Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả - kiểu bài tả đồ vật cho học sinh lớp 4

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong đời sống, muốn người khác công nhận ra những điều mình đã nhìn thấy, đã sống, đã trải qua… chúng ta phải miêu tả. Trong văn học, các câu chuyện, các cuốn tiểu thuyết, thậm chí ngay cả trong văn nghị luận hay văn viết thư, nhiều lúc ta cũng chen vào các đoạn văn miêu tả. Vì thế, có thể nói văn miêu tả có một vị trí quan trọng trong sáng tác văn chương. Cũng vì thế văn miêu tả chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tập làm văn bậc tiểu học. 

Theo chương trình đổi mới sách giáo khoa lớp 4, văn miêu tả chiếm 30/62 tiết Tập làm văn của cả năm học. Bao gồm các kiểu bài: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Như vậy, việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều đó tạo tiền đề vững chắc để học sinh làm được những bài văn hay, câu văn súc tích, giàu hình ảnh, diễn đạt rõ ý, cảm xúc chân thật, sinh động và sáng tạo. Để tạo điều kiện cho học sinh có những cơ sở học tốt tất cả các kiểu bài miêu tả ( kể cả tả cảnh và tả người ở lớp 5 ) đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Lấy học trò làm trung tâm, còn thầy chỉ là người tổ chức hướng dẫn, trò tự khám phá và lĩnh hội tri thức. Có như vậy thì mới nâng cao được hiệu quả và chất lượng giảng dạy.

 Khi vào thực tế giảng dạy, tôi thấy phần lớn học sinh còn lúng túng, vụng về, gặp nhiều khó khăn khi làm văn miêu tả nói chung và tả đồ vật nói riêng. Số học sinh làm được một bài văn hay, có sáng tạo thật là ít. Hầu hết khi miêu tả các em chỉ đưa ra những nhận xét chung chung, câu văn thì rườm rà, diễn đạt ý thì lủng củng… Điều này đã làm tôi trăn trở và lo lắng.

 Xuất phát từ lý do trên, nhằm đáp ứng nhu cầu: “Làm thế nào để các em viết được những câu văn, đoạn văn, bài văn hay. Giúp các em tự tin, phấn khởi và yêu thích phân môn Tập làm văn. Tôi quyết định chọn đề tài: “Biện pháp hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả – kiểu bài tả đồ vật cho học sinh lớp 4.”

doc 20 trang Anh Hoàng 27/05/2023 4080
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả - kiểu bài tả đồ vật cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả - kiểu bài tả đồ vật cho học sinh lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả - kiểu bài tả đồ vật cho học sinh lớp 4
Phần 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Biện pháp hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả – kiểu bài tả đồ vật cho học sinh lớp 4.”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: áp dụng cho trường Tiểu học
3. Tác giả: 
Họ và tên: Bùi Thị Hường Nam (nữ): nữ
Ngày tháng/năm sinh: 26/10/1987
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Quyết Thắng
Điện thoại: 0989503660
4. Đồng tác giả (nếu có)
Họ và tên; 
Ngày tháng/năm sinh; 
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ, đơn vị công tác; 
Điện thoại:
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) : Trường Tiểu học Quyết Thắng
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: năm học 2013 - 2014
HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Trong quá trình giảng dạy học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng, tôi thấy học sinh gặp nhiều lúng túng khi viết văn miêu tả đồ vật. Trên cơ sở khảo sát chất lượng thực trạng viết văn miêu tả đồ vật năm học 2013 – 2014. Tôi thấy một số khó khăn, vướng mắc mà giáo viên và học sinh hay mắc phải. Từ đó, tôi đã đưa ra một số giải pháp: “Biện pháp hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả – kiểu bài tả đồ vật cho học sinh lớp 4.” Sau khi áp dụng sáng kiến này, tôi nhận thấy các em bắt đầu có hứng thú và đam mê với phân môn Tập làm văn. Chất lượng bài viết đã tốt hơn. Các giải pháp trên đã được giáo viên và ban chuyên môn nhà trường đánh giá cao. 
Víi kh¶ n¨ng cßn nhiÒu h¹n chÕ, t«i xin nªu lªn vµi ý kiÕn nhá cña b¶n th©n nh»m gióp gi¸o viªn tham kh¶o khi h­íng dÉn häc sinh viÕt v¨n miªu t¶ ®å vËt.
KÝnh mong c¸c b¹n ®ång nghiÖp gãp ý bæ sung thªm cho s¸ng kiÕn nµy hoµn thiÖn h¬n.
