Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi làm quen với khám phá khoa học

1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

           Như chúng ta đã biết trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 3 tuổi là độ tuổi xem là có sự “ bùng nổ” về sự ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá mọi sự vật xung quanh. Một trong các hoạt động mà giáo viên có thể tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện điều này là hoạt động khám phá khoa học. 

Song thực tế hiện nay, việc tổ chức hoạt động này còn nhiều hạn chế, và chưa được giáo viên thực sự quan tâm đầu tư, tổ chức hoạt động còn đơn điệu, chưa sáng tạo và hiệu quả mang lại chưa cao,  trẻ chưa thực sự hứng thú. Cơ sở vật chất, môi trường hoạt động của lớp, của trường còn cha đầy đủ. Giáo viên thường cho đây là một hoạt động khó với trẻ vì cung cấp kiến thức kỹ năng chính xác nên đòi hỏi giáo viên cần linh hoạt tránh nhàm chán cho trẻ. 

2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

Căn cứ vào tầm quan trọng của bộ môn và thức tế giảng dạy bộ môn của giáo viên, kết quả trên trẻ chưa tốt. Tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi làm quen với khám phá khoa học ” để nghiên cứu và áp dụng từ tháng 9/2014 đền thời điểm tháng 3/2015 tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi trường mầm non nơi tôi công tác.

Để thực hiện có hiệu quả đề tài tôi nghiên cứu thì đòi hỏi có các điều kiện sau: 

Giáo viên phải có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn trở lên, có tâm huyết với nghề, không ngừng học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong dạy học. Giáo viên lựa chọn phương pháp và nội dung dạy phải vừa sức với trẻ, đảm bảo mọi trẻ được tích cực, chủ động khám phá và tham gia các hoạt động nhận thức đa dạng, cần chú ý phát triển ở trẻ các kĩ năng nhận thức, kĩ năng xã hội. Cần quan tâm đến việc dạy trẻ cách nghĩ, cách hành động, cách khám phá môi trường xung quanh hơn là khối lượng kiến thức mà trẻ tiếp thu được.

doc 28 trang Anh Hoàng 27/05/2023 3120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi làm quen với khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi làm quen với khám phá khoa học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi làm quen với khám phá khoa học
Phần 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi làm quen với khám phá khoa học.
2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển nhận thức.
3.Tác giả: 
- Họ và tên: 
- Ngày, tháng, năm sinh:
-Trình độ chuyên môn: 
- Chức vụ, đơn vị công tác: 
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu tiên: 
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất ở trường, lớp, các trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáp dục trẻ.
7.Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: tháng 9 năm 2015
 TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP
 DỤNG SÁNG KIẾN
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
 	 Như chúng ta đã biết trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 3 tuổi là độ tuổi xem là có sự “ bùng nổ” về sự ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá mọi sự vật xung quanh. Một trong các hoạt động mà giáo viên có thể tạo điều kiện cho trẻ được thực hiện điều này là hoạt động khám phá khoa học. 
Song thực tế hiện nay, việc tổ chức hoạt động này còn nhiều hạn chế, và chưa được giáo viên thực sự quan tâm đầu tư, tổ chức hoạt động còn đơn điệu, chưa sáng tạo và hiệu quả mang lại chưa cao, trẻ chưa thực sự hứng thú. Cơ sở vật chất, môi trường hoạt động của lớp, của trường còn cha đầy đủ. Giáo viên thường cho đây là một hoạt động khó với trẻ vì cung cấp kiến thức kỹ năng chính xác nên đòi hỏi giáo viên cần linh hoạt tránh nhàm chán cho trẻ. 
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
Căn cứ vào tầm quan trọng của bộ môn và thức tế giảng dạy bộ môn của giáo viên, kết quả trên trẻ chưa tốt. Tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi làm quen với khám phá khoa học ” để nghiên cứu và áp dụng từ tháng 9/2014 đền thời điểm tháng 3/2015 tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi trường mầm non nơi tôi công tác.
Để thực hiện có hiệu quả đề tài tôi nghiên cứu thì đòi hỏi có các điều kiện sau: 
Giáo viên phải có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn trở lên, có tâm huyết với nghề, không ngừng học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong dạy học. Giáo viên lựa chọn phương pháp và nội dung dạy phải vừa sức với trẻ, đảm bảo mọi trẻ được tích cực, chủ động khám phá và tham gia các hoạt động nhận thức đa dạng, cần chú ý phát triển ở trẻ các kĩ năng nhận thức, kĩ năng xã hội. Cần quan tâm đến việc dạy trẻ cách nghĩ, cách hành động, cách khám phá môi trường xung quanh hơn là khối lượng kiến thức mà trẻ tiếp thu được.
Tạo môi trường cho trẻ khám phá, trải nghiệm phong phú, đa dạng, mọi lúc mọi nơi.
Nhà trường có sự đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi.
