Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Ngữ văn - Năm học 2010-2011 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1(2 điểm):

"Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh."

                            (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Tài nghệ và tấm lòng của Nguyễn Du trong hai câu thơ trên?

Câu 2(3 điểm):

Suy nghĩ của em về câu văn sau:

"Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá." (Lỗi lầm và sự biết ơn- Dẫn theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập I, trang 160)

doc 10 trang Anh Hoàng 29/05/2023 1900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Ngữ văn - Năm học 2010-2011 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Ngữ văn - Năm học 2010-2011 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Ngữ văn - Năm học 2010-2011 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)
sở giáo dục và đào tạo Hải DƯơng
đề chính thức
kì thi TUYểN SINH LớP 10 thpt CHUYÊN NGUYễN TRãI 
 năm học 2010-2011
môn thi: nGữ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 08 tháng 7 năm 2010 
Đề thi gồm 01 trang
Câu 1(2 điểm):
"Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh." 
	(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Tài nghệ và tấm lòng của Nguyễn Du trong hai câu thơ trên? 
Câu 2(3 điểm):
Suy nghĩ của em về câu văn sau:
"Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá." (Lỗi lầm và sự biết ơn- Dẫn theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập I, trang 160)
Câu 3(5 điểm):
Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong trích đoạn truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi ( Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập II, NXBGD ) của Lê Minh Khuê ?
Hết.
Họ và tên thí sinh:..Số báo danh
Chữ ký của giám thị 1:.Chữ ký của giám thị 2:..
HƯớNG DẫN CHấM
Câu 1: 
- Tài nghệ miêu tả nhân vật: (1.5 điểm)
Bút pháp ước lệ, sử dụng những hình ảnh thiên nhiên đẹp, giàu chất thơ để gợi vẻ đẹp trong sáng, thanh tú và kiều diễm của Thuý Kiều như một giai nhân tuyệt sắc. 
Miêu tả nhan sắc nhưng gợi ra được những đặc điểm nội tâm, số phận. Bút pháp chấm phá, tập trung chủ yếu vào đôi mắt gợi tả thế giới tâm hồn trong sáng, lãng mạn của nhân vật. Hình ảnh nhân hoá bộc lộ dự cảm về một thân phận có nhiều éo le, trắc trở, một cuộc đời không mấy bằng phẳng, êm đềm. 
(Tác giả chủ yếu là gợi chứ không đặc tả để mỗi người có một hình dung khác nhau về vẻ đẹp của Thuý Kiều.)
- Tấm lòng: trân trọng, yêu mến con người và cái đẹp. (0.5 điểm)
Câu 2:
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:
- Viết đau buồn thù hận lên cát để đau buồn, thù hận mau chóng được xoá nhoà theo thời gian; khắc ghi ân nghĩa lên đá để không ai có thể xoá nhoà được và những điều tốt đẹp mãi được khắc ghi theo thời gian, trong lòng người.
- Xoá bỏ buồn đau vì buồn đau chỉ làm người ta thêm yếu đuối, cuộc sống thêm nặng nề. Xoá buồn đau để tâm hồn được thanh thản, nhẹ nhàng, để sống lạc quan, khoẻ khoắn, mạnh mẽ hơn. Xoá hận thù là thể hiện tinh thần khoan dung, lòng vị tha nhân ái. Nuôi hận thù là chuốc thêm đau khổ, biến người ta thành ích kỷ, mù quáng, độc ác.
- Ân nghĩa là giá trị tinh thần vô giá không gì đánh đổi được; ân nghĩa thường được tạo nên bởi sự hy sinh nào đó nên cần được nâng niu, trân trọng và khắc ghi trong lòng người. 
Khắc ghi ân nghĩa làm cho tâm hồn trở nên nhân ái, cao đẹp hơn; vong ân bội nghĩa là bất lương, trái đạo làm người.
