Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS
Phần văn bản trong chương trình ngữ văn THCS được bố trí theo các kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, hành chính – công vụ, nghị luận. Do yêu cầu gắn với cuộc sống nên trong hệ thống các văn bản được học ở THCS có điểm mới so với sách giáo khoa trước đây là ở các khối lớp đều có khoảng 10% các văn bản nhật dụng. Các văn bản nhật dụng cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại với những vấn đề vừa quen thuộc, vừa gần gũi hàng ngày. Nội dung các văn bản nhật dụng gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý...Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các kiểu văn bản. Với mục tiêu nhằm giảm bớt tính hàn lâm, tạo cơ hội rõ rệt hơn cho việc dạy văn học gắn kết với đời sống, nhằm giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân nên các văn bản nhật dụng không phải là những tác phẩm tiêu biểu của các tác giả tiêu biểu. Tuy vậy vẩn đề nội dung tư tưởng của nó lại rất sâu sắc và giầu ý nghĩa nhân văn.
Vậy dạy các văn bản nhật dụng như thế nào để HS yêu thích văn học để rồi hàng ngày, khi tiếp cận với cuộc sống xung quanh các em sống nhân hậu, nhân ái và có trách nhiệm cao hơn, đó là điều tôi suy nghĩ, trăn trở và đúc rút sáng kiến: Dạy học văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS.
Sáng kiến này sẽ gồm các nội dung sau:
1. Một số kiến thức về văn bản nhật dụng: Bao gồm nhận diện các đặc điểm nổi bật về hình thức, nội dung. Hệ thống tên, đề tài nhật dụng của văn bản theo từng khối, lớp trong chương trình ngữ văn THCS..
2. Phương hướng dạy học văn bản nhật dụng: Cần chú ý:
Xác định mục tiêu bài học đúng, phù hợp..
Chuẩn bị dạy học: Chuẩn bị kiến thức và phương tiện dạy học.
Phương pháp dạy học:
- Phù hợp với phương thức biểu đạt của mỗi văn bản.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN: 1. Tên sáng kiến: “DẠY HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo viên dạy Ngữ văn các Trường THCS. 3. Tác giả: Nguyễn Thị Quất Sinh ngày 02 tháng 9 năm 1962. Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Ngữ văn Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THCS Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Số điện thoại: 0912 754 185 4. Đồng tác giả: Không. 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Quất. 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Tổ Khoa học xã hội - Trường THCS Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Địa chỉ: Thôn Cúc Thị, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Điện thoại: 03203 769 214. 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Áp dụng cho giáo viên dạy môn Ngữ văn (phần văn bản nhật dụng) các Trường THCS thuộc loại hình hệ thống giáo dục quốc dân có đủ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học. 8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2010- 2011. Tiếp tục áp dụng: Năm học 2011 – 2012. Áp dụng đạt hiệu quả cao: Năm học 2012 - 2013, Năm học 2013 - 2014 đến nay. TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÓM TẮT SÁNG KIẾN Phần văn bản trong chương trình ngữ văn THCS được bố trí theo các kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, hành chính – công vụ, nghị luận. Do yêu cầu gắn với cuộc sống nên trong hệ thống các văn bản được học ở THCS có điểm mới so với sách giáo khoa trước đây là ở các khối lớp đều có khoảng 10% các văn bản nhật dụng. Các văn bản nhật dụng cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại với những vấn đề vừa quen thuộc, vừa gần gũi hàng ngày. Nội dung các văn bản nhật dụng gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý...Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các kiểu văn bản. Với mục tiêu nhằm giảm bớt tính hàn lâm, tạo cơ hội rõ rệt hơn cho việc dạy văn học gắn kết với đời sống, nhằm giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân nên các văn bản nhật dụng không phải là những tác phẩm tiêu biểu của các tác giả tiêu biểu. Tuy vậy vẩn đề nội dung tư tưởng của nó lại rất sâu sắc và giầu ý nghĩa nhân văn. Vậy dạy các văn bản nhật dụng như thế nào để HS yêu thích văn học để rồi hàng ngày, khi tiếp cận với cuộc sống xung quanh các em sống nhân hậu, nhân ái và có trách nhiệm cao hơn, đó là điều tôi suy nghĩ, trăn trở và đúc rút sáng kiến: Dạy học văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS. Sáng kiến này sẽ gồm các nội dung sau: 1. Một số kiến thức về văn bản nhật dụng: Bao gồm nhận diện các đặc điểm nổi bật về hình thức, nội dung. Hệ thống tên, đề tài nhật dụng của văn bản theo từng khối, lớp trong chương trình ngữ văn THCS.. 2. Phương hướng dạy học văn bản nhật dụng: Cần chú ý: Xác định mục tiêu bài học đúng, phù hợp.. Chuẩn bị dạy học: Chuẩn bị kiến thức và phương tiện dạy học. Phương pháp dạy học: - Phù hợp với phương thức biểu đạt của mỗi văn bản. - Đáp ứng dạy học tích hợp. - Đáp ứng dạy học tích cực. 3. Vận dụng dạy học văn bản nhật dụng( Thiết kế bài giảng: Văn bản: " Thông tin về ngày trái đất năm 2000", (Tiết 39 - Ngữ văn 8) Mong muốn sáng kiến này sẽ là một nhành hoa nhỏ đồng hành cùng ngàn hoa tươi sắc trong các trường THCS, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết 29 –NQTW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. MÔ TẢ SÁNG KIẾN: PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ LÝ DO CHỌN VẤN ĐỀ: Môn Ngữ văn trong chương trình THCS được xây dựng theo quan điểm tích hợp giữa ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn, gồm các kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, hành chính, nghị luận. Văn bản nhật dụng đã thể hiện sự hiện diện của các kiểu văn bản trên. Sự hiện diện của các văn bản nhật dụng vừa mang tính đổi mới so với chương trình cũ, vừa cuốn hút học sinh yêu môn ngữ văn và thích viết văn hơn . Mang nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại, các văn bản nhật dụng thường hướng người đọc vào những vấn đề thời sự gần gũi hàng ngày mà mỗi cá nhân và cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh, các tệ nạn xã hội như ma tuý, thuốc lá, lao động, trẻ em, vấn đề hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc...Vì lẽ đó nên trong các văn bản nhật dụng tính chất :" văn, sử, triết bất phân" thể hiện rất rõ. Sự khác biệt của nó so với các kiểu văn bản khác khó có thể chỉ ra rành rọt, có chăng là ở những đề tài có tính chất rất thời sự và cập nhật với cuộc sống hiện đại của nó. Một sự hiện diện khoảng 10%, các văn bản nhật dụng đã làm cho chương trình Ngữ văn THCS phần nào giảm bớt tính hàn lâm, tạo cơ hội rõ rệt hơn cho việc dạy văn học gắn kết với đời sống - một trong những mục tiêu đổi mới của việc dạy ngữ văn trong nhà trường. Văn bản nhật dụng được đưa vào chương trình Ngữ văn THCS trong khi trước đó lí luận dạy học văn chưa từng đặt vấn đề về phương pháp dạy học văn bản nhật dụng. Đây là một khó khăn cho giáo viên. Tuy nhiên, với sự hướng dẫn của các tác giả SGK Ngữ văn trong các cuốn SGV Ngữ văn 6 hoặc Ngữ văn 9 về đặc điểm nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng chính là những chỉ dẫn quan trọng giúp giáo viên và học sinh nhận diện văn bản nhật dụng và định hướng cách dạy- học văn bản nhật dụng. Thực tiễn việc dạy học văn bản nhật dụng ở một số trường THCS hiện nay đã bộc lộ những bất cập cả trong kiến thức và phương pháp, nhất là phương pháp dạy học. Có giáo viên còn mơ hồ về hình thức kiểu loại văn bản nhật dụng, xác định mục tiêu bài học chưa chính xác, sử dụng các phương tiện dạy học, xây dựng hệ thống câu hỏi trong hoạt động đọc hiểu văn bản chưa hợp lí, chưa tạo sự hứng thú và chưa đạt hiệu quả dạy học tích cực cho các bài học văn bản nhật dụng. Có một số học sinh lớp 9 mặc dù đã được học các văn bản nhật dụng nhưng khi viết một văn bản thuyết minh hoặc nghị luận về một vấn đề có tính chất thời sự ở địa phương, ở cuộc sống xung quanh thì lúng túng, thiếu tự tin. Thực trạng trên khiến tôi thấy sự cần thiết phải tiếp cận với một tầm sâu hơn, có hệ thống hơn các văn bản nhật dụng cả về kiến thức và phương pháp dạy học, từ đó góp phần tạo thành cơ sở mang