hoàng 29/05/2023 4640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Ngữ văn (không chuyên) - Năm học 2013-2014 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Ngữ văn (không chuyên) - Năm học 2013-2014 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Ngữ văn (không chuyên) - Năm học 2013-2014 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
HẢI DƯƠNG
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC 2013 – 2014
MÔN THI: NGỮ VĂN (không chuyên)
Thời gian:120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 18 tháng 06 năm 2013 
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 (2 điểm)
	 Hình ảnh “cây tre”, “hàng tre” xuất hiện ở những vị trí nào trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương ? Việc lặp lại hình ảnh này có tác dụng gì ? Ý nghĩa của hình ảnh đó ?
Câu 2 (3 điểm)
Bàn luận về ý kiến sau:
 Người bạn tốt nhất là người ở lại với ta khi mọi người bỏ ta mà đi.
Câu 3 (5 điểm)
Lời cha nói với con trong đoạn thơ sau:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá ghập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
 (Trích Nói với con – Y Phương, SGK Ngữ văn 9, tập hai, tr 72, NXB Giáo dục, 2012)
---------------------------Hết---------------------------
Họ và tên thí sinh..Số báo danh
Chữ ký của giám thị 1Chữ ký của giám thị 2..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT 
 CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn thi: Ngữ văn (không chuyên)
Ngày thi: 18 tháng 06 năm 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. YÊU CẦU CHUNG
– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
 Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn số
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (2 điểm)
- Hình ảnh cây tre, hàng tre xuất hiện ở khổ đầu và khổ cuối bài thơ.
- Tác dụng, ý nghĩa:
+ Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng khiến hình ảnh cây tre, hàng tre trở nên đậm nét, tạo được ấn tượng sâu sắc.
+ Cây tre, hàng tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam, đất nước Việt Nam, gắn bó sâu sắc với đời sống con người.
+ Biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường bất khuất, lòng trung hiếu của người dân đất Việt.
Câu 2 (3 điểm)
1. Yêu cầu
a. Về hình thức
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. 
- Bố cục rõ ràng; luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
- Diễn đạt lưu loát.
b. Về nội dung:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:
+ Bạn là người có mối quan hệ thân thiết, đến với nhau bằng sự đồng cảm chia sẻ và có thể có sự tương đồng về tính cách, sở thích
Người bạn tốt nhất là người ở lại với ta khi mọi người bỏ ta mà đi.
+ Ý kiến trên đây thực chất đề cập đến:
- Phẩm chất cao quý của một người bạn tốt. 
Người bạn tốt nhất là người luôn chung thủy, gắn bó với ta cả khi thành công cũng như khi thất bại. Người bạn tốt không quay lưng lại với ta ngay cả khi ta bị mọi người kỳ thị, xa lánh.
Người bạn tốt nhất là người rộng lượng, chấp nhận ở ta cả ưu lẫn khuyết điểm, tha thứ cho ta những lỗi lầm, chấp nhận hy sinh vì tình bạn
- Ý nghĩa cao đẹp của tình bạn: Tình bạn chân chính làm cho cuộc sống trở nên thú vị và có ý nghĩa hơn, tác động sâu sắc tới tình cảm, suy nghĩ của mỗi người. Tình bạn nâng đỡ tâm hồn, thắp sáng niềm tinCó một người bạn tốt như có một chỗ dựa tinh thần.
- Cách nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn một người bạn tốt: Trong khó khăn mới biết ai là người thực sự tốt với mình. Hoàn cảnh là liều thuốc thử trong tình bạn. + Là quan niệm đúng đắn và rất nhân văn:
- Người bạn tốt có thể có nhiều phẩm chất tốt nhưng sự thủy chung, rộng lượng là phẩm chất vô cùng cao quý, là thước đo quan trọng nhất của tình bạn, cơ sở để hình thành những phẩm chất khác ở một người bạn tốt. 
- Thủy chung, rộng lượng làm nên sự sâu sắc, bền vững của tình bạn vượt qua thời gian, qua thử thách.
+ Hãy là một người bạn tốt, đến với tình bạn bằng sự chân thành, vô tư, trong sáng, không vụ lợi. Đừng làm điều gì để mất đi niềm tin và sự tôn trọng ở bạn. Biết học những điều tốt ở bạn.
- Biết quan tâm đến bạn đúng lúc, đúng cách, gúp bạn sống tốt hơn, tích cực vun đắp cho tình bạn ngày một tốt đẹp hơn.
- Lên án những kẻ giả dối, lừa thầy, phản bạn.
2. Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. 
- Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung, còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc một số lỗi về hình thức.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
Câu 3 (5 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Có kĩ năng nghị luận văn học, lí lẽ thuyết phục và thể hiện được năng lực phân tích sâu sắc, tinh tế.
- Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:
- Cha nói với con về vẻ đẹp, về sức sống bền bỉ, ý thức tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc của người đồng mình. Đó cũng là cốt cách của con người Việt Nam.
- Cha nói với con về lẽ sống:
+ Sống ân nghĩa, thủy chung, trân trọng quê hương nguồn cội.
+ Sống mạnh mẽ, khoáng đạt, giàu ý chí và nghị lực vươn lên...
+ Kế tục, bồi đắp làm giàu, làm đẹp quê hương.
- Những lời trao gửi của cha với con thể hiện tình cảm cha con sâu sắc.
- Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi nhắc thái độ sống đúng đắn với cội nguồn. Đó là biểu hiện cao đẹp của tình yêu quê hương, đất nước.
- Nhà thơ đã thể hiện một cách cảm động, sâu lắng những lời tâm tình cha con bằng giọng thơ khi mạnh mẽ, dồn dập khi thiết tha, trìu mến; xây dựng các hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ
2. Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 5: Đạt được các yêu cầu nêu trên, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. 
- Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức, còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Chưa đạt được yêu cầu nêu trên, nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_nguyen_trai_mon_ngu_van.doc