Sáng kiến kinh nghiệm Một số hướng khai thác biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN

Sáng kiến “Một số hướng khai thác biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh” dài 105 trang, gồm 7 mục: Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến, Cơ sở lý luận của vấn đề, Thực trạng của vấn đề, Các giải pháp, biện pháp thực hiện, Quá trình thực hiện và kết quả đạt được, Khả năng áp dụng; Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.

        Trong phần mô tả sáng kiến, tôi đã đưa ra những cơ sở, căn cứ để nghiên cứu như cơ cở lí luận, cơ sở thực tiễn, đồng thời xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các biện pháp nghiên cứu, các biện pháp thực hiện, so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến, những ưu điểm cũng như hạn chế và đề xuất, khuyến nghị.

Thực tế dạy - học môn Ngữ văn trong trường trung học cơ sở (THCS) hiện nay còn nhiều hạn chế. Giáo viên (GV) chưa có những hướng khai thác tác phẩm nghệ thuật đạt hiệu quả, học sinh (HS) ngại học, lười học văn. Đặc biệt là yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS càng đòi hỏi phải tìm tòi đổi mới các thức dạy học, nhất tìm tòi các hướng khai thác tác phẩm văn học sao cho hợp lý, linh hoạt, hiệu quả. Tất cả những điều này đã thôi thúc tôi nghiên cứu, đề xuất sáng kiến “Một số hướng khai thác biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam theo trong chương trình Ngữ văn định hướng phát triển năng lực học sinh” để áp dụng cho chỉ đạo chuyên môn của cán bộ quản lý, giảng dạy của GV môn Ngữ văn 9 ở đơn vị nói riêng, các trường THCS nói chung. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến thể hiện ở chỗ các định hướng, giải pháp, biện pháp đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học từ năm học 2014 - 2015. Trên cơ sở đó, giúp HS có kĩ năng sống, có thái độ đối xử với con người, với lịch sử, với quê hương đất nước và định hướng hoạt động cho bản thân trong cuộc sống.

doc 79 trang Anh Hoàng 27/05/2023 4440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hướng khai thác biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hướng khai thác biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số hướng khai thác biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
MỘT SỐ HƯỚNG KHAI THÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
BỘ MÔN: NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2014 – 2015
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Một số hướng khai thác biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Lĩnh vực áp dụng SK: Dạy - Học Ngữ văn 9 ở trường THCS
3. Tác giả: NGÔ HỒNG LOAN
Sinh ngày 22 tháng 10 năm 1971
 Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Ngữ văn 
Chức vụ, đơn vị công tác: Bí thư chi bộ - Phó Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa, Ninh Giang, Hải Dương.
Điện thoại: 0975.204.266
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến :
Trường THCS Vĩnh Hòa - Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương 
Địa chỉ : Thôn Vĩnh Xuyên - xã Vĩnh Hòa - Ninh Gang - Hải Dương
Điện thoại : 0916. 895. 266
Đơn vị áp dụng SK lần đầu : 
Trường THCS Vĩnh Hòa - huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương. 
 Địa chỉ : Thôn Vĩnh Xuyên - xã Vĩnh Hòa - Ninh Gang - Hải Dương.
Điện thoại : 0916. 895. 266
Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS - Học sinh lớp 9.
Phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học - Tài liệu tham khảo. 
Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014 -2015
TÁC GIẢ
Ngô Hồng Loan
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Sáng kiến “Một số hướng khai thác biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh” dài 105 trang, gồm 7 mục: Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến, Cơ sở lý luận của vấn đề, Thực trạng của vấn đề, Các giải pháp, biện pháp thực hiện, Quá trình thực hiện và kết quả đạt được, Khả năng áp dụng; Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
 Trong phần mô tả sáng kiến, tôi đã đưa ra những cơ sở, căn cứ để nghiên cứu như cơ cở lí luận, cơ sở thực tiễn, đồng thời xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các biện pháp nghiên cứu, các biện pháp thực hiện, so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến, những ưu điểm cũng như hạn chế và đề xuất, khuyến nghị.
