Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng giáo viên " Nâng cao chất lượng dạy nội dung danh từ"

   Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam, Ngữ pháp Việt Nam là  nội dung rộng lớn các nhà ngôn ngữ học bàn tới bàn lui  đã nhiều mà  không ít nội dung  chưa thống nhất. Vì thế  để GVTH  biết những gì cơ bản nhất về ngữ pháp Tiếng Việt để hoàn thành các mục tiêu theo chuẩn trong giảng dạy là việc khó nhưng rất cần thiết. GVTH tự hào là người đặt viên gạch móng đầu tiên giúp các em hiểu về Tiếng Việt . Một nội dung  khá quan trọng trong chương trình TVTH  là nội dung từ loại. Nội dung  rất nhỏ nữa trong từ loại là danh từ . Nội dung đó đều đã, đang  và chắc chắn sẽ vẫn có trong chương trình SGK Tiếng Việt Tiểu học.Thực tế trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa tự tin trong nhiều trường hợp xác định từ loại đặc biệt là khi có hiện tượng chuyển loại. Trong khi đó tài liệu nghiệp vụ cho GV chưa có nội dung rộng sâu giúp GV tìm tòi kiến thức  vì vậy hiệu quả dạy học theo phân hóa đối tượng còn  hạn  chế. 

Được sự động viên, nhất trí của Ban giám hiệu các  trường nên chúng tôi tập trung nghiên cứu nội dung, xây dựng chuyên đề bồi dưỡng giáo viên dạy các môn văn hóa “Nâng cao chất lượng dạy nội dung  danh từ ” .

 Tính mới, tính sáng tạo về nội dung bồi dưỡng: 

doc 60 trang Anh Hoàng 27/05/2023 3580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng giáo viên " Nâng cao chất lượng dạy nội dung danh từ"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng giáo viên " Nâng cao chất lượng dạy nội dung danh từ"

Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng giáo viên " Nâng cao chất lượng dạy nội dung danh từ"
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Bồi dưỡng giáo viên " Nâng cao chất lượng dạy nội dung danh từ ."
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy và học nội dung danh từ ở môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học.
3. Tác giả: 
Họ và tên: Trịnh Thị Nhung Nữ
Ngày tháng năm sinh: 03/03/1965
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học
Chức vụ,đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Thái
Điện thoại: 099.616.1965.
4. Đồng tác giả : 
Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Anh
Ngày tháng năm sinh: 04/12/1974
Trình độ chuyên môn: Đại học 
Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Thái.
Điện thoại: 098.206.3919
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:Trường Tiểu học Hồng Thái, xã Hồng Thái, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 03203548688
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: 11 Trường Tiểu học trong huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Trường Tiểu học Hồng Thái - Hồng Thái - Ninh Giang - Hải Dương.
Trường Tiểu học Hồng Phong- Hồng Phong - Ninh Giang - Hải Dương.
Trường Tiểu học Ninh Hải - Ninh Hải- Ninh Giang - Hải Dương.
Trường Tiểu học Tân Phong - Tân Phong - Ninh Giang - Hải Dương.
Trường Tiểu học Kiến Quốc - Kiến Quốc- Ninh Giang- Hải Dương .
Trường Tiểu học Hồng Dụ - Hồng Dụ - Ninh Giang - Hải Dương.
Trường Tiểu học Đồng Tâm - Đồng Tâm - Ninh Giang - Hải Dương.
Trường Tiểu học Hiệp Lực - Hiệp Lực- Ninh Giang - Hải Dương.
Trường Tiểu học Vĩnh Hòa - Vĩnh Hòa- Ninh Giang - Hải Dương.
Trường Tiểu học Nghĩa An - Nghĩa An- Ninh Giang - Hải Dương.
Trường Tiểu học Ứng Hòe - Ứng Hòe - Ninh Giang - Hải Dương.
7. Các điều kiện cần thiết áp dụng sáng kiến: Giáo viên Tiểu học dạy các môn văn hóa.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Học kì I năm học 2015- 2016
HỌ TÊN TÁC GIẢ
Trịnh Thị Nhung Nguyễn Thị Lan Anh
 XÁC NHẬN
 CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
XÁC NHẬN CỦA PH ÒNG GD& ĐT
Tóm tắt sáng kiến
 Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam, Ngữ pháp Việt Nam là nội dung rộng lớn các nhà ngôn ngữ học bàn tới bàn lui đã nhiều mà không ít nội dung chưa thống nhất. Vì thế để GVTH biết những gì cơ bản nhất về ngữ pháp Tiếng Việt để hoàn thành các mục tiêu theo chuẩn trong giảng dạy là việc khó nhưng rất cần thiết. GVTH tự hào là người đặt viên gạch móng đầu tiên giúp các em hiểu về Tiếng Việt . Một nội dung khá quan trọng trong chương trình TVTH là nội dung từ loại. Nội dung rất nhỏ nữa trong từ loại là danh từ . Nội dung đó đều đã, đang và chắc chắn sẽ vẫn có trong chương trình SGK Tiếng Việt Tiểu học.Thực tế trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa tự tin trong nhiều trường hợp xác định từ loại đặc biệt là khi có hiện tượng chuyển loại. Trong khi đó tài liệu nghiệp vụ cho GV chưa có nội dung rộng sâu giúp GV tìm tòi kiến thức vì vậy hiệu quả dạy học theo phân hóa đối tượng còn hạn chế. 
