Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận phần truyện hiện đại

 

I.Học sinh cần nắm chắc tác phẩm ( đoạn trích):

- Tóm tắt được cốt truyện với những diễn biến, tình huống truyện,...quan trọng

- Nắm được chủ đề TP.

- Nắm được các NV chính, phụ trong TP với những  đặc điểm riêng biệt về ngoại hình, nét tính cách, phẩm chất, mối quan hệ với các NV khác, ý nghĩa của mỗi NV trong việc làm nổi bật chủ đề TP. 

( Đây là những yêu cầu có tính chất bắt buộc người làm bài phải nắm được)

 

II. Cần giúp HS nắm được bản chất của nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn   trích ) là gìxác định đúng yêu cầu của từng đề bài cụ thể:

 

-Thực  chất của nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn   trích ) là trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá,... của người viết về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật,... của một TP truyện( đoạn trích).

- Đề văn nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn   trích ) có cách biểu đạt rất đa dạng  với nhiều mức độ yêu cầu khác nhau. Chẳng hạn: NL theo hướng phân tích; NL theo hướng bày tỏ suy nghĩ, tình cảm; NL theo hướng đánh giá, nhận xét, bình luận,... Vì thế, GV cần hướng dẫn HS căn cứ vào các từ ngữ, cách thức diễn đạt, các mệnh đề trong đề bài,... để xác định đúng giới hạn, phạm vi, yêu cầu của đề bài, nếu không sẽ đi lạc hướng.

 Chẳng hạn, ta xét một số đề bài sau:

a. Phân tích hình ảnh NV ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

b. Suy nghĩ của em về vẻ đẹp của anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của nguyễn Thành Long.

doc 14 trang Anh Hoàng 29/05/2023 3420
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận phần truyện hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận phần truyện hiện đại