- Học cách xóa đau buồn bởi trong ta có lúc yếu mềm, học cách xóa hận thù bởi lòng ta có khi hẹp hòi, cố chấp; học cách ghi ân nghĩa bởi trong ta có khi còn hời hợt, nông cạn vô tình và khi ai đó còn hay toan tính vụ lợi.
- Câu văn chứa đựng một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là lời nhắn nhủ mỗi người hãy sống bao dung vị tha nhân ái, hãy biết coi trọng ân nghĩa, đó là cách tốt nhất để bồi dưỡng tâm hồn mình và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn; phê phán lối sống vong ân bội nghĩa.
Câu 3:
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Có kĩ năng nghị luận văn học, lí lẽ thuyết phục và thể hiện được năng lực phân tích sâu sắc, tinh tế.
- Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
2. Yêu cầu về kiến thức:
 Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:
- Tính tự sự: Cốt truyện đơn giản, chỉ bằng một vài tình tiết tác giả đã tạo dựng được một cách sống động khung cảnh và không khí ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn; giúp người đọc cảm nhận được cái khốc liệt, dữ dội cũng như âm hưởng hào hùng của chiến tranh, thấy được tinh thần chiến đấu dũng cảm, sãn sàng hy sinh của các cô gái làm nhiệm vụ rà phá bom mìn.
Các nhân vật có cá tính rõ nét: Phương Định nhạy cảm, hồn nhiên, thích hát, thích mơ mộng và hoài niệm, kín đáo vừa tưởng như kiêu kỳ giữa đám đông. Chị Thao từng trải hơn nhưng vẫn có những rung động khát khao của tuổi trẻ.
- Tính trữ tình thể hiện ngay trong tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Rải khắp câu chuyện là tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật, những rung cảm cụ thể, chân thực và tinh tế về cuộc sống, cái chết, sự nguy hiểm
Tính trữ tình thể hiện ở vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật, những cô gái luôn phải đối mặt với cái chết mà vẫn sống hồn nhiên, lạc quan, giàu tình cảm, cảm xúc và hay mơ mộng, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình. Chiến tranh làm họ trở nên cứng cỏi hơn mà vẫn giữ được sự nhạy cảm, hồn nhiên, trong sáng, mơ mộng của tuổi trẻ. Đó là những con người dũng cảm và luôn gắn bó với nhau trong tình đồng chí, đồng đội.
- Sự kết hợp tự sự và trữ tình thể hiện ở cách kể chuyện: sử dụng ngôi thứ nhất, kể theo điểm nhìn, suy nghĩ và cảm nhận của Phương Định- nhân vật chính của truyện. Mạch truyện phát triển theo dòng ý nghĩ của nhân vật. Với cách kể này nhà văn có dịp đi sâu vào thế giới nội tâm phong phú của nhân vật. Tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ của các nhân vật ở nơi chiến truờng cũng được diễn tả một cách tự nhiên, sinh động.
 Hiện thực cuộc sống trong tác phẩm, từ cảnh vật đến đến con người không được miêu tả trực tiếp mà chủ yếu được gợi lên qua cái nhìn và những suy nghĩ, cảm nhận của nhân vật. Qua cảm nhận của nhân vật cuộc sống trở nên chân thực, sinh động hơn.
Tự sự và trữ tình kết hợp nhuần nhị, tự nhiên tạo nên sức hấp dẫn của truyện.
3. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 5: Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức. Còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
Đề Chuyên TP HCM - 2010 - 2011
Câu 1. 8 điểm
	Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ? Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...Đứa bé đang lẫm chấm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ. Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
	 Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
	Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia ? Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy. Trên khuôn mắt già nua, không biết có bao nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao cực nhọc, gắng gỏi một đời.
	 Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
 (Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, HN 1983)
	Từ ý nghĩa vb trên, hãy trình bày suy nghĩ của em về nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống.
Câu 2. 12điểm.
Phân tích nét riêng trong cách biểu hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh của bài thơ Nói với con – Y Phương.