Được sự động viên, nhất trí của Ban giám hiệu các trường nên chúng tôi tập trung nghiên cứu nội dung, xây dựng chuyên đề bồi dưỡng giáo viên dạy các môn văn hóa “Nâng cao chất lượng dạy nội dung danh từ ” .
 Tính mới, tính sáng tạo về nội dung bồi dưỡng: 
Nội dung trong sáng kiến bồi dưỡng giáo viên không tham bàn đến nhiều nội dung mà chỉ bàn khá sâu đến một nội dung cụ thể là “Nâng cao chất lượng dạy nội dung danh từ” hệ thống bài tập luyện tập được chia thành 6 nhóm điển hình. Cách sắp xếp các nhóm bài theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp. Từ bài điển hình chúng tôi xây dựng đề gắn nhiều các tình huống giao tiếp thực tế cuộc sống và các trích dẫn trong SGKTH rất phù hợp với dạy phân hóa đối tượng HS.
Chưa có tài liệu tham khảo nào hệ thống mạch lạc các nhóm bài vì vậy nội dung chuyên đề sẽ giúp GV có sự nhìn nhận đa chiều về nội dung từ loại danh từ trong giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Đặc biệt chúng tôi chỉ ra những lỗi GV, HS thường mắc trong quá trình dạy và học để mỗi người tự biết cách tránh lỗi. Với phương pháp luyện tập thực hành là chính GV thảo luận, hợp tác nhóm phân tích đề, cá nhân tự giải quyết yêu cầu đề ra đối chiếu kết quả đã đáp ứng những yêu cầu cần bồi dưỡng của GV.
 Tính mới, tính sáng tạo trong hình thức bồi dưỡng: 
GV học bồi dưỡng theo hình thức cụm trường. Với dung lượng bài tập khá nhiều và nội dung phong phú theo cấu trúc chặt chẽ, khoa học và được trình chiếu trên ba file. GV khi học bồi dưỡng có tài liệu in từ 1 file trong đó nhiều bài chúng tôi chỉ in đề bài không có phần đáp án.Trong khi thảo luận, hợp tác nhóm GV nêu đáp án và trình bày vào tài liệu của mình , chúng tôi trình chiếu đáp án để GV đối chiếu thống nhất.Trong quá trình thực hành đó GV rất phấn khởi, tích cực đưa ra nhiều ý kiến . Cũng nhờ vậy mà GV các trường có cơ hội trao đổi chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn. 
Trong phiếu khảo sát đánh giá kết quả GV tham gia bồi dưỡng có 2 phần. Thông qua phiếu khảo sát chúng tôi biết mức độ hài lòng của GV về các nội dung trên để rút kinh nghiệm hoặc phát huy cho công tác bồi dưỡng GV. Đặc biệt qua tỷ lệ số GV lựa chọn cần bồi dưỡng tiếp theo là nội dung gì chúng tôi nghiên cứu xây dựng nội dung đó, có kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo cho phù hợp.Chúng tôi có căn cứ định lượng để đánh giá kết quả mà sáng kiến mang lại.
Các trường Tiểu học đều có thể áp dụng sáng kiến này để bồi dưỡng GV dạy các môn văn hóa.Vì nó không tốn kém kinh tế, tài liệu phục vụ GV rất khoa học, cụ thể phù hợp với PPDH ở Tiểu học.Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình áp dụng sáng kiến sẽ giúp báo cáo viên, GV thu được hiệu quả cao trong quá trình học bồi dưỡng. Cụ thể: Tổ trưởng chuyên môn 4-5 hoặc Phó hiệu trưởng mỗi trường tìm hiểu nội dung trong tài liệu và bổ sung những gì mình cần thêm, đảm bảo thật vững vàng tự tin thì triển khai ở tổ hoặc ở trường .
Chỉ trong thời gian học bồi dưỡng 16 tiết trong đó có 8 tiết GV thực hành , nhờ phát huy tốt tính tích cực của người học chúng tôi khẳng định: Nội dung bồi dưỡng GV" Nâng cao chất lượng dạy nội dung danh từ " đã đạt được mục tiêu đề ra, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Hình thức tổ chức học bồi dưỡng GV với mô hình nhóm trường rất phù hợp với chủ trương chỉ đạo trong đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn hiện nay,tác động tích cực đến tinh thần tự học của mỗi GV.Tài liệu bồi dưỡng in tới từng GV không tốn kém mà rất phù hợp được GV đánh giá rất tốt. GV các trường có cơ hội chia sẻ những khó khăn, những tình huống trong quá trình giảng dạy để cùng nhau tìm cách giải quyết khoa học.Trong quá trình thực hành phát huy cao tính tích cực của GV tránh kiểu thuyết trình lý thuyết suông điều đã từng tồn tại lâu nay trong học bồi dưỡng GV. Kết quả GV đã đáp ứng tốt so với yêu cầu đề ra. GV đạt từ điểm 7 trở lên trước khi học là 42,6% thì sau khi học bồi dưỡng là 99 %. Trước khi học không có GV đạt điểm 9.10. sau khi học riêng GV đạt điểm 10 là 37,7%. . 
