Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Phát triển thể chất cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối về hình thể cũng như tâm sinh lý của đứa trẻ. Trong năm học 2014 – 2015 Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương đã triển khai thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động” cho trẻ trong trường mầm non.
Trường mầm non nơi tôi đang công tác là một trong những trường được phòng giáo dục và đào tạo huyện Ninh Giang chọn xây dựng mô hình điểm về thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động”
Đây là một chuyên đề mới được đưa vào thực hiện năm đầu tiên nên còn nhiều điều mới mẻ, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Là một người quản lý trong nhà trường tôi luôn suy nghĩ mình phải làm gì và làm như thế nào để chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên đề một cách đạt hiệu quả. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Một số biện pháp tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non để làm đề tài nghiên cứu cho mình nhằm đưa ra những biện pháp thực hiện chuyên đề hữu hiệu nhất.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
- Điều kiện áp dụng sáng kiến: cở sở vật chất của nhà trường, đội ngũ giáo viên và trẻ
- Thời gian áp dụng: được áp dụng lần đầu vào năm học 2014 – 2015 ở trường mầm non Ninh Thành.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non
THÔNG TIN CHUNG VẾ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý. 3. Tác giả: Họ và tên: Phan Thị Dung Ngày/tháng/năm sinh: 20/3/1983 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm non Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường MN Ninh Thành Điện thoại: 0973540820 4. Đồng tác giả: 5. Chủ đầu tư sáng kiến 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Mầm non Ninh Thành - Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương. 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, giáo viên, trẻ 8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014 - 2015. TÁC GIẢ (Ký, ghi rõ họ tên) Phan Thị Dung XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN T.M nhà trường TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: Phát triển thể chất cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối về hình thể cũng như tâm sinh lý của đứa trẻ. Trong năm học 2014 – 2015 Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương đã triển khai thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động” cho trẻ trong trường mầm non. Trường mầm non nơi tôi đang công tác là một trong những trường được phòng giáo dục và đào tạo huyện Ninh Giang chọn xây dựng mô hình điểm về thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động” Đây là một chuyên đề mới được đưa vào thực hiện năm đầu tiên nên còn nhiều điều mới mẻ, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Là một người quản lý trong nhà trường tôi luôn suy nghĩ mình phải làm gì và làm như thế nào để chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên đề một cách đạt hiệu quả. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Một số biện pháp tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non để làm đề tài nghiên cứu cho mình nhằm đưa ra những biện pháp thực hiện chuyên đề hữu hiệu nhất. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến - Điều kiện áp dụng sáng kiến: cở sở vật chất của nhà trường, đội ngũ giáo viên và trẻ - Thời gian áp dụng: được áp dụng lần đầu vào năm học 2014 – 2015 ở trường mầm non Ninh Thành. 