Đề 2: 2010 - 2011
Cõu 1: (1,5 đ) 
Miờu tả nội tõm trong văn bản tự sự là gỡ? Tỏc dụng của miờu tả nội tõm trong việc xõy dựng nhõn vật? Vỡ sao núi miờu tả nội tõm nhõn vật là một bước tiến nghệ thuật trong nền văn học viết so với nền văn học dõn gian?
Cõu 2: (1,5 đ)
Cảm nhận của em về 2 cõu thơ sau trong bài thơ "Con cũ" của Chế Lan Viờn:
"Con dự lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lũng mẹ vẫn theo con"
Cõu 3: (7 đ)
Phõn tớch hỡnh tượng nhõn vật ụng Sỏu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" (trớch) của nhà văn Nguyễn Quang Sa’ng
Đề 3: 2010 - 2011
Câu 1 - 1đ .Chép lại chính xác 2 câu thơ cuối trong bài : “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – PTD. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ?
Câu 2- 2đ Tìm lơì gọi đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi đáp đó hướng đến ai? 
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Câu 3 - 3đ Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi hs. Hãy viết một bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.
Câu 4 - 5đ Cảm nhận của em về vẻ đẹp của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” - NTL
Đáp án
Nơi dựa hiểu là điểm nâng đỡ mỗi chúng ta về tinh thần, cho ta về nghị lực, sự vững trãi để ta yên tâm trong cuộc sống vốn nhiều nhọc nhằn, gian khó.Nơi dựa thườn hiểu là một điểm tựa vững trãi để có thể che trở được cho ta.
	Trong câu chuyện trên, có nhiều cách hiểu về nơi dựa. Biểu hiện của các sự việc cho ta thấy : Em nhỏ cần nơi dựa vững trãi là người lớn, cụ già cần nơi dựa là tuổi trẻ còn khoẻ mạnh.
	 Nhưng ai biết đâu rằng : nơi dựa có những khi lại được tìm thấy từ những gì, những ai mà ta không ngờ tới : nhỏ bé, uếy đuối. vậy khi đó điều ta cần – một chỗ dựa ta cần không phải là nơi vững trãi, mạnh mẽ, mà là nơi cho ta chỗ dựa tinh thần.Người mẹ, người phụ nữ tìm thấy ở người con nhỏ niềm vui sống. Tìm thấy trong cái vô tư, hồn nhiên của nó: Hai tay múa, chân nhảy, miệng hát, niềm yêu đời, hạnhphúc. Cuộc sống có thể có bất hạnh, nhưng đứa con trở thành ánh sáng đời mẹ. Đó là nơi dựa.
	 Người chiến sĩ còn đang sức trẻ, đồng thời cũng không ít kinh nghiệm sống nhưng anh tìm thấy ở bà mẹ già nua, bước không còn vững nơi dụa như tìm thấy sự bình an, là chỗ dựa tinh thần.
Giới thiệu đc vđ cần nghi luận 1,0
*. ý nghĩa của vb, biểu hiện bên ngoài : ng phụ nữ là chỗ dụa cho em bé,.........
*. ở khía cạnh tinh thần thì ngược lại
=> Noi dựa là nơi để mỗi ng nương tựa, nơi tiếp cho ta sức mạnh, niềm tin, động lực sốg, mang lại cảm giác bình yên, ấm áp.
*. Có nhiều nơi dựa khác nhau: ng thân, những kỉ niệm, những giá trị thiêng liêng , nh ko gian, ưu điểm của bản thân, giúp con người qua kh kh thử tách để vươn lên
* . Ai cug cần nơi dựa , đồng thời lại là nơi dựa cho ng khác
* Phê phán người dựa dẫm, lệ thuộc, hoặc chọn noiư dựa ko tốt
* trân trọng nơi dựa của mình....