Thực tế dạy - học môn Ngữ văn trong trường trung học cơ sở (THCS) hiện nay còn nhiều hạn chế. Giáo viên (GV) chưa có những hướng khai thác tác phẩm nghệ thuật đạt hiệu quả, học sinh (HS) ngại học, lười học văn. Đặc biệt là yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS càng đòi hỏi phải tìm tòi đổi mới các thức dạy học, nhất tìm tòi các hướng khai thác tác phẩm văn học sao cho hợp lý, linh hoạt, hiệu quả. Tất cả những điều này đã thôi thúc tôi nghiên cứu, đề xuất sáng kiến “Một số hướng khai thác biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam theo trong chương trình Ngữ văn định hướng phát triển năng lực học sinh” để áp dụng cho chỉ đạo chuyên môn của cán bộ quản lý, giảng dạy của GV môn Ngữ văn 9 ở đơn vị nói riêng, các trường THCS nói chung. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến thể hiện ở chỗ các định hướng, giải pháp, biện pháp đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học từ năm học 2014 - 2015. Trên cơ sở đó, giúp HS có kĩ năng sống, có thái độ đối xử với con người, với lịch sử, với quê hương đất nước và định hướng hoạt động cho bản thân trong cuộc sống.
Các định hướng, giải pháp, biện pháp mà sáng kiến đề ra dễ hiểu, dễ áp dụng, có tính khả thi cao, có thể áp dụng cho chỉ đạo chuyên môn của cán bộ quản lý và giảng dạy của tất cả GV dạy Ngữ văn của cấp THCS trong các tiết dạy truyện ngắn hiện đại Việt Nam lớp 9. Trên cơ sở nắm vững những đặc điểm cơ bản của văn bản tự sự hiện đại Việt Nam, cách lựa chọn ngôi kể, phương thức trần thuật, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ giọng điệu, nghệ thuật tạo tình huống và kết cấu truyện, nghệ thuật tái tạo hiện thực, nghệ thuật dùng nhan đề truyện ngắn giàu ý nghĩa... bằng cách vận dụng các kiến thức có liên quan, GV dễ dàng thiết kế giáo án tốt, đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng môn học, bài học, chuẩn bị phương tiện đồ dùng dạy học đầy đủ phù hợp, hiệu quả, tạo tâm thế dạy học thất tốt; vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp, biện pháp dạy học tích cực vào tổ chức các hoạt động đọc hiểu văn bản trên lớp, hướng dẫn HS vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn.
Sáng kiến sau khi thực hiện tại đơn vị đã đạt được kết quả cao. GV dự giờ dễ hiểu, có cảm giác thoải mái, có ấn tượng đẹp với tác phẩm, với tiết dạy; học sinh hăng hái phát biểu, có những cảm nhận, liên hệ tốt. Kết quả khảo sát đạt 85% khá, giỏi.
Với tâm huyết của người làm công tác quản lý chuyên môn và trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn nhiều năm, chúng tôi mong muốn sáng kiến này được áp dụng rộng rãi nhằm góp phần thiết thực năng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn trong trường THCS, tạo tiền đề để học sinh học tốt hơn chương trình Ngữ văn trung học phổ thông (THPT). Đồng thời góp phần làm cho vẻ đẹp của văn chương thực sự được tỏa sáng trong tâm hồn thế hệ trẻ, thắp lên trong lòng các em ngọn lửa của tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước và trái tim nhân hậu, từ đó có kĩ năng sống, thái độ, hành vi tốt để đáp ứng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội, của nhân loại tiến bộ.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Cùng với các môn khoa học khác, môn Ngữ văn ở trường THCS có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho HS. Thông qua môn học, các em nắm vững được những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, giáo dục các em tình yêu gia đình, yêu con người, yêu thiên nhiên, đất nước, từ đó hình thành kĩ năng sống tốt, cách ứng xử nhân hậu với con người. 
Trong chương trình môn Ngữ văn, việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu hay, cái đẹp của các biện pháp nghệ thuật trong các tác phẩm văn học nói chung và văn xuôi nói riêng, từ đó hình thành năng lực cảm thụ văn học, rèn kĩ năng sống tốt, bồi đắp tình yêu cái đẹp, yêu gia đình yêu quê hương đất nước, thái độ sống tích cực... vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ cấp thiết.
Đặc biệt, năm học 2014 -2015, năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 29 của Đảng, chương trình hành động của Bộ, ngành về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS là nhiệm vụ sống còn, phải triển khai, thực hiện nghiêm túc.
Tuy nhiên, thực tế khảo sát cho thấy: dạy và học môn Ngữ văn trong trường THCS hiện nay nói chung, dạy các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam lớp 9 nói riêng còn nhiều bất cập, hạn chế. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên có nguyên nhân sâu xa là do giáo viên vận dụng chưa linh hoạt, chưa nhuần nhuyễn và hiệu quả những phương pháp giảng dạy phù hợp, thậm chí không ít giáo viên còn lúng túng về phương pháp, không tạo được hứng thú học tập và hợp tác của học sinh, nhất là hướng khai thác các biện pháp nghệ thuật.