Phần 2
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong đời sống, muốn người khác công nhận ra những điều mình đã nhìn thấy, đã sống, đã trải qua chúng ta phải miêu tả. Trong văn học, các câu chuyện, các cuốn tiểu thuyết, thậm chí ngay cả trong văn nghị luận hay văn viết thư, nhiều lúc ta cũng chen vào các đoạn văn miêu tả. Vì thế, có thể nói văn miêu tả có một vị trí quan trọng trong sáng tác văn chương. Cũng vì thế văn miêu tả chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tập làm văn bậc tiểu học. 
Theo chương trình đổi mới sách giáo khoa lớp 4, văn miêu tả chiếm 30/62 tiết Tập làm văn của cả năm học. Bao gồm các kiểu bài: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Như vậy, việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều đó tạo tiền đề vững chắc để học sinh làm được những bài văn hay, câu văn súc tích, giàu hình ảnh, diễn đạt rõ ý, cảm xúc chân thật, sinh động và sáng tạo. Để tạo điều kiện cho học sinh có những cơ sở học tốt tất cả các kiểu bài miêu tả ( kể cả tả cảnh và tả người ở lớp 5 ) đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Lấy học trò làm trung tâm, còn thầy chỉ là người tổ chức hướng dẫn, trò tự khám phá và lĩnh hội tri thức. Có như vậy thì mới nâng cao được hiệu quả và chất lượng giảng dạy.
 Khi vào thực tế giảng dạy, tôi thấy phần lớn học sinh còn lúng túng, vụng về, gặp nhiều khó khăn khi làm văn miêu tả nói chung và tả đồ vật nói riêng. Số học sinh làm được một bài văn hay, có sáng tạo thật là ít. Hầu hết khi miêu tả các em chỉ đưa ra những nhận xét chung chung, câu văn thì rườm rà, diễn đạt ý thì lủng củng Điều này đã làm tôi trăn trở và lo lắng.
 Xuất phát từ lý do trên, nhằm đáp ứng nhu cầu: “Làm thế nào để các em viết được những câu văn, đoạn văn, bài văn hay. Giúp các em tự tin, phấn khởi và yêu thích phân môn Tập làm văn. Tôi quyết định chọn đề tài: “Biện pháp hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả – kiểu bài tả đồ vật cho học sinh lớp 4.”
 Qua đó giúp giáo viên tự điều chỉnh phương pháp dạy học để tiết học diễn ra nhẹ nhàng và có hiệu quả cao.
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.2.1. Giúp học sinh lớp 4: 
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý kiểu bài văn miêu tả đồ vật.
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc.
- Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những đồ vật xung quanh các em.
- Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp 5.
1.2.2. Giúp giáo viên:
- Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả đồ vật cho học sinh lớp 4 để vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt.
- Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy văn miêu tả nói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả đồ vật nói riêng.
- Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học.
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu mục tiêu, nội dung dạy- học văn miêu tả đồ vật lớp 4.
- Thực trạng dạy- học văn miêu tả đồ vật ở lớp 4.
- Một số biện pháp dạy- học văn miêu tả lớp 4.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Đọc tài liệu liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu nội dung chương trình tập làm văn 4 mạch kiến thức: Dạy viết văn miêu tả.
1.4.2 Phương pháp quan sát sư phạm
- Quan s¸t tinh thÇn, th¸i ®é, ý thøc trong häc tËp lµm v¨n cña häc sinh líp m×nh, häc sinh líp kh¸c trong khi ®i dù giê, quan s¸t ph­¬ng ph¸p s­ ph¹m cña gi¸o viªn gi¶ng d¹y, quan s¸t chất lượng bài viết của học sinh ở các đề miêu tả đồ vật kh¸c nhau ®Ó t×m hiÓu nh÷ng t¸c nh©n trùc tiÕp ¶nh h­ëng ®Õn chÊt l­îng viết văn miªu tả cña häc sinh. 
1.4.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- TiÕn hµnh ®ång thêi víi ph­¬ng ph¸p kiÓm tra to¸n häc vµ ph­¬ng ph¸p tæng hîp sè liÖu. Khi kiÓm tra ®¸nh gi¸ chÊt l­îng bài văn miêu tả cña tõng häc sinh, t«i m« t¶ vµ thèng kª chÊt l­îng Êy b»ng nh÷ng sè liÖu cô thÓ, sau ®ã tæng hîp c¸c sè liÖu ®· thu ®­îc nh»m rót ra kinh nghiÖm gi¶ng d¹y cho b¶n th©n.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu: 
- Thể loại văn miêu tả đồ vật lớp 4.