2. GT vĐ 1,0
Nét R trong..........là nhg nét độc đáo, stao của tg trong lựa chon NT : kết cấu, từ ngữ, h/a để thể hiện c/x và biểu đạt giá trị tư tưởng của tP
LĐ1 Net riêng trong bh cx:
Hình thức người cha tâm tình với con, cách gọi NĐM, nhiều lời gọi mang ngữ điệuc ảm thán, điệp từ, ngữ, crúc=> tạo giọng thiết tha, yêu thương
Câu thơ dài ngắn đan xen
Cách tư duy giàu h.a
Mạch CX tu nhiên : t/c gđ -> quê hương -> lẽ sống
LĐ 2
lựa chọn h/a độc đáo goịư tả, gợi cảm đậm sắc miền núi: Khái quát, cụ thể.
Dùng cách ví von với h.a cụ thể để b/h cái trìu tượng
Tác dụng của...........-> chủ đề t.p dễ đi vào lòng người
->o p/c riêng cho tg
->ạo vẻ đẹp độc đáo cho t/p
sở giáo dục và đào tạo Hải DƯơng
đề chính thức
kì thi TUYểN SINH LớP 10 thpt CHUYÊN NGUYễN TRãI 
 năm học 2010-2011
môn thi: nGữ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 08 tháng 7 năm 2010 
Đề thi gồm 01 trang
Câu 1(2 điểm):
"Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh." 
	(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Tài nghệ và tấm lòng của Nguyễn Du trong hai câu thơ trên? 
Câu 2(3 điểm):
Suy nghĩ của em về câu văn sau:
"Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá." (Lỗi lầm và sự biết ơn- Dẫn theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập I, trang 160)
Câu 3(5 điểm):
Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong trích đoạn truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi ( Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập II, NXBGD ) của Lê Minh Khuê ?
Hết.
Họ và tên thí sinh:..Số báo danh
Chữ ký của giám thị 1:.Chữ ký của giám thị 2:..
sở giáo dục và đào tạo Hải DƯơng
kì thi TUYểN SINH LớP 10 thpt CHUYÊN NGUYễN TRãI 
 năm học 2010-2011
môn thi : nGữ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 08 tháng 7 năm 2010 
Đề thi gồm : 01 trang
HƯớNG DẫN CHấM
A. yêu cầu chung
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. yêu cầu cụ thể
Câu 1: 
- Tài nghệ miêu tả nhân vật: (1.5 điểm)
Bút pháp ước lệ, sử dụng những hình ảnh thiên nhiên đẹp, giàu chất thơ để gợi vẻ đẹp trong sáng, thanh tú và kiều diễm của Thuý Kiều như một giai nhân tuyệt sắc. 
Miêu tả nhan sắc nhưng gợi ra được những đặc điểm nội tâm, số phận. Bút pháp chấm phá, tập trung chủ yếu vào đôi mắt gợi tả thế giới tâm hồn trong sáng, lãng mạn của nhân vật. Hình ảnh nhân hoá bộc lộ dự cảm về một thân phận có nhiều éo le, trắc trở, một cuộc đời không mấy bằng phẳng, êm đềm. 
(Tác giả chủ yếu là gợi chứ không đặc tả để mỗi người có một hình dung khác nhau về vẻ đẹp của Thuý Kiều.)
- Tấm lòng: trân trọng, yêu mến con người và cái đẹp. (0.5 điểm)
Câu 2:
a. Yêu cầu
1. Về hình thức:
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục.
- Diễn đạt lưu loát. 
2. Về nội dung: 
 Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:
- Viết đau buồn thù hận lên cát để đau buồn, thù hận mau chóng được xoá nhoà theo thời gian; khắc ghi ân nghĩa lên đá để không ai có thể xoá nhoà được và những điều tốt đẹp mãi được khắc ghi theo thời gian, trong lòng người.
- Xoá bỏ buồn đau vì buồn đau chỉ làm người ta thêm yếu đuối, cuộc sống thêm nặng nề. Xoá buồn đau để tâm hồn được thanh thản, nhẹ nhàng, để sống lạc quan, khoẻ khoắn, mạnh mẽ hơn. Xoá hận thù là thể hiện tinh thần khoan dung, lòng vị tha nhân ái. Nuôi hận thù là chuốc thêm đau khổ, biến người ta thành ích kỷ, mù quáng, độc ác.