tính khoa học và khả thi đáp ứng yêu cầu dạy học có hiệu quả phần văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS. Xuất phát từ những lí do trên, nên khi giảng dạy thực hiện chương trình Ngữ văn THCS, bằng kinh nghiệm của bản thân kết hợp với việc dự giờ, khảo sát kết quả học tập trong học sinh của đồng nghiệp, và việc tự học tập nghiên cứu một số tài liệu tham khảo, tôi đã rút ra sáng kiến: DẠY HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS. Sáng kiến này sẽ gồm các nội dung sau: 1.Một số kiến thức về văn bản nhật dụng (bao gồm nhận diện các đặc điểm nổi bật về hình thức và nội dung của văn bản nhật dụng). 2. Phương hướng dạy học văn bản nhật dụng (Đề xuất một số biện pháp dạy học, các cách tổ chức dạy học và những phương tiện dạy học tương ứng với dạy văn bản nhật dụng). 3.Vận dụng dạy học văn bản nhật dụng( Thiết kế bài giảng : Văn bản:" Thông tin về ngày trái đất năm 2000", (Tiết 39 - Ngữ văn 8) Hy vọng sáng kiến nhỏ này sẽ giúp bạn đọc tham khảo việc dạy học mảng văn bản nhật dụng trên cả hai mặt: lí thuyết và vận dụng thực tế. Từ đó cùng với những tìm tòi sáng tạo của bản thân, bạn sẽ có thêm sáng kiến để dạy tốt phần văn bản nhật dụng góp phần thực thi đổi mới chương trình Ngữ văn THCS, góp phấn tích cực vào việc thực hiện nghị quyết số 29 – Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khoá XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường và định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. PHẦN II: NỘI DUNG 1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 1.1. Nhận diện văn bản nhật dụng: Văn bản nhật dụng là gì? "Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ loại thể, hoặc chỉ kiểu văn bản. Nói đến văn bản nhật dụng trước hết là nói đến tính chất nội dung của văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý...Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản". (Ngữ văn 6, tập 2, trang 125-126). Sau đó ý kiến này còn được lý giải thêm:" Có một nội dung mà chương trình Ngữ văn quan tâm là sự cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại với những vấn đề vừa quen thuộc, vừa gần gũi hàng ngày , vừa có ý nghĩa lâu dài, trọng đại mà tất cả chúng ta đều quan tâm hướng tới...Những vấn đề này, "phần cứng" của chương trình có thể chưa đáp ứng được... Nếu các văn bản văn chương nghệ thuật lấy hình thức( kiểu văn bản và thể loại ) làm tiêu chí lựa chọn, thì văn bản nhật dụng được lựa chọn theo tiêu chí nội dung như đã nêu. Chính vì thế, văn bản nhật dụng có thể thuộc bất cứ kiểu văn bản hoặc bất cứ thể loại nào."( Ngữ văn 7, tập một( SGV), NXB Giáo dục Hà Nội Tr 5-6). Các chỉ dẫn trên có thể xem là tiêu chí cơ bản để nhận diện các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS. Nhìn vào hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS, ta sẽ nhận thấy chúng tồn tại dưới nhiều kiểu văn bản khác nhau. Đó có thể là văn bản thuyết minh( Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử; Ca Huế trên sông Hương; Động Phong Nha), văn bản nghị luận( Đấu tranh cho một thế giới hoà bình; Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em). Đó có thể là một bài báo thuyết minh khoa học( Thông tin về ngày trái đất năm 2000; Ôn dịch thuốc lá). Nhưng cũng có thể là một văn bản văn học thuộc loại tự sự (Cuộc chia tay của những con búp bê)...Từ các hình thức đó, những vấn đề thời sự cập nhật của đời sống cá nhân và cộng đồng hiện đại được khơi dậy, chẳng hạn là những báo động về sự gia tăng dân số, sự huỷ hoại môi trường, sức khoẻ và chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống của con người trên trái đất, những quan tâm về vai trò của người mẹ và nhà trường, về quyền sống của trẻ em, về di tích lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc...Các bài học về những vấn đề đó sẽ đánh thức và làm giầu tình cảm và ý thức công dân, cộng đồng trong mỗi người học, giúp các em hoà nhập hơn với cuộc sống xã hội mà chúng ta đang sống. 1.2. Hệ thống văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS Lớp Tên văn