Xuất phát từ thực tế và những trăn trở của bản thân, được đồng nghiệp cộng tác, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đề xuất sáng kiến Một số hướng khai thác biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm góp phần khắc phục bất cập trong dạy học bộ môn, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn 9 trong trường THCS.
2. Cơ sở lí luận
	Đối với bất kỳ cộng đồng cư dân văn hoá nào, văn chương đều có ý nghĩa cực kì to lớn trong nhận thức các tri thức muôn màu của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách con người, nhất là đối với nước ta "một nước thơ" như Ngô Thì Nhậm từng khẳng định.
Đến với văn chương, con người cảm nhận và ý thức sâu sắc được cái đẹp, tiếp cận và tự nâng mình lên với những tư tưởng và tình cảm cao đẹp, sâu sắc và tinh tế, được bồi dưỡng về ngôn ngữ, thứ ngôn ngữ phong phú, sinh động, giàu sức biểu cảm nhất của dân tộc. Rõ ràng, văn chương là phần có giá trị bậc nhất trong di sản tinh thần của dân tộc. Người Việt hôm qua, hôm nay và cả mai sau đã và sẽ còn gửi vào văn chương những tri thức và kinh nghiệm sống, tình yêu và khát vọng, đạo đức và triết học, thậm chí cả tín ngưỡng của mình. Vì vậy, học văn là học làm người, học các phép tắc ứng xử trong cuộc sống. Mặt khác, đây là một môn học nghệ thuật, kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo của người học. Để dạy và học tốt môn Ngữ văn, người dạy và người học phải không ngừng trau dồi vốn kiến thức ngôn ngữ và các kiến thức liên quan về các hình thức nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ, các câu ca dao tục ngữ, lấy đó làm vốn sống, vốn kinh nghiệm cho bản thân.
Khi đánh giá và tiếp nhận tác phẩm văn học, yếu tố được cơ bản và then chốt nhất chính là giá trị nội dung và nghệ thuật (hình thức) của tác phẩm. Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ, thống nhất và tác động qua lại lẫn nhau. Hình thức nghệ thuật chứa đựng nội dung. Nội dung phải được thể hiện dưới một hình thức phù hợp. Hình thức là yếu tố thứ nhất, không thể thiếu trong các tác phẩm văn học nói chung, truyện ngắn tự sự hiện đại Việt Nam nói riêng. Biêlinxki ­ nhà phê bình lí luận văn học Nga nổi tiếng đã khẳng định: “Trong tác phẩm nghệ thuật, nội dung và các hình thức nghệ thuật phải luôn hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác. Nếu hủy diệt hình thức nghệ thuật thì cũng là hủy diệt nội dung tư tưởng của tác phẩm và ngược lại cũng vậy ”. Cùng chung khẳng định này, Hêghen viết: “Tác phẩm văn học mà thiếu đi hình thức nghệ thuật thích đáng thì không phải là một tác phẩm văn học thực sự. Và đối với người nghệ sĩ khi đó sẽ là một biểu hiện tồi nếu như người ta nói rằng về nội dung thì tác phẩm anh tốt, nhưng nó thiếu đi các hình thức nghệ thuật thích đáng. Chỉ có những tác phẩm văn học mà nội dung và hình thức thống nhất với nhau mới là những tác phẩm văn học đích thực”.
	Thế nhưng, thực tế dạy học môn Ngữ văn trong trường phổ thông hiện nay, nhất là với tác phẩm tự sự, thầy và trò mới chỉ chú trọng tìm hiểu nội dung mà quên đi hoặc chưa chú ý đúng mức đến những hình thức nghệ thuật của tác phẩm khiến bài học, giờ học khô khan, cứng nhắc, đơn điệu. HS không hứng thú học tập, không hiểu được những giá trị tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm, truyền đạt đến, đôi khi còn hiểu sai giá trị của tác phẩm.
	Chỉ khi nào cả thầy và trò nắm bắt được toàn diện tác phẩm, có một cái nhìn bao quát về cả nội dung và nghệ thuật mới có thể hiểu đúng, hiểu sâu các giá trị tư tưởng thẩm mỹ của tác phẩm. Chỉ khi hiểu đúng, hiểu sâu tác phẩm mới thấm thía những giá trị nhân văn sâu sắc, thông điệp thẩm mỹ mà nhà văn gửi gắm, từ đó mới có thể phát huy năng lực, phẩm chất của bản thân, vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn. 