3. Nội dung sáng kiến:
 Các biện pháp được tôi chú trọng nghiên cứu để đổi mới là:
1.Xây dựng m«i tr­ơng học tập cho trẻ phong phú đa dạng, sinh động hấp dẫn, an toàn, thuận tiện để trẻ tích cực khám phá.
2. Khai thác triệt để tác dụng của góc thiên nhiên
3.Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học
4. Rèn trẻ khám phá khoa học thông qua các hoạt động hàng ngày.
5.Kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh để đạt hiệu quả dạy trẻ cao nhất 
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
 	 Qua việc thực hiện một số biện pháp trên tôi đã đạt được kết quả: Bản thân giáo viên linh hoạt, tự tin hơn khi tiến hành hoạt động, bên cạnh đó tôi được trau dồi kiến thức, kĩ năng dạy trẻ khám phá khoa học.
 	Tạo được môi trường học tập phong phú với nội dung của từng chủ đề, đồ dùng, đồ chơi được trang bị đầy đủ, hấp dẫn trẻ. Trẻ tham gia hoạt động khám phá tích cực, hào hứng. Giờ học đạt được hiệu quả cao.
 Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh, cùng phối kết hợp với cô giáo tạo một cách tích cực.
5. Đề xuất, kiến nghị để thực hiện mở rộng sáng kiến.
 	Các cấp lãnh đạo cần tạo điều kiện cho giáo viên trong trường được đi kiến tập, tham quan, dự các lớp tập huấn để giáo viên có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ.
Tăng cường đầu tư kinh phí, thời gian, đồng thời hướng dẫn, động viên, khuyến khích giáo viên tích cực nghiên cứu, sáng tạo các hoạt động mới, hấp dấn trẻ và có hiệu quả để phục vụ cho nội dụng bài giảng thêm sinh động.
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên về mọi lĩnh vực, đặc biệt hoạt động khám phá khoa học.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
 	Trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ làm quen với khám phá khoa học là không thể thiếu. Vì nó có tác dụng giáo dục toàn diện về mọi mặt: ngôn ngữ , đạo đức , trí tuệ , thẩm mỹ, thể lực:
 	Khám phá khoa học về môi trường xung quanh là hoạt động thực sự hấp dẫn, làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, mở cho trẻ vào cánh cửa rộng lớn hơn. Trong các hoạt động khám phá khoa học trẻ được tích cực sử dụng tất cả các giác quan. Chính vì vậy các cơ quan cảm giác của trẻ phát triển và khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy và chính xác hơn. Trong quá trình khám phá trẻ phải tiến hành các thao tác trí tuệ như quan sát, so sánh, phán đoán, tư duy, nhận xét, giải thíchVì vậy tư duy, ngôn ngữ của trẻ phát triển. Đặc biệt thông qua các hoạt động trải nghiệm còn góp phần phát triển ở trẻ tính ham hiểu biết, khả năng ghi nhớ có chủ định, tính tích cực nhận thức làm nền cho sự phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ. Thông qua hoạt động khám phá trẻ thu được những kinh nghiệm thực tiễn, những kiến thức đơn giản về đặc điểm, tính chất, các mối liên hệ, sự phát triển các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội. Đây chính là cơ sở cho những kiến thức khoa học sau này trẻ sẽ tiếp thu ở các cấp học.
 	Khám phá khoa học về môi trường xung quanh còn được coi là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo. Việc khám phá môi trường xung quanh khơi gợi ở trẻ tình cảm nhân ái, mong muốn quan tâm đến những đối tượng yếu ớt hơn mình, những đối tượng cần giúp đỡ và bảo vệ, hình thành tính tự tin vào bản thân. Khám phá thiên nhiên và xã hội giúp trẻ có tâm hồn trong sáng, lòng nhân ái, tình yêu đối với người thân, bạn bè, kính trọng người lao độngyêu quý, bảo vệ thiên nhiên. Bước đầu trẻ có lối sống văn minh trong giáo tiếp và sinh hoạt.
Môi trường xung quanh còn là phương tiện giáo dục thẩm mĩ. Khám phá môi trường xung quanh giúp trẻ phát hiện ra sự cân đối hài hòa của cái đẹp trong thiên nhiên và là cơ sở để trẻ tạo ra cái đẹp, có tình yêu đối với cái đẹp.