- Học sinh lớp 4 trường tôi công tác.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Các bài văn miêu tả đồ vật ở lớp 4
- Thực trạng dạy- học viết văn miêu tả đồ vật của học sinh lớp 4 trường tôi công tác năm học 2013-2014
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1 TÌM HIỂU MỤC TIÊU, NỘI DUNG DẠY VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT LỚP 4
2.1.1 Mục tiêu của dạy viết văn miêu tả lớp 4
+ Yêu cầu kiến thức: 
- Học sinh phải hiểu thế nào là miêu tả?
- Miêu tả đồ vật: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
+ Yêu cầu kỹ năng: Chương trình tập làm văn miêu tả( nhằm trang bị cho học sinh những kĩ năng sản sinh ngôn bản), cụ thể:
- Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp: Nhận diện đặc điểm văn bản; phân tích đề bài, xác định yêu cầu.
- Kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: Xác định dàn ý của bài văn đã cho; quan sát đối tượng tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả
- Kĩ năng thực hiện hoá hoạt động giao tiếp: Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt; sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt.
2.1.2 Nội dung chương trình tập làm văn miêu tả đồ vật lớp 4
 Chương trình TLV lớp 4 được thiết kế tổng cộng 62 tiết/ năm. Trong đó, văn miêu tả gồm có 30 tiết, văn miêu tả đồ vật gồm có 11 tiết được phân bố như sau:
TUẦN
TÊN BÀI
MỤC TIÊU
Tuần 14
1. Thế nào là văn miêu tả
2. Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
 Hiểu được thế nào là miêu tả.
 Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung; bước đầu viết được 1,2 câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ Mưa.
 Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.
Biết vận dụng để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường.
Tuần 15
1. Luyện tập miêu tả đồ vật
2. Quan sát đồ vật
 Nắm vững cấu tạo 3 phần( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể.
 Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp.
 Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật đó với đồ vật khác; dựa vào kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc.
Tuần 16
 Luyện tập miêu tả đồ vật
 Dựa vào dàn ý đã lập(TLV, tuần 15), viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
Tuần 17
1. Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
2. LT xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
 Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.
 Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn; viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút.
 Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn; viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách.
Tuần 19
 1. LT xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
 2. LT xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
 Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật.
 Viết được đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách trên.
 Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn tả đồ vật.
 Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.
Tuần 20
Miêu tả đồ vật (Kiểm tra viết)
 Biết viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần( mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu rõ ý.
Tuần 21
1. Trả bài văn miêu tả đồ vật
 Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả đồ vật( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
 Dạy học văn miêu tả đồ vật có thể chia thành hai phần: Dạy lí thuyết và dạy thực hành.
2.2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT LỚP 4
2.2.1 Đối với giáo viên
Bên cạnh những đồng chí giáo viên đã tích cực, say sưa nghiên cứu sáng tạo để tìm ra những biện pháp dạy học sinh khi viết đoạn văn sao cho hiệu quả nhất thì còn một số giáo viên còn rất ngại, đôi khi “sợ” dạy tiết Tập làm văn với tâm lý có dạy học sinh cũng không viết được. Còn có giáo viên chưa thực sự coi trọng cũng như chưa thực sự đồng tình với việc “tạo năng lực viết văn” cho học sinh khi các em đang học bậc Tiểu học. Cụ thể:
- Giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh khi dạy phân môn Tập làm văn. 
- Giáo viên chưa thực sự chú ý đến việc hình thành cho các em thói quen tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học.
- Việc giúp học sinh vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào dạy Tập làm văn còn hạn chế.
- Thực tế: Khi viết văn thì việc sử dụng từ, viết câu rất quan trọng. Nhưng khi dạy tập đọc giáo viên ít quan tâm đến việc rèn cho học sinh cảm nhận hoặc chỉ ra những từ ngữ hay, những hình ảnh đẹp, những câu văn sinh động, hấp dẫn, giàu cảm xúc của tác giả bài viết.
- Một số giáo viên chưa thật sự chú ý đến việc dạy học sinh cách lập dàn ý cho một bài văn.
- Việc rèn kĩ năng viết bài cho học sinh chưa thường xuyên, hiệu quả.
2.2.2 Đối với học sinh
- Học sinh ngại học văn đặc biệt là làm bài tập về đặt câu, viết đoạn văn và học phân môn Tập làm văn.
- Vốn sống, thói quen và khả năng tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học còn hạn chế. 
- Mặc dù học sinh đã được thực hành luyện viết câu, đoạn văn ngắn khá nhiều trong chương trình Tiếng Việt 2, 3 và viết bài văn có cấu tạo ba phần của Tiếng Việt 4 nhưng việc viết câu văn, đoạn văn của học sinh còn rất hạn chế.
