Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
“Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”. Để cho những chủ nhân tương lai của đất nước có dáng vóc ngang tầm thời đại sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe của trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Dân cường thì nước thịnh”. Vì vậy, một mặt chú ý nâng cao nhân cách, trí tuệ, chúng ta cần chú trọng nâng cao tầm vóc và thể trạng người Việt Nam để góp phần phát triển giống nòi và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Năm học 2014- 2015 là năm học đầu tiên sở giáo dục và đào tạo Hải Dương triển khai thực hiện chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” giai đoạn 2014-2016. Bởi là năm đầu thực hiện chuyên đề do đó cũng như bao trường mầm non khác, trường mầm non nơi tôi công tác gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ khi triển khai chuyên đề. Từ những nhận thức trên là một cán bộ quản lý được phân công phụ trách chuyên môn, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN * Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên đề: Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. * Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực quản lý và chỉ đạo chuyên môn trong trường mầm non nơi tôi công tác *Tác giả: Họ và tên: Bùi Thị Dịu Ngày tháng năm sinh: 17/02/1969 Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường mầm non Hiệp Lực Điện thoại: 0989 481 197 * Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường mầm non Hiệp Lực * Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Tập thể đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường. * Thời gian áp dụng: Thời gian bắt đầu áp dụng thử các biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non được tiến hành từ đầu năm học 2014 – 2015 đến tháng 2 năm học 2014 – 2015 và tiếp tục áp dụng trong thời gian tới. TÁC GIẢ ( Ký ghi rõ họ tên) Bùi Thị Diu XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: “Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”. Để cho những chủ nhân tương lai của đất nước có dáng vóc ngang tầm thời đại sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe của trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Dân cường thì nước thịnh”. Vì vậy, một mặt chú ý nâng cao nhân cách, trí tuệ, chúng ta cần chú trọng nâng cao tầm vóc và thể trạng người Việt Nam để góp phần phát triển giống nòi và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Năm học 2014- 2015 là năm học đầu tiên sở giáo dục và đào tạo Hải Dương triển khai thực hiện chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” giai đoạn 2014-2016. Bởi là năm đầu thực hiện chuyên đề do đó cũng như bao trường mầm non khác, trường mầm non nơi tôi công tác gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ khi triển khai chuyên đề. Từ những nhận thức trên là một cán bộ quản lý được phân công phụ trách chuyên môn, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến: Điều kiện và đối tượng để áp dụng sáng kiến là tập thể đội ngũ cán bộ giáo viên và các cháu trong trường cùng với sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo địa phương và hội cha mẹ học sinh. Thời gian áp dụng sáng kiến là học kỳ một năm học 2014- 2015 và tiếp tục trong thời gian tới 3. Nội dung sáng kiến: Trong nội dung sáng kiến của mình, tôi đã chỉ ra được thực trạng còn tồn tại, trên cơ sở đó tôi xây dựng và đề xuất các biện pháp sau: Biện pháp 1. Khảo sát thực trạng Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề Biện pháp 3. Tổ chức chuyên đề tại các tổ khối. Biện pháp 4. Bồi dưỡng nội dung chuyên đề. Biện pháp 5. Xây dựng lớp điểm. Biện pháp 6. Bổ sung đồ dùng đồ chơi trang thiết bị phục vụ chuyên đề */ Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến Để thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” mà sở giáo dục triển khai