	Như vậy, muốn dạy phần truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh, không thể không khai thác các biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
3. Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học dạy phần truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9
3.1.Về phía giáo viên
 Theo đánh giá chủ quan của tác giả và thực tế công tác quản lý chỉ đạo dạy và học bộ môn nhiều năm cho thấy: nhiều giáo viên trong dạy học chủ yếu là tập trung truyền thụ kiến thức trên cơ sở HS đọc sách giáo khoa hoặc nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Trong quá trình phân tích văn bản, GV làm việc quá nhiều, phương pháp chính là thuyết trình, bình luận. Kết quả là giờ học rất nhàm chán, HS hiểu tác phẩm mơ hồ, chung chung, khi phân tích tác phẩm thường hợt hợt, thậm chí nhiều bài văn như một khuôn đúc sẵn. Đa số GV chỉ đi sâu khai thác nội dung, chưa chú trọng khai thác nghệ thuật văn bản. Không ít GV còn lúng túng khi đưa ra hệ thống câu hỏi khai thác nghệ thuật, khả năng kết hợp từ nghệ thuật để làm nổi bật nội dung còn yếu. Nhiều văn bản mới đưa vào cũng gây không ít khó khăn khi tìm hiểu và truyền thụ kiến thức. Kiến thức lí luận văn học còn yếu và điều quan trọng là rất nhiều GV còn chưa nắm bắt sâu sắc nhiệm vụ cơ bản của năm học là đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên chất lượng dạy học còn hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của giáo dục hiện đại.
Để có số liệu chính xác, khách quan khoa học về thực trạng dạy học dạy phần truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 làm cơ sở thực tiễn của sáng kiến, chúng tôi đã tiến hành khảo sát GV và HS bằng phiếu hỏi:
Phiếu hỏi dành cho giáo viên:
Câu 1. Thầy (cô) thường dạy phần hoàn cảnh sáng tác các tác phẩm văn học như thế nào?
Cho HS đọc c. Cho HS tự đọc ở nhà
GV đọc cho HS nghe d. Bỏ qua
Câu 2. Khi dạy về nội dung các tác phẩm, thầy (cô) thường khai thác cốt truyện bằng cách nào?
a. Phân tích ngôn từ b. Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật
c. Phân tích tình huống truyện d. Phân tích ý nghĩa nhan đề truyện.
Câu 3. Thầy (cô) hiểu thế nào là dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực HS ?
a. Lấy GV làm trung tâm b. Lấy kiến thức làm trung tâm 
c. Lấy HS làm trung tâm d. Lấy hoạt động của HS làm trung tâm
Câu 4. Thầy (cô) hay sử dụng phương pháp nào trong khi dạy các văn bản văn xuôi tự sự?
a. Phân tích b. Giảng bình
c. Tổ chức các hoạt động tích cực cho HS d. Thuyết trình 
Câu 5. Khi biên soạn câu hỏi, đề kiểm tra môn Ngữ văn, thầy (cô) hay ra loại câu hỏi nào nhiều nhất?
a. Yêu cầu trình bày nôi dung b. Yêu cầu liên hệ thực tế
c. Yêu cầu so sánh với tác phẩm khác d. Yêu cầu sáng tạo văn học 
e. Yêu cầu phân tích tác phẩm g. Yêu cầu cảm thụ tác phẩm
Kết quả khảo sát như sau:
Câu 1: Chọn phương án a: 30%; b: 10%; c: 20% ; d: 40%
Câu 2: Chọn phương án a: 20%; b: 10%; c: 20%; d: 20%; 
 chọn cả a, b, c, d: 30%
Câu 3: Chọn phương án a: 13%; b: 20%; c: 30%; d: 37%
Câu 4:Chọn phương án a: 20%; b: 20%; c: 15%; d: 20%;
 chọn cả a, b, c, d:25%
Câu 5: Chọn phương án a: 30%; b: 20%, c: 10%, d: 7%; e: 20%, g:13%
Kết quả trên cho thấy có 40% GV bỏ qua phần dạy hoàn cảnh sáng tác, nếu có dạy cũng chỉ dừng lại ở việc cho HS đọc, hoặc đọc cho HS nghe nên các em không hiểu hoặc hiểu mơ hồ về hoàn cảnh sáng tác dẫn tới việc nắm bắt nội dung văn bản rất mờ nhạt. Trong giờ dạy chỉ có 15% GV tổ chức các hoạt động cho HS, nhưng có đến 85% GV thuyết trình, phân tích, giảng bình . Chỉ có 37 % GV hiểu được thế nào là định hướng phát triển năng lực HS. Như vậy chứng tỏ rằng GV vẫn chưa thực sự đổi mới về phương pháp dạy học, còn hiểu lơ mơ về việc hình thành năng lực cho học sinh thông qua môn học. Chính vì thế mà chất lượng dạy học Ngữ văn chưa cao, học sinh chán học, thậm chí động cơ học môn văn của một số học sinh rất thực dụng, chủ yếu là đối phó với việc thi cử, chuyển cấp học. 