 Cụ thể: Học sinh thường mắc một số lỗi sai như sau:
2.2.2.1 Bài văn ngắn, câu cụt, kể lể, ít hình ảnh,ví dụ:
- Cái cặp của em nhiều màu. Mặt trước có siêu nhân rất đẹp. Nó có ba ngăn. Một ngăn em để bút, một ngăn em để vở, một ngăn để sách.
 Đoạn văn như vậy được coi là tạm được vì đúng ý. Câu văn rõ nghĩa. Nhưng miêu tả như vậy chỉ cần vài câu là tả xong một đồ vật. Và nó cũng rất chung chung, không làm nổi bật được nét riêng của đồ vật đó.
2.2.2.2 Đọc bài văn miêu tả đồ vật của các em, ta còn thấy sự khô khan, nghèo cảm xúc, sự liệt kê lan man, dài dòng, lủng củng, lộn xộn, không lột tả được đối tượng miêu tả, đôi khi còn bịa đặt. 
- Nhiều em muốn bắt chước cho bài văn hay hơn đã sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá một cách tuỳ tiện. VD: Chiếc bút chì của em to như bắp tay em.
- Hình thức câu lặp lại nhiều lần: Thân của nó dài. Đầu nó nhọn
- Chưa liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn, trong bài.
- Chưa biết sử dụng dấu câu nhằm nâng cao hiệu quả diễn đạt. 
VD: Cún bông mới dễ thương làm sao. (!)
2.2.2.3 Bài văn miêu tả đồ vật của học sinh lớp 4 hầu hết mắc những lỗi: Lỗi chính tả, lỗi dấu câu, lỗi diễn đạt, lỗi chủ đề. Cụ thể như sau:
- Lỗi chính tả: Học sinh chủ yếu vẫn thường sai phụ âm đầu l/n( chủ yếu), s/x, d/r/gi. 
VD: Đôi mắt búp bê nong nanh.
- Lỗi dấu câu: 
+ Không dùng dấu câu: Xảy ra nhiều với học sinh yếu kém. Các em không sử dụng hoặc ít sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong một câu hoặc trong một bài văn.
+ Sử dụng dấu câu sai. VD: Cái bàn đã gắn bó với em suốt ba năm qua và bây giờ lại cùng em cần mẫn miệt mài bên những bài toán khó.
- Lỗi diễn đạt: 
+ Lỗi dùng từ không phù hợp. VD: Cái bàn gỗ này trắng tinh.
+ Câu không đủ thành phần. VD: Có hình siêu nhân, mèo máy.
+ Câu thừa thành phần(lặp lại thành phần một cách không cần thiết). 
VD: Em rất yêu quý chiếc bàn học nhà em.
+ Câu có nội dung trùng lặp với câu khác trong bài văn.
VD: Cái bút chì này là hàng ngoại nhập. Hàng ngoại nhập được mua ở nước ngoài.
+ Câu không phân định được thành phần. 
VD: Em phải giữ gìn chiếc đồng hồ để trên mặt tủ.
+ Câu sai nghĩa. VD: Con mèo bông nặng khoảng 20 ki-lô-gam.
+ Câu không rõ nghĩa. VD: Con mèo bông lông trắng mắt nó em yêu chú lắm.
+ Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các vế câu. 
VD: Chiếc cặp của em màu đỏ giúp em học giỏi.
+ Các câu trong bài mâu thuẫn nhau: Bút chì to, mập mạp. Thân nó gầy.
- Lỗi lạc chủ đề. 
VD: Tả chiếc cặp: Ngăn ngoài của cặp em đựng bút. Chiếc bút màu đỏ rất đẹp.
Như vậy, ta thấy bài văn miêu tả đồ vật của học sinh lớp 4 mắc rất nhiều lỗi. 
Ở đây đặt ra một vấn đề cấp thiết là dạy học sinh viết văn sao cho mạch lạc, giàu hình ảnh, tái hiện được cụ thể, sinh động đối tượng miêu tả.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi cho học sinh làm một bài kiểm tra.
 Đề bài: Hãy tả một đồ dùng học tập của em mà em thích nhất.
 Kết quả làm bài của các em thu được như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9- 10
Điểm 7- 8
Điểm 5- 6
Điểm dưới 5
4A
 27
2 HS = 7,4%
8 HS = 29,6%
12 HS = 44,5 %
5 HS = 18,5 %
4B
26
1 HS = 3,9 %
7 HS = 26,9%
14 HS = 53,8%
4 HS = 15,4%
Qua đây, tôi xin nêu lên những phương pháp, biện pháp tiến hành trên cơ sở các phương pháp đặc trưng của phân môn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm nâng cao chất lượng dạy học sinh lớp 4 viết văn miêu tả đồ vật mà tôi áp dụng có hiệu quả.