bản Đề tài nhật dụng của văn bản Ngữ văn 6 - Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Động Phong Nha - Di tích lịch sử - Quan hệ giữa thiên nhiên và con người - Danh lam thắng cảnh Ngữ văn 7 - Cổng trường mở ra - Mẹ tôi - Cuộc chia tay của những con búp bê - Ca Huế trên sông Hương - Nhà trường - Người mẹ - Quyền trẻ em - Văn hoá dân tộc Ngữ văn 8 - Thông tin về ngày trái đất năm 2000 - Ôn dịch thuốc lá - Bài toán dân số - Môi trường - Tệ nạn xã hội, bảo vệ sức khoẻ. - Dân số Ngữ văn 9 - Đấu tranh cho một thế giới hoà bình - Phong cách Hồ Chí Minh - Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em - Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh - Hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc - Quyền sống của con người Bảng thống kê trên cho thấy các văn bản nhật dụng được phân phối dạy học đều ở các khối lớp: 6,7,8,9, bình quân mỗi khối lớp 03 văn bản, riêng khối 7 có 04 văn bản. Ý nghĩa nội dung các văn bản này đều là những vấn đề gần gũi, quen thuộc, bức thiết đối với con người và cộng đồng xã hội hiện đại. Cùng với sự phát triển về tâm lý và nhận thức của học sinh, các vấn đề được đề cập trong các văn bản nhật dụng ngày một phức tạp hơn. Vậy để mỗi văn bản nhật dụng thấm sâu và có ý nghĩa thiết thực đến với từng học sinh thì khi dạy các văn bản này, mỗi giáo viên cần am hiểu sâu sắc về nội dung, hình thức và ý nghĩa nhân văn của từng văn bản, đổi mới phương pháp dạy học để mang lại hiệu quả cao nhất. 2. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Sự xuất hiện mới của các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS đòi hỏi hoạt động dạy và học được tổ chức như thế nào? Vấn đề này, các tác giả SGK đã lưu ý giáo viên ở hai điểm sau: - Một là, không nên quan niệm đây là những sáng tác tiêu biểu cho các tác phẩm văn học, để đặt ra và đòi hỏi quá cao yêu cầu về nghệ thuật của văn bản. Khi dạy văn bản nhật dụng, GV nên tập trung khai thác các vấn đề nội dung tư tưởng đặt ra ở mỗi văn bản, từ đó mà liên hệ, giáo dục tư tưởng tình cảm và ý thức cho học sinh trước những vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm. - Hai là, nắm chắc đặc điểm và ý nghĩa của nội dung đặt ra trong mỗi văn bản nhật dụng để hướng dẫn HS tự liên hệ, rút ra bài học cho chính bản thân mình. Những chỉ định như thế rất cần cho hoạt động dạy học văn bản nhật dụng trúng hướng. Có điều trong thực tế dạy học văn bản nhật dụng, cái mà người giáo viên cần không chỉ là những định hướng, mà quan trọng hơn, thiết thực hơn là cách thực hiện những định hướng ấy ở mọi khâu, mọi việc, mọi thao tác dạy học. Theo tôi, nói một cách khái quát, toàn bộ họat động dạy học văn bản nhật dụng sẽ bao gồm những vấn đề: Xác định mục tiêu bài học; Chuẩn bị bài học; Lựa chọn phương pháp tương ứng thích hợp. Nếu giải quyết được những vấn đề này trên cả lí thuyết và thực nghiệm, ta sẽ có được những định hướng cần thiết hơn về yêu cầu phương pháp dạy học các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS. Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi, bằng sáng kiến của cá nhân, tôi xin đề xuất một số giải pháp, biện pháp dạy học văn bản nhật dụng như sau: 2.1. Xác định mục tiêu bài học: Khi xác định mục tiêu bài học, giáo viên cần chú ý hai điểm nhấn mà bài học văn bản nhật dụng tác động tới người học: mục tiêu trang bị kiến thức và mục tiêu trau dồi tư tưởng tình cảm, thái độ. Về kiến thức: bài học văn bản nhật dụng giúp học sinh hiểu đúng ý nghĩa xã hội (chủ yếu là ý nghĩa thời sự cập nhật gần gũi) qua việc tự nắm bắt vấn đề được đề cập đến trong văn bản. Hoạt động đọc - hiểu ở phần văn bản, nếu đối tượng là các tác phẩm văn chương thì việc đọc có nghiền ngẫm, phân tích, cảm thụ những vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ, để từ đó hiểu được những khái quát đời sống của tác giả, nghĩa là người đọc tự mình khám phá và rung động lấy ý nghĩa đời sống và thẩm mĩ của tác phẩm sẽ là mục tiêu kiến thức của bài học văn bản nghệ thuật. Nhưng khi đối tượng đọc - hiểu là các văn bản nhật dụng