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận phần truyện hiện đại
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN PHẦN TRUYỆN HIỆN ĐẠI.
I.Học sinh cần nắm chắc tác phẩm ( đoạn trích):
- Tóm tắt được cốt truyện với những diễn biến, tình huống truyện,...quan trọng
- Nắm được chủ đề TP.
- Nắm được các NV chính, phụ trong TP với những đặc điểm riêng biệt về ngoại hình, nét tính cách, phẩm chất, mối quan hệ với các NV khác, ý nghĩa của mỗi NV trong việc làm nổi bật chủ đề TP. 
( Đây là những yêu cầu có tính chất bắt buộc người làm bài phải nắm được)
II. Cần giúp HS nắm được bản chất của nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích ) là gì và xác định đúng yêu cầu của từng đề bài cụ thể:
-Thực chất của nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích ) là trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá,... của người viết về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật,... của một TP truyện( đoạn trích).
- Đề văn nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích ) có cách biểu đạt rất đa dạng với nhiều mức độ yêu cầu khác nhau. Chẳng hạn: NL theo hướng phân tích; NL theo hướng bày tỏ suy nghĩ, tình cảm; NL theo hướng đánh giá, nhận xét, bình luận,... Vì thế, GV cần hướng dẫn HS căn cứ vào các từ ngữ, cách thức diễn đạt, các mệnh đề trong đề bài,... để xác định đúng giới hạn, phạm vi, yêu cầu của đề bài, nếu không sẽ đi lạc hướng.
 Chẳng hạn, ta xét một số đề bài sau:
a. Phân tích hình ảnh NV ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
b. Suy nghĩ của em về vẻ đẹp của anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của nguyễn Thành Long.
c. Tình cha con sâu nặng trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
 Đây là ba đề bài thuộc kiểu bài Nghị luận về một TP truyện ( đoạn trích).
Đứng trước ba đề bài này, HS cần trình bày được suy nghĩ, quan điểm, cách nhìn của mình trước vấn đề nghị luận như: vẻ đẹp của nhân vật ông Hai; vẻ đẹp của anh thanh niên hay tình cha con sâu nặng trong chiến tranh.
Tuy nhiên GV cũng cần cho học sinh chú ý: để làm nổi bật vấn đề nghị luận đó, thì xuất phát điểm của mỗi đề bài có sự khác nhau:
Trước hết, đề a: Để làm nổi bật vấn đề NL, xuất phát điểm của đề chính là từ phân tích. Nghĩa là HS phải trình bày được quan điểm của mình về phẩm chất, cách sống, ... của nhân vật ông Hai thông qua những dẫn chứng được lấy từ nội dung văn bản...
Đề b:Xuất phát điểm của đề này lại tập trung qua từ suy nghĩ. Ở đề bài này HS thể hiện được những đánh giá mang tính chủ quan của mình về một nhân vật có lý tưởng sống cao đẹp trong một TP truyện.
Đề c: Đây là đề không có từ chỉ định nhưng HS vẫn phải ngầm hiểu đó là đề văn nghị luận. Đứng trước đề bài này, HS cần trình bày cách cảm, cách hiểu của mình về tình cha con sâu nặng trong chiến tranh qua Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
III.Sử dụng kết hợp nhiều thao tác trong bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích ) :
Qua đó ta cũng thấy dù nghị luận là chung nhưng với mỗi đề bài cụ thể lại có những yêu cầu khác biệt, đòi hỏi người làm bài phải vận dụng những thao tác khác nhau như chứng minh, phân tích, bình luận,... Tuy nhiên thực tế, hiếm có bài văn nào từ đầu đến cuối chỉ hoàn toàn tuân theo một yêu cầu, chỉ vận dụng một thao tác ấy. Các phép lập luận, các thao tác, phương pháp thường được vận dụng kết hợp khi giải quyết một vấn đề nghị luận. Thật ra, trong một bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích ), người viết thường sử dụng nhiều thao tác, kĩ năng và nhiều khi khó tách bạch một cách rạch ròi giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng, bình luận. Nói vậy cũng có nghĩa nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích ) là kiểu bài đòi hỏi tính tổng hợp của tri thức, của kĩ năng. Muốn làm được một bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích ) hay, cùng với kiến thức, năng lực cảm thụ, người viết cần có kĩ năng kết hợp đồng thời, linh hoạt nhiều phép lập luận để làm sáng tỏ vấn đề, để trình bày một cách thuyết phục, hấp dẫn ý kiến, nhận định của mình.