2.3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT CHO HỌC SINH LỚP 4
2.3.1 Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả đồ vật
Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người.
Miêu tả là khi đọc những gì chúng ta biết, người đọc như thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, con vật, một dòng sông, người đọc còn có thể nghe được cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm chí còn ngửi thấy mùi hôi, mùi sữa, mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc,nhưng đó mới chỉ là miêu tả bên ngoài, còn sự miêu tả bên trong nữa là miêu tả tâm trạng vui, buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cả cây cỏ.”
Như vậy, miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết với đối tượng được miêu tả. Bởi vì trong thực tế không ai tả mà để tả, mà thường tả để gửi gắm suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá, những tình cảm yêu ghét cụ thể của mình. Các bài văn miêu tả đồ vật ở tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng mà học sinh yêu mến, thích thú. Vì vậy, qua bài làm của mình, các em phải gửi gắm tình yêu thương với những gì mình miêu tả.
Đối tượng của văn miêu tả đồ vật ở lớp 4 là những vật học sinh thường thấy trong đời sống hàng ngày gần gũi với các em, vì vậy cũng dễ trở thành gần gũi với các em. Đó có thể là cái trống, cái bút, quyển vở, cặp sách, cái đồng hồ báo thức,Chúng là những đồ vật vô tri, vô giác nhưng gần gũi và có ích đối với học sinh.
 	Mỗi đồ vật đều có một hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu cụ thể. Học sinh miêu tả những đặc điểm này trong bài văn của mình. Với những đồ vật có nhiều bộ phận, các em cần tập trung tả những bộ phận quan trọng nhất. Đó chính là những nét tiêu biểu để phân biệt đồ vật này với đồ vật khác. 
Đồ vật lại thường gắn liền với cuộc sống con người nên khi miêu tả phải nói tới công dụng, lợi ích của đồ vật cũng như tình cảm của con người đối với nó. Có như vậy, đồ vật mới hiện lên một cách sinh động và có hồn.
	Với mỗi học sinh, mỗi bài tập làm văn là một sản phẩm của từng cá nhân các em trước một đề tài. Sản phẩm này ít nhiều in dấu ấn riêng của từng em trong cách suy nghĩ, cách tả, cách diễn đạt,Giáo viên cần có thái độ tôn trọng sự độc lập suy nghĩ sáng tạo nếu nó không biểu lộ những lệch lạc.
	Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản sự sáng tạo của người viết, nhưng không có nghĩa là cho phép người viết “bịa” một cách tuỳ ý. Để tả hay, tả đúng thì phải tả chân thật. Giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh thái độ giả tạo, sáo rỗng
2.3.2 Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của đề bài.
 Đây là một việc làm rất quan trọng, bới nó giúp học sinh định hướng được công việc mình sẽ làm: Đó là xác định được bài văn thuộc thể loại bài văn gì? Kiểu bài gì? Đối tượng miêu tả là gì?... Từ đó giúp các em không đi lạc yêu cầu của đề. Sau khi nêu xong đề bài, tôi ghi lên bảng rồi yêu cầu 2 học sinh đọc lại.
 Ví dụ: Chiếc bút máy một đồ dùng học tập không thể thiếu được đối với tất cả học sinh. Hãy tả lại cây bút ấy của em.
Tôi hướng dẫn các em như sau:
Đề bài thuộc thể loại văn gì? (miêu tả)
Kiểu bài nào? (tả đồ vật)
Đối tượng miêu tả là gì? (chiếc bút máy)
Sau khi học sinh trả lời xong, tôi chốt lại yêu cầu và dùng phấn màu gạch chân các từ ngữ quan trọng.
 Tóm lại: Theo tôi nếu giáo viên cũng làm rõ yêu cầu như vậy thì chắc chắn sẽ không có một bài văn nào của học sinh bị lạc đề.
2.3.3 Rèn kỹ năng quan sát đồ vật:
Đây là biện pháp được coi là cơ bản nhất. Bởi kết quả của quan sát được thể hiện rõ trong từng bài làm của học sinh. Em nào quan sát tinh vi, thấu đáo thì em đó sẽ nhận ra được những nét riêng biệt, đặc sắc của đồ vật mình định tả để thể hiện trong bài viết. Còn em nào quan sát hời hợt, phiến diện thì bài viết của các em sẽ khô khan, nông cạn.
 Để giúp các em tìm ra được những nét riêng biệt, tiêu biểu cho từng đồ vật tôi sử dụng các thao tác rèn kỹ năng như sau:
2.3.3.1 Quan sát tỷ mỷ đồ vật theo 1 trình tự hợp lý: 
Các em có thể quan sát theo các trình tự sau:
- Nhìn bao quát: quan sát hình dáng, màu sắc của đồ vật.