Thứ hai: Thực hiện áp dụng sáng kiến không tốn kém về kinh phí, bất kì nhóm trường nào đều cũng thực hiện được. Lợi ích thiết thực nhất là GV dạy các môn văn hóa được củng cố nâng cao kiến thức từ loại danh từ làm chủ kiến thức và PPDH . 
Thứ ba : Thông qua ý kiến mà GV lựa chọn nội dung bồi dưỡng tiếp theo cán bộ quản lý mỗi nhà trường có kế hoạch chuẩn bị kế hoạch, nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu chính đáng của họ.Chúng tôi vững vàng hơn trong công tác quản lý chuyên môn. Bản thân chúng tôi cũng được bổ sung những cách tư duy sáng tạo mà đồng nghiệp chia sẻ trong quá trình giải quyết các bài tập . 
Bởi nội dung và hình thức BDGV rất thiết thực và phù hợp nên ngay sau khi triển khai ở cụm 5 trường khu Hồng Thái, chúng tôi đã nhận được ngay lời mời của BGH 6 trường trong huyện đến triển khai sáng kiến.
Chúng tôi đề xuất kiến nghị thực hiện áp dụng sáng kiến :
- Tổ chuyên môn các trường tiếp tục thảo luận, sưu tầm,xây dựng thêm bài tập áp dụng trong dạy học đảm bảo phân hóa đối tượng học sinh. 
- BGH các trường có hình thức lồng ghép kiểm tra kết quả GV đã học bồi dưỡng trong bài kiểm tra năng lực của GV chọn GV giỏi. 
- Những chuyên đề bồi dưỡng GV thực sự thiết thực, hiệu quả cao PGD cần triển khai tới các cụm trường trong huyện để GV có cơ hội bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Khi đánh giá xếp loại các chuyên đề cần căn cứ nhiều tiêu chí, coi trọng tính thiết thực và sự hài lòng của GV. 
 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Lí do lựa chọn nội dung bồi dưỡng 
1.1.1 Cơ sở lý luận: 
	Đảng và nhà nước ta rất coi trọng đổi mới giáo dục sao cho phù hợp với thực tiễn đất nước trong thời kỳ hội nhập. Bởi vì đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển thì đều phải có nền giáo dục phát triển.
	Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục Tiểu học đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển của người học. Trong các môn học thì môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng. Nó cung cấp kiến thức từ cơ bản đến nâng cao dần ở mọi mặt kiến thức ở từng phân môn làm nền tảng để học sinh tiếp tục học lên các cấp học trên.
	Ai cũng hiểu rằng muốn có trò giỏi thì cần phải có thầy giỏi. Nội dung bồi dưỡng giáo viên rất phong phú song quan trọng là các cán bộ quản lý nhà trường, mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy cần xác định nội dung gì để bồi dưỡng mới đáp ứng tốt công việc dạy học của nhà trường .Vì vậy công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,năng lực sư phạm cho giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng,góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy là việc làm cần thiết trong hoạt động chuyên môn.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
- Thực tiễn về trình độ giáo viên.
 	 Tại trang 4 tạp chí Thế giới trong ta (CĐ 124 - tháng 10 năm 2012 ) Tạp chí thông báo có đoạn như sau : "Kết quả điều tra khảo sát trình độ giáo viên TH và THCS ở một số tỉnh thành thì có tới 22,5% số GV không làm thành thạo 4 phép tính cơ bản và không viết nổi một đoạn văn ngắn đúng cú pháp Tiếng Việt và 11,43% số GV không phân biệt được l/n, các dấu hỏi, ngã." Điều đó nói lên thực trạng về trình độ của GV nói chung và GVTH nói riêng rất cần bồi dưỡng thường xuyên . 
Thực tế nhiều GV còn lúng túng khi xác định từ loại danh từ và dạy gắn cùng các thành phần của câu hay xác định mẫu câu kể mang tính tích hợp rất hạn chế.
Vấn đề dạy học đảm bảo tính phân hóa đối tượng học sinh còn hạn chế . Công tác bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng thường xuyên là nhiệm vụ quan trọng của mỗi cán bộ quản lý và mỗi giáo viên. 
- Thực trạng về tài liệu để học bồi dưỡng nội dung danh từ.
Trong các tài liệu nghiệp vụ cho giáo viên nội dung về từ loại còn rất sơ lược. Vì vậy giáo viên rất khó khăn trong việc hiểu chính xác về danh từ trong những trường hợp danh từ trừu tượng và sự chuyển loại từ danh từ sang từ loại khác . Bởi vậy giáo viên lúng túng chưa tự tin khi giảng dạy về danh từ. 
- Thực trạng việc xác định danh từ của học sinh.
Các em thường hoàn thành tốt khi xác định những danh từ cụ thể nhưng khi gặp các danh từ trừu tượng chỉ khái niệm đa số các em lúng túng.
 Do khả năng tự học của học sinh tiểu học còn hạn chế rất cần giáo viên cung cấp cách phân tích nhận diện xác định từ loại danh từ . 
-Thực tế về nhu cầu cần bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của GV đăng ký .
