Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông môn Ngữ văn - Năm học 2010-2011 - Sở GD&ĐT Thái Bình (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1.(2,0 điểm) 

Đọc câu văn sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

         “ Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”

        (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập một – NXB Giáo dục năm 2009)

a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào, của ai ?

b. Hãy giải nghĩa: 

- danh nho

- di dưỡng tinh thần

c. Phân biệt nghĩa của các từ: thanh đạm và  thanh cao.

doc 4 trang Anh Hoàng 27/05/2023 2680
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông môn Ngữ văn - Năm học 2010-2011 - Sở GD&ĐT Thái Bình (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông môn Ngữ văn - Năm học 2010-2011 - Sở GD&ĐT Thái Bình (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông môn Ngữ văn - Năm học 2010-2011 - Sở GD&ĐT Thái Bình (Kèm hướng dẫn chấm)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Năm học 2010-2011
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,0 điểm) 
Đọc câu văn sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
	 “ Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
	(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập một – NXB Giáo dục năm 2009)
a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào, của ai ?
b. Hãy giải nghĩa: 
- danh nho
- di dưỡng tinh thần
c. Phân biệt nghĩa của các từ: thanh đạm và thanh cao.
Câu 2. (3,0 điểm) 
	Viết bài văn ngắn giới thiệu về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Câu 3. (5,0 điểm) 
	Cảm nhận của em về hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
--- HẾT ---
Họ và tên thí sinh: ..................................................Số báo danh:..................................
Giám thị 1: .................................................. Giám thị :.................................................
SỞ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
THÁI BÌNH
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Năm học 2010-2011
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
(Hướng dẫn này gồm 02 trang)
I. H­íng dÉn chung:
- Người chấm cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc từng trường hợp.
- Tinh thần chung: nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 điểm đến 10 điểm) một cách hợp lí. Mạnh dạn cho điểm 0, điểm 1; không yêu cầu quá cao đối với mức điểm 9, điểm 10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, người chấm vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn qui định.
- Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong những người chấm thi. Sau khi cộng điểm toàn bài, không làm tròn.
II. H­íng dÉn cô thÓ:
C©u
§¸p ¸n
§iÓm
C©u 1
(2 điểm)
1a
Câu văn trên được trích trong văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh
của Lê Anh Trà (SGK Ngữ văn 9 tập Một trang 7).
(Chú ý: Thí sinh có thể trình bày thêm phần phụ chú chi tiết trong SGK).
0,5đ
1b
Giải nghĩa: danh nho: Nhà nho nổi tiếng. 
 di dưỡng tinh thần: Bồi bổ cho sảng khoái về tinh thần, giữ cho tinh thần vui khoẻ. 
0,5đ
0,5đ
1c
Phân biệt nghĩa:
- Thanh đạm: (ăn uống) giản dị, không có những món cầu kì hoặc đắt tiền.
 (cuộc sống) giản dị và trong sạch, thanh bạch.
- Thanh cao: (tâm hồn) trong sạch và cao thượng.
(Chú ý: Thí sinh có thể diễn đạt theo hiểu biết của mình nhưng phải phân biệt được hai từ trên một từ dùng để chỉ cuộc sống về vật chất và một từ chỉ đời sống tinh thần).
0,5đ
C©u 2
(3 ®iÓm)
+ Giới thiệu chung về Chuyện người con gái Nam Xương
- Tác giả: Nguyễn Dữ ( )
- Thể loại: Truyện truyền kì
- Nguồn gốc: Là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tác phẩm Truyền kỳ mạn lục, viết bằng chữ Hán, dựa vào cốt truyện cổ tích Vợ chàng Trương
0,5đ
+ Trình bày những điểm nổi bật cña Chuyện người con gái Nam Xương