- Quan sát từng bộ phận: bên ngoài/ bên trong, bên trên/ bên dưới, đầu, mình, chân, tay
 Song dù quan sát theo trình tự nào thì các em cũng phải dừng lại ở bộ phận chủ yếu, trọng tâm để quan sát kỹ hơn.
 Ví dụ: Quan sát con gấu bông. Tôi hướng dẫn các em quan sát theo trình tự:
- Nhìn bao quát: + Hình dáng
 + Bộ lông
- Quan sát bộ phận: + Hai mắt
 + Mũi
 + Cổ
Đó chính là quan sát bao quát rồi quan sát từng bộ phận của đồ vật.
2.3.3.2 Quan sát đồ vật bằng nhiều giác quan:
 Đây là thao tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định nhiều mặt. Thông thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát. Do đó, kết quả thu được thường chỉ là các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác. Xong tôi đã hướng dẫn các em biết cách phối hợp nhịp nhàng các giác quan để quan sát. Gồm: - Dùng mắt để xem hình dáng, kích thước, màu sắc của đồ vật như thế nào.
- Dùng tay để biết đồ vật mềm hay rắn, nhẵn nhụi hay thô ráp, nặng hay nhẹ
- Dùng tai để nghe đồ vật khi được sử dụng có phát ra tiếng động không, tiếng động ấy như thế nào ?
 Ví dụ: Quan sát cái trống trường: Tôi hướng dẫn như sau:
 Các em dùng mắt để quan sát từ xa xem hình dáng của nó như thế nào? trông nó giống cái gì?(to, tròn, giống cái lu đựng nước)
 Em hãy dùng tay để sờ xem mặt trống như thế nào (nhẵn, căng)
 Em hãy dùng tai để lắng nghe tiếng trống như thế nào ?
Với mỗi bộ phận của đồ vật tôi đều có một câu hỏi gợi ý và giúp các em sử dụng từ ngữ để ghi lại những gì quan sát được. Nếu giáo viên làm tốt thao tác này là đã góp phần vào sự thành công của việc rèn kỹ năng quan sát đồ vật cho học sinh.
2.3.3.3 Quan sát để phát hiện, tìm ra những điểm riêng của đồ vật:
	Trong quá trình quan sát, tôi nhắc học sinh cố gắng tìm ra những đặc điểm riêng biệt của đồ vật. Học sinh cần phải nhằm vào những chi tiết, bộ phận có thể khắc họa hình ảnh đồ vật ấy một cách rõ rệt, gợi cho em nhiều ấn tượng nhất. tập trung miêu tả những nét độc đáo và làm hiện lên những nét riêng của đồ vật đó khiến nó không lẫn với các đồ vật khác, nhất là những đồ vật cùng loại.
 Ví dụ: Búp bê của em có thể có một dáng vẻ riêng, không giống của các bạn khác
2.3.4 Rèn kỹ năng lập dàn bài chi tiết cho bài văn miêu tả đồ vật.
 Để viết được một bài văn hay, thì học sinh cần phải có thói quen lập dàn bài chi tiết. Vì vậy sau khi hướng dẫn học sinh kỹ năng quan sát, tôi giúp các em có thói quen chọn lọc các chi tiết quan sát được và sắp xếp chúng thành một dàn bài chi tiết. Để giúp các em thực hiện tốt kỹ năng này, tôi hướng dẫn theo hai bước sau:
2.3.4.1 Kỹ năng chọn lọc chi tiết:
- Kết quả các em quan sát được bao gồm cả phần thô lẫn phần tinh. Vậy làm thế nào để giúp các em sàng lọc bỏ phần thô, chỉ giữ lại phần tinh. Để giúp các em làm công việc đó, tôi yêu cầu các em xác định rõ yêu cầu của đề bài và đặc điểm đối tượng miêu tả để lược bỏ chi tiết không cần thiết.
 Ví dụ: Quan sát cái trống trường
Muốn tả kích thước của cái trống các em cần lược bỏ một số chi tiết (chiều cao, đường kính) vài giữ lại chi tiết : Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước.
2.3.4.2 Kỹ năng sắp xếp ý:
 Sau khi chọn lọc được các chi tiết, nếu các em không biết các sắp xếp ý thì bài văn của các em sẽ lủng củng, lộn xộn. Để giúp các em làm tốt kỹ năng này tôi luôn lưu ý học sinh: một bài văn cho dù dài hay ngắn thì luôn đủ ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu đồ vật sẽ tả. (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp)
+ Thân bài: Miêu tả đồ vật:
Tả bao quát
Tả chi tiết
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đồ vật (theo cách mở rộng hoặc không mở rộng.)