trong năm học 2014-2015 là việc làm cần thiết mang tính trọng tâm, trọng điểm trong năm học này, bởi đây là năm học đầu tiên thực hiện chuyên đề. Nội dung chương trình và các đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho phát triển vận động của trẻ vẫn được nhà trường chỉ đạo các nhóm lớp duy trì và thực hiện đầy đủ. Song khi áp dụng sáng kiến này thì từ nội dung chương trình, hình thức tổ chức đến việc chuẩn bị đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đều cần có sự đổi mới. Đó là sự tích hợp, lồng ghép có sáng tạo nội dung phát triển thể chất cho trẻ trong các hoạt động giáo dục khác. Một điểm mới nữa đó là sự đầu tư về đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động phát triển vận động. Cách tổ chức hoạt động phát triển vận động cuốn hút của giáo viên gây được sự hứng thú cho trẻ, kích thích trẻ tham gia vào hoạt động một cách say sưa và đạt hiệu quả cao. * Với các biện pháp này có thể áp dụng với tất cả các trường mầm non trong toàn huyện. 4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến. Khi áp dụng các biện pháp vào quá trình thực hiện thì chắc chắn chất lượng hoạt động phát triển vận động của trẻ sẽ đạt hiệu quả cao hơn. 5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến Để thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động cho trẻ đề nghị các cấp lãnh đạo cấp trên đầu tư kinh phí để nhà trường xây dựng khu phát triển thể chất chuyên biệt với các đồ dùng trang thiết bị phong phú, đa dạng có thể phục vụ cho các hoạt động phát triển vận động của trẻ. Đề nghị phòng giáo dục xây dựng các trường trọng điểm để cho tất cả giáo viên trong toàn huyện có điều kiện tham dự, học tập kinh nghiệm sau đó về thực hiện tại trường có như vậy chuyên đề sẽ đạt hiệu quả cao hơn Đề nghị các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị học tập cho các trường nông thôn khi đời sống người nông dân còn có nhiều khó khăn không có điều kiện đóng góp cao. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Như chúng ta đã biết sức khỏe là vốn quý của mỗi con người, để tham gia vào các hoạt động thường ngày đòi hỏi phải có sức khỏe. Đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi mầm non thì sức khỏe lại càng quan trọng hơn vì ở giai đoạn này cơ thể của trẻ đang phát triển mạnh, các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần dần được hoàn thiện. Trẻ có khỏe mạnh thì mới tích cực tham gia vào các hoạt động như học tập, vui chơi và lao động.... “Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai”. Để cho những chủ nhân tương lai của đất nước có dáng vóc ngang tầm thời đại sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe của trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. Để có sức khỏe tốt ngoài việc cung cấp đầy đủ năng lượng cho các bữa ăn của trẻ thì cần phải chú ý tới việc phát triển các tố chất vận động cho trẻ. Chính vì lẽ đó mà Bộ giáo dục đào tạo đã triển khai chuyên đề với mục đích: Giúp trẻ rèn luyện thể lực, tăng cường khả năng vận động, phát huy tốt các tố chất vận động, nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non đối với các độ tuổi và các chỉ số phát triển thể chất trong bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Năm học 2014- 2015 là năm học đầu tiên sở giáo dục và đào tạo Hải Dương triển khai thực hiện chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” giai đoạn 2014-2016. Bởi là năm đầu thực hiện chuyên đề do đó cũng như bao trường mầm non khác trường mầm non nơi tôi công tác gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ khi triển khai chuyên đề. Từ những nhận thức trên là một cán bộ quản lý được phân công phụ trách chuyên môn, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. 