 Ngay chữ “phân tích” trong yêu cầu của một đề văn nghị luận cũng cần hiểu cho đúng, cho toàn diện. Nó không chỉ là một thao tác, một phép lập luận. Nó không chỉ phân chia vấn đề, đối tượng ra từng bộ phận, từng khía cạnh để miêu tả, tìm hiểu đặc điểm. “Phân tích” ở đây bao hàm cả sự nhận xét, đánh giá, lí giảicủa người làm bài về vấn đề, đối tượng được nêu trong đề bài bằng tư tưởng, tình cảm của mình. Chẳng hạn trước đề văn nghị luận “Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long”. Một bài làm văn tốt sẽ không chỉ nêu rồi chứng minh từng vẻ đẹp, phẩm chất của nhân vật anh thanh niên (như lòng yêu nghề, lặng lẽ cống hiến, như lòng hiếu khách đến nồng nhiệt rồi đức tính khiêm tốn) mà đồng thời với quá trình phân tích từng vẻ đẹp, trình bày từng luận điểm ấy, người viết cần thể hiện sự cảm thụ các chi tiết nghệ thuật sinh động trong tác phẩm, thể hiện thái độ, tình cảm của mình, cần nhận xét, đánh giá về cách miêu tả, xây dựng nhân vật của nhà văn, cần rút ra, khái quát về ý nghĩa của hình tượng nhân vật 
 Nói vậy nghĩa là bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích ) đòi hỏi cảm thụ, ấn tượng riêng, đề cao tính chất cá nhân, cá thể của người viết. Tất nhiên, từ ý thức được về lí thuyết đến thực hành đúng, thực hiện cho có hiệu quả thật sự không hề đơn giản. Muốn làm được điều này cả thầy và trò cần phải kết hớp tốt tất cả các thao tác nghị luận trong một bài văn nghị luận cụ thể.
IV. Xây dựng và triển khai bố cục cho bài văn ( Lập dàn bài):
Sau khi xác định đúng yêu cầu của đề bài như đã nói ở trên, cần xây dựng và triển khai được bố cục cho bài văn cho phù hợp với tính chất, yêu cầu của từng đề bài cụ thể. Thực tế cho thấy nhiều HS ( và cả nhiều GV) chưa thực sự quan tâm đến thao tác này, HS còn rất ngại lập dàn bài trước khi viết bài, nhiều em viết được bài văn nhưng lại không lập được dàn bài. Các em chưa ý thức được rằng dàn bài chính là bộ khung xương nâng đỡ, làm nên kết cấu toàn bài văn, xác định, lập được dàn bài là tìm đúng con đường đi, thực hiện được đúng, đủ yêu cầu của đề bài. Bám vào dàn bài, phát triển dàn bài sẽ không bị chệch hướng, xa đề khi viết bài...
Chính vì vậy, GV cần căn cứ vào mỗi đề bài với những yêu cầu cụ thể để hướng dẫn HS lập dàn bài cho thích hợp. Sau đây là một số dàn bài chung cho một số dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích ):
1. Phân tích, đánh giá, bình luận,... giá trị một tác phẩm truyện, (đoạn trích) :
a. Mở bài:( Theo hướng trực tiếp hoặc gián tiếp):
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,)
- Dẫn nội dung nghị luận.Nêu ý kiến đánh giá chung nhất về TP truyện( đoạn trích) được NL.
b. Thân bài:( Lần lượt triển khai các LĐ chính đã được sắp xếp theo một trình tự hợp lí)
- Ý khái quát. Tóm tắt tác phẩm.
- Làm rõ nội dung, nghệ thuật theo định hướng của đề.
- Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích theo hướng:
+ Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,(Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3ý a, ý b,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy).
( Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,)
+ Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,
 ...
- Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có).
* Chú ý: Hệ thống LĐ trong phần TB có thể được hình thành theo nhiều hướng:
- Trên cơ sở các tình huống được TG nêu trong TP.
- Trên cơ sở giá trị TP:
+ Giá trị nội dung: có giá trị hiện thực, phản ánh cuộc sống, thời đại,...; giá trị nhân đạo.
+ Giá trị nghệ thuật: kết cấu TP; cốt truyện; nhân vật; cách XD tình huống truyện; lời thoại,...
c. Kết bài:
 -Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo, TP tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của TG nào, thuộc giai đoạn VH nào, mảng đề tài hay chủ đề gì,...)
VD: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn của Nguyễn Thành Long ( nhẹ nhàng, giàu chất thơ nhưng sâu lắng, thấm thía, giàu ý nghĩa). Đây là một TP thành công về đề tài những con người mới, sẵn sàng hi sinh trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước,...
2. Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm truyện, (đoạn trích).
* Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện Nó chính là những hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một ( nhiều ) sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên rõ ràng nhất, ý nghĩa nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.VD tình huống bé Thu ( trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) bất ngờ gọi ông Sáu là ba, ôm chặt, hôn cả chiếc sẹo dài trên má ông Sáu, không cho ông Sáu đi; tình huống ông Hai (trong Làng của Kim Lân) khoe nhà mình bị Tây đốt,...
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
- Nêu nhiệm vụ nghị luận.
b. Thân bài:
( Nêu tình huống truyện. Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.)
+ Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
......
- Bình luận về giá trị của tình huống.
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.
- Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.
2. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm truyện, (đoạn trích) .
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.
(chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...)
- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm
c. Kết bài:
- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó.
V.Kĩ năng xây dựng đoạn và liên kết đoạn văn nghị luận:
1. Dựng đoạn:
Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận (Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa)
Một đoạn văn nghị luận thông thường cần chứa đựng một số loại câu sau đây:
- Câu chủ đề: nêu lên luận điểm của cả đoạn, câu chủ đề cần ngắn gọn rõ ràng.
- Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn chứng, câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận,
- Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn.
( GV cần chú ý hướng dẫn học sinh cách dựng đoạn theo: quy nạp, diễn dịch, tổng- phân- hợp).
2. Liên kết đoạn:
Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2 mối liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
- Liên kết nội dung:
+ Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề.
+ Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong cùng một trường từ vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn.
- Liên kết hình thức:
+ Bên cạnh sự liên kết nội dung ở các đoạn văn, giáo viên cần chỉ ra cho các em cách liên kết hình thức để giúp cho việc triển khai ý thêm dễ dàng, làm cho bài văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu, có tính mạch lạc, rõ ràng.
+ Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn.
+ Có một số từ ngữ tần số xuất hiện rất nhiều trong các bài làm văn NL. (Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ thơ thứ nhất, sang khổ thơ thứ hai,; Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng,; Về cơ bản, về phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính vì, tất nhiên,; Nếu như, nếu chỉ có thể, thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là, có lẽ,; Cũng cần nói thêm, trở lại vấn đề,; Cho dù, mặc dù vậy, nếu như ở trên,; Nhìn chung, nói tóm lại,)Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn văn mà ta có thể dùng các từ ngữ liên kết đoạn khác nhau cho phù hợp.
VI. Một số yêu cầu cần nắm chắc để làm tốt một bài văn nghị luận về một TP truyện ( đoạn trích):
1. Nhận xét, đánh giá về TP truyện ( đoạn trích), phải xuất phát từ giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của TP được người viết phát hiện và khái quát trong quá trình tiếp cận TP đó. Những nhận xét đánh giá này có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau ( như từ chính những rung động, xúc cảm của mình khi tiếp cận và khám phá TP; từ những nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình VH về TP đó,...) Chính việc kết hợp, dung hòa các điểm nhìn, các ý kiến trên sẽ góp phần làm cho nội dung nhận xét, bình luận về TP thêm xác đáng, sâu sắc, toàn diện, tránh được sự suy diễn chủ quan của người viết bài.
2. Cùng với việc giảng giải, phân tích, cần đánh giá, bàn luận về những “lời hay ý đẹp” nơi văn bản, về giá trị độc đáo của tác phẩm