Tóm lại: Cho dù làm bài tại lớp hay về nhà, tôi luôn nhắc nhở các em phải lập nhanh một dàn bài.
Ví dụ: Làm dàn ý tả chiếc áo của em:
+ Mở bài: Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: là một chiếc sơ mi đã cũ, em mặc đã hơn một năm.
+ Thân bài:
Tả bao quát chiếc áo (dáng, kiểu, rộng, hẹp, vải, màu)
. Áo màu xanh lơ
. Chất vải cô tông, không có ni lông nên mùa đông ấm, mùa hè mát.
. Dáng rộng, tay áo không quá dài, mặc rất thỏa mái
- Tả từng bộ phận (thân áo, tay áo, nẹp, khuy áo):
. Cổ cồn mềm, vừa vặn
. Áo có hai chiếc túi trước ngực rất tiện, có thể cài bút vào trong
. Hàng khuy xanh bóng, được khâu rất chắc chắn.
 + Kết bài: Tình cảm của em đối với chiếc áo.
	. Áo đã cũ nhưng em rất thích.
	. Em đã cùng mẹ đạp xe đến cửa hàng chọn mua từ năm ngoái
	. Em có cảm giác mình lớn lên khi mặc áo.
2.3.5 Dựng đoạn và viết bài văn miêu tả đồ vật.
 Đây là bước cuối cùng để hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn. Từ các ý đã lập, các em sử dụng ngôn ngữ, phát triển ý để dựng thành đoạn và bài. Tôi hướng dẫn các em viết bài văn thành nhiều đoạn, như vậy mỗi đoạn văn miêu tả có một nét nhất định.
 Ví dụ: Khi tả chiếc áo
 Đoạn 1: giới thiệu chiếc áo em mặc
 Đoạn 2: Tả bao quát chiếc áo
 Đoạn 3: Tả từng bộ phận chiếc áo
 Đoạn 4: Tình cảm của em đối với chiếc áo
 Ở bước này, tôi lưu ý các em: Viết đoạn văn phải đảm bảo sự liên kết giữa các câu trong đoạn để cùng tả một bộ phận. Các ý trong đoạn được diến tả theo một trình tự nhất định nhằm minh họa, cụ thể hóa ý chính.
 Về mặt hình thức trình bày, khi viết hết mỗi đoạn văn các em cần chấm xuống dòng. Các đoạn văn trong một bài cũng phải có một sự liên kết, được bố cục chặt chẽ theo ba phần (mở bài – thân bài – kết bài). Kỹ năng viết của học sinh được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh.
2.3.6 Luyện tập cách sử dụng các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật trong viết văn.
 Để bồi dưỡng kĩ năng diễn đạt, học sinh sẽ thực hành một số bài tập luyện viết như: với các từ cho sẵn, viết thành câu, luyện dùng từ bằng cách sửa lỗi dùng từ; từ ý đã cho viết thành câu gợi tả, gợi cảm, viết có sử dụng biện pháp tu từ theo yêu cầu, làm các bài tập mở rộng thành phần câu để cách diễn đạt được sinh động, gợi tả, gợi cảm hơn. Giáo viên cần tiến hành theo mức độ tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt câu đúng, sau yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá, có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh hay những từ biểu lộ tình cảm.
 VD: Một học sinh tả chiếc bàn học:
 Mỗi lúc học bài mệt em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận hương thơm dìu dịu của một người bạn thân đã cần mẫn, miệt mài cùng em giải những bài toán khó.
 Miêu tả như vậy vừa sinh động, tinh tế vừa rất tình cảm và sẽ cuốn hút người đọc, người nghe.
 Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả và cũng không phải tự các em có sẵn tâm hồn văn chương như vậy. Học sinh có thể phát hiện tốt chi tiết có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nhưng khi viết văn lại khó vận dụng được. Giáo viên cần có biện pháp nào giúp các em? Tôi đã giúp các em bằng cách như sau:
 VD: Anh chàng trống này tròn như cái chum.
- Cho học sinh phát hiện biện pháp nghệ thuật trong câu trên.
- Nêu tác dụng của việc so sánh như vậy.
- Giải thích vì sao có thể so sánh trống với cái chum.
- Tập vận dụng so sánh tương tự. Chú ý giúp học sinh nhận ra những cách so sánh thú vị, giàu sức gợi tả và những so sánh không có giá trị.
- Yêu cầu các em ghi chép vào sổ tay những câu văn, thơ có sử dụng hiệu quả biện pháp nghệ thuật đó.