- Thực tế về nhiệm vụ của mỗi nhà trường : Căn cứ vào hướng dẫn của PGD&ĐT về nội dung đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn, nội dung sinh hoạt chuyên môn cần tháo gỡ những vướng mắc của giáo viên trong giảng dạy. 
Nói tóm lại: Để dạy và học tốt môn Tiếng Việt ở Tiểu học là một phạm vi rất rộng chúng tôi không có tham vọng bàn đến. Dạy học thế nào để có hiệu quả cao trong dạy bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt cũng là vấn đề khó khăn vô cùng vì nó gồm rất nhiều yếu tố quan trọng cả từ hai phía là người dạy và người học xin để các nhà giáo nhiều kinh nghiệm đàm đạo còn ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một nội dung rất nhỏ đó là mạch kiến thức về danh từ .
 Muốn học sinh nhận biết về danh từ và giải quyết các bài tập về danh từ trong học Tiếng Việt ở tiểu học thì trước hết giáo viên phải là người thật tinh thông trong cách hiểu , tự vận dụng thành thạo nhiều bài trong quá trình tự học tìm cách giải thích ngắn gọn phù hợp với HS Tiểu học, đồng thời cũng biết tự xây dựng đề sát với các tình huống giao tiếp trong thực tế. Có như vậy khi giảng dạy giáo viên mới khai thác được các trường hợp, không bị ngỡ ngàng trong các cách diễn đạt khác nhau trong nhiều văn bản . Chúng tôi hi vọng với cách hệ thống kiến thức liền mạch được xâu chuỗi từ đơn giản đến phức tạp chúng ta sẽ hiểu thêm nhiều điều về danh từ. Sau phần lí thuyết là các ví dụ minh họa và hệ thống bài tập thực hành khá phong phú chúng tôi cùng các bạn sẽ có cách nhìn đa chiều về danh từ. Mỗi người tự tìm lời giải đáp cho mỗi phần lý thuyết và chắc chắn sẽ góp phần làm giàu vốn kiến thức giúp mỗi chúng ta tự tin hơn khi dạy về danh từ. 
Với tất cả những lý do trên, chúng tôi xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên : “Nâng cao chất lượng dạy nội dung danh từ” chúng tôi hi vọng nhận được nhiều sự hợp tác tích cực từ các bạn đồng nghiệp . 
1.2 Mục đích
 - Chúng tôi ôn tập hệ thống kiến thức về danh từ.
 - Bồi dưỡng giáo viên hệ thống kiến thức về danh từ và thực hành luyện tập về danh từ trong các dạng bài tập thường gặp ở Tiểu học.
- Giúp giáo viên sau khi tham dự nội dung bồi dưỡng sẽ vững vàng ,tự tin trong cách truyền đạt cho học sinh về danh từ . Mỗi giáo viên tự liên hệ dạy tích hợp về danh từ gắn với xác định mẫu câu và xác định thành phần của câu. 
 - Góp phần nâng cao hiệu quả công tác dạy đảm bảo phân hoá đối tượng học sinh và bồi dưỡng HSG ở mỗi trường. 
 - Bồi dưỡng ý thức tự học của GV.
- Chúng tôi có cơ hội chia sẻ, học tập kinh nghiệm về danh từ cùng các GV .
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng
- Từ loại : Danh từ 
- Giáo viên dạy các môn văn hoá ở cụm trường .
- Hệ thống bài tập về danh từ.
1.3.2 Phạm vi: 
Giải quyết các dạng bài tập thường gặp về danh từ ở Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu và thực hiện 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp điều tra thực trạng.
 - Phương pháp phân tích tổng hợp.
 - Phương pháp luyện tập thực hành.
 - Phương pháp kiểm tra đánh giá .
1.5 Sơ lược điểm mới của vấn đề nghiên cứu
 - Chúng tôi dành thời gian tự học ôn tập hệ thống lại mạch kiến thức về 3 từ loại cơ bản : Danh từ . động từ, tính từ và phân hoạch chọn mảng từ loại Danh từ . Bản thân tự làm nhiều bài tập thực hành sau đó phân hoạch bài theo nhóm.
- GV được ôn tập tìm hiểu sâu hơn về danh từ mà trong sách giáo khoa mới viết một cách rất sơ lược và thảo luận các dạng bài tập về danh từ thường gặp khi dạy Tiếng Việt ở Tiểu học để cùng nhau thống nhất nội dung cơ bản trong cách truyền đạt cho HS.
- Cung cấp cho GV rất nhiều bài tập để thực hành luyện tập nhằm củng cố phần lý thuyết đã học.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
2.1 Điều tra thực trạng 
GV làm bài khảo sát điều tra thực trạng trước khi học. 
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trước khi học theo từng cụm trường, gồm 3 cụm trường theo các trường đăng kí học .
Đề khảo sát :
BÀI KHẢO SÁT TRƯỚC KHI HỌC CHUYÊN ĐỀ
Điểm
Nâng cao chất lượng dạy nội dung danh từ
( Thời gian làm bài : 30 phút)
Bài 1 Xếp các danh từ trong đoạn văn sau vào các nhóm và viết lại các cụm danh từ.
Tiếng đàn bay ra vườn.Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.