 	Như vậy có thể nói việc tổ chức cho trẻ khám phá với môi trường xung quanh là phương tiện không thể thiếu nhằm mục đích phát triển toàn diện cho trẻ ở trường mầm non. Đặc biệt với trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi vốn hiểu biết còn ít, khả năng nhận thức của trẻ còn hạn chế, các kĩ năng tư duy còn non nớt, khả năng tập trung của trẻ còn hạn chế. Vì thế để khám phá tìm tòi được thế giới xung quanh trẻ cần dựa vào năng lực nhận thức, kĩ năng tư duy, vốn ngôn ngữ ít ỏi của bản thân trẻ và đặc biệt là dựa vào sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Vì thế người giáo viên có một vai trò vô cùng quan trong trong việc cho trẻ khám phá khoa học để góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
Song thực tế hiện nay, việc tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi khám phá về môi trường xung quanh còn nhiều hạn chế, và chưa được giáo viên thực sự quan tâm đầu tư, tổ chức hoạt động còn đơn điệu, chưa sáng tạo và hiệu quả mang lại chưa cao. Nhận thức rõ tầm quan trọng của bộ môn và căn cứ vào kết qủa trên trẻ ở trường, căn cứ vào cơ sở vật chất của lớp, của trường, của địa phương, và sự quan tâm ủng hộ của các ban ngành, phụ huynh nên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu tìm hiểu “một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi làm quen với khám phá khoa học” và việc áp dụng đó đã mang lại hiệu quả cao, trẻ hứng thú, tích cực hoạt động.
2. Cơ sở lý luận
 	 Theo từ điển tiếng việt “ Khoa học là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ảnh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như của các hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực”. Như vậy kiến thức khoa học là những kiến thức chính xác ở mức độ cao, còn nghiên cứu khoa học được hiểu là hoạt động tìm tòi, khám phá của loài người để phát minh ra những tri thức có thể giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội, trong chính con người và cải tạo thế giới.
Ở lứa tuổi Mần non, khoa học là những hiểu biết sơ khai về thế giới khách quan mà trẻ phát hiện, tích lũy được trong các hoạt động tìm kiếm, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. Đây có thể chưa phải là những kiến thức chính xác ở mức độ cao, song chúng rất phong phú, thỏa mãn trí tò mò của trẻ, góp phần làm giàu vốn kinh nghiệm để trẻ có thể giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống. Kết quả của hoạt động khám phá môi trường xung quanh là trẻ thu được một lượng kiến thức đơn giản và quan trọng hơn là phát triển ở trẻ các năng lực cơ bản như quan sát, tư duy, logic, giải quyết vấn đề, hợp táctrẻ học được các kĩ năng như: quan sát, so sánh, phân loại, đo lường, chuyền tải ý kiến của mình và đưa ra kết luận.
 	Giáo dục mầm non bậc học đầu tiên - bậc học nền tảng. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những cơ sơ ban đầu về nhân cách con người mới, phát triển hài hòa cân đối về mọi mặt. Chính vì thế người lớn, hay các nhà làm công tác giáo dục cần phải có những tác động hay sự định hướng đúng để trẻ có cái nhìn đúng đắn, những thói quen và những hành vi tốt được bộc lộ.
Đặc biệt trẻ 3-4 tuổi đang có những bước phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ “ trẻ lên ba cả nhà học nói”, nhận thức, tình cảmThế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ, hấp dẫn, và còn có biết bao điều lạ, khó hiểu mà trẻ tò mò muốn biết, muốn khám phá mà trẻ chưa thể tự mình thực hiện được. Trách nhiệm cao cả nặng nề ấy tất cả thuộc về cô giáo mầm non. Sự nhạy cảm và có trách nhiệm cao là yêu cầu không thể thiếu trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, cô giáo phải nhạy bén, kịp thời, có năng lực, có tính chủ động sáng tạo.
3. Thực trạng vấn đề.
Để thực hiện được đề tài này thì việc điều tra thực trạng là không thể thiếu. Vì qua điều tra thực trạng giáo viên mới nắm được những thuận lợi, khó khăn để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Tôi đã tiến hành điều tra thực trạng và nắm được những thuận lợi và khó khăn cơ bản như sau:
3.1. Thuận lợi : 
Trường có Ban nghiệp vụ luôn đi sâu, đi sát bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
Số trẻ đồng đều về độ tuổi, trẻ ngoan và có sự phát triển tương đối đồng đều về các mặt.
Tỷ lệ chuyên chăm cao.
Lớp có tương đối đầy đủ đồ dùng, phương tiện phục vụ cho dạy và học.
Giáo viên: 2 cô đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, có lòng yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn . 
Ban giám hiệu, chính quyền đia phương, phụ huynh luôn động viện, tạo điều kiện và phối kết hợp thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
3.2 Khó khăn :
 	Sỹ số trẻ ở lớp tương đối đông (34 cháu/lớp).
 	Môi trường để trẻ trải nghiệm thực tế còn hạn chế: những vật mẫu, những con vật thật, đồ vật ...
Góc nhiên nhiên còn nghèo, số cây ít, loại cây chưa phong phú, cô chưa tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm ở đó.
Đa số phụ huynh quan tâm và phối hợp tốt với cô giáo trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuy nhiên chưa có nhiều phương pháp giáo dục trẻ đúng cách.
Đồ dùng phục vụ tiết dạy còn nghèo nàn, đồ chơi của trẻ chưa đủ theo quy định, thiếu những hình ảnh đẹp, sinh động để trẻ quan sát. Các đồ dùng, đồ chơi chưa mang tính động để gây hứng thú cho trẻ và kích thích trẻ tìm tòi khám phá.