2. Thực trạng của vấn đề Như chúng ta đã biết về tố chất thể lực, trẻ em Việt nam ngày nay đã phát triển khá hơn so với những năm sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng. Tuy nhiên, tầm vóc và thể trạng người Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực vẫn còn thua kém rõ rệt, qua khảo sát thực tế các nhà khoa học đã chứng minh một thực tế ở độ tuổi 11, chiều cao thân thể người Việt Nam như người Nhật, nhưng tới 18 tuổi thua kém họ 8 cm đối với nam (164,8 cm và 172 cm) và 4 cm đối với nữ (153,3 và 157 cm). So với Thái Lan, chúng ta cũng thua kém khoảng 3-4 cm. Về sức bền chung và chỉ số công năng tim trong vận động, thanh thiếu niên của ta xếp loại rất kém so với thanh thiếu niên Nhật...Vì sao xảy ra tình trạng như vậy? Đó cũng là câu hỏi mà chúng ta cần quan tâm, phải chăng căn nguyên cũng một phần do chúng ta chưa có các biện pháp chăm sóc và giáo dục ngay từ tuổi ấu thơ. Là một cán bộ quản lý trong trường mầm non tôi thấy chất lượng hoạt động phát triển vận động của các trường mầm non trong huyện nói chung cũng như các lớp trong trường mầm non nơi công tác nói riêng đều trong tình trạng cầm chừng chưa được coi trọng. Đặc biệt là với các bậc phụ huynh thường coi đây là môn phụ họ chỉ quan tâm tới các môn văn hóa. Với cấp học phổ thông thường cho toán, văn là môn chính còn với mầm non thì học chữ cái là quan trọng nhất... Từ những quan niệm như vậy mà vóc dáng và sức khỏe của người Việt Nam so với người nước ngoài đang là vấn đề được quan tâm và cần có kế hoạch để thay đối thực trạng hiện có. Chính vì lý do đó mà trong những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra nhiều chuyên đề cho các cấp học trong đó có chuyên đề: “Nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. 3. Các biện pháp thực hiện 3.1. Khảo sát thực trạng chất lượng hoạt động phát triển vận động cho trẻ trong trường Để thực hiện chuyên đề tôi tiến hành khảo sát chất lượng đồ dùng cho hoạt động phát triển thể chất đã có của trường. Qua kiểm tra tại các lớp thấy số lượng và chất lượng đồ dùng phục vụ cho hoạt động này còn thiếu nhiều và chất lượng không đảm bảo. Cụ thể toàn trường chỉ còn 2 chiếc thang leo có thể sử dụng được. Ghế thể dục có 6 chiếc của 3 khối 3, 4, 5 tuổi song chỉ là ghế tận dụng của trường phổ thông tu sửa lại do đó kích thước có phần bị hạn chế, không đảm bảo an toàn trong quá trình trẻ thực hiện vận động. Trường chưa có khu phát triển thể chất riêng biệt do đó các hoạt động thể chất thường phải thực hiện trong lớp hoặc ngoài sân trường do đó chất lượng đạt được chưa cao. Với các đồ dùng của các nhóm lớp hầu như cũng trong tình trạng có nhưng chưa đủ hoặc là chất lượng đồ dùng không đảm bảo. Ví dụ túi cát to so với tay cầm của trẻ lượng cát nhiều nặng do đó khi trẻ thực hiện không đạt yêu cầu đề ra. Hoặc chất liệu của túi cát không đảm bảo để lọt cát khi trẻ thực hiện do đó không đảm bảo vệ sinh...Với các loại đồ dùng mua sẵn do ngân sách phục vụ chuyên môn có hạn, phụ huynh đóng góp tiền mua đồ dùng không cao do thu nhập của người nông dân thấp nên số lượng đồ dùng mua hàng năm thường là không đủ... Đồ dùng thiếu dẫn đến chất lượng của hoạt động phát triển thể chất không cao. Giáo viên ngại tổ chức hoạt động thể dục hoặc có tổ chức dạy cũng dưới hình thức qua loa chiếu lệ để chống đối, nếu có đầu tư chỉ là những hoạt động tham gia hội giảng. Với trẻ có nhiều trẻ không thích hoạt động này vì trẻ không thực hiện được các yêu cầu cô giáo đề ra sẽ bị cô quở mắng... Qua kết quả đánh giá đầu năm cho thấy kết quả lĩnh vực phát triển thể chất như sau: * Kết quả trên trẻ: Lớp Số trẻ Chất lượng lĩnh vực phát triển thể chất Tốt Tỷ lệ Khá Tỷ lệ T.bình Tỷ lệ Yếu Tỷ lệ 5A 35 13 37 14 40 5 14 3 9 5B 35 14 40 12 34 7 20 2 6 5C 36 13 36 16 44 5 14 2 6 4A 38 12 31 14 37 8 21 4 11 4B 40 15 37 16 40 6 15 3 8 4C 42 16 38 16 38 7 17 3 7 3A 32 12 37 13 40 4 12 3 7 3B 37 14 38 15 40 5 14 3 8 3C 32 13 40 13 40 4 13 2 7 Kết quả trên cho thấy tỷ lệ trẻ có chất lượng lĩnh vực phát