Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người, là nền tảng của ngành Giáo dục & Đào tạo, đúng như lời bác Hồ kính yêu đã từng nói:
" Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt".
Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào là phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ Trường mầm non. Trong các hoạt động của trường mầm non thì hoạt động về lĩnh vực chuyên môn là một trong những hoạt động mũi nhọn giữ vai trò rất quan trọng. Hoạt động chuyên môn của nhà trường có chất lượng hay không, vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ. Nó góp phần đưa hoạt động chuyên môn của nhà trường đi lên, đồng thời nó cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục. Vì vậy, tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ sao cho có hiệu quả, chất lượng. Đây là vấn đề rất quan trọng, một vấn đề nóng bỏng mà tất cả các nhà trường đều phải quan tâm.
Trong các năm trước đây, hoạt động của tổ chuyên môn chưa đi vào thực chất để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục mà còn nặng về thành tích, thi đua..., họp tổ chuyên môn chưa đều đặn, còn mang tính hình thức....
Trước tình hình thực tế trên và trước đòi hỏi bức bách phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đổi mới và thực hiện tốt cuộc vận động hai không của Bộ Giáo dục và đào tạo. Là một Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ phải làm gì? Làm như thế nào? để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Xác định rõ tầm quan trọng của tổ chuyên môn, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường Mầm non" để nghiên cứu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: "Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non". 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trường mầm non nơi tôi đang công tác, thời gian năm học 2015 - 2016. 3. Tác giả: Họ và tên: Bùi Thị Khường. Ngày Tháng/ năm sinh: 16/3/1973 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm - Chuyên ngành mầm non. Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng - Trường mầm non Hưng Thái. Điện thoại: 0972.251.476. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Hưng Thái. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương. Nhiệt tình với công việc và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. 7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Sáng kiến được áp dụng trong năm học 2015 -2016. HỌ TÊN TÁC GIẢ Bùi Thị Khường XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người, là nền tảng của ngành Giáo dục & Đào tạo, đúng như lời bác Hồ kính yêu đã từng nói: " Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt". Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào là phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ Trường mầm non. Trong các hoạt động của trường mầm non thì hoạt động về lĩnh vực chuyên môn là một trong những hoạt động mũi nhọn giữ vai trò rất quan trọng. Hoạt động chuyên môn của nhà trường có chất lượng hay không, vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ. Nó góp phần đưa hoạt động chuyên môn của nhà trường đi lên, đồng thời nó cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục. Vì vậy, tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ sao cho có hiệu quả, chất lượng. Đây là vấn đề rất quan trọng, một vấn đề nóng bỏng mà tất cả các nhà trường đều phải quan tâm. Trong các năm trước đây, hoạt động của tổ chuyên môn chưa đi vào thực chất để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục mà còn nặng về thành tích, thi đua..., họp tổ chuyên môn chưa đều đặn, còn mang tính hình thức.... Trước tình hình thực tế trên và trước đòi hỏi bức bách phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đổi mới và thực hiện tốt cuộc vận động hai không của Bộ Giáo dục và đào tạo. Là một Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ phải làm gì? Làm như thế nào? để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Xác định rõ tầm quan trọng của tổ chuyên môn, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường Mầm non" để nghiên cứu. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến. - Điều kiện: Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công việc và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ - Cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. - Thời gian: Trong năm học 2015 - 2016. - Đối tượng áp dụng sáng kiến: Đội ngũ giáo viên trong trường mầm non nơi tôi đang công tác. 3. Nội dung sáng kiến. 3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến. Qua quá trình nghiên cứu đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường Mầm non" tôi tự đúc rút một số điểm mới như sau: - Nâng cao nhận thức cho giáo viên về sự cần thiết của hoạt động sinh hoạt chuyên môn. - Tổ trưởng chuyên môn chủ động trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của tổ mình. - Các buổi sinh hoạt đổi mới và chất lượng được nâng cao. - Nâng cao năng lực quản lý điều hành, tổ chức hoạt động của tổ cho tổ trưởng chuyên môn. 3.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến. Với các biện pháp chỉ đạo như: Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ. Xây dựng tiêu chí thi đua trong tổ. Xây dựng quy chế chuyên môn của tổ. Lựa chọn nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. Sắp xếp, phân công công việc cho giáo viên trong tổ nâng cao hiệu quả công tác. Xây dựng mối quan hệ tình bạn, tình đồng chí chân thành, tình đoàn kết giữa các thành viên trong tổ. Bản thân người tổ trưởng phải luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi công việc và không ngừng học hỏi, phấn đấu vươn lên; tôi đã áp dụng thực tế vào nhà trường nơi tôi công tác. Tôi mong rằng với sáng kiến trên các trường mầm non trong huyện có thể tham khảo áp dụng vào trường của mình công tác, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn nhà trường và phong trào giáo dục của huyện nhà. 3.3. Lợi ích thiết thực của sáng kiến. Sáng kiến đã giúp cho giáo viên nói chung, các tổ trưởng chuyên môn nói riêng xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn. Đồng thời tổ trưởng chuyên môn đã phát huy tốt vai trò của người "Thợ cả", nâng cao năng lực quản lý và phương pháp tổ chức hoạt động tổ chuyên môn. Nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tố chuyên môn cũng như nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. 4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến. Qua thực tế áp dụng các biện pháp trên, kết quả đã khẳng định rõ các biện pháp trên có tính khả thi và hoàn toàn đúng đắn đã đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non. Các tổ chuyên môn đã có kế hoạch sinh hoạt cụ thể, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu chung của tổ, tạo sự thuận lợi cho các thành viên trong tổ tham gia sinh hoạt ; tạo nên phong trào thi đua lành mạnh, rộng khắp, nội bộ giữa các thành viên trong tổ đoàn kết, biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. 5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến. Để thực hiện áp dụng sáng kiến Nhà trường tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề mến trẻ, có phẩm chất đạo đức trong sáng. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cơ sở vật chất vật chất của nhà trường đảm bảo, đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. Thường xuyên cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn do các cấp tổ chức. Tạo điều kiện cho giáo viên được giao lưu, học hỏi các trường bạn trong và ngoài tỉnh. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Trong khi đó đội ngũ giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định đến chất lượng giáo dục, đối với gióa dục Mầm Non điều này càng quan trọng vì đây là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão, đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu ngày càng cao. Chính vì vậy giáo viên không chỉ còn đóng vai trò là người truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, hướng lái, gợi mở cho các hoạt động tìm tòi, khám phá trải nghiệm, giúp trẻ tự chiếm lĩnh kiến thức mới hơn. Hơn thế nữa, trong xã hội hiện nay phát triển nhanh, người giáo viên phải có ý thức, có nhu cầu, có tiềm năng không ngừng hoàn thiện nhân cách, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát huy tinh thần chủ động, độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, có năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục bằng con đường tổng kết, rút kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, thực nghiệm sư phạm, biết phối hợp với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Và tập thể tổ chuyên môn là tập hợp các cá thể trong môi trường giáo dục. Tổ chuyên môn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường. là nơi trực tiếp triển khai, thự thi các hoạt động chuyên môn. Hoạt động tổ chuyên môn luôn có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường, là nút thông tin quan trọng trong hệ thống thông tin của trường học, là nơi tổ chức các hoạt động giáo dục, đồng thời là nơi tổ chức quản lý chuyên môn, phối hợp với các tổ chức trong nhà trường, chuyên môn của giáo viên nhằm mục đích cùng để xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra đôn đốc đánh giá kết quả đạt được và bồi dưỡng, rút kinh nghiệm chuyên môn, khắc phục thiếu sót kịp thời trong hoạt động giáo dục. Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thực tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Công tác sinh hoạt chuyên môn trường nói chung và tổ chuyên môn nói riêng trong những năm qua đã có những bước tiến bộ, Song về chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn vẫn còn chưa được cao. Thực tế trong những năm học qua các tổ chuyên môn đang bộc lộ những khó khăn, vướng mắc về cách thức sinh hoạt, công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động tổ đặc biệt là hiệu quả các buổi sinh hoạt còn hạn chế. Nội dung kế hoạch, sổ ghi biên bản còn nặng về hình thức, ghi chép còn chung chung, thảo luận về đổi mới phương pháp chưa đi vào chiều sâu, góp ý giờ dạy chưa đi vào mục tiêu yêu cầu nội dung, một số tiết dạy xếp loại khá, giỏi chưa thực chất. Một số tổ xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn còn mang tính hình thức, chưa căn cứ vào chất lượng thực tế của tổ để xác định các chuyên đề cần sinh hoạt, những hoạt động như: Thao giảng chuyên đề dự giờ góp ý, còn mang tính đại khái, hình thức có dự giờ nhưng không góp ý xếp loại một cách nghiêm túc mà nòn nể nang, sinh hoạt tổ ít thông qua các văn bản hướng dẫn chuyên môn trong sinh hoạt hàng tuần. Vai trò của tổ trưởng chưa thể hiện chất lượng chỉ đạo chuyên môn mà chủ yếu là báo cáo khi nhà trường yêu cầu; chưa mạnh dạn đề xuất những hoạt động của tổ mà chủ yếu chỉ dựa vào kế hoạch chung của nhà trường. Hoạt động tổ chuyên môn đặc biệt là vấn đề trao đổi giữa các nhóm chuyên môn hiệu quả chưa cao, đôi khi còn nặng tính hình thức. Trước thực trạng trên bản thân tôi là một hiệu trưởng trong nhiều năm qua tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để chỉ đạo các tổ chuyên môn mà trực tiếp là tổ trưởng chuyên môn để tổ chức buổi sinh hoạt tổ một cách có hiệu quả nhất và có thể xây dựng được tổ chuyên môn của mình trở nên vững mạnh hơn. Và tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: " Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non" để nghiên cứu. 2.Thực trạng của vấn đề: Điều tra thực tế là một công việc quan trọng, cần thiết không thể thiếu được, nó giúp tôi nắm chắc thực tế thấy được những ưu điểm và những tồn tại của vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó giúp tôi định hướng được những vấn đề cần làm và tìm ra các biện pháp khắc phục cụ thể để thực hiện có hiệu quả nhất. 2.1. Thuận lợi: Nhìn chung, đội ngũ giáo viên nhà trường ổn định, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công việc và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hoạt động chuyên môn của nhà trường trong nhiều năm có nền nếp, chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm học. Năm học 2015 - 2016, trường tôi có 2 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng. Nhà trường đã căn cứ vào năng lực của từng giáo viên để phân công, sắp xếp công việc cho phù hợp. Ban giám hiệu nhà trường đồng nhất quan điểm tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, chuyên môn, kinh phí hoạt động kịp thời. Ban giám hiệu thường xuyên tâm kiểm tra đôn đốc xây dựng mang tính toàn diện để thúc đẩy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân tôi khỏe mạnh nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có năng lực và trình độ chuyên môn cao, biết lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người đóng góp, cũng như sự học hỏi kinh nghiệm từ phía đồng nghiệp để kịp thời điều chỉnh bản thân mình. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường đoàn kết thống nhất tích cực chịu khó học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trẻ được học theo đúng độ tuổi, không có nhóm lớp ghép, trẻ khỏe mạnh tích cực trong các hoạt động và đi học chuyên chăm. 2.2. Khó khăn: Tuy vậy, trên thực tế trường tôi nói riêng và nhiều trường bạn nói chung, hiện nay số thành viên trong mỗi tổ không đồng đều có tổ nhiều thành viên, có tổ ít thành viên do phụ thuộc vào số lượng học sinh trong từng độ tuổi; các thành viên trong tổ thường không cố định mà thay đổi hàng năm do vậy về chuyên môn của giáo viên cũng có phần hạn chế, vấn đề sinh hoạt tổ chuyên môn còn bộc lộ một số nhược điểm sau: Hầu như các tổ không thực hiện đầy đủ, cắt xén thời gian, không đảm bảo thời lượng dẫn đến nội dung sinh hoạt không đảm bảo, giáo viên khi gặp khó khăn không được giúp đỡ kịp thời; các văn bản chỉ đạo không được tìm hiểu kĩ càng dẫn đến thực hiện không tốt, ảnh hưởng đến kết quả giảng dạy của giáo viên và kết quả trên trẻ qua các đợt kiểm tra, khảo sát đạt chưa cao. Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; đặc biệt chưa chủ động xây dựng tốt kế hoạch hoặc chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn. Việc đánh giá chuyên môn chưa tạo được không khí thoải mái trong cán bộ , giáo viên. Thiếu kỹ năng lập kế hoạch, chưa mạnh dạn đề xuất những hoạt động của tổ, chủ yếu dựa vào kế hoạch chung của nhà trường. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. Đội ngũ giáo viên trình độ mặc dù đạt 85% trên chuẩn nhưng đào tạo theo hệ tại chức và từ xa, các thành viên trong tổ thường không cố định mà thay đổi hàng năm nên còn bỡ ngỡ với chương trình, với phương pháp. Bài soạn đưa ra mục đích yêu cầu còn chung chung hệ thống câu hỏi đóng, thiếu tính gợi mở, hình thức tổ chức bị khô cứng, xử lý tình huống sư phạm chưa thật linh hoạt. Điều đó thể hiện trình độ chuyên môn của giáo viên còn hạn chế, hoặc bị ảnh hưởng của lối làm việc được chăng hay chớ, thiếu đầu tư suy nghĩ tìm tòi. Phong trào làm đồ dùng đồ chơi còn thiếu tính sáng tạo có làm chỉ mang tính cách hình thức chống đối đủ đồ dùng để dạy. Còn một số ít giáo viên còn chậm tiến bảo thủ, tư tưởng xuôi chiều dậm chân