	Theo Lưu Quang Vũ
Bài làm
- Danh từ chỉ người: 
- Danh từ chỉ vật: 
- Danh từ chỉ đơn vị: 
- Danh từ riêng: 
- Cụm danh từ: 
Bài 2 Trong những từ được gạch chân thì từ nào là danh từ ? Hãy ghi DT vào dưới phần gạch chân đó?
1. Cô giáo của chúng tôi rất yêu thương học sinh.
2. Dù ông ta có một đống của nhưng ông ta không thấy hạnh phúc.
3. Chú là nhà thơ quân đội.
 4. Chú tên là gì ?
 5. Tôi đang tính toán làm ăn thế nào cho lãi.
6. Những tính toán về việc làm ăn của tôi được nhiều người ủng hộ.
7. Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày Giỗ Tổ 10-3
8 .Tôi xuôi Thái Bình còn nó ngược Thái Nguyên.
 Bài 3 Đồng chí hãy nêu sự chuyển từ loại từ danh từ sang các từ loại khác, nêu ví dụ cụ thể cho mỗi sự chuyển từ loại đó ?
Bài 4  Trong giảng dạy để phân biệt danh từ, động từ, tính từ dễ bị lẫn đồng chí đã có cách nào ? Cho ví dụ minh họa từng trường hợp.
Tổng hợp kết quả khảo sát trước khi học chuyên đề .
Cụm Hồng Thái
Trường
Điểm
<5
5
6
7
8
9
10
TH HồngThái: 14 GV
2
4
5
2
1
TH Hồng Phong: 20 GV
0
2
13
5
0
TH Tân Phong: 22 GV
1
2
10
9
0
TH Kiến Quốc : 20 GV
1
1
7
8
3
TH Ninh Hải:20 GV
3
6
8
3
0
Tổng: 96 GV
7
15
43
27
4
0
0
Tập hợp kết quả khảo sát trước khi học chuyên đề.
Cụm Hồng Dụ
Trường
Điểm
<5
5
6
7
8
9
10
TH Hồng Dụ: 13GV
0
6
6
1
0
0
0
TH Vĩnh Hòa: 21 GV
1
6
6
8
0
0
0
TH Hiệp Lực 15GV
0
0
4
4
7
0
0
TH Đồng Tâm : 18 GV
3
3
9
3
0
Tổng: 67 GV
1
12
19
16
16
3
0
Tổng hợp kết quả khảo sát trước khi học chuyên đề . Cụm Nghĩa An
Trường
Điểm
<5
5
6
7
8
9
10
TH Nghĩa An : 23 GV
0
0
5
7
11
0
0
TH Ứng Hòe : 21 GV
 3
8
6
4
0
0
0
Tổng : 44 GV
3
8
11
11
11
0
0
Tổng hợp chung kết quả khảo sát trước khi học bồi dưỡng của 3 cụm trường.
Cụm trường
Điểm
<5
5
6
7
8
9
10
Hồng Thái : 96 GV
7
15
43
27
4
0
0
 Hồng Dụ : 67 GV
1
12
19
16
16
3
0
 Nghĩa An: 
44 GV
3
8
11
11
11
0
0
 Tổng 3 cụm 
 207 GV
11
35
73
54
31
3
0
Tỷ lệ %
5,3%
16,9%
35,4%
26,1%
14,9%
1,4%
0
Tìm hiểu nguyên nhân ở các cụm trường chúng tôi biết chỉ một số GV thường xuyên dạy lớp 4-5 mới đạt được điểm 7; 8. Đa số GV làm sai phần danh từ chỉ đơn vị. Đáng tiếc là số giáo viên trẻ làm bài còn nhiều hạn chế nhất là phần nêu sự chuyển loại.
2.2 Biện pháp thực hiện
2.2.1 Phân công nhiệm vụ cho mỗi cá nhân.
- Tôi là Trịnh Thị Nhung chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung về hệ thống bài tập và triển khai nội dung đó, giải đáp thắc mắc của GV thuộc nội dung bồi dưỡng. Xây dựng bài tập khảo sát, đáp án, biểu điểm đánh giá.
- Đ/c Nguyễn Thị Lan Anh: Cùng tôi thống nhất nội dung , rà soát đáp án đảm bảo đúng kiến thức . Hội ý ban giám hiệu các trường thống nhất thời điểm,thời lượng,hình thức triển khai nội dung bồi dưỡng, kinh phí in tài liệu phục vụ GV.
2.2.2 Chuẩn bị hệ thống bài tập và lựa chọn thời điểm triển khai nội dung bồi dưỡng.
 Chuẩn bị hệ thống bài tập là nội dung quan trọng nhất trong quá trình thực hiện nội dung bồi dưỡng GV bởi bài tập càng phong phú càng có nhiều tình huống thì khi GVluyện tập càng hứng thú. Tôi đọc tìm hiểu kĩ phần từ loại danh từ được học ở Tiểu học và những bài tham khảo bài viết có nội dung về 3 từ loại : danh từ; động từ; tính từ của các tác giả đăng tải ở tài liệu tạp chí TGTT chuyên mục Nghiệp vụ tiểu học và trong một số tài liệu như: STV nâng cao lớp 5; STV nâng cao lớp 4; Một số đề thi HSG cấp tỉnh, thành phố. 