Trẻ chưa thực sự hứng thú hoặc sự hứng thú của trẻ không kéo dài suốt tiết học mà chỉ kéo dài được 1,2 đối tượng, các kĩ năng khám phá của trẻ còn chưa tốt. Trẻ nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên, biểu tượng về thế giới xung quanh chưa vững chắc. Khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học, tôi đã theo dõi, đánh giá từng cá nhân trẻ để điều tra kết quả. Tôi đã đánh giá sự hứng thú, khả năng nắm được yêu cầu của hoạt động khám phá trên lớp tôi với tổng số cháu là 34. Kết quả đánh giá qua bảng thống kê sau: 
( Thời điểm điều tra tháng 9/2014)
Tên lớp
Số lượng
Kết quả đánh giá
Giỏi
Khá
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
Lớp 3 tuổi B
34
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5
14.7
7
20.6
12
35.3
10
29.4
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả trên tôi nhận thấy còn rất nhiều trẻ xếp ở loại đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu. Rà soát lại các hoạt động mà tôi tổ chức trong các giờ khám phá khoa học tôi thấy phương pháp mà tôi sử dụng để tổ chức cho trẻ khám phá khoa học chủ yếu là các phương pháp trực quan và dùng lời nên việc truyền thụ những kiến thức khoa học trìu tượng cho trẻ chưa có hiệu quả cao, môi trường cho trẻ trải nghiệm còn ít. Tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để tiết học khám phá khoa học đạt hiệu quả cao hơn. Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp thực hiện và thấy có hiệu quả cao.
4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Muốn thực hiện tốt đề tài này, tôi đã sử dụng một số biện pháp sau :
1.Xây dựng môi trường học tập cho trẻ phong phú đa dạng, sinh động hấp dẫn, an toàn, thuận tiện để trẻ tích cực khám phá.
2. Khai thác triệt để tác dụng của góc thiên nhiên
3. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học
4. Rèn trẻ khám phá khoa học thông qua các hoạt động hàng ngày.
5.Kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh để đạt hiệu quả dạy trẻ cao nhất 
Từ những biện pháp trên tôi cụ thể như sau:
4.1 Xây dựng môi trường học tập cho trẻ phong phú đa dạng, sinh động hấp dẫn, an toàn, thuận tiện để trẻ tích cực khám phá.
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mần non là thực sựcần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ 2 trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, và hoạt động của trẻ, thông qua đó nhân cách trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Đặc biệt với trẻ 3 - 4 tuổi khi tư duy hình tượng đang phát triển mạnh mẽ thì đồ chơi không thể thiếu đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung và hoạt động khám phá khoa học nói riêng. Môi trường học tập phong phú, đa dạng, sinh động sẽ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết, tìm hiểu, khám phá ở trẻ.
Nhận thức rõ vai trò to lớn của việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ tôi đã cố gắng xây dựng môi trường học tập cho trẻ phong phú đa dạng, sinh động hấp dẫn, an toàn, thuận tiện để trẻ tích cực khám phá bằng những việc làm cụ thể như:
 	Căn cứ vào diện tích lớp học tôi sắp xếp các góc chơi, giá đồ chơi phù hợp, an toàn, thuận tiện cho trẻ hoạt động.
 	Để các góc chơi, các giá đồ chơi sinh động hấp dẫn đối với trẻ thì đồ chơi phải đảm bảo đủ về số lượng theo qui định, phong phú về chủng loại, chất liệu, đảm bảo về mặt thẩm mĩ. Tuy nhiên đồ dùng đồ chơi trong lớp tôi còn chưa nhiều, chủ yếu là đồ dùng đồ chơi cấp phát. Trước yêu cầu thực tế trong quá trình giảng môn khám phá khoa học về môi trường xung quanh, tôi luôn luôn băn khoăn trăn trở muốn giờ học đạt kết quả cao thì yêu cầu giáo viên phải có đủ đồ dùng học tập, và tạo ra môi trường học tập của trẻ thật tốt, từ đó tôi đặt ra kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giảng dạy bằng các biện pháp sau:
Bản thân tôi tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương như: vải vụn, cọng rơm khô, lá khô, hoa ép khô, vỏ cây khô để làm đồ chơi. Sưu tầm các loại hạt, các loại vỏ trai ốc, hến sò ... để bổ sung đồ chơi của trẻ cho trẻ làm thí nghiệm. Tận dụng các hình ảnh ở đốc lịch, bìa ,hoạ báo, ảnh cũ ... Vừa trang trí lớp vừa làm đồ dùng đồ chơi. Sau một thời gian làm đồ dùng đồ chơi tôi đã có nhiều đồ dùng đồ chơi theo nội dung khám phá khoa học phù hợp với chủ đề, độ tuổi, trẻ rất hứng thú.