thì mục tiêu kiến thức của bài học sẽ nhấn mạnh vào nội dung tư tưởng của văn bản, tức là nắm bắt vấn đề xã hội gần gũi, bức thiết, mang tính thời sự hơn là đi sâu khám phá giá trị hình thức của văn bản. Việc xác định mục tiêu kiến thức của bài học văn bản nhật dụng phải bắt đầu từ sự rành rõ trong phân loại văn bản như thế. Ví dụ: Cùng một văn bản như: " Cuộc chia tay của những con búp bê", nếu quan niệm đây là một tác phẩm văn chương hư cấu thì yêu cầu đọc hiểu sẽ bao gồm sự phát hiện và bình giá trên nhiều phương diện của sáng tạo nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật, cách kể và cuối cùng là cảm nhận các khái quát xã hội mà tác giả biểu hiện ở các lớp nghĩa của tác phẩm. Nhưng nếu nhìn nhận truyện này như một văn bản nhật dụng thì phạm vi đọc hiểu dù không thể bỏ qua các dấu hiệu hình thức nổi bật của văn bản, nhưng chủ yếu là là phát hiện nội dung của văn bản, chưa cần là các chủ đề khái quát những những vấn đề sâu xa của cuộc sống con người, mà chỉ cần là vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản gần gũi với học sinh, thức dậy không chỉ tình chia sẻ bất hạnh với bạn bè đồng cảnh ngộ mà còn là ý thức về quyền được hưởng niềm vui, hạnh phúc. Đó sẽ là ý nghĩa cập nhật của bài học này. Và đó sẽ là mục tiêu kiến thức chủ yếu của bài học văn bản nhật dụng" Cuộc chia tay của những con búp bê". Nội dung của văn bản nhật dụng là những vấn đề gần gũi bức thiết đối với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại, nên mục tiêu bài học văn bản nhật dụng còn là sự mở rộng nhận thức của học sinh tới đời sống xã hội và bản thân về những vấn đề được đặt ra từ văn bản . Cơ hội để lĩnh hội các tri thức cập nhật về nhiều vấn đề thiết thực vừa có ý nghĩa thời sự, vừa có ý nghĩa lâu dài là thế mạnh của bài học văn bản nhật dụng. Nhưng các bài học của văn bản nhật dụng không khuôn lại ở việc cung cấp tri thức trong nội bộ văn bản mà còn tích hợp liên môn, mở rộng hiểu biết của người học theo vấn đề được đề cập trong văn bản. Cụ thể: Ý nghĩa chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên trong văn bản " Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử" có thể gợi học sinh liên tưởng tới nhiều cây cầu chứng nhân lịch sử khác trên đất nước , qưê hương trong cả thời chiến tranh đánh giặc (Như cầu Công Lí, cầu Hàm Rồng), và hoà bình dựng xây (Như cầu Thăng Long, cầu Mĩ Thuận, cầu Bãi Cháy, cầu Nhật Tân). Văn bản " Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" và "Thông tin về ngày trái đất năm 2000" sẽ gợi cho HS liên hệ tới thực trạng báo động về môi trường sống và sức khoẻ con người ở mỗi làng quê, thành phố, đất nước đang bị chính con người huỷ hoại, từ đó các em biết hành động cho đúng. Về mục đích giao tiếp, các văn bản nhật dụng chủ yếu thoả mãn mục đích truyền thống xã hội hơn là sự thoả mãn giao tiếp thẩm mĩ. Cho dù văn chương thẩm mĩ không nhiều đặc sắc trong văn bản. Chẳng hạn" Ca Huế trên sông Hương", không chỉ khơi dậy trong học sinh tình yêu dòng sông âm nhạc nổi tiếng mà còn đánh thức họ tình yêu, niềm tự hào, ý thức giữ gìn và bảo vệ những di tích lịch sử văn hoá vàng son của đất nước mình. Về hình thức thể hiện, các văn bản nhật dụng không nằm ngoài cách thức của phương thức biểu đạt nào đấy. Có thể nhận ra phương thức thuyết minh nổi trội trong các văn bản :"Thông tin về ngày trái đất năm 2000; Ôn dịch thuốc lá." Nhưng những văn bản khác như "Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử"; "Ca Huế trên sông Hương" không thuần tuý thuyết minh khi yếu tố miêu tả và biểu cảm đan xen. Và trong khi phương thức biểu cảm nổi bật ở các văn bản "Cổng trường mở ra"; "Mẹ tôi"; "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ", thì tính nghị luận lại là cách biểu đạt làm thành sức truyền cảm của các văn bản nhật dụng khác như "Phong cách Hồ Chí Minh "; "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình". Nếu dạy học đọc - hiểu diễn ra theo nguyên tắc dựa vào các dấu hiệu hình thức để khám phá nội dung biểu đạt của văn bản thì dạy học văn