3.2. Về phía học sinh 
	Học sinh có nhiều hạn chế trong việc tiếp thu và cảm thụ tác phẩm tự sự. Một mặt do trình độ nhận thức của học sinh còn kém, tư duy sáng tạo chưa sâu. Học sinh chưa nắm bắt được hết mối liên hệ giữa nội dung và hình thức của một tác phẩm. 
	Tình trạng chung của HS khi soạn văn hiện nay là sử dụng sách tham khảo, để học tốt và các tài liệu tham khảo khác để trả lới câu hỏi trong hướng dẫn học bài. Vì vậy, bài soạn vẫn đầy đủ song đa số HS đều lúng túng, thụ động, thiếu tự tin, thiếu sự tìm tòi, đánh giá, phân tích chi tiết, thực chất không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo, năng lực cá nhân của các em.
	Theo đó, trong từng đơn vị bài học, HS chưa xác định được kiến thức trọng tâm. Lỗ hổng kiến thức từ các cấp lớp học cứ lớn dần, học trước quên sau dẫn đến tình trạng các em rất khó tiếp thu được kiến thức của một văn bản khi chứa nhiều hình thức nghệ thuật. 
	Khi phân tích tác phẩm tự sự, hầu hết HS không bám sát vào hình thức nghệ thuật để chỉ ra cái hay cái đẹp của nội dung tác phẩm mà phần lớn chỉ biết diễn xuôi nội dung một cách cứng nhắc và gượng ép, vụng về, tách nội dung ra khỏi các hình thức tự sự, cá biệt có hiện tượng trong bài làm học sinh còn rơi vào tình trạng kể lại tác phẩm một cách đơn thuần. 
	Thêm nữa, một số văn bản trong chương trình có dung lượng lớn (tác phẩm dài), nhưng thời lượng để học tập trên lớp lại hạn chế (chỉ từ 45 phút đến 90 phút, kể cả rất nhiều các hoạt động khác), thầy và trò rất khó có thể khai thác hết được toàn bộ các giá trị tác phẩm.
Thực tế đó thôi thúc chúng tôi tiến hành khảo sát 80 học sinh lớp 9
Phiếu hỏi dành cho học sinh:
Câu 1. Em có thích học các truyện ngắn không?
a. Thích b. Bình thường c. Không thích
Câu 2. Khi học các truyện ngắn các thầy cô có chú trọng đến hoàn cảnh sáng tác không?
a. Có b. Không
Câu 3. Trong khi tìm hiểu tác phẩm, em thích nhất nội dung gì?
a. Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
b. Tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.
c. Tìm hiểu nội dung của tác phẩm
d. Tìm hiểu nhân vật.
Câu 4. Em cảm nhận về giờ học ngữ văn khi nghiên cứu các tác phẩm văn xuôi như thế nào ?
a. Tẻ nhạt b. Khó hiểu c. Dễ hiểu d. Thích thú
Câu 5. Em có mong muốn gì khi học các văn bản Ngữ văn hiện nay?
a. Bài học cần ngắn gọn hơn nữa b. Thầy cô hướng dẫn phân tích TP
c. Cần tránh việc học thuộc lòng d. Bài học cần có nhiều hình ảnh hơn
e. Thầy cô hướng dẫn tự học g. Không có mong muốn gì
Kết quả khảo sát như sau:
Câu 1: Chọn phương án a : 45%; b: 25%; c: 30% 
Câu 2: Chọn phương án a : 70% ; b: 30%
Câu 3: Chọn phương án a: 20%; b: 25%; c: 30%; d: 25%
Câu 4: Chọn phương án a: 50%; b: 35%; c: 15%;d: 10%
Câu 5: Chọn phương án a: 30%; b: 20%; c: 15%; d: 10%; e: 20%; g: 5 %
Căn cứ vào kết quả khảo sát trên chúng tôi nhận thấy HS chưa thực sự phát huy vai trò chủ động tích cực trong việc học tập. Sự hứng thú học tập môn học và sự hình thành các năng lực tiếp nhận và sáng tạo văn học rất hạn chế. 
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện 
4.1. Phương pháp nghiên cứu. 
Nghiên cứu tài liệu.
Điều tra thực tế; Phiếu thăm dò.
Dạy thực nghiệm.
Tổ chức ngoại khóa; sắm vai.
4.2. Mục đích nghiên cứu 
	- Giúp học sinh hiểu thêm về các biện pháp nghệ thuật trong văn bản tự sự hiện đại Việt Nam.
	- Biết cách phân tích và đưa ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó trong mối liên hệ với nội dung tác phẩm.
	- Biết vận dụng các hiểu biết để phân tích các tác phẩm tự sự nói chung và văn bản tự sự hiện đại Việt Nam nói riêng. Giáo viên có thể áp dụng vào các bài dạy, biết cách khai thác và truyền thụ tốt hơn tới học sinh giá trị của các hình thức nghệ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
4.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
Giới hạn ở đối tượng học sinh khối 9 trường THCS . 
Phạm vi là các văn bản tự sự hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng 8 (trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc và giai đoạn sau 1975) trong chương trình. Cụ thể là 5 tác phẩm: 
	1. Làng ­ Kim Lân ­ 1948 
	2. Lặng lẽ Sa Pa ­ Nguyễn Thành Long ­ 1970
	3. Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng ­1966
	4. Những ngôi sao xa xôi ­ Lê Minh Khuê - 1971
	5. Bến quê ­ Nguyễn Minh Châu ­ trong tập Bến quê ­ 1985. 
Sáng kiến cũng giới thiệu giáo án minh họa là: Văn bản Chiếc lược ngà ­ Nguyễn Quang Sáng trong chương trình Ngữ văn 9 (Học kì I).
4.4. Quan điểm chung về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
4.4.1. Năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Hiểu một cách đơn giản là sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc. Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức tạp là điểm tụ hội của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm. Năng lực gắn liền với khả năng hành động, thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các tình huống trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động. 
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là phương pháp dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực của người học (học sinh làm được gì thông qua việc học). Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh chú trọng việc lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, giáo viên giữ vai trò là người tổ chức, điều khiển, hỗ trợ học sinh tự lực, tự hoc, tích cực lĩnh hội tri thức và chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, tiến bộ trong học tập, khả năng vận dụng các tình huống vào thực tiễn. Giáo viên cần chú ý sử dụng các quan điểm, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành. Ngoài việc hướng dẫn học sinh học lí thuyết, nắm bắt kiến thức trên lớp, cần tổ chức các hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động nhóm, thảo luận, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, đấy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin...
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là mô hình cụ thể hóa của chương trình định hướng kết quả đầu ra, bởi vậy triển khai phương pháp dạy hoc mới phải đi đôi với việc đổi mới về kiểm tra đánh giá. Các đề thi kiểm tra chuyển nội dung đánh giá từ việc ghi nhớ, nắm bắt kiến thức sang việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống, đánh giá năng lực của người học.
4.4.2. Một số năng lực chủ yếu cần hình thành và phát triển cho HS khi dạy học các tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam
Năng lực tiếp nhận văn bản: Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, tái hiện hình tượng nghệ thuật, liên tưởng, năng lực cảm thụ, so sánh, khái quát hóa các chi tiết nghệ thuật, nhận biết thể loại, tự nhận thức và đánh giá.
Năng lực xã hội, giao tiếp, hợp tác.
Năng lực sáng tạo văn học: Lòng say mê văn học, năng lực phát triển cảm xúc nhân văn và thẩm mĩ, năng lực tưởng tượng sáng tạo, năng lực tư duy sáng tạo nghệ thuật khái quát hóa bằng hình tượng văn học, năng lực sáng tạo ngôn từ.... 
4.5. Quan điểm chung về cách khai thác các biện pháp nghệ thuật trong văn bản tự sự theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Trong một tác phẩm văn học, tác giả thường sử dụng, kết hợp rất nhiều các biện pháp nghệ thuật để chuyển tải tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tuy nhiên khi đọc hiểu tác phẩm văn học trong nhà trường, căn cứ mục tiêu bài học, thời gian theo quy định và đặc điểm đối tượng học sinh, thầy và trò không thể tìm hiểu được tất cả cả biện pháp nghệ thuật có trong tác phẩm mà chỉ tập trung vào một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu, đặc sắc, tiêu biểu. Vì vậy, GV cần có cái nhìn bao quát, cũng như không nên quá sa đà vào việc tìm hiểu tất cả các biện pháp nghệ thuật mà không chú ý đến nội dung, thông thường nghệ thuật chỉ có tác dụng làm nổi bật nội dung tác phẩm.
- Để tìm hiểu giá trị, ý nghĩa của các biện pháp nghệ thuật cụ thể trong tác phẩm, rất cần cung cấp những khái niệm, thuật ngữ mang tính công cụ, quan trọng thường gặp trong quá trình tiếp cận truyện hiện đại như: cốt truyện, nhân vật, ngôi kể, điểm nhìn nghệ thuật,...