-Để khẳng định tính độc đáo, các giá trị của tác phẩm, bài nghị luận phải đào sâu vào các tầng lớp ý nghĩa, vào sự thống nhất cao giữa nội dung và hình thức.Trong quá trình phân tích, chứng minh tính độc đáo của sự thống nhất giữa nội dung và hình thức ở văn bản tác phẩm, người nghị luận cần tìm trúng những chỗ hay, chỗ lạ của các phương thức, thủ pháp thể hiện và khẳng định được rằng hình thức nghệ thuật ấy là “phương án tối ưu” để thể hiện sinh động nội dung, rằng bất kì sự đổi thay nào đó (dù rất nhỏ) cũng có thể phá vỡ tính chỉnh thể của TP. 
- Ví dụ như với Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, khi phân tích cần ý thức rằng truyên được bắt đầu từ tình huống gặp gỡ của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh TN làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Với tình huống ấy, nhân vật chính hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác, đặc biệt là của ông họa sĩ. Cách trần thuật như vậy có tác dụng khắc họa NV chính một cách khách quan, góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề và nội dung tư tưởng của TP.
-Nhìn chung, phần lớn bài văn nghị luận của học sinh hiện nay còn thiên về miêu tả cụ thể (thậm chí kể lể) mà yếu về năng lực khái quát, cô đúc luận điểm và đánh giá. Chính vì vậy, GV cần hướng dẫn HS luôn đặt ra và trả lời những câu hỏi khi phân tích một vấn đề cụ thể như: Tại sao lại thế? Ý nghĩa của vấn đề ở chỗ nào? chứ không hoàn toàn dừng lại ở việc mô tả, tái hiện lại vấn đề ( Tóm tắt lại TP). 
3.Bài văn nghị luận cần có hệ thống LĐ rõ ràng, mạch lạc, những luận cứ đúng đắn, sinh động và lập luận thuyết phục.
 Trong quá trình triển khai LĐ, cần dùng một hệ thống luận cứ phong phú, xác thực để minh họa, qua đó tăng thêm độ tin cậy và sức thuyết phục cho những ý kiến đánh giá về TP. Luận cứ có thể được đưa ra dưới nhiều hình thức khác nhau: kể chuyện, miêu tả, thuyết minh,... Cần chọn hình thức triển khai giàu cảm xúc, bám sát những chi tiết, những hình ảnh đặc sắc, có giá trị trong TP để khai thác. Các LĐ có thể được triển khai theo mô hình diễn dịch hoặc quy nạp.
Một bài văn nghị luận hay thường có hệ thống luận điểm rõ ràng được kết dính một cách tự nhiên, liền mạch, ý nọ gọi ý kia. Đòi hỏi hệ thống luận điểm mạch lạc, mang màu sắc cá nhân của các nhận xét, đánh giá, mặt khác, bài văn nghị luận cũng yêu cầu tính cụ thể, thuyết phục của những luận cứ. Nếu cứ sa đà vào dẫn chứng, phân tích cụ thể mà không nâng lên được tầm khái quát, không đúc kết được thành các nhận định, bài văn sẽ nhạt tính tư tưởng, khó gây ấn tượng.
Ví dụ như khi phân tích hình ảnh anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, qua lời kể của anh với nhà họa sĩ:
Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi , sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất đi, cháu buồn đến chết mất.
người viết bài cần phải biết khái quát, cô đúc luận điểm bằng những lời có tính nhận xét, đánh giá. Chẳng hạn như: Dù đang làm việc một mình, nhưng anh thanh niên tự hiểu mình đang cùng với bao người khác làm việc, làm việc vì con người, vì cuộc sống nên không còn thấy cô đơn nữa.Anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc. 
Mặt khác, nếu cứ nêu nhận định, ca ngợi hay phê phán một cách chung chung mà không qua các căn cứ cụ thể, dẫn chứng sinh động thì bài văn cũng yếu sức thuyết phục, dễ trở nên sáo rỗng. Kết hợp linh hoạt, tự nhiên giữa phân tích, chứng minh cụ thể với nhận xét, đánh giá khái quát vừa là phương pháp tư duy, vừa là kĩ năng làm bài mà người viết văn nghị luận cần rèn luyện. Chẳng hạn, khi nghị luận về một tác phẩm truyện, những nhận xét, đánh giá phải xuất phát từ chủ đề, ý nghĩa của cốt truyện, từ tính cách, số phận của nhân vật, từ đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm.
Khi nghị luận về một nhân vật cần phân tích, đánh giá từng phương diện cơ bản của nhân vật được nhà văn phản ánh gắn liền với những chi tiết nghệ thuật đặc sắc. VD: Khi phân tích NV anh TN Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, ngoài việc khái quát một vẻ đẹp đó là Anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc như đã nêu ở trên, còn có thể đánh giá những nét tính cách và phẩm chất cao đẹp khác ở anh như:
- Sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người , qua những biểu hiện:
+ Tình thân của anh với bác lái xe: anh nhớ cả chuyện vợ bác lái xe vừa ốm dậy nên đào củ tam thất làm quà cho bác.
+ Vui mừng đến luống cuống, hấp tấp, cùng thái độ ân cần chu đáo tiếp đãi những người khách xa đến thăm bất ngờ. Anh chân thành bộc lộ niềm vui mừng của mình một cách hồn nhiên, thành thật đến cảm động. anh nói to những điều người ta chỉ nghĩ: Tôi cắt thêm mấy cành nữa. rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý. cô cứ cắt một bó rõ to vào. có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không biết kỉ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ Tết. Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay. Anh đếm từng phút vì sợ mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu: Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm,; Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi; Trời ơi, chỉ còn năm phút!
Đến khi chia tay, anh xúc động đến nỗi phải quay mặt đi mà ấn vào tay ông họa sĩ già cái làn trứng làm quà và không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ ốp
- Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh không dám từ chối để khỏi vô lễ nhưng anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thực sự cảm phục như ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa, đồng chí nghiên cứu khoa học đang làm bản đồ sét,...
 Như vậy, một bài văn NL hay vừa đòi hỏi sự thâm nhập, thẩm bình sâu TP vừa yêu cầu kĩ năng tổng hợp, khái quát thành nhận định, đánh giá riêng của người viết
4. Lời văn của một bài nghị luận về TP truyện cần phải linh hoạt, vừa khúc chiết, chặt chẽ để đảm bảo đặc trưng của văn NL, lại vừa phải có sự uyển chuyển gợi cảm cho phù hợp với đối tượng NL ( là TPVH). 
Cần tạo cho HS thói quen sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, thể hiện rung cảm chân thành, tự nhiên của người viết
Khi viết một bài văn hơn nhau không chỉ ở chỗ viết cái gì mà quan trọng còn là viết như thế nào, bằng thái độ, tình cảm ra sao. Cần cân nhắc từ cách dùng từ đến cách ngắt câu. Ngôn từ phải làm sao diễn tả sát, trúng bản chất của đối tượng, điều mình muốn nói. Giọng văn làm sao phải hợp với vấn đề, với nội dung, nhiều khi như có hình có khối, giàu nhịp điệu. Viết văn cũng như giao tiếp trong đời sống, không nên hài hước khi cần trữ tình cảm thương và ngược lại. Cần lưu ý các em học sinh lớp 9 một điều: không nên lầm rung cảm nơi lời văn qua các câu cảm thán, qua những lời “hô to gọi giật” kiểu “chao ôi”, “đẹp làm sao”, “hay biết bao nhiêu”. Nếu lạm dụng theo kiểu ấy, bài văn sẽ trở nên sáo rỗng, lắm lúc buồn cười. Rung cảm phải thật sự xuất phát tự đáy lòng, từ sự “vỡ lẽ” của chính mình. Khi ấy, nó tự toát lên trong ý tứ, trong giọng điệu bài văn mà người đọc không khó nhận ra.
5. Trong quá trình NL về một TP truyện ( đoạn trích) cần có thói quen liên hệ , so sánh, đối chiếu. VD như liên hệ với cuộc đời và phong cách sáng tác của TG; liên hệ, so sánh đối chiếu với các TP khác cùng đề tài, cùng chủ đề, cùng TG,...
Đồng thời người viết cũng cần liên hệ mở rộng xung quanh chính các vấn đề ấy, cần tổng hợp, nâng cao bằng năng lực khái quát. Ở đây rất cần thao tác so sánh cũng như khả năng cảm thụ văn chương tinh tế cùng với vốn tri thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực của người viết. 
6. Nếu NL về đoạn trích của TP truyện thì phải đặt đoạn trích ấy trong mối quan hệ chặt chẽ với cấu trúc TP( về cả kết cấu nghệ thuật cũng như nội dung chủ đề). Trên cơ sở đó mà phân tích, đánh giá, khẳng định vị trí, vai trò của đoạn trích trong việc thể hiện chủ đề TP.
 Trên đây là một vài biện pháp giúp HS làm tốt kiểu bài NL phần truyện hiện đại mà chúng tôi đúc rút được từ thực tế giảng dạy qua nhiều năm. Do điều kiện thời gian còn gấp rút nên những vấn đề nêu trên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các đ/c GV Ngữ văn trong toàn huyện đóng góp ý kiến bổ sung để có được những kinh nghiệm tốt nhất, giúp HS ngày càng làm tốt kiếu bài NL VH nói chung cũng như kiểu bài nghị luận phần truyện hiện đại nói riêng.
 Xin chân thành cảm ơn!
Ninh Giang ,tháng 8 năm 2013.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lam_tot.doc