3. Nội dung sáng kiến Xuất phát từ những khó khăn của nhà trường tôi đã thực hiện những biện pháp sau: - Tạo môi trường bên trong và bên ngoài lớp học một cách linh hoạt, hiệu quả phù hợp với khuôn viên của nhà trường - Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu sẵn có - Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh Đây là một đề tài mới, nên nhiều đồng nghiệp của tôi chưa tìm được ra giải pháp để thực hiện. Tôi tin tưởng rằng khi áp dụng những biện pháp này vào thực hiện sẽ đem lại kết quả cao. 4. Kết quả đạt được của sáng kiến Sau khi áp dụng những biện pháp trên bước đầu trường chúng tôi đã thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động” có hiệu quả đã tạo được môi trường cho trẻ trải nghiệm một cách phù hợp, trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt, phụ huynh tích cực kết hợp cùng nhà trường khi giáo dục trẻ, giáo viên tích cực học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu sẵn có. 5. Đề xuất kiến nghị. Để thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động” nói chung và việc tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non nói riêng thì tôi có kiến nghị như sau: Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo: Ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện chuyên đề cho các trường mầm non. Với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT: Tổ chức hội thảo về việc thực hiện chuyên đề để các trường chia sẻ kinh nghiệm trong quản lí chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên tham quan những trường điểm thực hiện tốt chuyên đề để học tập. Với UBND huyện: Khi hỗ trợ kinh phí tăng cường cơ sở vật chất hàng năm cho các trường cần quan tâm ưu tiên cho những trường xây dựng mô hình điểm thực hiện chuyên đề. MÔ TẢ SÁNG KIẾN Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai tươi sáng của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em là nhiệm vụ của mỗi người dân, mỗi gia đình và của toàn xã hội. Trường mầm non là môi trường đầu tiên trẻ được tiếp xúc là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều mới bắt đầu: bắt đầu tập nói, bắt đầu nghe và tri giác, bắt đầu vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình, tất cả những điều đó tạo cho trẻ thói quen. Vì vậy giáo dục ở trường mầm non có vai trò rất quan trọng tạo tiền đề cho trẻ phát triển toàn diện sau này. Một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình giáo dục mầm non là giáo dục phát triển thể chất. Các nhà khoa học đã khẳng định rằng “ Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù” “ Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do ít vận động”, những trẻ ít vận động sẽ kém linh hoạt, lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể thường tăng nhanh. Nhận thức được tầm quan trọng đó trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta đặc biệt chú trọng và quan tâm tới công tác giáo dục mầm non, công tác phát triển giáo dục thể chất cho trẻ. Năm học 2014 – 2015 Bộ giáo dục đã chỉ đạo ngành học mầm non thực hiện chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động” cho trẻ mầm non nhằm giúp cơ thể trẻ phát triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai, linh hoạt và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam. Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương đã triển khai thực hiện chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”, chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm sau một thời gian thực hiện chuyên đề. Trường mầm non Ninh Thành là một trong ba trường được phòng Giáo dục và đào tạo huyện Ninh Giang chỉ đạo xây dựng mô hình điểm thực hiện chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. Trong quá trình thực hiện chuyên đề trường mầm non Ninh Thành chúng tôi gặp phải khó khăn nhất đó là cơ sở vật chất chưa đầy đủ để đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” là đề tài nghiên cứu cho mình. Cơ sở lí luận Đại hội Đảng khoá IX đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người ”. Vì vậy hiện nay giáo dục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt, giáo dục mầm non có một vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế, giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Trẻ em là công dân của xã hội , là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt, giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết Trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội , là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa, giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện. Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Trong nhiều năm gần đây Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới giáo dục mầm non và phát triển thể chất. Tuy nhiên, trong thực tế tình hình sức khoẻ còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, nhiều trẻ mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, các bệnh đường hô hấp, các bệnh đường ruột các điều kiện đảm bảo và chăm sóc sức khoẻ của trẻ còn nhiều thiếu thốn. Vì vậy, giáo dục thể chất cho trẻ em ở nước ta cần được tiến hành một cách mạnh mẽ toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ được phát triển tốt nhất. Theo công văn hướng dẫn số: 808/BGDĐT- GDMN ngày 25 tháng 02 năm 2014 V/v Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 - 2016” với mục tiêu cụ thể: Cải thiện, tăng cường điều kiện phục vụ hoạt động GDPTVĐ; Từng bước chuẩn hóa, đầu tư xây dựng các mô hình điểm về môi trường hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ cho các trường thí điểm; Nâng cao chất lượng GDPTVĐ cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trong các cơ sở GDMN, tăng cường thời lượng vận động cho trẻ, tăng cường hệ thống bài tập vận động giúp trẻ mạnh dạn - tự tin, nhanh nhẹn, khéo léo, khỏe mạnh, đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động phát triển vận động, tăng cường tính độc lập, tự chủ của trẻ; Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và huy động sự tham gia của cha mẹ, cộng đồng, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo GDPTVĐ cho trẻ. Chính vì thế mà trong năm học 2014 – 2015 nhà trường chúng tôi đã tích cực thực hiện chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động” cho trẻ. Trong quá trình thực hiện chuyên đề tôi đã thực hiện tốt các nhiệm vụ quan trọng mà Sở giáo dục và đào tạo đã hướng dẫn như: rà soát các yếu tố phục vụ cho phát triển vận động, bồi dưỡng cho giáo viên,... nhưng vấn đề tôi gặp khó khăn nhất khi thực hiện đó là việc tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm, chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ” để làm đề tài nghiên cứu cho mình, nhằm tìm ra những biện pháp tốt nhất phục vụ cho việc thực hiện chuyên đề một cách đạt hiệu quả. 3. Thực trạng của vấn đề Năm học 2014 – 2015 ngành giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng đang tiến hành thực hiện nghị quyết BCH TW 8 Khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Trên thực tế giáo dục mầm non của tỉnh Hải Dương đang trên đà phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, đời sống của giáo viên được nâng lên rõ rệt. Trường mầm non Ninh Thành đạt chuẩn quốc gia năm 2008, nhà trường có 28 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Để thực hiện việc tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ trường mầm non Ninh Thành gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: 3.1. Thuận lợi. - Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, năng động, sáng tạo, tâm huyết với nghề. - Cơ sở vật chất: có đầy đủ phòng học, có phòng giáo dục thể chất nghệ thuật đảm bảo diện tích quy định, thuận tiện cho việc di chuyển của trẻ từ nhóm lớp đến phòng GDTCNT; thiết bị đồ dùng, đồ chơi đủ theo danh mục tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định. 3.2. Khó khăn. - Do trường xây dựng tập trung đã lâu nên việc quy hoạch đất, xây dựng các khối công trình đến nay một số vị trí công trình không còn hợp lí để chăm sóc, giáo dục trẻ nhất là giáo dục phát triển vận động. Các phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đều là phòng chung, hiên chơi hẹp. Diện tích sân chơi phía trước các phòng học được lát gạch đỏ đẹp và sạch song diện tích nhỏ. Diện tích sân chơi sau phòng học được qui hoạch mở rộng diện tích song chưa làm xong. - Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho phát triển vận động cho trẻ chưa nhiều, chưa đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đồ chơi ngoài trời còn ít. Kinh phí để mua bổ sung đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho phát triển vận động còn hạn chế. Do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyên đề. Để khắc phục những khó khăn tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ, tôi đã tìm ra một số biện pháp như sau: 4. Một số biện pháp thực hiện. 4.1. Tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm một cách linh hoạt, hiệu quả 4.1.1. Môi trường bên trong lớp học. Do diện tích phòng sinh hoạt chung hẹp nên trong phòng học tôi yêu cầu giáo viên phụ trách sắp xếp các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp theo hướng mở kích thích sự chú ý và hứng thú của trẻ, trẻ dễ lấy và dễ cất. Sử dụng những mảng tường và các giá đồ chơi để thiết kế thành những góc hoạt động cho trẻ như: Góc tạo hình, Góc gia đình, Góc nghệ thuật, Góc bán hàng... Góc phân vai và góc nghệ thuật Góc hoạt động được thiết kế phù hợp với chiều cao của trẻ để trẻ có thể dễ dàng lấy, cất đồ chơi và tự ý bày biện đồ chơi theo ý thích của mình. Sử dụng những sản phẩm do trẻ tạo ra để trang trí cũng như làm đồ dùng góc chơi làm cho góc hoạt động không bao giờ cũ đối với trẻ vì luôn được thay đổi để phù hợp với các chủ đề trong năm học. Cô giáo cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu để phục vụ cho trẻ hoạt động như: lá chuối khô, dây, ruột của cuộn chỉ, giấy màu, ... Sản phẩm trẻ tạo ra từ vỏ hộp sữa, mút xốp,... Sản phẩm trẻ tạo ra: Bánh gai, bánh chưng, giò. Các góc hoạt động liên kết mật thiết với nhau, qua mỗi buổi chơi và ở các nhóm chơi khác nhau, trẻ có thể tạo ra nhiều sản phẩm để trưng bày, cũng như sử dụng sản phẩm của các bạn khác trong lớp để chơi, chính điều này làm cho mỗi buổi chơi trở nên phong phú hơn, hấp dẫn hơn và mỗi buổi chơi có hiệu quả hơn với trẻ. Không những vậy, việc tạo ra nhiều sản phẩm còn rèn cho trẻ những đức tính tốt như: kiên trì, biết tôn trọng và giữ gìn sản phẩm do chính mình hay người khác tạo ra Việc bố trí sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở các góc cho phù hợp, khoa học không ảnh hưởng gì tới các hoạt động khác và thuận tiện khi tổ chức hoạt động vận động trong lớp Trẻ vận động theo nhạc 4.1.2. Môi trường ngoài trời. Diện tích sân chơi hẹp nhà trường đã phân chia thành các khu vực để có thể tổ chức nhiều loại vận động cùng một lúc cho trẻ. Dùng sơn để phân chia khu dành cho trẻ thực hiện các trò chơi vận động như chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, kéo co, mèo đuổi chuột...; khu dành riêng cho các bài phát triển vận động như đi trong đường zích zắc, bật chụm tách,... Giờ hoạt động của trẻ trên sân trường Buổi sáng toàn bộ sân chơi là sân tập thể dục, tổ chức tập luyện thường xuyên, liên tục, đúng giờ. Tất cả trẻ khối mẫu giáo đều xuống sân tập, trẻ tập trên cùng nền nhạc nhưng các khối động tác khác nhau. Tập kết hợp với dụng cụ: gậy, nơ, hoa, bóng, sao cho phù hợp, tạo không khí vui tươi phấn khởi cho trẻ đón chào ngày mới. Giờ tập thể dục buổi sáng Tân dụng tất cả các vị trí, không gian còn trống để tạo môi trường vận động phù hợp cho trẻ. Trên sân có các bồn cây được ốp gạch giáo viên tổ chức cho trẻ vận động đi giữ thăng bằng và bật sâu. Trẻ đi giữ thăng bằng quanh bồn cây Trẻ tập bài: Bật nhảy từ trên cao xuống Tận dụng đường dốc từ sân lên hè ở khu nhà giáo dục thể chất nghệ thuật để trẻ thực hiện vận động đi trên đường dốc. Trẻ đi xuống dốc, lên dốc Tận dụng các bậc thềm, cầu thang, hành lang của các phòng nhóm để vẽ các mô hình cho trẻ luyện tập. Khu vực hành lang của nhóm lớp nào vẽ mô hình phù hợp với độ tuổi của nhóm lớp đó. Khu vực hành lang nối liền giữa khu phòng học với phòng GDTCNT: Đầu hồi khu nhà phòng học thiết kế thang leo để trẻ tập trèo lên xuống thang; khoảng tường trống phía trước nhà GDTCNT treo dụng cụ chơi bóng rổ. Trẻ chơi ném bóng và rổ Khu vực gầm cầu thang trang trí đẹp mắt theo mô hình ngôi nhà cổ tích. Khu vực sân đằng sau dãy phòng học bố trí các mô hình đấm bốc, chui qua cổng, xích đu... Bé ngồi xích đu Tạo môi trường bên ngoài giúp trẻ có thể thực hiện bất cứ lúc nào trẻ muốn như khi trẻ được bố mẹ đưa đến sớm hoặc đón sớm trẻ có thể thực hiện các bài vận động mà trẻ muốn hoặc ôn lại các bài cô giáo đã cho trẻ thực hiện, qua đó phụ huynh cũng có thể biết được con em mình ở lớp được hoạt động những gì và thực hiện được các vận động đến đâu hoặc trong giờ nghỉ giải lao trẻ có thể rủ bạn cùng tập,Khi xây dựng góc vận động này cần chú ý các thiết bị lắp đặt phải phù hợp, đồ dùng luyện tập vận động thô cần sắp xếp theo thứ tự đảm bảo các kĩ năng vận động được tăng dần một cách hợp lý, liên hoàn. Các chỗ chơi phải có ký hiệu hướng dẫn. 4.2. Phát động phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi từ những nguyên vật liệu sẵn có Xuất phát từ thực tế thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho phát triển vận động cho trẻ chưa nhiều, chưa đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đồ chơi ngoài trời còn ít, trong khi đó ngân sách nhà trường đầu tư mua bổ sung thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho phát triển vận động hạn chế, trong học kì 1 vừa qua nhà trường đã phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ giáo dục phát triển vận động cho trẻ và coi đây là một nội dung trong phong trào thi đua của giáo viên. Giáo viên tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, gia đình như vỏ hộp sữa để làm cà kheo, những chiếc lốp xe ô tô cũ được sơn màu đẹp mắt để làm cổng chui, dây thừng được đan thành hình mắt cáo để làm thang leo, làm rổ đựng bóng, xốp màu để làm ván trượt... Phân công giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nhóm lớp mình phụ trách. Đối với giáo viên có nhiều sáng tạo trong việc thiết kế đồ dùng, đồ chơi có thể động viên họ làm thêm nhiều loại ở các nhóm lớp khác nhau. Giáo viên tạo đồ dùng từ lốp ô tô cũ Vỏ hộp sữa để làm cà kheo Đồ chơi cần phải đa dạng về chủng loại, theo hướng khuyến khích trẻ tích cực hoạt động giúp trẻ các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển tố chất trong vận động như: đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, bật đảm bảo các mức độ vận động khác nhau để mọi trẻ đều thực hiện vận động và an toàn thuận tiện khi sử dụng. Ví dụ: Khi chuẩn bị ống cho trẻ thực hiện bài vận động “ Chui qua ống” cần chuẩn bị ít nhất 2 ống: 1 ống dài 1,2 m x 0,6 cm ( dành cho trẻ 4 – 5 tuổi), 1 ống dài 1,5 m x 0,6 cm 4.3. Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh Nhiều phụ huynh có tư tưởng trẻ còn nhỏ chưa cần luyện tập những vận động đó chẳng may sẽ gây trầy xước da, trẻ vận động nhiều sẽ mệt,Do vậy tôi chỉ đạo giáo viên tìm mọi cách để tuyên truyền tới các bậc phụ huynh để họ hiểu được khi trẻ vận động sẽ giúp cho trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt và cơ thể sẽ phát triển cân đối để phụ huynh nắm được một số yêu cầu cơ bản khi trẻ thực hiện các vận động thông qua hình thức giáo viên trao đổi với phụ huynh, cung cấp tài liệu, tạo những góc tuyên truyền bảng biểu, tài liệu phát tay, qua phương tiện thông tin đại chúng của xã. Bảng tuyên truyền Thông qua hình thức tuyên truyền với phụ huynh để tăng mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường, khi phụ huynh hiểu họ đã kết hợp cùng nhà trường để tạo môi trường cho trẻ vận động, họ đã thu thập nguyên vật liệu từ gia đình, cùng các cô giáo thiết kế và vẽ môi trường cho trẻ vận động. 5. Kết quả đạt được. Sau khi áp dụng các biện pháp: tạo môi trường bên trong và bên ngoài lớp học cho trẻ phát triển vận động; phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu sẵn có và công tác huy động sự phối kết hợp của phụ huynh, kết quả đạt được qua một học kỳ I như sau: Thời điểm Môi trường trong lớp Môi trường ngoài lớp Đồ dùng đồ chơi Phụ huynh và trẻ Trước khi áp dụng các biện pháp trên Đã bố trí các góc xong chưa có độ mở, chưa phát huy tính tích cực của trẻ Chưa phân chia được khu vực, chưa tận dụng được mọi vị trí không gian của nhà trường Ít, chưa nhiều Chưa quan tâm đến việc thực hiện chuyên đề, trẻ chưa linh hoạt, Sau khi áp dụng các biện pháp trên Có độ mở, phát huy được tính tích cực của trẻ, kích thích sự sáng tạo của trẻ Phân chia được khu vực, tận dụng được mọi vị trí không gian của nhà trường Phong phú, đa dạng về chủng loại, phù