tại chỗ, chưa thực sự tâm huyết với nghề và ý thức chưa cao trong việc xây dựng tập thể tổ vững mạnh. Phụ huynh học sinh đa phần làm nông nghiệp và công ty may nên đưa con đến sớm, đón con lại muộn...chưa thật sự quan tâm đến con cái, phó thác cho các cô giáo nên việc phối hợp với cô giáo không thường xuyên đó cũng làm ảnh hưởng rất lớn dến thời gian của cô giáo. Kết quả khảo sát thực trạng về chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của trẻ trước thực nghiệm: * Chất lượng giảng dạy của giáo viên: Năm học Số lượng giáo viên Kết quả xếp loại giờ dạy Kết quả hội thi Tổng số giờ dạy Giỏi Khá TB Cấp trường Cấp huyện 2014-2015 19 285 129=45% 86=30% 70=25% 13 4 *Chất lượng học tập của học sinh qua các đợt khảo sát đánh giá: Năm học Tổng số HS Giỏi % Khá % TB % Yếu % 2014-2015 318 159 50 96 30 63 20 0 0 Qua điều tra thực trạng tôi nhận thấy kết quả dự giờ giáo viên xếp loại khá và trung bình vẫn còn nhiều, chất lượng trẻ còn thấp, tỷ lệ trẻ đạt khá, giỏi chưa cao. Đứng trước khó khăn của nhà trường bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ phải tìm cách đưa ra những biện pháp như thế nào để đẩy mạnh chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, gặt hái được nhiều kết quả cao đóng góp vào phong trào giáo dục của địa phương và của bậc học. Để làm được điều đó bản thân tôi là một hiệu trưởng, tôi mạnh dạn tìm ra những biện pháp sau để sớm khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn chưa đồng đều cho các đồng chí giáo viên trong nhà trường. 3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện: Từ những thuận lợi và khó khăn trên đây, tôi đã đề ra một số biện pháp cụ thể như sau: 3.1. Biện pháp 1: Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ. Việc xây dựng kế hoạch của tổ là việc làm không thể thiếu của mỗi tổ trưởng vì xây dựng kế hoạch giúp cho người tổ trưởng chỉ đạo sát sao với tình hình thực tế của tổ. Khi xây dựng kế hoạch của tổ, tổ trưởng cần căn cứ vào kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch chuyên môn của mình. Tôi đã xin ý kiến của các tổ viên, xây dựng dự thảo rồi họp tổ chuyên môn để các thành viên trong tổ trao đổi, bàn bạc rồi đi đến thống nhất kế hoạch hoạt động của tổ trong năm học. Kế hoạch phải cụ thể rõ ràng, nêu rõ phương hướng nhiệm vụ chỉ tiêu các mặt, biện pháp thực hiện các kế hoạch....Kế hoạch hàng tuần phải nêu rõ công việc làm trong ngày, người thực hiện, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành, địa điểm, biện pháp, kết quả....Thống nhất nề nếp sinh hoạt tổ và quy định chung của tổ, thiết lập hồ nơ theo quy định. Sau đó yêu cầu giáo viên dựa vào kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch cho lớp của mình theo tình hình thực tế của lớp. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng tiêu chí thi đua trong tổ. Vào đầu năm học hàng năm nhà trường triển khai nhiệm vụ năm học và thông qua các tiêu chí thi đua để mọi thành viên trong nhà trường nắm được mỗi đồng chí xây dựng kế hoạch công việc, biện pháp cho riêng mình hoàn thành tốt công việc được giao. Tôi thiết nghĩ, nếu mỗi một cá nhân với công việc được giao ai khỏe thì người đó thắng, và tôi tin chắc rằng các đồng chí giáo viên trẻ sẽ gặt hái được kết quả cao. Xuất phát từ những lý do trên đồng thời dựa vào tiêu chí thi đua của nhà trường trên các mặt rồi cụ thể hóa để xây dựng tiêu chí thi đua cho tổ, nhằm giúp đỡ lẫn nhau để thúc đẩy chuyên môn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trước khi thông qua tiêu chí thi đua của tổ đồng chí tổ trưởng in gửi mỗi đồng chí một bản xem xét và cho ý kiến trực tiếp vào đấy rồi tôi thu về tập hợp ý kiến xây dựng hoàn hảo mới họp tổ chuyên môn để tổ viên bàn bạc góp ý cho thấu tình đạt lý. STT Các tiêu chí Kết quả