triển thể chất đạt mức trung bình và yếu trong toàn trường vẫn còn khá cao chiếm khoảng từ 20 đến 30 % . Kết quả trên trẻ là vậy còn đối với giáo viên, tôi tiến hành khảo sát dự giờ hoạt động phát triển thể chất của 18 giáo viên đứng lớp. Kết quả thu được như sau: * Kết quả giờ dạy của giáo viên: Số GV Kết quả dự giờ Tôt Tỷ lệ Khá Tỷ lệ T.bình Tỷ lệ Yếu Tỷ lệ 18 3 17 8 44 5 28 2 11 Từ bảng trên cho thấy giáo viên thực hiện các hoạt động phát triển vận động cho trẻ chất lượng thấp. Cụ thể tỷ lệ giờ dạy đạt loại trung bình và yếu cao xấp xỉ 40 % 3.2 Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề Với kết quả khảo sát như trên để thực hiện có hiệu quả chuyên đề tôi phối hợp cùng với ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn và các đồng chí giáo viên cốt cán thống nhất về nội dung kế hoạch chuyên đề của trường dựa trên nội dung nội kế hoạch thực hiên chuyên đề của Phòng và của Sở. Muốn cho 100% các lớp trong trường đều thực hiện chuyên đề đạt hiệu quả cao thì cần phải xây dựng kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của trường và của địa phương. Sau đây tôi xin trích một phần kế hoạch thực hiện chuyên đề cho năm học 2014- 2015 mà tôi đã xây dựng như sau: Biện pháp thực hiện + Đối với nhà trường - Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, phương pháp dạy cho giáo viên mầm non - Phát huy tinh thần tự giác tích cực, lòng yêu nghề, sự sáng tạo của giáo viên, sự phối hợp của phụ huynh học sinh - Đưa các nội dung giáo dục thể chất, thói quen tốt trong ăn uống vệ sinh cá nhân giữ gìn sức khỏe và an toàn thông qua các trò chơi vận động, hoạt động ngoài trời vào kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường và kế hoạch chủ đề của giáo viên - Tổ chức hội thi: “Bé tài năng khỏe bé ngoan”. Hội thi: “Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề”, nhằm tuyên truyền với các bậc phụ huynh, giáo viên về chuyên đề - Đánh giá kết quả sau mỗi giai đoạn để rút kinh nghiệm và có kế hoạch bổ sung +/ Đối với giáo viên - Xây dựng và lựa chọn các bài tập phù hợp với điều kiện cụ thể của từng lớp, của nhà trường - Xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn cho trẻ vận động - Đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức các hoạt động trong trường mầm non theo chương trình GDMN. - Mỗi giáo viên phải tích cực sáng tạo trong việc lồng ghép vận dụng các phương pháp cho phù hợp với từng chủ đề - Kết hợp việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi với các hoạt động ngoại khóa cho trẻ Ngoài ra còn lưu ý tới các biện pháp như: Tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường Mầm non: Tạo môi trường học tập, tổ chức các hoạt động học, tổ chức các hoạt động ngoài lớp học ... Cụ thể kế hoạch thực hiện cho từng thời điểm, giai đoạn như sau: Giai đoạn Nhiệm vụ trọng tâm Người thực hiện Biện pháp chính Thời gian Kết quả Tháng 9+10+11 - Triển khai chuyên đề cho 100% giáo viên đứng lớp. - Yêu cầu giáo viên lựa chọn xây dựng kế hoạch chuyên đề - Khảo sát thực trạng nhóm lớp để xây dựng lớp điểm chuyên đề. - Mua sắm bổ sung trang thiết bị cơ sở vật chất cho các lớp thực hiện chuyên đề có hiệu quả. - Phát động phong trào thi đua sáng tác các trò chơi vận động, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề - Tổ chức trưng bày đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề Hiệu phó Hiệu phó Giáo viên BGH Hiệu phó Giáo viên BGH Công đoàn Giáo viên Hiệu phó Giáo viên Tổ chức họp chuyên môn, chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên đề - Chỉ đạo giáo viên tại lớp cùng nhau thảo luận bàn bạc thống nhất lên kế hoạch chung của chuyên đề phù hợp với lớp mình và độ tuổi mình . - Xây dựng lớp điểm chuyên đề ở lớp 5A - Đến từng lớp khảo sát và xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung cấp phát kịp thời cho các lớp. - Chỉ đạo giáo viên các lớp làm