bản nhật dụng không nằm ngoài nguyên tắc này. Và như thế không thể loại bỏ phạm vi kiến thức này khỏi bài học, cho dù đó không phải là mục tiêu chính của bài học văn bản nhật dụng. Chẳng hạn khi xác định mục tiêu bài học" Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử" cần chú ý trước hết đến mục đích giao tiếp: HS cảm nhận từ văn bản: Ý nghĩa làm chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên và tình yêu của tác giả dành cho cây cầu này, từ đó mở rộng hiểu biết, ý thức trân trọng các di tích lịch sử của quê hương, đất nước, gắn kết với việc kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, nhưng không bỏ qua các hình thức thuyết minh( biện pháp nhân hoá, lời văn giầu tư liệu, hình ảnh và cảm xúc) là những nét hình thức nổi bật của văn bản này. Với bài:" Bài toán dân số"( Bài 13 - Ngữ văn 8), mục tiêu bài học được xác định như sau: HS hiểu từ văn bản"Bài toán dân số": - Mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường" tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người. - Qua cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận, bài viết đã có sức thấm thía và truyền cảm sâu sắc tới bạn đọc về ý thức trách nhiệm của mình trước sự gia tăng của dân số. Như vậy, cung cấp và mở rộng hiểu biết về những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại, từ đó tăng cường ý thức công dân đối với cộng đồng trong mỗi HS, đó sẽ là định hướng mục tiêu chung của các bài học văn bản nhật dụng cần được xác định trong dạy học phần văn bản này trong chương trình Ngữ văn THCS. 2.2. Chuẩn bị dạy học: 2.2.1. Chuẩn bị kiến thức dạy học: Do yêu cầu mở rộng hiểu biết để thấm thía các chủ đề nhật dụng đặt ra trong từng văn bản, từ đó tăng cường ý thức công dân của mỗi học sinh đã khiến việc chuẩn bị kiến thức hỗ trợ cho bài học văn bản nhật dụng mang một ý nghĩa tích hợp rộng hơn, đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn của cả hai chủ thể dạy và học văn bản nhật dụng. Yêu cầu đó sẽ là giáo viên thu thập (đồng thời giao cho các nhóm HS cùng sưu tầm) các tư liệu ngoài văn bản liên quan đến chủ đề văn bản trên các nguồn thông tin đại chúng ( phát thanh, truyền hình, mạng Internet, báo chí, sách vở, tranh ảnh, âm nhạc...) làm chất liệu cho dạy học văn bản nhật dụng gắn kết với đời sống. Ví dụ: Để chuẩn bị cho bài học "Ca Huế trên sông Hương", ngoài việc nắm bắt ý nghĩa nhật dụng của bài văn là vấn đề bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc qua một di tích văn hoá phi vật thể là ca Huế. Để có định hướng đọc hiểu đúng cho bài học này, giáo viên còn phải tạo thêm nguồn tư liệu bổ sung cho bài học trên các kênh âm nhạc dân gian các vùng miền, các bài hát về Huế, các bài báo và tranh, ảnh về cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế - di sản văn hoá thế giới... đồng thời giao cho các nhóm HS sưu tầm tư liệu: dân ca Huế, tranh ảnh về vẻ đẹp cố đô Huế làm tư liệu cho bài học và tham gia chơi trò chơi. 2.2.2. Chuẩn bị phương tiện dạy học: Yêu cầu truyền thông cập nhật của các chủ đề nhật dụng đòi hỏi các phương pháp dạy học đáp ứng cung cấp và khai thác thông tin nhanh và phong phú tới người học. SGK, bảng đen, phấn trắng, bảng phụ, tranh ảnh minh hoạ các phương tiện dạy học truyền thống ấy là cần thiết nhưng chưa thể đáp ứng hết các yêu cầu dạy học văn bản nhật dụng theo tinh thần nói trên. Ở đây hệ thống tư liệu bồi đắp trực tiếp cho chủ đề văn bản nhật dụng và mở rộng chủ đề đó bên ngoài văn bản( báo chí, mĩ thuật, điện ảnh) và những câu hỏi trắc nghiệm nếu được thu thập, thiết kế và trình chiếu trên phương tiện dạy học điện tử (Sử dụng phần mềm powerpoint, Violet ) sẽ là các phương tiện tạo hiệu ứng tích cực nhất trong dạy học văn bản nhật dụng. 2.2.3. Phương pháp dạy học: 2.2.3.1. Phù hợp với phương thức biểu đạt của mỗi văn bản Nếu khảo sát hình thức tồn tại của văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS theo hai góc độ phương thức biểu đạt và thể loại văn học, ta có bảng thống kê như sau: Tên văn bản Phương thức biểu đạt Thể loại -Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Động Phong Nha - Cổng trường mở ra - Mẹ tôi - Cuộc chia tay của những con búp bê - Ca Huế trên sông Hương - Thông tin về ngày trái đất năm 2000 - Ôn dịch thuốc lá - Bài toán dân số - Phong cách Hồ Chí Minh - Đấu tranh cho một thế giới hoà bình - Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Thuyết minh Biểu cảm Thuyết minh Biểu cảm Biểu cảm Tự sự Thuyết minh Thuyết minh Thuyết minh Nghị luận Thuyết minh Nghị luận Nghị luận Bút kí Bút kí Truyện ngắn Bút kí Nhìn vào bảng trên sẽ thấy: Nếu gọi tên văn bản nhật dụng bằng thể loại văn học, thì ngoại trừ " Cuộc chia tay của những con búp bê", " Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử", " Động Phong Nha"," Ca Huế trên sông Hương", còn lại phần lớn là các bức thư, công báo, bài báo khoa học, khó gọi chúng bằng tên của thể loại. Trong khi, nếu xác định hình thức của các kiểu văn bản này theo phương thức biểu đạt sẽ dễ dàng nhận ra kiểu văn bản của chúng. Điều này cho thấy dạy học văn bản nhật dụng đáp ứng mục đích và cách thức diễn đạt sẽ phù hợp hơn so với dạy học chúng theo đặc trưng thể loại văn học. Khi thiết kế chương trình văn bản nhật dụng, các tác giả SGK Ngữ văn THCS nhấn mạnh rằng: Dạy học văn bản nhật dụng chủ yếu là tập trung khai thác các vấn đề nội dung tư tưởng đặt ra ở mỗi văn bản. Nhưng trong bất kì văn bản nào, nội dung không nằm ngoài hình thức tương ứng của nó, cho nên hoạt động đọc hiểu nội dung văn bản nhật dụng không nằm ngoài nguyên tắc đi từ các dấu hiệu hình thức biểu đạt tới khám phá mục đích giao tiếp trong hình thức ấy, cho dù không cần sa đà vào hình thức của chúng. Chẳng hạn: Văn bản" Cổng trường mở ra" được tạo theo phương thức biểu cảm, nhằm mục đích nhận thức vai trò của nhà trường đối với sự tiến bộ của mỗi người, thì con đường dạy học để hiểu mục tiêu ấy từ văn bản sẽ là dạy học theo các dấu hiệu của văn bản biểu cảm biểu hiện qua lời văn thấm đẫm cảm xúc, suy tư của tác giả và giầu có hình ảnh liên tưởng trong mỗi sự việc. Còn khi văn bản nhật dụng được tạo lập bằng phương thức thuyết minh như" Ôn dịch thuốc lá" thì hoạt động dạy học tương ứng sẽ là tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung văn bản từ các dấu hiệu hình thức của bài thuyết minh khoa học như: Tiêu đề, bố cục văn bản, vai trò của tác giả trong văn thuyết minh, đặc điểm của lời văn thuyết minh. Ví dụ: - Đoạn văn nào nói về tác hại của thuốc lá đến sức khoẻ con người? - Tác hại này được phân tích trên các chứng cớ nào? - Các chứng cớ được nêu có đặc điểm gì? - Từ đó cho thấy mức độ tác hại như thế nào của thuốc lá đến sức khoẻ con người?. - Ở đây, những tri thức nào về thuốc lá hoàn toàn mới lạ đối với em?... Bên cạnh phương thức biểu đạt chủ yếu là nghị luận và thuyết minh, văn bản nhật dụng còn đan xen các yếu tố của phương thức khác. Sự đan xen này xuất hiện khi người viết không chỉ trình bày các tri thức về đối tượng hoặc`sự nhận thức tỏ tường về hiện tượng mà còn muốn làm cho sự vật hiện tượng trình bày hiện lên rõ nét đồng thời thể hiện trong đó cảm xúc hoặc suy tư của mình. Chẳng hạn, nếu lời văn giầu tư liệu, hình ảnh và cảm xúc là những nét hình thức nổi bật của văn bản thuyết minh" Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử" thì dạy học tương ứng sẽ là nhấn vào các chi tiết miêu tả và biểu cảm. - Những cuộc chiến tranh nào đã đi qua trên cây cầu Long Biên? - Em có nhận xét gì về lời văn miêu tả cây cầu trong đoạn văn " Nước mắt ứa ra....từng khúc ruột"? - Từ đó cầu Long Biên đóng vai trò chứng nhân như thế nào? - Tác giả đã chia sẻ tình cảm như thế nào đối với cây cầu chứng nhân chiến tranh này?... Nếu thuyết minh kết hợp với nghị luận, miêu tả và bộc lộ cảm xúc là đặc điểm hình thức của văn bản "Ca Huế trên sông Hương", thì vận dụng dạy học tương ứng sẽ chủ yếu là phát hiện và phân tích ý nghĩa biểu đạt của các yếu tố đó trong văn bản. Ví dụ: Về hình thức, văn bản này kết hợp nhiều phương thức biểu đạt như nghị luận, chứng minh, miêu tả, biểu cảm. Hãy quan sát mỗi phần văn bản để xác định phương thức biếu đạt chính của mỗi phần? Nếu phương thức lập luận kết hợp với biểu cảm là hình thức cuốn hút người đọc của văn bản: "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình " thì dạy học tương ứng sẽ theo hướng khám phá lí lẽ và chứng cớ thể hiện quan điểm được nêu ra trong văn bản và qua đó là thái độ nhiệt tình của tác giả.Ví dụ GV có thể sử dụng câu hỏi đàm thoại qua máy chiếu: - Em hiểu như thế nào về " Bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng"? - Ý tưởng của tác giả về việc mở "Một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân" bao gồm những thông điệp gì? - Em hiểu gì về tác giả từ những thông điệp đó? + Giảng tóm tắt qua máy chiếu: - Bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng đó là tiếng nói của công luận thế giới chống chiến tranh, là tiếng nói yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới. - Thông điệp về một cuộc sống đã từng tồn tại trên trái đất và về những kẻ đã xoá bỏ cuộc sống trên trái đất bằng vũ khí hạt nhân. - Tác giả là người yêu chuộng hoà bình, quan tâm sâu sắc đến vũ khí hạt nhân với niềm lo lắng và công phẫn cao độ Dạy học văn bản nhật dụng chú ý các dấu hiệu cách thức biểu đạt này không chỉ vì sự cần thiết trong kiến thức đọc - hiểu mà còn vì yêu cầu của dạy học tích hợp trong mọi bài học Ngữ văn. 2.2.3.2. Đáp ứng dạy học tích hợp: Dạy học văn bản nhật dụng theo đặc trưng phương thức biểu đạt của mỗi văn bản cũng có nghĩa là chúng được dạy học theo yêu cầu tích hợp kiến thức và kĩ năng của hai phân môn Văn (đọc - hiểu) với tập làm văn (kiểu văn bản) trong bài học Ngữ văn. Khi tiến hành đọc - hiểu nhân vật theo hệ thống ba sự việc : Cuộc chia búp bê / Cuộc chia tay với lớp học / Cuộc chia tay của hai anh em, cùng các chi tiết lời văn, cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất, từ đó khám phá ra chủ đề nhật dụng: Vấn đề trẻ em trong gia đình hiện đại, ở văn bản:" Cuộc chia tay của những con búp bê" là đã có ý thức tích hợp đọc hiểu văn bản theo đặc trưng của văn tự sự. Dạy học văn bản" Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" khi chú ý đến đặc điểm cấu trúc văn bản là có ý thức tích hợp đọc văn với đặc trưng của văn bản nghị luận: + Câu hỏi đàm thoại: - Văn bản" Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" nhằm thể hiện một tư tưởng nổi bật. Đó là tư tưởng nào? + Hỏi trắc nghiệm qua máy chiếu: + Tư tưởng ấy được biểu hiện trong hệ thống gồm bốn luận điểm. Hãy tách đoạn văn bản theo các luận điểm sau: - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ cuộc sống trên trái đất. - Sự tốn kém của cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân. - Tính phi lí của chiến tranh hạt nhân. - Loài người cần đoàn kết để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hoà bình. + Tại sao đây gọi là một bài văn nghị luận chính trị, xã hội?.. Trong dạy học văn bản nhật dụng, gắn kết tri thức trong văn bản với các tri thức ngoài văn bản liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung văn bản cũng là một phương diện của dạy học tích hợp. Mặt khác, do yêu cầu gắn với đời sống, giúp HS hoà nhập hơn nữa với đời sống nên phạm vi tích hợp nổi bật trong dạy học văn bản nhật dụng sẽ là tạo nhiều cơ hội cho HS liên hệ ý nghĩa văn bản nhật dụng được học với đời sống xã hội của cộng đồng và bản thân. Ví dụ: Trong bài " Đấu tranh cho một thế giới hoà bình ": - Qua các phương tiện thông tin đại chúng, em còn có thêm những chứng cớ nào về nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn đe doạ cuộc sống trái đất. - Em dự định sẽ làm gì để tham gia vào" Bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng" như đề nghị của nhà văn Gac-xi-a Mác - Ket? Từ những phân tích trên đây sẽ có khái quát dạy học văn bản nhật dụng đáp ứng yêu cầu tích hợp như sau: Gắn kết đọc.- hiểu văn bản nhật dụng với các tri thức tương ứng của phương thức biểu đạt (tích hợp với văn, tập làm văn).
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_van_ban_nhat_dung_trong_chuong.doc