- Ân nghĩa là giá trị tinh thần vô giá không gì đánh đổi được; ân nghĩa thường được tạo nên bởi sự hy sinh nào đó nên cần được nâng niu, trân trọng và khắc ghi trong lòng người. 
Khắc ghi ân nghĩa làm cho tâm hồn trở nên nhân ái, cao đẹp hơn; vong ân bội nghĩa là bất lương, trái đạo làm người.
- Học cách xóa đau buồn bởi trong ta có lúc yếu mềm, học cách xóa hận thù bởi lòng ta có khi hẹp hòi, cố chấp; học cách ghi ân nghĩa bởi trong ta có khi còn hời hợt, nông cạn vô tình và khi ai đó còn hay toan tính vụ lợi.
- Câu văn chứa đựng một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là lời nhắn nhủ mỗi người hãy sống bao dung vị tha nhân ái, hãy biết coi trọng ân nghĩa, đó là cách tốt nhất để bồi dưỡng tâm hồn mình và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn; phê phán lối sống vong ân bội nghĩa.
b. Tiêu chuẩn cho điểm
- Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. 
- Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
Câu 3:
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Có kĩ năng nghị luận văn học, lí lẽ thuyết phục và thể hiện được năng lực phân tích sâu sắc, tinh tế.
- Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
2. Yêu cầu về kiến thức:
 Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:
- Tính tự sự: Cốt truyện đơn giản, chỉ bằng một vài tình tiết tác giả đã tạo dựng được một cách sống động khung cảnh và không khí ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn; giúp người đọc cảm nhận được cái khốc liệt, dữ dội cũng như âm hưởng hào hùng của chiến tranh, thấy được tinh thần chiến đấu dũng cảm, sãn sàng hy sinh của các cô gái làm nhiệm vụ rà phá bom mìn.
Các nhân vật có cá tính rõ nét: Phương Định nhạy cảm, hồn nhiên, thích hát, thích mơ mộng và hoài niệm, kín đáo vừa tưởng như kiêu kỳ giữa đám đông. Chị Thao từng trải hơn nhưng vẫn có những rung động khát khao của tuổi trẻ.
- Tính trữ tình thể hiện ngay trong tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Rải khắp câu chuyện là tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật, những rung cảm cụ thể, chân thực và tinh tế về cuộc sống, cái chết, sự nguy hiểm
Tính trữ tình thể hiện ở vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật, những cô gái luôn phải đối mặt với cái chết mà vẫn sống hồn nhiên, lạc quan, giàu tình cảm, cảm xúc và hay mơ mộng, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình. Chiến tranh làm họ trở nên cứng cỏi hơn mà vẫn giữ được sự nhạy cảm, hồn nhiên, trong sáng, mơ mộng của tuổi trẻ. Đó là những con người dũng cảm và luôn gắn bó với nhau trong tình đồng chí, đồng đội.
- Sự kết hợp tự sự và trữ tình thể hiện ở cách kể chuyện: sử dụng ngôi thứ nhất, kể theo điểm nhìn, suy nghĩ và cảm nhận của Phương Định- nhân vật chính của truyện. Mạch truyện phát triển theo dòng ý nghĩ của nhân vật. Với cách kể này nhà văn có dịp đi sâu vào thế giới nội tâm phong phú của nhân vật. Tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ của các nhân vật ở nơi chiến truờng cũng được diễn tả một cách tự nhiên, sinh động.
 Hiện thực cuộc sống trong tác phẩm, từ cảnh vật đến đến con người không được miêu tả trực tiếp mà chủ yếu được gợi lên qua cái nhìn và những suy nghĩ, cảm nhận của nhân vật. Qua cảm nhận của nhân vật cuộc sống trở nên chân thực, sinh động hơn.
Tự sự và trữ tình kết hợp nhuần nhị, tự nhiên tạo nên sức hấp dẫn của truyện.
3. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 5: Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức. Còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_nguyen_trai_mon_ngu_van.doc