đồ dùng đồ chơi, sưu tầm các trò chơi vận động phù hợp với độ tuổi của trẻ - Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt nội dung 25/9/2014 03/10/2014 đến 30/10/2014 03/11/2014 đến 25/11/2014 Tháng 12+1+2 - Tổ chức cho giáo viên học tập trường bạn thông qua đợt hội giảng cấp huyện được tổ chức tại trường - Cùng giáo viên lớp điểm lên tiết dạy, làm đồ dùng - Kiểm tra việc tuyên truyền, phối kết hợp giữa giáo viên với các bậc phụ huynh thấy tầm quan trọng của chuyên đề - Tổ chức tốt công tác dự giờ của tổ chuyên môn, rút kinh nghiệm các giờ dạy - Tiếp tục bổ sung trang thiết bị đồ dùng đồ chơi khuyến khích giáo viên sưu tầm các đồ dùng đồ chơi tự tạo gắn với các trò chơi vận động - Tổ chức hội thi “Bé tài năng, khỏe, ngoan” - Thực hiện tốt công tác quan sát đánh giá trẻ, đánh giá giáo viên thực hiện chuyên đề. BGH Giáo viên Hiệu phó Giáo viên Hiệu phó BGH Giáo viên BGH Giáo viên HP TTCM GV BGH - Tạo điều kiện cho các giáo viên dự, học tập kinh nghiệm các tiết hội giảng của các giáo viên trường bạn tham dự hội thi. - Chỉ đạo giáo viên các lớp lựa chọn nội dung bài dạy, chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy mẫu của trường - Hiệu phó + các TTCM đi kiểm tra từng lớp việc thực hiện chuyên đề, trang trí các góc tạo môi trường cho trẻ . - Xây dựng kế hoạch dự giờ và tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch, thực hiện tốt và rút kinh nghiệm qua các tiết dạy - Tiếp tục khảo sát và bổ sung cơ sở vật chất khuyến khích giáo viên sáng tạo cách làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động - Xây dựng nội dung kế hoạch chương trình - Triển khai đúng kế hoạch đánh giá trẻ theo từng giai đoạn và đánh giá giáo viên thực hiện chuyên đề. 01/12/2014 đến 30/3/2015 01/12/2014 đến 30/02/2015 Tháng 3+4+5 - Tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng chuyên đề - Thực hiện tốt công tác đánh giá trẻ, đánh giá thực hiện chuyên đề. Báo cáo tổng kết chuyên đề. BGH Giáo viên BGH GV - Tiếp tục chỉ đạo giáo viên sưu tầm, sáng tác các trò chơi vận động phù hợp với chủ đề, phù hợp với độ tuổi của lớp. - Chỉ đạo lớp đánh giá trẻ về kiến thức kĩ năng, BGH đánh giá giáo viên thực hiện chuyên đề Báo cáo tổng kết chuyên đề. - Rút kinh nghiệm 01/03/2014 Đến 30/05/2014 Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và của địa phương tạo thuận lợi cho giáo viên căn cứ vào kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch của nhóm lớp của các khối sao cho phù hợp với tình hình thực tế của khối lớp mình. 3.3. Tổ chức chuyên đề tại các tổ khối. Với mỗi tổ, khối tôi đã lên kế hoạch tổ chức chuyên đề khác nhau sao cho phù hợp với sự phát triển thể chất của từng độ tuổi đó song vẫn đảm bảo đầy đủ các nội dung phát triển vận động như phát triển các nhóm cơ và hô hấp, các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất vận động cũng như phát triển các vận động tinh. Cụ thể: Tháng 10 tôi phối hợp cùng khối mẫu giáo và giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi A xây dựng kế hoạch chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hoạt động: Đi thăng bằng trên ghế thể dục Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát Tháng 11 tạo điều kiện cho giáo viên được học tập kinh nghiệm các bạn đồng nghiệp thông qua dự hội giảng của Trường, của Huyện được tổ chức tại trường Tháng 12 tôi phối hợp cùng khối mẫu giáo và giáo viên chủ nhiệm lớp 4 tuổi C xây dựng kế hoạch chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hoạt động: Vo giấy làm bóng và ném bóng trúng đích Tháng 2 tôi phối hợp cùng khối nhà trẻ và giáo viên chủ nhiệm lớp 2 tuổi A xây dựng kế hoạch chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hoạt động: Chơi với vòng Hoạt động Chơi với vòng Tháng 5 tôi phối hợp cùng khối mẫu giáo và giáo viên chủ nhiệm lớp 3 tuổi B xây dựng kế hoạch chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hoạt