Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Sinh học - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 2 (1,5 điểm)

a. Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân?

b. Ở lúa nước 2n = 24 NST. Xác định số lượng NST, trạng thái NST trong 1 tế bào ở kì sau giảm phân I và kì cuối của giảm phân II.

Câu 3 (1,5 điểm)

a. Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của prôtêin có bị thay đổi qua các thế hệ tế bào không? Vì sao? 

b. Một phân tử ADN có 4752 liên kết hiđrô, trong đó số nuclêôtit loại A = 18 % tổng số nuclêôtit của phân tử.  Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử ADN đó. 

Câu 4 (1,5 điểm).

a. Phân biệt đột biến với thường biến. 

b. Những trường hợp đột biến nào phát sinh ở thế hệ bố mẹ trở thành thể đột biến ở thế hệ con?

Câu 5 (1,0 điểm)

Ở người, gen trội (M) quy định mắt thường, gen lặn (m) quy định mắt bị mù màu. Các gen này nằm trên NST X. Bố bị bệnh mù màu, mẹ bình thường. Họ sinh được người con có NST giới tính là XXY và bị bệnh mù màu.

a. Giải thích hiện tượng trên và xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình?

b. Nếu người bố giảm phân I bình thường, có sự rối loạn trong giảm phân II ở NST giới tính thì có thể tạo ra những loại giao tử nào?        

doc 1 trang Anh Hoàng 02/06/2023 3900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Sinh học - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Sinh học - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Trãi môn Sinh học - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
HẢI DƯƠNG
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn thi: SINH HỌC 
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 20 tháng 06 năm 2014 
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 (1,5 điểm)
a. Tương quan trội - lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất? Trình bày phương pháp xác định tính trạng trội, lặn.
b. Một học sinh nhận xét: “F1 đồng tính thì P thuần chủng”. Theo em nhận xét này đã chính xác chưa? Giải thích?
Câu 2 (1,5 điểm)
a. Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân?
b. Ở lúa nước 2n = 24 NST. Xác định số lượng NST, trạng thái NST trong 1 tế bào ở kì sau giảm phân I và kì cuối của giảm phân II.
Câu 3 (1,5 điểm)
a. Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của prôtêin có bị thay đổi qua các thế hệ tế bào không? Vì sao? 
b. Một phân tử ADN có 4752 liên kết hiđrô, trong đó số nuclêôtit loại A = 18 % tổng số nuclêôtit của phân tử. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử ADN đó. 
Câu 4 (1,5 điểm).
a. Phân biệt đột biến với thường biến. 
b. Những trường hợp đột biến nào phát sinh ở thế hệ bố mẹ trở thành thể đột biến ở thế hệ con?
Câu 5 (1,0 điểm)
Ở người, gen trội (M) quy định mắt thường, gen lặn (m) quy định mắt bị mù màu. Các gen này nằm trên NST X. Bố bị bệnh mù màu, mẹ bình thường. Họ sinh được người con có NST giới tính là XXY và bị bệnh mù màu.
a. Giải thích hiện tượng trên và xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình?
b. Nếu người bố giảm phân I bình thường, có sự rối loạn trong giảm phân II ở NST giới tính thì có thể tạo ra những loại giao tử nào? 	
Câu 6 (1,5 điểm)
Nghiên cứu về quan hệ dinh dưỡng trong một hệ sinh thái đồng cỏ đã thấy rằng: Số lượng của trâu bị khống chế bởi số lượng của sư tử, rận và ve bét sống bám trên da trâu, động vật nguyên sinh cư trú trong cơ thể rận và ve bét. Mối quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái trên có thể được biểu diễn bằng các chuỗi thức ăn nào? Quan hệ dinh dưỡng giữa rận và ve bét với trâu là mối quan hệ gì? Cho biết đặc điểm của mối quan hệ đó?
Câu 7 (1,5 điểm)
Lai dòng cây hoa đỏ thuần chủng với dòng cây hoa trắng thuần chủng, người ta thu được hàng vạn hạt F1. Khi gieo các hạt này cho mọc thành cây thì có hàng vạn cây hoa đỏ và xuất hiện một cây hoa trắng. Biết tính trạng màu sắc hoa do một gen qui định. Hãy giải thích sự xuất hiện của cây hoa trắng ở F1?
---------------------------Hết---------------------------
Họ và tên thí sinh:................................................................Số báo danh:......................................
Chữ kí của giám thị 1:........................................Chữ kí của giám thị 2:..........................................	

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_nguyen_trai_mon_sinh_ho.doc
  • docĐÁP ÁN chuyên14-15(hàng đẹp).doc