Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (chuyên) - Năm học 2012-2013 - Sở GD&ĐT Quảng Bình

Câu 2 (7,0 điểm).

                                ... Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

                                    Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

                                    Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

 

                                    Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

                                    Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

                                    Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

                                    Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

                                    Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

                                    Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

                                    Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

                                    Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa !

 

                                    Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

                                    Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

                                    Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

                                    - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?..

                              (Bếp lửa, Bằng Việt-Ngữ văn 9, tập 1).

            Phân tích đoạn thơ trên để làm rõ nội dung ý kiến sau:

            ...“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ ... 

                                     (Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi - Ngữ văn 9, tập 2)

doc 3 trang Anh Hoàng 27/05/2023 3740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (chuyên) - Năm học 2012-2013 - Sở GD&ĐT Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (chuyên) - Năm học 2012-2013 - Sở GD&ĐT Quảng Bình

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (chuyên) - Năm học 2012-2013 - Sở GD&ĐT Quảng Bình
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH (ĐỀ CHÍNH THỨC)
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
NĂM HỌC 2012-2013
 Khóa ngày: 04 -7- 2012
 Môn: NGỮ VĂN (CHUYÊN)
Họ tên : ....................................
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
SBD:..........................................
(Đề có 01 trang, gồm 02 câu)
Câu 2 (7,0 điểm).
	 ... Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
	Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
	Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
	Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
	Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
	Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
	Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
	Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
	Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
	Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
	Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa !
	Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
	Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
	Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
	- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?..
 (Bếp lửa, Bằng Việt-Ngữ văn 9, tập 1).
	Phân tích đoạn thơ trên để làm rõ nội dung ý kiến sau:
	...“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ ”... 
 (Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi - Ngữ văn 9, tập 2)
____________ Hết ____________
HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu 2
(7,0 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng:	
 - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ theo một nhận định đã cho. 
 - Lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, văn viết có cảm xúc, biết nêu và phân tích dẫn chứng phù hợp luận điểm. 
 - Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về nội dung :
 Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 
1. Nêu vấn đề cần nghị luận và giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ:
 - Tác giả: Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
 - Bài thơ: sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ở nước ngoài; gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà kính yêu.
 - Đoạn thơ: nằm ở phần cuối bài thơ.
1,0
2. Giải thích ý kiến:(Xét ở góc độ tác phẩm văn học).
a.Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. 
 Hiện thực cuộc sống chính là vật liệu xây dựng nên tác phẩm văn học; tác phẩm là tấm gương phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống, “ghi lại những cái đã có”. 
b. Nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. 
 Tác phẩm văn học không sao chép một cách đơn giản hiện thực cuộc sống. Bằng sự sáng tạo của mình, người nghệ sĩ đem đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ về cuộc đời khi tiếp cận tác phẩm. 
c.Ý kiến nêu lên những đặc trưng cơ bản của tác phẩm nghệ thuật: phản ánh hiện thực, thể hiện sự sáng tạo và tư tưởng của nghệ sĩ. 
0.75
3. Phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ ý kiến
a.Tác phẩm xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại, ghi lại cái đã có. Đoạn thơ được viết từ nỗi nhớ về kỉ niệm những năm tháng sống cùng bà:
- Bà với sự lận đận, tảo tần, chịu khó, chịu thương, đức hy sinh... đã truyền cho cháu tình yêu thương, niềm tin vào cuộc sống. (dẫn chứng, phân tích). 
- Bếp lửa với sự nồng đượm, ấp iu...luôn gắn với cuộc đời bà và tuổi thơ của cháu (dẫn chứng, phân tích).
- Cháu với tuổi thơ được bà nuôi nấng, chăm sóc, dạy bảo, chở che...giờ trưởng thành, sống xa bà, xa quê hương, đất nước nhưng vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa (dẫn chứng, phân tích).
2.0
b. Nghệ sĩ còn muốn nói một điều gì mới mẻ:
- Từ một bếp lửa thực đến bếp lửa “kì lạ và thiêng liêng”, nhà thơ giúp ta nhận ra bếp lửa chính là ngọn lửa của lòng bà, của tình yêu, niềm tin, sức sống... mà bà nhen nhóm, hun đúc, nuôi dưỡng trong tâm hồn tuổi thơ. 
- Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của sự gắn bó với gia đình, quê hương, cội nguồn...đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước. 
- Những gì gần gũi, thân thiết của tuổi thơ sẽ có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
2.0
c. Vài nét về nghệ thuật: 
-Viết về bà là đề tài không mới, nhưng Bằng Việt đã có một cách thể hiện mới mẻ (sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà ).
- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận.
-Giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.
0.75
4. Khái quát và khẳng định lại vấn đề .
0,5

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_chuyen_nam_hoc.doc