động: Trườn về phía trước Thông qua giờ hoạt động học thể dục của giáo viên lớp 5 tuổi A có nhiều sáng tạo tổ chức một cách sinh động dưới hình thức trò chơi dân gian. Trẻ hoạt động tự nhiên, hứng thú linh hoạt và mang lại kết quả cao, phù hợp với chủ đề đang thực hiện. Khi tham dự hội giảng cấp Huyện giáo viên đã lưu ý tới các hoạt động thể dục để học tập kinh nghiệm thêm ở các trường bạn. Với hoạt động chơi với vòng của giáo viên chủ nhiệm lớp 2 tuổi A đã biết khai thác triệt để đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học để dạy trẻ. Chỉ với chiếc vòng nhưng trẻ có thể biết lắc, xoay ngón tay, cổ tay, cánh tay...phát triển cơ nhỏ của bàn tay. Trẻ được nhảy vào, nhảy ra để phát triển cơ chân, giơ vòng lên cao, đặt vòng xuống thấp để tạo sự mềm dẻo của cơ lưng, bụng... Thông qua các đợt chuyên đề từ đầu năm đến nay giáo viên đã cơ bản biết cách thực hiện các hoạt động sao cho linh hoạt, tạo sự phấn khởi cho trẻ tham gia các hoạt động và khai thác triệt để tác dụng của đồ dùng đồ chơi. Ngoài ra giáo viên đã làm quen với việc lựa chọn trò chơi vận động phù hợp với vận động cơ bản không còn tình trạng hai hoạt động này cùng loại phát triển vận động... 3.4. Bồi dưỡng nội dung chuyên đề cho đội ngũ giáo viên. 3.4.1. Bồi dưỡng về cách xây dựng kế hoạch Khi xây dựng xong kế hoạch thực hiện chuyên đề của trường, được hiệu trưởng ký duyệt, tôi tiến hành triển khai tới các tổ chuyên môn và tới từng giáo viên. Hướng dẫn giáo viên để giáo viên biết cách căn cứ trên kế hoạch của nhà trường cũng như hướng dẫn chương trình của từng độ tuổi lựa chọn thời điểm, thời gian để thực hiện bài tập. Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ để xây dựng kế hoạch đảm bảo theo quy luật từ dễ đến khó, củng cố những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động, đồng thời phù hợp với từng chủ đề chính và các chủ đề nhánh, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện thời sự...Ngoài ra tôi còn hướng dẫn để giáo viên biết lựa chọn bài dạy sao cho phù hợp với tình hình thực tế của trẻ ở lớp mình tránh việc thực hiện một cách rập khuôn máy móc, không phù hợp với trẻ. Khi xây dựng kế hoạch giáo viên cần chú ý dựa trên cơ sở sau: + Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ + Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể. + Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động. + Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và hướng dẫn các tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác. + Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú, phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục sáng, hoạt động học, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động... Do đó để phát triển vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện. Khi lên kế hoạch giáo viên cần phải hiểu rõ đặc điểm đối tượng trẻ, để từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp và khối lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Nếu bài dạy có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến tác dụng rèn luyện cơ thể không cao và cũng khiến cho người tập không hứng thú. Ngược lại, nếu nội dung và cường độ vận động quá cao có thể sẽ khiến người tập sợ hãi và không tiếp thu được bài tập. Bên cạnh đó trong một lớp học, trình độ và sức khỏe của trẻ không đồng đều, giáo viên ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của cả lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp. Biện pháp này cần được thực hiện dựa trên sự quan tâm và thấu hiếu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên. 3.4.2.Bồi dưỡng nội dung chuyên đề Song song với việc hướng dẫn giáo viên cách lên kế hoạch, tôi còn phối hợp với các đồng chí trong Ban giám hiệu, các đồng chí tổ trưởng chuyên môn hoặc giáo viên cốt cán đã được tham dự triển khai chuyên đề tại sở hoặc phòng giáo