Dựa vào yêu cầu thực tế dạy trẻ, tôi đề nghị với Ban giám hiệu nhà trường trang bị thêm thiết bị, đồ dùng dạy học cho trẻ như: Ti vi, máy tình có kết nối mạng Internet, tranh ảnh, lô tô, và một số mô hình mô phỏng phục vụ cho hoạt động khám phá.
 	Tôi tích cực củng cố các góc tuyên truyền trong lớp làm nổi bật đồ dùng về khám phá khoa học như góc tuyên truyền “bé khám phá gì chủ đề này” tôi đã lựa chọn những hình ảnh đẹp, sinh động, với nhiều chất kiệu khác nhau, gần gũi quen thuộc phù hợp với chủ đề cho trẻ khám phá trải nghiệm trong các giờ chơi. Và thay đổi nội dung cho phù hợp với từng chủ đề. Ở mảng trang trí “Chủ đề bé đang học”, tôi sưu tầm những hình ảnh thật ngộ ngĩnh đáng yêu, có nội dung giáo dục, màu sắc đẹp, bố cục hợp lí, đặt tên thật ngộ ngĩnh và phù hợp với tâm lí trẻ, tranh trí ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn thấy. 
 	Ở các góc tùy theo tùy theo từng chủ điểm mà tôi có thể chuẩn bị mảng kiến thức và các đồ dùng nguyên liệu phù hợp để trang trí phù hợp với nội dung của góc đó. Ví dụ: giấy màu, tranh ảnh, trang trí, sáp màu, màu nước, đất nặn, vải vụn, len sợi, lá câyNhững nguyên liệu này tôi sắp xếp ở góc tạo hình và luôn sắp xếp ở trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy, dễ sử dụng khi vào hoạt độngHay góc học tập, góc sách tôi bố trí các sách có hình vẽ với nội dung phù hợp với chủ điểm, tôi để vừa tầm với của trẻ để trẻ dễ xem. Các tranh lô tô được phân loại để vào các giá, các ô dẽ lấy, dễ tìm, như lô tô động vật để vào một ô, lô tô đồ dùng gia đình để vào một ô.Đối với tranh ảnh đều có kí hiệu tương ứng để trẻ dễ nhận biết.
Với các bậc phụ huynh vận động họ mua thêm đồ dùng, tranh, truyện, đặc biệt là tranh, sách, ảnh về các con vật, cây cối, hoa lá, quả,... Sưu tầm những câu ca dao , tục ngữ ,đồng dao để làm phong phú vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ . 
Tôi giúp đỡ để cho trẻ làm một sản phẩm như tranh vẽ về các con vật , cỏ cây ,hoa lá , hoặc các sản phẩm nặn những đồ vật xung quanh trẻ ,các sản phẩm tạo hình ,tranh từ những phế liệu, cô và trẻ cùng làm thể hiện vốn hiểu biết phong phú của trẻ về khám phá khoa học.
Với những đồ dùng, đồ chơi được cấp phát và tự làm khi tôi đưa vào sử dụng trong tiết dạỵ và các trò chơi khám phá khoa học, tôi thấy trẻ rất hứng thú học, trẻ hiểu biết nhiều, thích qua sát, tìm rất nhanh các vật mẫu cô đưa ra,quan sát và nhận xét, rất rõ ràng, rành mạch , ngôn ngữ rất phát triển , trẻ thuộc rất nhiều thơ ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các câu đố về các con vật, các cây hoa,các loại quả ... Tư duy của trẻ cũng nhanh và chính xác hơn .
4.2 Khai thác triệt để tác dụng của góc thiên nhiên
Ngoài việc tạo môi trường trong lớp học sinh động, hấp dẫn tôi chú ý đên xây dựng góc bé với thiên nhiên. Bởi góc thiên nhiên là khu vực kích thích trẻ thực hiện các hoạt động khám phá khoa học và làm những thí nghiệm đơn giản để làm giàu thêm hiểu biết của trẻ về sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ. Tôi dùng nhiều chậu nhỏ, vỏ chai nước đã trồng nhiều loại cây khác nhau, cây leo, cây cảnh, cây hoa, cây trồng trong đât, cây trồng trong nước, tôi cắt tỉa đẹp mắt. Tôi còn bố trí một số đồ dùng, đồ chơi ở đó để trẻ làm thí nghiệm phù hợp với từng chủ đề, như:
 	- Pha màu
- Vật chìm vật nổi
- Đường tan hay sỏi tan trong nước?
- Cây xanh có những bộ phận nào?
- Trong hạt có gì?
- Gieo hạt:
- Sự phát triển của cây từ hạt:
- Cây cần gì để lớn lên và phát triển?
- Cỏ có cần ánh sáng không?
- Bóng cây thay đổi:
- Có gì trong chai không?
- Bé biết những gì về nước? Nước có hình dạng thế nào? Tác dụng của nước?
Ví dụ: 
* Khi tìm hiểu “cây xanh” có thể tạo các hoạt động cho trẻ tại góc thiên nhiên.
- Gạch, nối, khoanh những hình ảnh thể hiện những điều kiện cần cho cây phát triển.