 - Tóm tắt truyện: Đảm bảo các ý sau:
 a - Vũ Thị Thiết là người con gái thùy mị nết na có chồng là Trương Sinh. Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già và nuôi dạy con thơ. Mẹ mất, nàng lo toan chu đáo. 
- Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương tự vẫn.
- Cái bóng trên tường giúp Trương Sinh hiểu ra mọi sự thì đã quá muộn. 
 b - Trương Sinh lập đàn giải oan bên sông nhưng chỉ thấy Vũ Nương hiện lên giữa dòng nói với chồng mấy lời rồi biến mất.
1,0đ
- Giá trị nội dung:
- Giá trị hiện thực: Truyện giúp người đọc cảm nhận cuộc sống gia đình dưới xã hội phong kiến nam quyền, thấp thoáng bóng dáng của cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa; phản ánh sè phËn bi kÞch cña ng­êi phô n÷...
0,75đ
- Giá trị nhân đạo: NiÒm th­¬ng c¶m s©u s¾c đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, ®Ò cao vẻ đẹp truyền thống của họ, lªn ¸n, tè c¸o nh÷ng thÕ lùc vïi dËp con ng­êi
- Giá trị nghệ thuật:
 Nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực, tạo nên vẻ đẹp riêng của truyện truyền kỳ.
0,5đ
+ Đánh giá chung về vẻ đẹp của một áng văn xuôi cổ, xứng đáng là một “thiên cổ kỳ bút” (áng văn hay của ngàn đời)
L­u ý: 
- Thí sinh phái tuân thủ bố cục của một văn bản thuyết minh. Kh«ng cho ®iÓm tèi ®a nh÷ng bµi viÕt d­íi d¹ng dµn ý.
- PhÇn tãm t¾t t¸c phÈm häc sinh cã thÓ theo nhiÒu c¸ch miÔn lµ kh«ng sai lÖch. 
0,25đ
C©u 3
(5 ®iÓm)
 a- Cảm nhận chung về hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí
- Đồng chí là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. 
- Chân dung người lính hiện lên chân thực, giản dị với tình đồng chí cao đẹp.
0,5đ
b- Hình tượng người lính thể hiện ở 2 nội dung:
 + Nội dung hình tượng: (Hình ảnh người lính hiện lên một cách chân thực, cảm động): 
 - Họ là người nông dân áo vải, từ những vùng quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”... vào cuộc chiến đấu gian khổ.
 - Chấp nhận cuộc sống quân ngũ đầy thiếu thốn: “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, “chân không giày”; gian khổ: “cười buốt giá” “sốt run người”...
1,0đ
 + Nội dung tình cảm: (Hình ảnh người lính với vẻ đẹp tình cảm, tâm hồn):
 - Lí tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen gắn bó: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”
 - Mục đích: Tất cả vì tổ quốc mà hi sinh Họ gửi lại quê hương tất cả:“Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”.
 - Tình đồng chí :
 + Được nảy sinh từ nhiều điểm chung: (Cảnh ngộ, lí tưởng, nhiệm vụ) để rồi thành mối tình tri kỉ: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Tình cảm ấy phát triển thành tình Đồng chí.
 + Tình đồng chí giúp người lính vượt lên mọi khó khăn gian khổ:
- Giúp họ chia sẻ, cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày”... “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.
- Giúp họ vượt qua những gian lao thiếu thốn của cuộc kháng chiến: “Áo anh rách vai”... chân không giày. Cùng chịu đựng những cơn “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”.
- Tình cảm gắn bó thầm lặng mà cảm động của người lính: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
- Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp người lính chủ động trong tư thế chờ giặc tới: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” 
- Vẻ đẹp tâm hồn của những người chiến sĩ: 
Lãng mạn và lạc quan: “miệng cười buốt giá”; hình ảnh “đầu súng trăng treo” gợi nhiều liên tưởng phong phú. 
3,0đ
c- Khái quát nâng cao:
- Vẻ đẹp của người lính trong bài thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.
- Hình tượng người lính được thể hiện qua các chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực cô đọng mà giàu sức biểu cảm, hướng về khai thác đời sống nội tâm.
0,5đ

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_trung_hoc_pho_thong_mon_ngu_van.doc