dục để bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về nội dung chuyên đề. Nhấn mạnh để giáo viên nắm được những điểm mới mà chuyên đề đề cập đến như: khi xây dựng kế hoạch hoạt động thể dục kỹ năng lựa chọn trò chơi vận động phải không cùng loại với vận động cơ bản. Bài tập phát triển chung của hoạt động thể dục kỹ năng có động tác hô hấp, thể dục sáng tập kết hợp với lời bài hát bỏ động tác hô hấp... Để nâng cao chất lượng phát triển vận động không chỉ chú trọng tới một hoạt động thể dục kỹ năng mà trong tất cả các hoạt động trong ngày tôi hướng cho giáo viên cần chú ý tới các vận động được tích hợp trong các hoạt động khác. Ví dụ trong hoạt động ngoài trời khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động có tác dụng củng cố những kỹ năng trẻ đã biết, rèn luyện các tố chất vận động. Hay khi chơi tự do với đồ chơi ngoài trời trẻ cũng có điều kiện vận động rèn luyện cơ thể để cơ bắp trở nên deo dai, nhanh nhẹn...Tương tự như vậy trong hoạt động góc với góc học tập, góc nghệ thuật, góc đóng vai, góc thiên nhiên... Ở mỗi góc đều có tác dụng nhất định đối với các hệ cơ quan trong cơ thể của trẻ. Với hoạt động học cũng không chỉ giới hạn ở hoạt động thể dục mới có tác dụng phát triển vận động mà ở nhiều các hoạt động khác cũng đều có tác dụng tích cực tới phát triển vận động của trẻ. Cụ thể như hoạt động âm nhạc giờ dạy vận động, hoạt động nhận thức khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi luyện tập củng cố. Hoạt động làm quen văn học, làm quen chữ cái... Giáo viên vẫn có thể tổ chức cho trẻ được vận động thông qua việc gây hứng thú cho trẻ chơi trò chơi ở đầu hoặc cuối hoạt động, hay trong phần luyện tập củng cố. Cũng có thể toàn bộ hoạt động được tổ chức dưới dạng hoạt động chơi bởi trẻ mầm non “Học bằng chơi - chơi mà học”. Ngoài ra còn có thể tổ chức dưới dạng hội thi như hội thi “Nhà nông đua tài” Hay hội thi “ Ếch con thi tài”...trẻ rất hứng thú tham gia và cũng có tác dụng phát triển thể vận động đạt hiệu quả cao 3.4.3. Nâng cao chất lượng thông qua việc lựa chọn các hình thức phát triển vận động: Có nhiều cách lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ, có thể tiến hành thông qua nhiều hình thức giáo dục như trong tiết học và ngoài tiết học. Gồm thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi, trò chơi vận động, dạo chơi, thăm quan, hội thi, giáo dục cá biệt Trong đó hình thức hoạt động học là cơ bản vì trên hoạt động học thể dục các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, hệ thống, tổ chức và có kế hoạch. Hiệu quả của việc phát triển vận động không chỉ phụ thuộc vào cách lựa chọn các phương pháp dạy học, mà còn phụ thuộc đáng kể vào các hình thức dạy học. Vì vậy trong hoạt động học giáo dục phát triển vận động có thể sử dụng các hình thức sau: * Hình thức tập cả lớp đồng loạt: Khi áp dụng hình thức này có nghĩa là cho tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập vận động giống nhau. Hình thức dạy học này cho phép giáo viên cùng một lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập. Ví dụ: Khi dạy trẻ bài tập: “Tung và bắt bóng” có thể cho trẻ tập đồng loạt tại chỗ. Trẻ cùng thực hiện với cô. * Hình thức tập cả lớp - nối tiếp: Khi áp dụng hình thức này, giáo viên cho trẻ cùng thực hiện một bài tập, liên tiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Có thể một nhóm có từ 3 – 5 trẻ tập xong bài tập rồi tiếp theo đến nhóm khác, giống như tập quay vòng. Tập theo nhóm nối tiếp trẻ rất hứng thú và thi đua nhau tập. * Hình thức tập theo nhóm: Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực hiện giáo viên chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm, mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau và do giáo viên hoặc trẻ có năng lực tổ chức phụ trách. Trong khi thực hiện bài tập theo nhóm, nếu vận động mới có một bài tập vận động