- Quan sát cây xanh quanh trường, phát hiện ra sự thay đổi của chúng.
- Quan sát người lớn trồng cây, chăm sóc cây.
- Thực hành chăm sóc cây: gieo hạt, tưới nước, nhặt lá, bắt sâu
- Làm đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên như lá khô, vỏ quả khô, vỏ cây.
 * Khi cho trẻ tìm hiểu về nước, tôi có thể tạo các hoạt động cho trẻ tại góc thiên nhiên.
- Chơi, thử nghiệm với nước để cảm nhận một vài đặc điểm , tính chất của nước. Chơi vật nổi, vật chìm. Nước có màu, có mùi không ?Chơi đong nước, pha màu...
- Trò chuyện, thảo luận về đặc điểm, tính chất, lợi ích của nước với đời sống con người, con vật, cây cối.
- Thảo luận về các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.Từ đó trẻ rất thích thú hoạt động tại góc thiên nhiên và không còn chán nản khi ra góc thiên nhiên chơi như trước nữa. Qua đó trẻ tích lũy rất nhiều kiến thức bổ xung cho tiết học, tiết học trở lên hiệu quả hơn, sôi nổi hơn.
4.3 Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học
Đây là hình thức chủ đạo để củng cố , hệ thống hoá , khái quát hoá, mở rộng kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho trẻ. Nhưng hoạt động này dẽ gây cho trẻ sự gò bó, ép buộc.Căn cứ vào nội dung của từng đề tài, căn cứ vào cấu trúc một giờ học tôi đã sử dụng đa dạng phong phú các phương pháp dạy học như: quan sát, sử dụng phương tiện trực quan, đàm thoại, truyện kể, thơ ca, câu đố, trò chơi, mô hình hóaVí dụ tôi có thể sử dụng phương pháp dùng truyện kể, câu đố, thơ ca vào việc gây hứng thú nhăm thu hút và kích thích sự tập chung chú ý của trẻ. Tôi cũng có thể sử dụng phương pháp này vào việc củng cố, mở rộng kiến thức, phát triển ngôn ngữ và giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn. Sau khi gây hứng thú tôi tiến hành tổ chức cho trẻ quan sát. Việc tiến hành cho trẻ quan sát đạt hiệu quả trược hết tôi phải lập kế hoạch quan sát. Trong kế hoạch tôi đã thể hiện rõ mục đích, nội dung, đối tượng quan sát, các bước tổ chức quan sát. Ví dụ khi cho trẻ quan sát con cá vàng. Tôi cho trẻ khám phá màu sắc, cấu tạo ngoài(đầu, mình, đuôi, vây, vẩy, mang và chức năng của chúng), vận động, thức ăn của chúng. Ngoài ra tôi rèn luyện cho trẻ khả năng ghi nhớ có chủ định, sử dụng phối hợp các giác quan, phán đoán, nhận xét, giải quyết các tình huống có vấn đề. 
Đối tượng quan sát tôi lựa chọn phải gần gũi, quen thuộc, tiêu biểu, nổi bật, và đảm bảo thẩm mĩ. Ngoài đối tượng quan sát tôi chuẩn bị các phương tiện để phục vụ quan sát. Ví dụ quan sát con cá vàng phải chuẩn bị bể cá, vợt, thức ăn.
Không gian quan sát: Tùy thuộc vào từng đối tượng mà tôi lựa chọn vị trí cho trẻ quan sát có thể đứng hoạc ngồi, ngồi xung quanh hay ngồi hình chữ u, nhóm nhỏ, hay nhóm lớnsao cho tạo ra được khoảng không gian tối ưu cho việc tiếp xúc của trẻ với đối tượng quan sát. Bởi lẽ việc tri giác các sự vật, hiện tượng xung quanh chỉ có thể xảy ra thông qua những tiếp xúc trực tiếp. Trẻ phải nhìn thấy đối tượng và tất cả những gì diến ra với đối tượng, nghe thấy âm thanh phát ra từ đối tượng, có thể ngửi thấy mùi, sờ, cầm, nắm, để cảm nhận hình dạng, độ cứng mềm, nhẵn nhụi hay sần sùi, của đối tượng.
Khi tiến hành quan sát tôi luôn luôn chú ý gây hứng thú cho trẻ bằng các thủ thuật gây bất ngờ, các đồ chơi, tình huống chơi. Khi cho trẻ quan sát tôi giao nhiệm vụ cho trẻ. Sau đó cho trẻ tự quan sát, trao đổi, bộc lộ cảm xúc, thông tin với nhau, nhưng tôi cũng luôn hướng sự tập trung chú ý của trẻ và đặt câu hỏi về các đặc điểm mà trẻ cần phát hiện. Ví dụ: Các con hãy nhìn thật kĩ xem con cá vàng này nó như thế nào nhỉ? Nó có những gì? Nó dùng vây, đuôi để làm gì? Mồm nó để làm gì?. Trong khi cho trẻ quan sát tôi cũng đưa ra các tình huồng có vấn đề để trẻ suy nghĩ và tìm cách giải quyết và duy trì sự hứng thú, chú ý của trẻ vào đối tượng. Ví dụ: Không biết con cá vàng này thích ăn gì nhất nhỉ? Làm thế nào để biết bây giờ? Sau đó tôi cho trẻ trải nghiệm cho cá ăn?( Khi chuẩn bị tôi chuẩn bị con cá ấy phải đói). Trẻ được tự tay mình cho cá ăn và xem cá ăn cái gì thì làm cho quá trình quan sát trở lên hấp dẫn, sinh động và điều quan trọng là trẻ nhận thức được đặc điểm của đối tượng một các dễ dàng, sâu sắc và chính xác, giờ học nhẹ nhàng.
