Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Ngữ văn (không chuyên) - Năm học 2014-2015 (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Cho đoạn thơ:
“Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích –Ngữ văn 9, tập một)
a. Tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong hai câu thơ đầu?
b. Xác định nghĩa của từ “nắng mưa” trong đoạn thơ trên.
c. Thế nào là thành phần tình thái? Xác định thành phần tình thái trong câu: “Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
Câu 2 (3,0 điểm)
Trong văn bản “Mẹ tôi” của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (Ngữ văn 7, tập một), người cha đã nhắc nhở con:“Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.”
Suy nghĩ của em về lời dạy trên.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Ngữ văn (không chuyên) - Năm học 2014-2015 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Ngữ văn (không chuyên) - Năm học 2014-2015 (Kèm hướng dẫn chấm)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC HẢI DƯƠNG ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC: 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN (không chuyên) Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm: 01 trang Câu 1 (2,0 điểm) Cho đoạn thơ: “Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm.” (Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích –Ngữ văn 9, tập một) a. Tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong hai câu thơ đầu? b. Xác định nghĩa của từ “nắng mưa” trong đoạn thơ trên. c. Thế nào là thành phần tình thái? Xác định thành phần tình thái trong câu: “Có khi gốc tử đã vừa người ôm.” Câu 2 (3,0 điểm) Trong văn bản “Mẹ tôi” của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (Ngữ văn 7, tập một), người cha đã nhắc nhở con:“Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.” Suy nghĩ của em về lời dạy trên. Câu 3 (5,0 điểm) Vẻ đẹp bình dị của người lao động trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long. ................................. HẾT................................. Họ và tên thí sinh: ......................................................... Số báo danh: .................. Chữ kí giám thị 1:................................... Chữ kí giám thị 2:................................... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPTCHUYÊN NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC: 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN (không chuyên) Hướng dẫn gồm: 03 trang A. YÊU CẦU CHUNG – Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. – Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn số B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (2,0 điểm): a. Tâm trạng của Thúy Kiều: - Xót xa thương cha mẹ, tưởng tượng cha mẹ đang ngóng trông mình.( 0.5 điểm) - Lo lắng, băn khoăn không biết ai sẽ phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ.( 0.5 điểm) b. Nghĩa của từ “nắng mưa”: - Nghĩa tường minh: chỉ hiện tượng thời tiết. (0.25 điểm) - Hàm ý: chỉ sự xa cách về thời gian .(0.25 điểm) c. - Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói với sự việc được nói đến trong câu. (0.25 điểm) - Thành phần tình thái trong câu: “có khi”. (0.25 điểm) Câu 2 ( 3,0 điểm) 1. Yêu cầu a. Về hình thức: - Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội. - Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục. - Diễn đạt lưu loát. b. Về nội dung: Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau: - Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao đẹp mà con cái dành cho những bậc sinh thành ra mình. Nó đươc biểu hiện bằng những suy nghĩ và hành động cụ thể: biết vâng lời cha mẹ; quan tâm đến niềm vui nỗi buồn của cha mẹ; lễ phép với cha mẹ; nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già, ốm đau; không làm buồn lòng cha mẹ Lời người cha đã khẳng định giá trị của tình yêu thương, lòng kính trọng cha mẹ: là tình cảm thiêng liêng nhất trong những tình cảm thiêng liêng của cuộc đời con . - Đây là lời dạy rất đúng đắn, sâu sắc: + Không ai gần gũi, thân