- Xác định trình tự khai thác các biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm: Từ phát hiện chi tiết đến xác định biện pháp nghệ thuật rồi nhận xét phân tích tác dụng.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi khai thác, hiểu và cảm thụ các biện pháp nghệ thuật một cách hợp lí.
- Khai thác các biện pháp nghệ thuật trong từng tác phẩm trong mối quan hệ với các tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, cùng thời kì, hoặc trong cả chương trình.
- Kết hợp giữa các tiết dạy theo phân phối chương trình với các tiết dạy tự chọn, dạy ngoại khoá... để cung cấp đầy đủ các kiến thức lý thuyết có liên quan và khắc sâu kiến thức.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết với thực hành. Cụ thể là bên cạnh phân tích, cung cấp kiến thức cơ bản về tác phẩm trên lớp phải chú trọng kĩ năng thực hành, thảo luận nói và nghe, tổ chức các hoạt động nhóm,... Đa dạng hóa các hình thức luyện tập sáng tạo của học sinh nhằm kiểm tra, đánh giá và thu nhận tín hiệu phản hồi từ kết quả lĩnh hội của học sinh, đồng thời qua đó khắc sâu kiến thức của học sinh theo định hướng phát triển năng lực, tăng cường đánh giá học sinh thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ hoặc các bài khảo sát, ra đề và đáp án theo hướng mở nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, đánh giá năng lực cảm thụ, sáng tạo văn học và kỹ năng sống của học sinh...
4.6. Một số hướng khai thác biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm hiện đại Việt Nam theo định hướng phát triển năng lực học sinh
4.6.1. Một số khái niệm và kiến thức liên quan
Khi tìm hiểu Văn bản tự sự, giáo viên cần nắm vững và cung cấp cho HS những khái niệm liên quan để khai thác tốt nhất văn bản (tập trung trong các bài học Lí luận văn học trong chương trình và trong từng tiết đọc hiểu văn bản).
Tác phẩm tự sự: Nếu trong tác phẩm trữ tình, hiện thực được tái hiện qua những cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ con người thì trong tác phẩm tự sự hiện thực đời sống được phản ánh trong tính khách quan của nó. Con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nhất định (có thể là nhân vật xưng tôi). Đây là yếu tố đặc trưng để nhận diện tác phẩm tự sự (hiểu rộng ra: tác phẩm tự sự gồm anh hùng ca, sử thi, truyện thơ, trường ca, thơ trường thiên, truyện ngụ ngôn). 
Truyện ngắn tự sự: (chúng tôi nghiên cứu trong phạm vi nhỏ) là hình thức ngắn của tự sự, khuôn khổ ngắn, tái hiện lại cuộc sống đương thời. Nội dung của truyện ngắn có thể rất khác nhau: đời tư, thế sự, hay sử thi. Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời, một đoạn đời hay một chốc lát trong cuộc sống nhân vật. Cái chính của truyện ngắn không phải là hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Truyện ngắn nói chung không phải là vì truyện của nó ngắn mà vì cách nắm bắt cuộc sống của thể loại: ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Ở truyện ngắn, bút pháp trần thuật thường là chấm phá. Kết cấu thường là sự liên tưởng, tương phản. Ý nghĩa quan trọng nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và mang nhiều ẩn ý.
Nhân vật: Nhân vật là những con người có hành động, ngôn ngữ và tính cách trong truyện. Nhân vật là trung tâm của truyện, thể hiện các quan điểm của tác giả. Nhân vật trong truyện ngắn thường là một mảng nhỏ của thế giới. Tồn tại các kiểu nhân vật như:
Nhân vật chức năng (hay mặt nạ), không có đời sống nội tâm, phẩm chất và đặc điểm cố định đến cuối truyện.
Nhân vật loại hình: Thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một loại người nhất định của xã hội (Anh thanh niên ­ Lặng lẽ Sa Pa).
Nhân vật tính cách: Là nhân vật có diễn biến nội tâm phức tạp, không đồng nhất, thường có một quá trình phát triển với nhiều cung bậc, tâm trạng khác nhau. (Thu ­ Chiếc lược ngà, ông Hai ­ Làng, Phương Định ­ Những ngôi sao xa xôi) có diễn biến phức tạp, đa dạng, nhiều chiều.