Để giảm bớt căng thẳng, tăng cường khả năng quan sát cho trẻ tôi cho trẻ thực hiện một số hành động và vận động đơn giản nhằm mô phỏng đối tượng quan sát. Ví dụ tôi cho trẻ dùng tay hoặc miệng mô phỏng động tác đớp mồi của con cá, dùng tay mô phỏng động tác bơi, ngoi lên lặn xuống của con cá. Trong qua trình trẻ quan sát tôi luôn luôn kết hợp khen ngợi trẻ đúng lúc, nâng đỡ, duy trì hứng thú của trẻ. Thời gian tiến hành quan sát tôi cũng không kéo quá dài, tránh gây mệt mỏi cho trẻ. Thời gian cho mỗi lần quan sát tôi chỉ kéo dài từ 3 đến 10 phút. 
Phương tiện trực quan để cho trẻ cho trẻ khám phá khoa học là phương pháp quan trọng và nó được sử dụng rộng rãi, vì nó phù hợp với đặc điểm nhận thức và tư duy của trẻ. Vi vậy khi tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh tôi đã sử dụng đa dạng các tranh ảnh, mô hình, sách, băng đĩa có kích thước, chất liệu , nội dung khác nhau . Tranh, ảnh tôi chọn có kích thước lớn, nội dung đơn giản, đẹp, sinh động và phản ánh trung thực hiện thực khách quan, đặc biệt tôi chú ý lựa chọn những vật mẫu thật, những hình ảnh động để kích thích sự hững thú cho trẻ. Khi cho trẻ xem tranh ảnh, băng đĩa, sách tôi căn cứ vào mục đích của hoạt động khám phá và nội dung của tranh ảnh, mô hình để tôi đặt câu hỏi cho phù hợp. Tôi tổ chưc cho trẻ xem tranh ảnh, sách, đĩa trong các thời điểm thích hợp.
Trong khi trẻ quan sát, xem đồ dùng trực quan tôi đã kết hợp với phương pháp đàm thoại nhằm gây hứng thú, kích thích sự tập trung chú ý, tri giác tư duy của trẻ, phát triển khả năng suy luận nhận xét cho trẻ. Tôi còn kết hợp đàm thoại với đọc thơ, kể truyện, thí nghiệm để gây sự tò mò, nhu cầu khám phá và tạo cơ hội cho trẻ nói lên cảm nhận, suy nghĩ của mình.Để trẻ tiến hàng đàm thoại được tốt tôi đã chú ý rất lớn tới việc xây dựng hệ thống câu hỏi. Tôi dựa vào mục đích của việc khám phá, nhiệm vụ cụ thể của mỗi hoạt động tôi chuẩn bị câu hỏi cho phù hợp. Để kích thích sự chú ý của trẻ tôi thường đặt câu hỏi nêu vấn đề. Đó là những câu hỏi về đặc điểm dấu hiệu của sự vật mà trẻ chưa biết rõ.Ví dụ trước khi cho trẻ quan sát con cá tôi thường hỏi trẻ một trong số các câu hỏi: “ Các con biết gì về con cá rôi?, Cá có kêu được không? Mắt của cá có giống mắt của chúng mình không?”. Để trả lời được các câu hỏi trên yêu cầu trẻ phải tích cực quan sát. Để gây sự chú ý của trẻ vào khám phá các đặ điểm, dấu hiệu đặc trưng của đối tượng, đồng thời kích thích hoạt động của các giác quan tôi đưa ra những câu hỏi gợi mở như: Con thấy nó như thế nào? Hay “ Con thấy nó ra sao?”, khi trẻ gặp khó khăn tôi có thể gợi mở hơn: “ Nó nhẵn hay sần sùi?”, “ Con ngửi thây nó có thơm không”Và khi hỏi tôi phải cố gắng hỏi bằng giọng truyền cảm, thái độ trìu mến và tôi cùng chú ý động viên khen gợi trẻ, và gợi ý mỗi khi trẻ gặp khó khăn. Tôi luôn khuyến khích trẻ nói lên những suy nghĩ của bản thân, đặc biệt khen ngợi những trẻ có ý tưởng sáng tạo, đọc đáo. Tôi cũng kết hợp sử dụng thơ, ca dao tục ngữ để khắc sâu kiến thức cho trẻ. Ví dụ khi khám phá về “con voi” sau khi trẻ quan sát, trò chuyện, tìm hiểu về con voi xong tôi cho trẻ đọc bài “vè con voi”
Tôi cũng thường sử dụng các trò chơi một cách đa dạng và phong phú nhằm tạo hứng thú cho trẻ, giúp trẻ không cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi đồng thời khắc sâu kiến thức cho trẻ. Trò chơi tôi sử dụng gồm trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi sáng tạo. Tôi cũng tổ chức đa dạng các thí nghiêm trong các tiệt học, trong sinh hoạt hàng ngày, trong hoạt động ngoài trời để tạo hứng thú và nhu cầu nhận thức của trẻ. Ví dụ: thí nghiệm hạt nảy mầm, cây cần gì để phát triển, đường tan hay sỏi tan trong nước, không khí có ở đâu, không khí có tác dụng gì với con người.Sau mỗi lần làm thí nghiệm tôi thấy trẻ hứng thú và tiếp thu kiến thức dễ dàng và nhớ lâu hơn.