hợp Tích cực kết hợp với nhà trường để tạo môi trường phát triển vận động cho trẻ, trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, khéo léo và khỏe mạnh. 6. Điều kiện để sáng kiên được nhân rộng Để sáng kiến được nhân rộng thì cần có cơ sở vật chất tốt như phòng học rộng rãi, đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, đảm bảo môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ; đội ngũ giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, hiểu rõ tâm sinh lí lứa tuổi, phụ huynh tích cực ủng hộ phong trào của nhà trường... Có như vậy thì việc tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ mới đạt hiệu quả. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận. Trên đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện khi chỉ đạo giáo viên tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non nơi tôi đang công tác. Để thực hiện có hiệu quả tôi đã thực hiện các biện pháp sau: tạo môi trường bên trong và bên ngoài lớp học một cách linh hoạt, hiệu quả phù hợp với khuôn viên của nhà trường, phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu sẵn có và tích cực kết hợp với phụ huynh. Trường tôi đã áp dụng những biện pháp trên và bước đầu đã đạt được kết quả tốt đẹp như tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm đẹp, phù hợp, theo hướng mở; đồ dùng đồ chơi đa dạng và kích thích được sự hứng thú của trẻ, trẻ tích cực tham gia, trẻ nhanh nhẹn, khéo léo và linh hoạt hơn, giáo viên chịu khó học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình, phụ huynh tích cực phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Khuyến nghị. Để thực hiện chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động” nói chung và việc “tạo môi trường giáo dục phát triển vận động” cho trẻ trong trường mầm non nói riêng có hiệu quả hơn tôi có khuyến nghị như sau: Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo: Ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện chuyên đề cho các trường mầm non. Với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT: Tổ chức hội thảo về việc thực hiện chuyên đề để các trường chia sẻ kinh nghiệm trong quản lí chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tổ chức cho CBQL và GV tham quan những trường điểm thực hiện tốt chuyên đề để học tập. Với UBND huyện: Khi hỗ trợ kinh phí tăng cường cơ sở vật chất hàng năm cho các trường cần quan tâm ưu tiên cho những trường xây dựng mô hình điểm thực hiện chuyên đề. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Nội dung Viết tắt Giáo dục phát triển vận động GDPTVĐ Giáo dục mầm non GDMN Giáo dục và đào tạo GD&DT Giáo dục thể chất nghệ thuật GDTCNT Ủy ban nhân dân UBND MỤC LỤC Nội dung Trang THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 01 TÓM TẮT SÁNG KIẾN 02 MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảng nảy sinh sáng kiến 04 2. Cơ sở lý luận của vấn đề 05 3. Thực trạng của vấn đề 07 4. Một số biện pháp thực hiện. 08 4.1. Tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm một cách linh hoạt, hiệu quả 08 4.1.1. Môi trường bên trong lớp học. 08 4.1.2. Môi trường ngoài trời. 11 4.2. Phát động phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi từ những nguyên vật liệu sẵn có 16 4.3. Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh 18 5. Kết quả đạt được. 19 6. Điều kiện để sáng kiên được nhân rộng 20 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận. 21 21 2. Khuyến nghị. 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công văn số: 808/BGDĐT-GDMN V/v Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động” cho trẻ trong trường mầm non” giai đoạn 2013 - 2016” ngày 25 tháng 02 năm 2014 2. Công văn số: 1248/SGDĐT-GDMN V/v xây dựng mô hình điểm thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” 3. Chương trình giáo dục mầm non 4. Nghị quyết Trung ương 4, nghị quyết đại hội Đảng khóa IX 5. Nhiệm vụ năm học 2015 – 2015 của Phòng giáo dục huyện Ninh Giang và của trường mầm non Ninh Thành.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_moi_truong_giao_d.doc