thiết, hy sinh và hết lòng với chúng ta hơn cha mẹ. Từ lúc ấu thơ cho đến lúc trưởng thành cha mẹ luôn bên con che chở dìu dắt con. Những lúc chúng ta vấp ngã trên đường đời thì cha mẹ chính là chỗ dựa êm ái và vững chắc nhất. Tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta bao la hơn biển cả. + Yêu thương kính trọng cha mẹ là biểu hiện của chữ hiếu mà cả người phương Tây, phương Đông, tự cổ chí kim đều hướng đến, là tình cảm hợp với đạo đức, đạo lý ngàn đời. + Yêu thương, kính trọng cha mẹ là gốc rễ cội nguồn, mạch chảy của những tình cảm cao đẹp khác trong mỗi con người. - Một người biết yêu thương kính trọng cha mẹ sẽ luôn được xã hội đề cao. Ngược lại đứa con không biết yêu thương, kính trọng cha mẹ thì sẽ chỉ nhận được ở xã hội sự lên án phê phán. - Yêu thương, kính trọng cha mẹ phải được thể hiện một cách chân thật, cụ thể trong suy nghĩ, việc làm, lời nói. - Mỗi chúng ta cần biết ngợi ca, học tập những tấm gương yêu thương, kính trọng cha mẹ. Đồng thời phê phán những kẻ có thái độ, hành vi bất hiếu với cha mẹ. 2. Tiêu chuẩn cho điểm - Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức. - Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. Câu 3: (5,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng và kiến thức: a. Yêu cầu về kĩ năng: - Có kĩ năng nghị luận về một tác phẩm truyện, thể hiện được năng lực cảm thụ về nhân vật văn học - Bố cục hợp lí rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Văn viết trong sáng có cảm xúc. b .Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: giới thiệu được vẻ đẹp bình dị của người lao động - vẻ đẹp hết sức giản dị và lặng thầm toát lên từ chính cuộc sống, công việc thường ngày của họ. - Phân tích nhân vật anh thanh niên – nhân vật chính - người mang vẻ đẹp bình dị tiêu biểu, điển hình cho những người lao động nói chung trong công cuộc xây dựng đất nước: + Vẻ đẹp bình dị từ lòng yêu nghề sâu sắc, ý thức trách nhiệm với công việc: gắn bó với công việc, coi công việc như người bạn thân, tìm thấy niềm vui trong công việc, tinh thần tự giác làm việc trong mọi hoàn cảnh... + Vẻ đẹp bình dị nằm trong lý tưởng sống cao đẹp: ý thức được công việc lặng thầm của mình có ích cho đất nước, cho cuộc kháng chiến, muốn cống hiến nhiều hơn nữa... + Sự bình dị toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn: Yêu đời, yêu cuộc sống, biết tổ chức sắp đặt một cuộc sống ngăn nắp, đầy đủ vật chất, phong phú về tinh thần... Cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người: thèm người; cảm động, vui mừng khi có khách xa; hiếu khách, chu đáo, ân cần, quan tâm tới người khác. Khiêm tốn thành thực: tự thấy đóng góp của mình là nhỏ bé, nhiệt thành giới thiệu người khác cho ông họa sĩ vẽ... - Vẻ đẹp bình dị của người lao động còn được thể hiện ở nhiều nhân vật khác: + Đó là nhà họa sĩ cả đời khao khát tìm cái đẹp, sáng tạo cái đẹp cho cuộc sống. Đó là bác lái xe suốt mấy chục năm bền bỉ với những hành trình dài. + Đó còn là những nhân vật xuất hiện gián tiếp: ông kĩ sư ở vườn rau, anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng, anh cán bộ nghiên cứu sét. - Nghệ thuật: Khắc họa vẻ đẹp bình dị của người lao động: xây dựng tình huống truyện hợp lý, cách kể chuyện tự nhiên, kết hợp hài hòa giữa tự sự trữ tình với bình luận... - Đánh giá: + Vẻ đẹp của những người lao động bình dị mà rất đáng quý, đáng trân trọng; bình dị mà rất sâu xa, cao đẹp. Đó là vẻ đẹp của những cá nhân trong các công việc đời thường, lặng thầm nhưng biết hướng đến dân tộc, cộng đồng, biết sống có ích, có ý nghĩa cho đất nước. + Vẻ đẹp trong tâm hồn, phẩm chất của những con người bình thường nhưng có sức lan tỏa với những người xung quanh. 2. Tiêu chuẩn cho điểm - Điểm 5: Đạt được các yêu cầu nêu trên, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức, còn một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 1: Chưa đạt được yêu cầu nêu trên, nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả. - Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_nguyen_trai_mon_ngu_van.docx