2.3.7 Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài tập làm văn:
 KÜ n¨ng TLV tr­íc hÕt ®­îc chia thµnh kÜ n¨ng nãi, kÜ n¨ng viÕt. Ở líp ®Çu cÊp, khÈu ng÷ cña c¸c em ph¸t triÓn h¬n cßn kÜ n¨ng viÕt míi ®­îc h×nh thµnh nªn bÞ ¶nh h­ëng cña khÈu ng÷, c¸c em nãi thÕ nµo, viÕt thÕ Êy, m¾c c¸c lçi ®­îc tÝnh vµo lçi vi ph¹m phong c¸ch. VÒ sau, kÜ n¨ng viÕt sÏ ph¸t triÓn vµ sÏ ¶nh h­ëng tÝch cùc trë l¹i víi khÈu ng÷. Lªn líp 4,5 kÜ n¨ng viÕt ngµy cµng ph¸t triÓn. TLV cã vai trß hµng ®Çu trong viÖc ph¸t triÓn kÜ n¨ng nµy. §Æc biÖt, khi häc viÕt v¨n miªu t¶, häc sinh líp 4 b­íc ®Çu ®­îc häc diÔn ®¹t l­u lo¸t, giµu h×nh ¶nh.
 MÆt kh¸c, sù liªn kÕt néi dung lµ liªn kÕt bªn trong khã nhËn thÊy, nhiÒu ng­êi th­êng chó ý ®Õn h×nh thøc ng«n tõ mµ kh«ng coi träng ®Õn l«gic cña c¸c ý trong bµi. Trong khi ch÷a v¨n cho häc sinh, nhiÒu gi¸o viªn th­êng chó ý ch÷a lçi chÝnh t¶, ch÷a lêi mµ kh«ng ch÷a ý.
 Người giáo viên cần hiểu rõ mục tiêu của tiết trả bài để thực hiện một cách nghiêm túc, kĩ lưỡng, tránh làm “lấy lệ”, không thể qua loa, đại khái. Muốn làm được như vậy, giáo viên phải tiến hành như thế nào?
* Chuẩn bị:
- Chấm bài thật kĩ, thấy rõ ưu, nhược điểm của từng bài viết; chữa lỗi tiêu biểu cần khắc phục ngay cho các em.
- Ghi lại các lỗi của học sinh theo từng loại: Lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu, lỗi diễn đạt,; Ghi lại các từ, câu, đoạn văn hay.
- Thống kê và phân loại bài theo điểm. Nhận xét chung về ưu, nhược điểm trong bài viết của học sinh. 
* Trong giờ trả bài:
 Đây là tiết học thực hiện nhóm bài tập kiểm tra điều chỉnh. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đoạn đã viết, tự kiểm tra đối chiếu với mục đích yêu cầu đặt ra lúc đầu để tự đánh giá, sửa chữa bài viết của mình. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xem xét cả nội dung và hình thức diễn đạt. Có thể phải cho học sinh luyện viết lại đoạn, bài. 
- Tiến hành đúng như quy trình đã hướng dẫn (Linh hoạt về thời gian thực hiện các bước, hình thức tổ chức sửa lỗi như thảo luận nhóm, tuỳ theo kết quả bài viết của học sinh).
- Lưu ý: Học sinh phải thấy được lỗi trong bài văn của mình và của bạn; sửa được lỗi đó và ghi nhớ nó; hiểu rõ và có nhu cầu học hỏi những từ, câu, đoạn văn hay, giàu hình ảnh và sức gợi tả. Tôi muốn nhấn mạnh rằng: Trước khi cho học sinh học hỏi những từ, câu, đoạn văn hay cần lưu ý cho các em đọc lên (thành tiếng và đọc thầm) một cách diễn cảm thì tất cả các em mới cảm nhận được sự thú vị của cái hay đó.
 Tuy nhiên, ta cũng không nên đòi hỏi quá cao ở học sinh. Tuỳ vào đối tượng học sinh mà đặt ra các em sửa lỗi hay học từ, câu, đoạn hay ở mức độ nào. Giáo viên cần kiên trì, bền bỉ, không thể nóng vội, kịp thời ghi nhận những tiến bộ của học sinh dù là nhỏ nhất.
 Do vậy, khi học sinh biết viết văn miêu tả đồ vật và viết được hay là khi các em đã bước đầu hiểu được đặc điểm của văn miêu tả, biết cách quan sát đối tượng, tích luỹ được vốn từ miêu tả nhất định, biết xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài; cách diễn đạt và xây dựng bố cục bài văn; biết cách tưởng tượng và sử dụng các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật trong viết văn; được sửa lỗi kĩ lưỡng sau mỗi bài viết. Từ đó, các em viết bài dễ dàng hơn, thích thú hơn, có cảm xúc hơn, chất lượng bài viết được nâng cao.
2.4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_ren_ky_na.doc