Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2012 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Đà Nẵng (Có đáp án)

Câu 1.  (1 điểm)

            Cho các từ ngữ : nói có sách, mách có chứng; nói leo; nói dối; nói ra đầu ra đũa. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

            a/ Nói có căn cứ chắc chắn là /…..(a)…../

            b/ Nói rành mạch rõ ràng, cặn kẽ, có trước có sau là /…..(b)…../

            c/ Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là /…..(c)…../

            d/ Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là /…..(d)…../

Câu 2. (1 điểm)

            Trong hai  từ xuân dưới đây, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?

            a/                     Ngày xuân con én đưa thoi,

                        Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

            b/                     Ngày xuân em hãy còn dài,

                        Xót tình máu mủ thay lời nước non.   (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Câu 3. (1 điểm)

            Tìm câu rút gọn trong đoạn trích sau:

            Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom …

            Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít : ba lần.

                                    (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ Văn 9, tập 2)

doc 3 trang Anh Hoàng 27/05/2023 3920
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2012 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2012 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Đà Nẵng (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2012 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Đà Nẵng (Có đáp án)
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG tại ĐÀ NẴNG NĂM 2012
Môn thi : VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1. (1 điểm)
	Cho các từ ngữ : nói có sách, mách có chứng; nói leo; nói dối; nói ra đầu ra đũa. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
	a/ Nói có căn cứ chắc chắn là /..(a)../
	b/ Nói rành mạch rõ ràng, cặn kẽ, có trước có sau là /..(b)../
	c/ Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là /..(c)../
	d/ Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là /..(d)../
Câu 2. (1 điểm)
	Trong hai từ xuân dưới đây, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
	a/ 	Ngày xuân con én đưa thoi,
	Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
	b/ 	Ngày xuân em hãy còn dài,
	Xót tình máu mủ thay lời nước non.	(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 3. (1 điểm)
	Tìm câu rút gọn trong đoạn trích sau:
	Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom 
	Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít : ba lần.
	(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ Văn 9, tập 2)
Câu 4. (2 điểm)
	Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.	(A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả, Ngữ văn 7, tập 1)
	Viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lời nhắc nhở trên.
Câu 5. (5 điểm)
	Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ, Ngữ Văn 9, tập 1).
BÀI GIẢI GỢI Ý 
Câu 1. (1 điểm)
	Cho các từ ngữ : nói có sách, mách có chứng; nói leo; nói dối; nói ra đầu ra đũa. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:
	a/ Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.
	b/ Nói rành mạch rõ ràng, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa.	
c/ Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo.
	d/ Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.
Câu 2. (1 điểm)
Chữ xuân trong câu a/ được dùng theo nghĩa gốc; chữ xuân trong câu b/ được dùng theo nghĩa chuyển.
Câu 3. (1 điểm)
	Trong đoạn trích, câu rút gọn là :
Quen rồi.
Ngày nào ít : ba lần.
Câu 4. (2 điểm)
Đây là một câu nghị luận xã hội. Câu hỏi yêu cầu thí sinh viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về lời nhắc nhở, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.
Thí sinh có thể viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn. Đề không giới hạn độ dài cụ thể, tuy nhiên với yêu cầu “ngắn”, thí sinh cần phải biết cô đọng vấn đề. 
Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Đây chỉ là một ví dụ cụ thể :
- Con người là một động vật cao cả vì con người có tình yêu thương và những đức hạnh. Có thể nói một trong những đức hạnh cao cả nhất của con người là tình yêu thương, kính trọng đối với cha mẹ. Chính vì vậy mà A-mi-xi đã từng nhắc nhở chúng ta : “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả”. Tại sao A-mi-xi lại khẳng định như vậy ?.
