Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Hồ Chí Minh (Có đáp án)

Câu 1: (1 điểm)

          Hãy chép chính xác hai câu cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?

 

Câu 2: (1 điểm)

          Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.

 

Câu 3: (3 điểm)

          Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.

doc 2 trang Anh Hoàng 27/05/2023 5520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Hồ Chí Minh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Hồ Chí Minh (Có đáp án)

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Hồ Chí Minh (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 	 ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
 TP HỒ CHÍ MINH MÔN: NGỮ VĂN
 Khoá ngày 21 tháng 6 năm 2010
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (1 điểm)
 	Hãy chép chính xác hai câu cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?
Câu 2: (1 điểm)
 	Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
Câu 3: (3 điểm)
 	Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.
Câu 4: (5 điểm)
 	Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một, trang 180 – 188).
--------------------------------------
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1: 
Xe vẫn chạy về miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
	- Hai câu thơ thể hiện lòng yêu nước, tình cảm vì miền Nam ruột thịt của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Câu 2: 
Thành phần gọi – đáp trong câu ca dao : Bầu ơi
Bầu : từ ẩn dụ, hướng đến tất cả mọi người (đồng bào).

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_so_gddt_ho_chi.doc