Nhân vật tư tưởng, nhận thức: Nhân vật nhận thức là kiểu nhân vật chủ đạo trong truyện ngắn sau 1975. Nhân vật này cũng thể hiện một cá tính, một nhân cách nhưng cái chính là một hiện tượng tư tưởng, nhận thức diễn ra trong đời sống. Xét từ góc độ trần thuật: nhân vật là một chất liệu có tính bản thể của văn bản tự sự. Chất liệu đó có thể được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau (như một thực thể sống, có số phận riêng tư và đời sống tâm lý cá biệt; như một hình chiếu thế giới tư tưởng của tác giả hoặc của đời sống xã hội). Song dù ở góc độ nào, đó vẫn là một hệ thống có quan hệ nội tại và thống nhất sâu sắc với cấu trúc tự sự của tác phẩm.
	Từ nhận thức thế giới bên ngoài đến nhận thức thế giới tâm hồn mình là bước phát triển mới của tư duy nghệ thuật về con người, gắn với sự thức tỉnh ngày càng cao của nhà văn về giá trị con người cá nhân. Kiểu nhân vật này thường gắn với chủ đề tự thú hay sám hối. Như Bến quê được tạo nên bởi sự kết hợp hài hoà của nghệ thuật xây dựng hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng và khả năng miêu tả tâm lí tinh tế. Qua tác phẩm người đọc cảm nhận được những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời. Đọc Bến quê ta thấy một cốt truyện đơn giản nhưng tính triết lí sâu sắc, có ý nghĩa tổng kết về cuộc đời một con người. Tác giả đã đặt nhân vật của mình vào những éo le, đầy nghịch lí (cả cuộc đời Nhĩ đã từng đi không sót một xó xỉnh....rồi bãi bồi bên kia sông Hồng - thật gần gũi nhưng chẳng bao giờ anh đặt chân tới... rồi đứa con trai anh lỡ chuyến đò ngang...rồi đến lúc cuối đời anh mới nhận ra sự tần tảo, đức hi sinh của vợ...). Phải chăng đặt nhân vật Nhĩ vào cả một chuỗi những nghịch lí như thế nhà văn muốn hướng người đọc vào nhận thức của cuộc đời: Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường "cuộc đời vốn đa sự, con người vốn đa đoan".
	Để nhân vật “thức tỉnh” nhà văn đã chú ý nhiều đến việc xây dựng tình huống, miêu tả nội tâm nhân vật. Khắc họa nhân vật trong trạng thái đột biến của nhận thức, nhà văn đã mở rộng biên độ khám phá con người ở chiều sâu cảm thức. Mỗi con người có một số phận riêng, một tính cách riêng, một cuộc đời riêng và chịu tác động khác nhau của các yếu tố trong cuộc sống, nhưng tự ý thức luôn là điều cần thiết cho tất cả mọi người để tránh sai lầm và để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nhân vật cô đơn: Sau năm 1975 với sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật của nhà văn về con người nhu cầu tự ý thức trước sự đổi thay của đời sống, các nhà văn đã quan tâm đến nhu cầu tự ý thức, đến sự thức tỉnh của cá nhân, đến trạng thái tâm lí cô đơn của con người. “Cô đơn trở thành chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều cây bút văn xuôi, bởi bản chất của tâm trạng cô đơn là khao khát cái đẹp, cái thiên lương của con người." Cô đơn là vấn đề của mỗi bản thể, cá nhân nhưng nó không hẳn là vấn đề riêng tư, nhỏ bé. Có thể nói từng cuộc đời riêng của mỗi cá nhân gộp lại thành vấn đề của cộng đồng, của xã hội, một khía cạnh của chủ nghĩa nhân đạo hôm nay.
Nhân vật bi kịch: “Nếu muốn dùng sức mạnh của tay ta lay động thân cây này, ta sẽ không thể làm nổi. Nhưng ngọn gió mà ta không nhìn thấy sẽ dồi dập, bẻ cong thân cây theo ý muốn. Cũng thế chúng ta bị uốn cong và dồi dập bởi những bàn tay vô hình.” (Riezsche) Bi kịch là cái hầu như không xuất hiện trong văn học Việt Nam 1945 - 1975, thậm chí nó còn là điều cấm kị. Luồng gió đổi mới đã đưa văn học về với quỹ đạo bình thường của nó. Cùng với sự đổi mới mạnh mẽ quan niệm nghệ thuật về con người và hiện thực, các nhà văn không ngần ngại đi sâu vào những sắc thái muôn vẻ của nỗi buồn nhân thế, thể hiện cảm nhận sâu sắc về những mất mát của con người.
	Cốt truyện: Là hình thức tổ chức sơ đẳng nhất của truyệ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_huong_khai_thac_bien_phap_nghe.doc