Tìm hiểu kĩ lại nội dung Hỏi và đáp về dạy Tiếng Việt 4; 5 phần từ loại : danh từ; động từ; tính từ.
 Tôi tự xây dựng một số đề bài từ các bài điển hình chú ý lồng ghép kiến thức thực tế và nội dung tích hợp các môn học..
2.2.3. Hội ý cùng tổ trưởng chuyên môn và BGH trường bạn. 
 Qua hội ý sẽ bổ sung nội dung chính bồi dưỡng GV, thống nhất quyết định thời điểm, thời lượng triển khai, hình thức học bồi dưỡng, in tài liệu chuyển tới giáo viên.Phân công nhiệm vụ cho BGH từng trường. Qua thư ngỏ chuyển tới GV các trường chúng tôi đề cập những nội dung GV cần chuẩn bị như tài liệu tham khảo trước và trong khi học bồi dưỡng để đối chiếu với nội dung bồi dưỡng,dụng cụ học tập liên quan đến luyện tập thực hành để GV thực hành đạt hiệu quả tốt nhất nội dung bồi dưỡng. 
 2.3 Triển khai vấn đề đã chuẩn bị tới GV .
Nội dung được trình chiếu trên 3 file gồm 1file trình chiếu trên Power Point với nhiều Slides để mô tả cấu trúc, yêu cầu, dung lượng từng nhóm bài. 2 file trong đó 1 file gồm đầy đủ nội dung đề và đáp án còn 1file lược bỏ nhiều phần đáp án đây là nội dung để GV chủ động phát huy tính tích cực của người học. Trong tài liệu in tới GV như file có nhiều bài tập được lược bỏ phần đáp án sau một số bài điển hình tới bài GV thảo luận, làm trực tiếp vào tài liệu phần để trống.Sau khi GV hoàn thành bài làm chúng tôi trình chiếu phần đáp án để GV đối chiếu.
 Chúng tôi và các GVchia sẻ kinh nghiệm trong quá trình dạy và học về danh từ.
Dạng 1: Tìm danh từ theo yêu cầu và nhận diện danh từ trong tập hợp từ hoặc trong văn bản.
Dạng 2: Tìm các danh từ theo cấu tạo.
Dạng 3: Tìm các danh từ có dạng đặc biệt và tích hợp kiến thức các môn học hoặc tìm danh từ theo nghĩa của chúng .
Dạng 4: Tìm các danh từ điền vào chỗ chấm trong câu kết hợp giải nghĩa danh từ đã chọn .
Dạng 5: Hình thức trắc nghiệm để phân biệt các danh từ.
Dạng 6: Bài tập lồng ghép viết theo mẫu câu có lồng ghép chức vụ câu gắn với từ loại danh từ .
2.4 Nội dung bồi dưỡng
2.4.1 Phần lý thuyết 
2.4.1.1 Khái quát nội dung mạch kiến thức từ loại HS được học ở Tiểu học.
 Những từ loại được giới thiệu trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học.
Ở Tiểu học các em được học 5 từ loại là : danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ. Mỗi từ loại lại chia ra thành từng tiểu loại.Trong quá trình tiếp cận từng nội dung về 3 từ loại : danh từ , động từ, tính từ được chia thành 2 giai đoạn rõ rệt. Đó là ở lớp 2.3 các em chưa biết khái niệm về từng từ loại mà có những nội dung cụ thể như : từ chỉ người, từ chỉ sự vật , từ chỉ hiện tượng; từ chỉ hoạt động, từ chỉ trạng thái của người, từ chỉ trạng thái của sự vật; từ chỉ tính chất đặc điểm của người, từ chỉ tính chất đặc điểm của sự vậtKhi lên lớp 4 các em mới có khái niệm cụ thể về danh từ, động từ, tính từ. 
Ý nghĩa khái quát của từ : danh từ chỉ sự vật; động từ chỉ hoạt động, trạng thái ; còn tính từ chỉ đặc điểm , tính chất.Trong phạm vi chuyên đề này chúng tôi chỉ bàn chi tiết tới nội dung từ loại danh từ.
 Nội dung mạch kiến thức từ loại danh từ trong chương trình Tiểu học .
 Đầu tiên ta thấy theo trật tự kiến thức về từ loại mà các nhà biên soạn sách đã đưa vào trong chương trình Tiểu học thì từ loại danh từ được HS làm quen trước khi làm quen với động từ ,tính từ. trật tự đó rất khoa học và phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh Tiểu học.
 Trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học ở lớp 2,3 học sinh được làm quen với danh từ dưới hình thức là các từ chỉ tên người tên sự vật và chỉ hiện tượng khi đó các em chưa tìm hiểu khái niệm về danh từ .Lên lớp 4 học sinh được học về danh từ một cách khá cụ thể. Từ khái niệm về danh từ đến luyện tập thực hành danh từ gồm danh từ chung và danh từ riêng .Lớp 5 học sinh ôn tập về từ loại là dịp hệ thống củng cố kiến thức về các từ loại đã học ở tiểu học trong đó có danh từ. Tùy theo đối tượng học sinh mà những yêu cầu giáo viên đặt ra trong bài tập về danh từ khác nhau. Có một số bài tập thêm yêu cầu xác định từ loại cho cùng một từ được dùng 2 lần trong câu khi nào là danh từ khi nào là động từ .