 Hình thức tổ chức một hoạt động khám phá nó có vai trò quan trong tới việc kích thích hứng thú của trẻ. Vì thế căn cứ vào từng đối tượng khám phá mà tôi lựa chọn hình thức phù hơp. Đối với những đối tượng có thể tri giác được, tôi cho thảo luận nhóm lớn, có khi nhóm nhỏ, có khi là 2 bạn ngồi cạnh, chơi trò chơi. Đối với những đối tượng không trực tiếp nhìn thấy, sờ thấy trải nghiêm, thí nghiệm, trò chơi. Và trong một tiết học tôi có thể tổ chức đan xen nhiều hình thức để tránh được sự nhàm chám, tạo hứng thú cho trẻ. Làm như vậy tôi thấy trẻ hứng thú lâu, giờ học nhẹ nhàng không gò bó. Đối với những sự vật hiện tượng không thể nhìn thấy, sờ thấy tôi tổ chức cho trẻ tiến hành trải nghiệm, làm thì nghiệm. Ví dụ khi cho trẻ tìm hiểu về “ gió có từ đâu” tôi tắt hết quạt, bật nhạc cho trẻ nhảy, một lúc cho trẻ dừng lại và hỏi trẻ cảm nhận về cơ thể trẻ lúc này như thế nào? Nóng muốn cho cơ thể mát thì phải làm gì? Vậy gió con thấy có từ đâu?( Từ quạt điện, quạt mo – gió tự tạo). Tôi lại làm thí nghiệp treo chuông gió ở cửa sổ? Vì sao chuông gió lại kêu? Gió đó là ở đâu?- Gió trời – Gió thiên nhiên.....Những trải nghiệm này trẻ rất hứng thú và lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng, sâu sắc.
Để gây hứng thú cho trẻ trong suốt giờ học tôi luôn chú ý đến bước giới thiệu chuyển tiếp giữa các đối tượng. Tôi sử dụng phong phú đa dạng hình thức giới thiệu đối tượng trong một giờ học, khi là khám phá hộp quà, khi dùng thơ, câu đồ, bài hát, mô phỏng hành động, hoạt đông, trò chơi, 
 Việc củng cố mở rộng kiến thức cho trẻ phải đi đôi với việc rèn luyện kỹ năng: Kỹ năng hoạt động trí tuệ ( so sánh, phán đoán, giải quyết vấn đề) Kỹ năng xã hội ( giao tiếp, hợp tác, thoả thuận trong nhóm bạn bè). Tôi luôn luôn chú ý rèn các kĩ năng này khi tổ chức các hoạt động khám phá, rèn mọi lúc mọi nơi.
( Có giáo án minh họa). 
4. Rèn trẻ khám phá khoa học thông qua các hoạt động hàng ngày.
 	Ngoài việc rèn trẻ khám phá khoa học ở hoạt động học có chủ đích thì hoạt động khám phá khoa học có thể rèn trẻ trong các hoạt động hàng ngày như:
* Dạo chơi:
Với các nội dung về: Động vật , thực vật , phương tiện giao thông, thiên nhiên vô sinh, hiện tượng thiên nhiên hay mét số hoạt động của con người (Lao động của người lớn trong trường MN, công việc của công nhân vệ sinh môi trường , của thợ xây, của người bán hàng.) trong các buổi dạo chơi, cô giáo giúp trẻ quan sát và đàm thoại nhằm khơi gợi hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ, đồng thời cung cấp kiến thức cho trẻ về đối tượng .
- Cần cho trẻ phát hiện thấy sự đa dạng, phong phú và các mối liên hệ , tác động qua lại ,ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng trong môi trường. Khi cho trẻ quan sát giáo viên cần lưu ý liên hệ với những kiến thức kinh nghiệm đã có của trẻ, khơi gợi ở trẻ những tình cảm tích cực, thái

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.doc