cơ bản thì tập theo kiểu nhóm không chuyển đổi, các nhóm tập xong bài tập đã cho thì cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Nếu bài tập vận động mới có 2 vận động cơ bản thì cho trẻ tập theo kiểu nhóm chuyển đổi, chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tập xong vận động thứ nhất, cùng lúc nhóm 2 tập xong vận động thứ hai. Sau đó nhóm 1 tập vận động 2 đồng thời nhóm 2 tập vận động 1. Cuối cùng cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Với hình thức tập theo nhóm này vào buổi tập giúp cho trẻ phát triển khả năng tự lực và tự tổ chức theo tốp nhỏ, tăng lượng vận động và rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ. * Hình thức tập cá nhân Khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một bài tập, giáo viên hướng dẫn, kiểm tra chất lượng bài tập. Các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, nhược điểm của bạn khi thực hiện bài tập 3.5. Xây dựng lớp điểm. Ngay sau khi triển khai chuyên đề ban giám hiệu và hội đồng chuyên môn đã thống nhất lựa chọn lớp điểm theo từng độ tuổi để giúp giáo viên hiểu được cách thức thực hiện chuyên đề. Có kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục theo chủ đề; biết lồng ghép, tích hợp nội dung phát triển vận động vào tổ chức các hoạt động học và chơi cho trẻ trong chương trình GDMN một cách phù hợp. Ở các lớp điểm tôi đã lựa chọn những giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực chuyên môn giỏi, có uy tín với mọi người. Những lớp điểm là nơi đi đầu trong việc thực hiện nội dung mới của chuyên đề để các lớp khác học tập rút kinh nghiệm. Đồ dùng trang thiết bị cũng có sự đầu tư hơn. Ban giám hiệu thường xuyên sát sao hỗ trợ khi cần thiết như bổ sung thêm nội dung giáo án, đồ dùng cho các giờ chuyên đề để các giáo viên khác trong khối dự học tập và rút kinh nghiệm để khi về thực hiện tại lớp đạt hiệu quả cao hơn Thông qua các lớp điểm giáo viên được tham quan, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tai nghe, mắt thấy, học tập để áp dụng vào lớp của mình. Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức cho giáo viên thăm quan, học tập lớp điểm về cách trang trí sắp xếp lớp, nề nếp học sinh và cách thức tổ chức các hoạt động có lồng ghép nội dung chuyên đề phát triển vận động. Từ đó giáo viên trường tôi đã tạo được môi trường học tập sinh động mang đặc trưng của chuyên đề nhưng vẫn phù hợp với đặc điểm của trẻ trong độ tuổi ở lớp mình. Giáo viên đã có ý thức hơn, tự học tập, tự nghiên cứu để tạo sự cân bằng với lớp đồng nghiệp mình. Với hình thức xây dựng lớp điểm này tôi thấy đây cũng là một hình thức đánh vào tâm lý giáo viên, ngại với đồng nghiệp, ngại với phụ huynh khi lớp mình không bằng lớp bạn, giáo viên đã biết phấn đấu để khẳng định năng lực của mình, từ đó việc thực hiện chuyên đề có hiệu quả cao hơn. Qua quá trình chỉ đạo, tôi thấy nhiều giáo viên khi mới triển khai chuyên đề còn gặp rất nhiều lúng túng. Đến nay khi đã được dự học tập kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp đã có nhiều biến chuyển tích cực. 3.6. Bổ sung đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho chuyên đề 3.6.1. Đối với nhà trường Qua khảo sát nhìn chung số lượng đồ dùng trang thiết bị của nhà trường chưa đảm bảo cho việc thực hiện chuyên đề. Ban giám hiệu đã họp bàn và đi đến thống nhất có kế hoạch tu bổ cải tạo số lượng đồ dùng trang thiết bị sẵn có và bổ sung thêm một số đồ dùng đồ chơi mới để phục vụ cho chuyên đề. Để có kinh phí thực hiện công việc này thật không đơn giản khi ngân sách của nhà trường quá hạn hẹp. Ban giám hiệu chúng tôi đã thống nhất trình kế hoạch thực hiện chuyên đề với lãnh đạo địa phương, Hội cha mẹ học sinh xin ý kiến để phối hợp thực hiện. Để nắm được tình hình thực tế chúng tôi đã mời họ cùng tham gia khảo sát thực
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_thu.doc