Tốt Điểm Khá Điểm ĐYC Điểm 1 Thực hiện chương trình - Thực hiện dạy đúng CT thời gian biểu quy định cân đối giữa các hoạt động và các môn học 10 - Thực hiện dạy đúng CT thời gian biểu quy định đạt 70- 89% 7-8,5 - Thực hiện dạy chưa triệt để từ 50- 69% 5-6,5 2 Hồ sơ sổ sách Đầy đủ hệ thống HSSS trình bày khoa học các nội dung đạt chất lượng tốt 9-10 Đầy đủ hệ thống HSSS trình bày khoa học sạch sẽ. 7-8,5 Đầy đủ hệ thống HSSS trình bày các nội dung cụ thể đúng quy định 5-6,5 3 Đồ dùng đồ chơi Có đầy đủ ĐDĐC phục vụ cho các môn học và các hoạt động. Trang trí nhóm lớp đúng quy cách sắp xếp khoa học, rõ chủ đề, XD tốt góc tuyên truyền. 9-10 Có đầy đủ ĐDĐC phục vụ cho các môn học và các hoạt động. Trang trí nhóm lớp đúng quy cách sắp xếp khoa học, rõ chủ đề,XD góc tuyên truyền tương đối đẹp. 7-8,5 Có đầy đủ ĐDĐC phục vụ cho các môn học và các hoạt động. Trang trí nhóm lớp đúng quy định, XD góc tuyên truyền. 5-6,5 4 Thực hiện chuyên đề Thực hiện đầy đủ các chuyên đề do nhà trường quy định chất lượng tốt hiệu quả cao. 9-10 Thực hiện đầy đủ các chuyên đề do nhà trường quy định chất lượng khá tốt. 7-8,5 Thực hiện đầy đủ các chuyên đề do nhà trường quy định. 5-6,5 5 Nề nếp chất lượng Trẻ có nề nếp tốt chất lượng các môn học và các hoạt động đạt( 90 - 95%) 9-10 Trẻ có nề nếp tương đối tốt chất lượng các môn học và các hoạt động đạt (80-89%) 7-8,5 Trẻ có nề nếp chất lượng các môn học và các hoạt động không đạt ( 70- 79%) 6,5 6 Sức khỏe trẻ Trẻ nhanh nhẹn khỏe mạnh có sức khỏe tốt. Cân nặng BT đạt 98,5%. Chiều cao BT đạt 98% 9-10 Trẻ nhanh nhẹn khỏe mạnh có sức khỏe tốt. Cân nặng BT đạt 97%. Chiều cao BT đạt 96%. 7-8,5 Trẻ nhanh nhẹn khỏe mạnh có sức khỏe tốt. Cân nặng BT đạt 95%. Chiều cao BT đạt 93%. 5-6,5 7 Tiết dạy Thực hành tiết dạy theo biểu điểm 9-10 8,5 5-6,5 + Các tiêu chí trên được đánh giá theo thang bậc điểm như sau: Xếp loại tốt từ: 63 - 70 điểm Xếp loại khá: 50 - 55 điểm Xếp loại TB: 35 - 45 điểm Xếp loại dưới yếu: dưới 30 điểm Từ tiêu chí thi đua trong tổ giáo viên tăng thêm khả năng phấn đấu trong công việc hàng ngày được giao, giúp cho việc sinh hoạt tổ chuyên môn có nhiều thuận lợi. 3.3. Biện pháp 3: Xây dựng quy chế chuyên môn của tổ Các thành viên trong tổ phải nắm được nội dung, cấu trúc cũng như nội quy của buổi sinh hoạt tổ chuyên môn thường kỳ: Sinh hoạt tổ chuyên môn thường kỳ là một tháng hai lần vào tuần thứ hai và tuần thứ tư của tháng, như vậy tất cả các giáo viên trong tổ đã lĩnh hội các nội dung kế hoạch tháng của nhà trường, công đoàn, của chuyên môn trường, các đoàn thể...báo cáo tổng kết kế hoạch tháng trước. Như vậy phần nào giáo viên đã hình dung hết kế hoạch của tháng cho từng bản thân. Để chuẩn bị cho cuộc họp tổ chuyên môn đạt kết quả tốt, trước cuộc họp tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ tổng kết hoạt động công tác của tổ trong tháng qua một cách cụ thể rút ra được những mặt mạnh, những nhược điểm, có bài học kinh nghiệm cần khắc phục, những công tác thường xuyên, đột xuất. Sau đó tổ trưởng chuyên môn đề ra dự thảo kế hoạch hoạt động của tháng này dựa trên kế hoạch hoạt động tháng của nhà trường, chuyên môn và đoàn thể vừa đề ra ở cuộc họp hội đồng. Khi tổ trưởng trình bày, tổ viên chú ý lắng nghe, ghi chép vào sổ hội họp của mình. Khi tổ trưởng trình bày xong thì tổ trưởng yêu cầu từng giáo viên phát biểu ý kiến. Thông thường trong cuộc họp có một số giáo viên ít chú ý lắng nghe, ít ghi chép, ít phát biểu, khi đồng nghiệp phát biểu thì nói chuyện riêng hoặc nói chen vào, phát biểu hùa vào, có giáo viên thì lại không hề phát biểu "Nhất ì nhì làm thinh", như nhất trí 100% rất thông suốt khi làm thì hiệu quả thấp. Đề ra quy định của tổ: Giáo viên tham gia hội họp thì phải trật tự, ghi chép nội dung, phải