 Có thể nói dạy và học về danh từ là một mảng kiến thức không hề đơn giản đặc biệt là dạy học đảm bảo phân hóa đối tượng học sinh. Ngay từ lớp 2 , 3 khi các em học về các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng giáo viên cần nắm chắc kiến thức cơ bản thật chính xác gắn liền cùng khi dạy về các mẫu câu giúp HS có hiểu biết khoa học là cơ sở khi tiếp nhận mạch kiến thức về danh từ ở lớp 4. Ở lớp 4 khi các em học về chủ ngữ vị ngữ thì mạch kiến thức danh từ giúp các em dễ dàng khi xác định thành phần câu. Khi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4,5 sẽ gặp nhiều trường hợp xác định danh từ tương đối khó và đặc biệt trong một số trường hợp chuyển hóa từ loại từ danh từ sang động từ hoặc sang tính từ nó phụ thuộc vào văn cảnh và mục đích giao tiếp .
 Trong nhiều trường hợp cả người dạy và người học rất lúng túng khi phân biệt danh từ với tính từ ,giữa động từ với danh từ . Khác với toán học có công thức cụ thể sai đúng dễ nhận ra bằng cách dùng đáp số thử lại với đề bài thì những đáp án về Tiếng Việt trong đó về danh từ quả là không đơn giản . Có lẽ những băn khoăn trong nhiều trường hợp xác định danh từ hoặc cách chọn dùng danh từ sao cho hay góp phần làm mọi người thừa nhận “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam.”
 Bài tập càng phong phú thì khi dạy và học về danh từ càng thuận lợi .Những bài tập từ kiến thức cơ bản đến phát triển nâng cao dần được trích dẫn từ các bài trong sách Tiếng Việt tiểu học và một số đề thi cho học sinh đại trà và đề chọn học sinh giỏi Tiểu học sẽ từng bước giúp ta củng cố hệ thống và nâng cao kiến thức.dạy ở Tiểu học. 
2.4.1.2 Nội dung cần ghi nhớ
 Khái niệm danh từ: Danh từ là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )
 Có 2 loại danh từ đó là danh từ chung và danh từ riêng.
+ Danh từ chung: Dùng để gọi chung tên các sự vật. Danh từ chung gồm có danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.
- Danh từ cụ thể: Chỉ những sự vật có thể cảm nhận được bằng các giác quan như người, vật các hiện tượng, đơn vị.
Ví dụ: 
Danh từ chỉ người: Bố , mẹ, học sinh, bộ đội
Danh từ chỉ vật: Bàn ghế, sách vở, sông, suối, cây cối
Danh từ chỉ hiện tuợng: Nắng , mưa, gió, bão, động đất
Danh từ chỉ đơn vị: biểu thị những đơn vị được dùng để tính đếm sự vật . VD tính mưa bằng cơn, hay trận , tính dừa bằng rặng hay cây ( Ghép được với số đếm)
 Danh từ chỉ loại: cái, con, chiếc, tấm, cục, mẩu
 Danh từ chỉ thời gian: ngày , tháng, năm, giờ, phút
 Danh từ chỉ đơn vị đo lường: Mét, cân, khối, sải tay
Danh từ chỉ đơn vị hành chính: Thôn, xã, trường, lớp
 Danh từ chỉ tập thể: Cặp, đoàn, đội, bó, dãy, đàn
- Danh từ trừu tượng: Chỉ các khái niệm trừu tượng tồn tại trong nhận thức của con người, không có hình thù , không chạm vào hay ngửi nếm nhìn được.
 Ví dụ: Đạo đức, kinh nghiệm, cách mạng, tư tưởng, tinh thần, hạnh phúc, cuộc sống, lịch sử, tình yêu, niềm vui
+ Danh từ riêng: Dùng chỉ các tên riêng của người hoặc địa danh.
Ví dụ:
 Chỉ tên người: Nguyễn Tất Thành, Tôn Đức Thắng, Võ Nguyên Giáp,.
-Từ dùng với ý nghĩa đặc biệt để thế đồng nghĩa : Người, Bác Hồ
 Từ chỉ sự vật được nhân hoá: Cún, Dế Mèn, Lúa
Từ chỉ tên địa phương: Hà Nội, Sa Pa, Vũng Tàu
 Từ chỉ địa danh: Hồ Tây, Nhà Thờ Lớn, Suối Tiên
Từ chỉ tên sông, núi, cầu, cống: sông Hồng, núi Ba Vì, cầu Rào, cống Trắng, đường Hồ Chí Minh, ngã tư Môi.
Cụm danh từ: Do danh từ chính kết hợp với một số từ khác. Như vậy cụm danh từ là một tổ hợp gồm 2 hay nhiều từ kết hợp lại .
- Cụm danh từ có danh từ chính đứng sau: các từ đứng trước danh từ chính thường là những từ chỉ số lượng. 
Ví dụ: mấy học sinh, vài thầy cô, những bông hoa, một chiếc ô tô
- Cụm danh từ có danh từ chính đứng trước: Các từ đứng sau danh từ thường bố sung về tính chất, đặc điểm của danh từ chính.
