Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Quảng Trị (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (1,5 điểm) 

                                    Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây

Những cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng

                                                                  (Ngô Văn Phú)

  1. Xác định đâu là danh từ, động từ, tính từ trong các từ có gạch chân ở trên.
  2. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong bài thơ trên là gì?

      

Câu 2 (1,5 điểm)

Phân tích cấu trúc ngữ pháp của các câu sau:

  1. Hoa và tôi cùng học một lớp.
  2. Vườn nhà tôi hoa nở sớm.
  3. Anh ấy chưa nói hết chuyện nên  tôi  chưa về.

 

Câu 3 ( 2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn theo hình thức diễn dịch phát triển từ câu chủ đề sau đây: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương”.

Câu 4 ( 5,0 điểm)

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

                                    “…Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng.

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”…

                                                (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)

doc 3 trang Anh Hoàng 27/05/2023 2360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Quảng Trị (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Quảng Trị (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Quảng Trị (Kèm hướng dẫn chấm)
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
 QUẢNG TRỊ Khoá thi ngày 19 tháng 6 năm 2012 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
 MÔN THI: NGỮ VĂN 
 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,5 điểm) 
	Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Những cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng
	 (Ngô Văn Phú)
Xác định đâu là danh từ, động từ, tính từ trong các từ có gạch chân ở trên.
Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong bài thơ trên là gì?
Câu 2 (1,5 điểm)
Phân tích cấu trúc ngữ pháp của các câu sau:
Hoa và tôi cùng học một lớp.
Vườn nhà tôi hoa nở sớm.
Anh ấy chưa nói hết chuyện nên tôi chưa về.
Câu 3 ( 2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn theo hình thức diễn dịch phát triển từ câu chủ đề sau đây: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương”.
Câu 4 ( 5,0 điểm)
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
	“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
	(Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Phân tích đoạn thơ trên để thấy được tình cảm thiết tha, sâu nặng của Kiều với người thân.
-----HẾT-----
Họ và tên:..
Phòng thi:Số báo danh:.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM 2012
MÔN NGỮ VĂN
#
YÊU CẦU
Điểm
Câu 1
1,5 điểm
a
 Chỉ cần xác định được 5 từ trong số các từ gạch chân
Danh từ gồm: trời, bông, cánh đồng, mây, làng
Tính từ gồm: trắng, đỏ hây hây
Động từ: đội
Còn lại, GK vận dụng cho điểm từ 0,25 đến 0,75
1,0
b
Biện pháp tu từ chủ yếu: so sánh-không cần nêu giá trị tu từ.
Nếu HS ghi thêm nhiều BPTT khác cũng không cho thêm hoặc trừ bớt điểm.
0,5
Câu 2
HS có thể vẽ mô hình cấu trúc câu hoặc chỉ ra:
1,5 điểm
a
Câu đơn 1 cụm C-V, trong đó: 
C : Hoa và tôi; V: cùng học một lớp.
0,5
b
- Câu đơn có 1 cụm C-V nòng cốt, trong đó V là một cụm C-V. 
(Lưu ý: nhiều HS nhầm đây là câu đơn với trạng ngữ là “Vườn nhà tôi”. Gặp trường hợptrên, GK không cho điểm- trừ trường hợp điểm số toàn bài thi =0 thì cho 0,25)
0,5
c
- Câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – hệ quả với 2 cụm C-V đều là nòng cốt: (C1 – V1) nên (C2 – V2)
Mỗi trường hợp sai hoặc thiếu: trừ 0,25 đ
0,5
Câu 3
2,0 điểm
Yêu cầu: 
*Viết đoạn văn theo hình thức diễn dịch, phát triển chủ đề theo hướng:
- nêu rõ vai trò người giáo viên như người mẹ hiền : yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ
- khẳng định lòng biết ơn đối với cô giáo, cảm giác hạnh phúc, tự hào
- ý thức học tập, tu dưỡng để làm vui lòng Cô giáo và Mẹ hiền
* HS có thể diễn đạt khác vẫn vận dụng cho điểm, miễn là viết gọn, từ 5 đến 7 câu và bám sát chủ đề. 
1,5
0,5
Câu 4
A. YÊU CẦU CHUNG 
I.Hình thức: 
- Bố cục hợp lý, văn viết có hình ảnh, diễn đạt lưu loát, có dẫn chứng minh họa. 
- Vận dụng khéo léo các kỹ năng về nghị luận văn học,
II. Nội dung: Cảm nhận và phân tích được các khía cạnh chiều sâu vẻ đẹp nhân bản trong tình cảm của Kiều dành cho người yêu, cha mẹ, gia đình...Đó là tấm lòng thủy chung, hiếu thảo.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ. Gợi ý.
I. Mở bài : 
Ý 1 - Nêu được vị trí của đoạn trích: là một đoạn thơ điển hình trong Truyện Kiều, diễn tả cuộc sống của Thúy Kiều trong thời gian bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. 
Ý 2- Đây là một đoạn thơ điển hình trong nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật (NV) của Nguyễn Du, diễn tả nhiều cung bậc tình cảm khác nhau của Kiều. Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi, là tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều dành cho Kim Trọng và cha mẹ. Nội dung trữ tình của đoạn thơ này tập trung vào miền tâm trạng thứ hai. 
HS có thể vào bài cách khác, 2 Ý này GK vận dụng cho điểm từ 0,25 đến 0,5.
II. Thân bài : 
Ý 3- Khái quát không gian sống của Kiều. Đó là một không gian hoang vắng, bao la và xa lạ. Thiên nhiên rộng lớn càng tô đậm sự cô đơn lạnh lẽo của Kiều. Ngoài “tấm trăng” mà Kiều coi như là người tri kỉ, còn lại “vẻ non xa” và “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia” chỉ làm cho nàng càng cảm thấy trơ trọi, cô đơn và khao khát hơi ấm người thân, gia đình hơn.
Ý 4- Tô đậm chiều sâu tình cảm của NV. Trong cảnh “bẽ bàng” thương tâm của số phận, Kiều cảm nhận được từ trong nội tâm của mình ngọn lửa tình yêu sưởi ấm cảnh cô đơn. Và nàng “chia tấm lòng” mình, hướng lòng mình về người thân, hình dung những người thân yêu đang đêm ngày mong ngóng.
+ Đó là người yêu “ tin sương luống những rày trông mai chờ”. Kiều hình dung cảnh người yêu nóng lòng chờ tin mình, tấm lòng son của chàng chỉ có trời xanh và nàng hiểu thấu.
+ Đó là cha mẹ “tựa của hôm mai” lo lắng, mong đợi. Kiều đau lòng nghĩ đến cảnh cha mẹ già nua thiếu người chăm sóc, xót xa vì không được làm vui lòng mẹ cha. 
Ý 5- Trong hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi Kiều không nghĩ cho riêng mình mà chỉ thương cho người khác. Điều đó thể hiện đức hy sinh và tấm lòng vị tha, nhân hậu của nàng.
Ý 6 – Về nghệ thuật, Nguyễn Du đã thể hiện một tài năng bậc thầy trong việc diễn tả tâm trạng Kiều bằng các hình thức tả cảnh ngụ tình (tập trung ở đoạn sau-tả nỗi buồn của Thúy Kiều), hình thức tương phản, đối lập giữa không gian bao la rợn ngợp với sự lẻ loi đơn độc của nhân vật. Tác giả còn dùng nhiều từ ngữ ước lệ (tin sương, dưới nguyệt chén đồng, sân Lai...) làm tăng vẻ trang trọng và nhiều cách đặc tả tâm trạng độc đáo (tấm trăng, bẽ bàng...). 
Lưu ý: Ý 6 không bắt buộc; tính điểm 0.5 cho bài thi nào có bàn đến.
III. Kết bài:
Ý 7 – Đánh giá lại giá trị đoạn trích, khẳng định tình cảm cao quý, vị tha rất đáng trân trọng của Kiều.
C. HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM
- Điểm 4,0 đến 5,0: Đạt các yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể, hiểu được tinh thần của đoạn thơ, phân tích được các ý quan trọng trong phần thân bài; văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, ít sai chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 2,75 đến dưới 4,0: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên, nắm được những chi tiết quan trọng nhưng phân tích chưa sâu, khai thác được 2/3 số ý trong đó có Ý 4 và 5; diễn đạt đôi chỗ chưa trôi chảy, sai chính tả, ngữ pháp 3-5 lỗi.
- Điểm 1,5 đến 2,5 : Bài làm chưa hoàn chỉnh, nắm được nội dung của đoạn thơ nhưng sa vào diễn nôm, diễn đạt còn lủng củng, sai chính tả, ngữ pháp 5 lỗi trở lên.
- Điểm dưới 1,0 đến dưới 1,5: Không hiểu đề, nắm đoạn trích mơ hồ; viết sơ sài, sai chính tả, ngữ pháp rất nhiều.

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2011_2.doc