lắng nghe ý kiến phát biểu của đồng nghiệp và đặc biệt phải suy nghĩ cùng tổ để có thêm những ý kiến hay bổ sung vào kế hoạch, có như vậy công tác mới trôi chảy, thực hiện dân chủ hóa trong hội họp, công tác. Nếu giáo viên nào không làm được thì tự mình trừ điểm thi đua khi tham gia xếp loại. Sau khi các thành viên trong tổ góp ý, tổ trưởng tóm tắt lại, lấy ý kiến thống nhất bổ sung vào biên bản tổ và đó là nghị quyết của tổ, mọi thành viên trong tổ phải có nhiệm vụ thực hiện. Tránh tình trạng họp tổ, tổ trưởng đưa ra ý kiến buộc mọi thành viên phải thực hiện, quát nạt các giáo viên vi phạm, khen ai hợp với mình, không tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ như thế, tổ trưởng chuyên môn chia buổi sinh hoạt tổ chuyên môn làm 2 phần. Phần đầu là đánh giá công tác cũ và triển khai công tác mới. Phần chính là sinh hoạt chuyên môn: tổ trưởng và các thành viên trong tổ trao đổi, thảo luận để đưa ra các giải pháp, cách làm về các vấn đề, công việc đã nêu ra. * Phần 1. Đánh giá công tác cũ và triển khai công tác mới Tổ trưởng thông qua nội dung họp tổ. Các thành viên lần lượt đánh giá, phản ánh trong tổ cùng nghe, tổ trưởng đánh giá chung. Tổ trưởng triển khai công tác mới. * Phần 2. Tổ trưởng + giáo viên đưa giải pháp về các vấn đề đưa ra. Tổ trưởng điều hành để các giáo viên đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện được các nhiệm vụ đề ra ( nêu rõ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các kiến nghị) Sau khi các thành viên trong tổ góp ý, tổ trưởng tóm tắt lại, lấy ý kiến thống nhất bổ sung vào biên bản tổ và đó là nghị quyết của tổ, mọi thành viên trong tổ phải có nhiệm vụ thực hiện. 3.4. Biện pháp 4: Lựa chọn nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. 3.4.1. Công tác chung: Thảo luận đóng góp xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm thực hiện cụ thể hóa chương trình, kế hoạch giáo dục và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường, tham gia xây dựng tiêu chí thi đua của tổ. Rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình, việc soạn giảng cũng như các hoạt động khác: về tiến độ, thuận lợi, khó khăn. Thông qua việc thăm lớp, dự giờ, hay tổ chức chuyên đề ( chú trọng việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học, các hoạt động cũng như việc đổi mới phương pháp dạy học...) thực tế đã thực hiện. Đưa ra những ưu, khuyết điểm điểm và biện pháp khắc phục. Tham gia bình bầu xếp loại thi đua giáo viên hàng tháng và đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên vào cuối năm học. Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm khi kết thúc năm học. 3.4.2. Thống nhất việc soạn giảng: Thống nhất các chủ đề chính, chủ đề nhánh, thời gian thực hiện. Thống nhất mục tiêu, mạng nội dung, mạng hoạt động của từng chủ đề, với 5 tuổi cần lựa chọn các chỉ số của bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi để đưa vào các chủ đề sao cho phù hợp. Thống nhất cách thức dạy các môn học cũng như các hoạt động ở trường mầm non. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học. Thống nhất các động tác thể dục buổi sáng, các nội dung khó của một số môn học hay bài hát mới, vận động khó... Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong soạn giảng. 