- Giải thích thế nào là yêu thương, kính trọng cha mẹ: biết vâng lời cha mẹ, biết quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn và sở thích của cha mẹ; lễ phép với cha mẹ; nuôi dưỡng, chăm sóc khi cha mẹ ốm đau, già nua; tôn trọng những lời dạy bảo của cha mẹ; không làm buồn lòng cha mẹ, không làm những việc ảnh hưởng xấu tới danh dự của cha mẹ và gia đình
- Giải thích tại sao yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất: không ai gần gũi, thân thiết, hy sinh và hết lòng với chúng ta hơn là cha mẹ. Những lúc chúng ta bị vấp ngã trên đường đời thì cha mẹ chính là chỗ dựa êm ái và vững chắc nhất. Tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta bao la hơn biển cả. Cha mẹ chính là những vị ân nhân lớn nhất đời của chúng ta. “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” – câu ca dao trên cũng đã khẳng định công lao to lớn, tình nghĩa mênh mong của cha mẹ, cha mẹ chính là nguồn cội của tinh thần, tình cảm của tất cả mọi người.
- Mối quan hệ giữa con người với cha mẹ là mối quan hệ tự nhiên, thiêng liêng và gần gũi. Nó là gốc rễ của những phẩm chất căn bản của con người: một người không biết yêu thương cha mẹ thì không thể là một người tốt đối với xã hội. Yêu thương, kính trọng cha mẹ cần phải được thể hiện một cách chân thật, cụ thể trong suy nghĩ, việc làm, lời nói.
- Chính vì vậy, từ xưa đến nay, ở phương Đông cũng như phương Tây, biểu hiện của tình yêu thương, kính trọng của con cái đối với cha mẹ chính là đạo hiếu mà tất cả đều công nhận là nền tảng của đạo đức. Từ ngàn xưa chữ hiếu đã được đặt lên hàng đầu và là người Việt Nam, không ai không nhớ đến những ca dao quen thuộc: “Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Trong lịch sử cũng như văn học, rất nhiều tấm gương hiếu thảo đã được đề cập và nhắc nhở, ví dụ như trong “Nhị thập tứ hiếu” và những tấm gương ấy luôn tạo được những xúc động trong tâm hồn của người đọc ở mọi thời đại.
- Nếu tất cả mọi người đều làm tròn bổn phận yêu thương và kính trọng cha mẹ thì chắc chắn xã hội loài người sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều.
- Cuộc sống càng vội vàng, hối hả bao nhiêu, lời nhắc nhở của nhà văn A-mi-xi càng có giá trị đối với mọi người bấy nhiêu. Đây có thể là một liều thuốc giúp mọi người chống lại bệnh vô cảm và ích kỷ?.
Câu 5: (5 điểm)
	- Đây là dạng bài nghị luận văn học : phân tích nhân vật có định hướng.
	- Thí sinh cần làm rõ vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
	- Thí sinh có thể triển khai bài viết với những nội dung cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, bài viết nên thể hiện một số nội dung sau :
	+ Giới thiệu vài nét về Nguyễn Dữ và truyện Chuyện người con gái Nam Xương.
	+ Giới thiệu nhân vật Vũ Nương, một hình tượng mang vẻ đẹp của người phụ nữ:
	* Đó là một người phụ nữ mang vẻ đẹp truyền thống.
	× Người con dâu hiếu thảo :
	Mẹ chồng ốm: lo thuốc thang, lễ bái thần phật; lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn khiến mẹ chồng xúc động.
	Mẹ chồng mất : thương xót, ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ ruột của mình.
	× Người vợ hiền thục, thủy chung :
	Khi mới về nhà chồng: tư dung đẹp đẽ, thùy mị nết na; giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng phải thất hòa.
	Khi đưa tiễn chồng đi lính: tha thiết dặn dò, chỉ nghĩ tới sự an nguy của chồng: thiếp chẳng dám mong chàng đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong ngày về mang theo hai chữ bình an.
	Khi chờ chồng: lúc nào cũng mong ngóng, tha thiết chờ đợi: nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.
	* Tuy nhiên, đó cũng là người phụ nữ mang số phận bi kịch, oan nghiệt: Bị chồng nghi ngờ mà không thể phân trần, minh oan; chỉ còn cách quyên sinh để tự minh oan; khi chồng hiểu được nỗi oan, cô cũng không thể trở về cõi thế.
	+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật :
	- Nhân vật được xây dựng theo thi pháp của văn học trung đại.
	- Đặc điểm được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật.
	- Nội tâm nhân vật ít được chú ý, miêu tả : lúc Vũ Nương chờ chồng; khi bị Trương Sinh ngờ oan.
	- Sự việc hành động nhân vật được thể hiện theo trình tự thời gian bình thường.
	+ Ý nghĩa của hình ảnh nhân vật :
	- Tiêu biểu cho vẻ đẹp truyền thống và số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nhân vật để lại nhiều ấn tượng sâu đậm cho người đọc xưa cũng như nay.
	- Thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
	- Góp phần biểu hiện giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Nguyễn Hữu Dương
(TT Luyện thi Đại học và Bồi dưỡng Văn hóa Vĩnh Viễn)

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_nam_2012_mon_ngu_van_so_gddt_d.doc