Ví dụ: áo phao, mưa rào, ghế nhựa , con nuôi, bố đẻ, cửa sắt, gà trống, ô tô con
Tuy nhiên thực tế khi dạy học sinh Tiểu học chỉ ở phần từ ghép mới đề cập đến nội dung này để xếp theo từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp. 
Ví dụ : mưa rào, mưa phùn, mưa ngâu : là \từ ghép phân loại
con nuôi, con rể, con gái, con dâu : là từ ghép phân loại .
 Khả năng kết hợp và khả năng làm thành phần trong câu : 
Danh từ có khả năng kết hợp với ; tất cả, những, các ,mỗi, mọi , này kia, đó , vài ba, 
* Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu . Ta dễ dàng tìm thấy danh từ làm chủ ngữ trong các câu kiểu câu : Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ?. Khả năng danh từ làm vị ngữ có hạn chế, khi làm vị ngữ danh từ phải kết hợp với với từ là . 
Ví dụ : Cô giáo đang chấm bài.
Bé Nụ ngủ say sưa .
Mẹ em là bác sỹ.
 * Tuy nhiên chú ý một số trường hợp  sau :
- Có trường hợp câu theo mẫu Ai là gì ? mà chủ ngữ không là danh từ.
VD 
Khỏe là yêu nước. ( Chủ ngữ là tính từ)
Thật thà là cha khôn khéo.( Chủ ngữ là tính từ)
 Thi đua là yêu nước.( Chủ ngữ là động từ vị ngữ cũng là động từ)
- Có trường hợp vị ngữ trong câu kể Ai là gì ? lại là số từ chứ không là danh từ.
VD : Nước Việt Nam là một.
 Dân tộc Việt Nam là một.
-Có trường hợp trong câu Ai thế nào ? chủ ngữ không phải là danh từ mà là động từ.
Ăn như rồng cuốn.
Nói như rồng leo.
Làm như mèo mửa.
 * Danh từ làm bộ phận phụ trong câu
 - Danh từ là trung tâm của trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ thời gian..
VD 
Cả ngày nay, tôi bận quá.
Khi mùa thu sang , chúng em náo nức chờ khai trường.
Sự chuyển đổi từ loại từ Danh từ chuyển sang Tính từ ; từ danh từ sang Động từ và ngược lại. 
Xin được nêu câu hỏi mà giáo viên hỏi tác giả SGK như sau :
 Câu hỏi : Đề nghị nói rõ thêm về hiện tượng chuyển loại của từ ?
Tại chuyên mục Hỏi –đáp về phân môn luyện từ và câu trong chuyên đề số 61 Tạp chí Thế giới trong ta- trang 26 Nguyễn Thị Ly Kha và GS.TS Nguyễn Minh Thuyết(tác giả SGK Tiếng Việt Tiểu học )trả lời như sau : 
Chuyển loại của từ là một hiện tượng chuyển nghĩa, một phương thức tạo từ mới.Từ mới được tạo ra theo phương thức chuyển loại có đặc điểm sau :
Giữ nguyên vỏ âm thanh của từ xuất phát.
Mang ý nghĩa mới có quan hệ nhất định với nghĩa của từ xuất phát.
Mang những đặc điểm ngữ pháp mới( khả năng kết hợp thay đổi, khả năng làm thành phần câu thay đổi.)
Trong Tiếng Việt thường diễn ra những hiện tượng chuyển loaị như sau :
Chuyển thực từ thành hư từ.
VD : Trên bảo, dưới không nghe.( trên , dưới là danh từ)
Trên trời có đám mây xanh.( trên là quan hệ từ)
 Chuyển danh từ thành động từ và ngược lại.
- Danh từ chỉ công cụ chuyển thành động từ chỉ hoạt động sử dụng công cụ đó : cái cày/cày ruộng ; cái cuốc/ cuốc đất ; cái bơm/ bơm xe ...
-Danh từ trừu tượng (hai âm tiết) chuyển thành động từ : những nhận thức mới/ nhận thức lại vấn đề ; phát triển tư duy/ đang tư duy..
- Động từ chỉ cảm nghĩ, nói năng( hai âm tiết) chuyển thành danh từ : đang suy nghĩ/ những suy nghĩ ấy ; đang tính toán/ những tính toán ấy,...
- Động từ chỉ hoạt động chuyển thành danh từ chỉ đơn vỊ khi chúng đi kèm những phụ từ khác nhau : đang bó rau/ ba gánh rau ; đang gánh nước/ ba gánh nước.
Chuyển danh từ thành tính từ và ngược lại 
- Lí tưởng của tôi/ rất lý tưởng ; sử dụng sắt đá/ rất sắt đá/ sắt đá lắm.
- Gian khổ lắm/ những gian khổ ấy; rất khó khăn/ những khó khăn ấy.
 Chuyển danh từ thành đại từ xưng hô
- Chị tôi đi chợ.( chị là danh từ)
- Chị tên là gì ? ( chị là đại từ xưng hô)
 ( Nguyễn Minh Thuyết)
 Để làm rõ nội dung trả lời câu hỏi

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_giao_vien_nang_cao_chat_luon.doc