3.4.3. Bồi dưỡng chuyên môn: Khi được lịch phân công hội giảng chuyên đề do nhà trường giao, tổ trưởng chuyên môn cần phải tiến hành: Họp tổ chuyên môn, phân công giáo viên có năng lực lên kế hoạch lựa chọn đề tài. Tập thể các thành viên cùng tổ trưởng chuyên môn tham gia giúp đỡ giáo viên được phân công dạy mẫu, xây dựng tiết dạy, chuẩn bị đò dùng theo yêu cầu tiết dạy. Sau đó tổ trưởng và Ban Giám Hiệu cùng dự giờ góp ý nhằm xây dựng tiết dạy đạt yêu cầu từ khá, giỏi. Khi tổ chức chuyên đề, tôi đã nhắc nhở giáo viên khi dự giờ đồng nghiệp tránh tư tưởng vụn vặt, cầu toàn trong đóng góp, nên tập trung đi sâu vào các phương pháp, kiến thức chuyên môn, về kỹ năng cũng như phong cách dạy trên tinh thần tôn trọng, giúp nhau đổi mới, mang lại hiệu quả tiết dạy tránh định kiến, cá nhân, phê bình đóng góp những vấn đề thiếu sót vụn vặt, mà không thấy những cố gắng tốt, hiệu quả thiết thực, trong tiết dạy và các phương pháp mà giáo viên đó đã vận dụng truyền đạt, tìm ra những kinh nghiệm tốt để điển hình học tập nhân rộng. Nhưng cũng không nên ngồi lì đồng ý không đưa ra ý kiến phát biểu góp ý tham gia cho tiết dạy vì hiện tượng này có ở các tổ nhiều giáo viên không chịu học hỏi, không chịu đưa ra những ý kiến trao đổi của mình mà còn dựa vào các ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm rồi tán thành đồng ý. Khi dự giờ phải trên tinh thần phải tôn trọng đồng nghiệp, gương mẫu nghiêm túc, không làm việc riêng, lắng nghe và thẳng thắn góp ý chân tình với đồng nghiệp, biết học hỏi những vấn đề mới để vận dụng thực tiễn vào công tác của bản thân, tìm ra những kinh nghiệm tốt. Ngoài các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ, tổ trưởng còn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về các nội dung: Về cách phòng tránh và xử lý một số tai nạn thường gặp ở trẻ trong trường Mầm Non; cùng nhau phát hiện, sửa sai và tự sửa sai lỗi phát âm lệch chuẩn L - N qua việc "viết đúng - đọc nhanh và chuẩn"; hay cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của giáo viên trong tổ như chưa hiểu cách lồng ghép nội dung thích hợp giáo dục tài nguyên - môi trường biển đảo Việt Nam hay chuyên đề "Giáo dục ứng phó với biến đổi thời tiết và khí hậu", chuyên đề "Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động trong trường mầm non" vào các chủ đề như thế nào cho phù hợp v.v...Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm các tiết thao giảng, hội giảng, tiết dạy tốt một cách tỉ mỉ, cụ thể về kiến thức truyền thụ, phương pháp và hình thức tổ chức, sử dụng trang thiết bị dạy học và hiệu quả giờ dạy; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và đặc biệt là tổ chức đánh giá mức độ nắm kiến thức, kĩ năng của trẻ sau mỗi chủ đề qua các phiếu đánh giá cuối chủ đề, phiếu đánh giá sự phát triển của trẻ theo bộ chuẩn phát triển sau mỗi chủ đề v.v... Qua các đợt kiểm tra định kì, tổ trưởng chuyên môn cùng giáo viên đã cùng giáo viên rút ra những hạn chế của trẻ, đánh giá hiệu quả kế hoạch đề ra chung của tổ cũng như của từng nhóm lớp và tìm biện pháp thực hiện cho tốt hơn. 3.5. Biện pháp 5: Sắp xếp, phân công công việc cho giáo viên trong tổ nâng cao hiệu quả công tác. Sắp xếp phân công việc trong tổ: đây là khâu hết sức quan trọng, nếu biết phân công hợp lý sẽ tạo điều kiện cho mọi người phát huy được tài năng, nâng cao chát lượng hiệu quả giáo dục. Qua phân công công việc người tổ trưởng chuyên môn sẽ nắm bắt được mặt mạnh, mặt yếu của mỗi thành viên trong tổ từ đó phân công hợp lý và kết hợp bồi dưỡng lâu dài. Để làm tốt điều này tổ trưởng chuyên môn cần phải đi sâu nghiên cứu, thường xuyên quan sát, trao đổi, thăm lớp dự giờ từng giáo viên trong tổ, xem xét năng lực chuyên môn, sở trường, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh của họ để có kế hoạch bồi dưỡng cho tổ viên trong tổ mình. Bên cạnh đó cùng bàn bạc thảo luận lắng nghe các ý kiến của các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường và đi đến thống nhất chung để bố trí, sắp xếp công việc cho các tổ viên phù hợp để khơi dậy lòng nhiệt tình, khích lệ, động viên các tổ viên để hoàn thành nhiệm vụ. Phân công mỗi một đồng chí giáo viên trẻ có năng lực tốt nhất thì sẽ giúp
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc