Sáng kiến kinh nghiệm Phân biệt danh từ, động từ, tính từ cho học sinh khá, giỏi lớp 4 - 5
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Trong quá trình dạy học và qua một vài năm được tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi thấy việc phân biệt và tìm danh từ, động từ, tính từ là một nội dung khá khó đối với học sinh. Tôi thấy học sinh của mình khi học đến kiến thức từ loại Tiếng Việt nâng cao thì nhiều em còn lúng túng (do không phân định đúng ranh giới của từ nên xác định từ loại sai; có em không hiểu thuật ngữ "từ loại" nên không hiểu đúng yêu cầu của bài tập; khi xác định từ loại học sinh còn gặp khó khăn trong những trường hợp mà nghĩa của từ hoặc dấu hiệu hình thức không rõ ràng). Tôi nhận thấy, dạy để học sinh xác định được từ loại đơn giản với kiến thức cơ bản thì không khó, nhưng dạy như thế nào để học sinh khá, giỏi nhận biết, hiểu sâu và vận dụng linh hoạt trong diễn đạt thì không phải là dễ dàng. Bên cạnh đó, thời lượng được phân phối trong sách giáo khoa lại quá ít thì việc bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về từ loại cho học sinh là rất khó khăn. Chính vì thế, tôi đi vào nghiên cứu và mạnh dạn trình bày sáng kiến: “ Phân biệt danh từ, động từ, tính từ cho học sinh khá, giỏi lớp 4-5”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phân biệt danh từ, động từ, tính từ cho học sinh khá, giỏi lớp 4 - 5
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: “Phân biệt danh từ, động từ, tính từ cho học sinh khá, giỏi lớp 4 - 5”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng tìm danh từ, động từ, tính từ chính xác đối với học sinh giỏi lớp 4-5 3. Tác giả: Họ và tên: NGUYỄN THỊ HOÀI Giới tính: Nữ Ngày/ tháng/ năm sinh: 02 - 11 - 1986 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiểu học Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nghĩa An – Ninh Giang – Hải Dương. Điện thoại: 0977685676 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Nghĩa An – Ninh Giang – Hải Dương. Địa chỉ: xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Điện thoại: 03203760663 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Có trường, lớp học, cơ sở vật chất - Các loại tài liệu tham khảo. - Đồ dùng, trang thiết bị dạy học. 6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2012 – 2013 TÁC GIẢ Nguyễn Thị Hoài XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Tãm t¾t SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Trong quá trình dạy học và qua một vài năm được tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi thấy việc phân biệt và tìm danh từ, động từ, tính từ là một nội dung khá khó đối với học sinh. Tôi thấy học sinh của mình khi học đến kiến thức từ loại Tiếng Việt nâng cao thì nhiều em còn lúng túng (do không phân định đúng ranh giới của từ nên xác định từ loại sai; có em không hiểu thuật ngữ "từ loại" nên không hiểu đúng yêu cầu của bài tập; khi xác định từ loại học sinh còn gặp khó khăn trong những trường hợp mà nghĩa của từ hoặc dấu hiệu hình thức không rõ ràng). Tôi nhận thấy, dạy để học sinh xác định được từ loại đơn giản với kiến thức cơ bản thì không khó, nhưng dạy như thế nào để học sinh khá, giỏi nhận biết, hiểu sâu và vận dụng linh hoạt trong diễn đạt thì không phải là dễ dàng. Bên cạnh đó, thời lượng được phân phối trong sách giáo khoa lại quá ít thì việc bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về từ loại cho học sinh là rất khó khăn. Chính vì thế, tôi đi vào nghiên cứu và mạnh dạn trình bày sáng kiến: “ Phân biệt danh từ, động từ, tính từ cho học sinh khá, giỏi lớp 4-5”. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến * Điều kiện: - Có trường, lớp học, cơ sở vật chất - Các loại tài liệu tham khảo. - Đồ dùng, trang thiết bị dạy học. * Thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến: - Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2012 – 2013. - Đối tượng: Học sinh khá, giỏi lớp 4 -5. 3. Nội dung sáng kiến Điểm mới của sáng kiến là không chỉ cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức tương đối chi tiết về danh từ, động từ, tính từ mà còn giúp học sinh thực hành làm nhiều bài tập ở các dạng bài khác nhau. Vì vậy, các biện pháp mà sáng kiến đưa ra là rất khả thi. Biện pháp 1: Cung cấp những kiến thức về từ loại cho học sinh theo hệ thống nhất định: + Khái niệm, các ví dụ + Phân loại + Xác định từ loại dựa vào khả năng kết hợp của từ + Xác định từ loại dựa vào chức vụ ngữ pháp của từ trong câu + Xác định từ loại căn cứ vào sự chuyển loại của từ Biện pháp 2: Đưa ra các dạng bài tập cho học sinh thực hành. Với các biện pháp trên, sáng kiến đã mang lại lợi ích thiết thực: giúp học sinh phân biệt được danh từ, động từ, tính từ nhanh và chính xác. 4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến - Học sinh đã nắm vững về thuật ngữ từ loại. - Phân biệt các từ loại danh từ, động từ, tính từ nhanh, chính xác. - Biết sử dụng các từ loại: danh tõ, ®éng tõ, tÝnh tõ trong câu văn đúng chỗ, linh hoạt trong giao tiếp, viết văn. - Tự tin, hào hứng khi học đến phần tõ lo¹i. - Kết quả môn học được nâng cao. - Bản thân tôi đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. 5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kến - Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục mở các chuyên đề, héi th¶o, héi gi¶ng ®Ó gi¸o viªn cã c¬ héi trao ®æi, häc tËp lÉn nhau. - Nhà trường, Ban giám hiệu: Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy. TiÕp tôc tæ chøc c¸c chuyªn ®Ò mµ c¶ gi¸o viªn vµ häc sinh cßn gÆp khã kh¨n khi d¹y häc. - Giáo viên giảng dạy: Tập trung nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm sau mỗi năm giảng dạy; giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu kĩ, có ý thức tích luỹ vốn từ, thực hành vận dụng trong cuộc sống, giao tiếp. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học. Không chỉ đảm bảo những kiến thức cơ bản mà còn phải cung cấp những kiến thức một cách toàn diện và nâng cao cho học sinh. Mỗi môn học trong trường đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ có năng khiếu, học sinh giỏi, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao. XuÊt ph¸t tõ ®Æc trng cña TiÓu häc lµ bËc häc c¬ së, bËc häc nÒn t¶ng cung cÊp nh÷ng tri thøc ban ®Çu cho häc sinh, tõ ®ã h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn nh©n c¸ch, gióp c¸c em cã thÓ më c¸nh cöa bíc vµo kho tµng tri thøc vµ v¨n ho¸ cña nh©n lo¹i. ChÝnh v× vËy, t¹i ®iÒu 27 - LuËt Gi¸o dôc vµ §µo t¹o (n¨m 2005) ®· chØ râ: Gi¸o dôc tiÓu häc nh»m gióp häc sinh h×nh thµnh nh÷ng c¬ së ban ®Çu cho sù ph¸t triÓn ®óng ®¾n vµ l©u dµi vÒ ®¹o ®øc, trÝ tuÖ, thÓ chÊt, thÈm mÜ vµ c¸c kÜ n¨ng c¬ b¶n ®Ó häc sinh tiÕp tôc häc trung häc c¬ së. §Ó ®¹t ®îc môc tiªu trªn, trêng TiÓu häc ®· duy tr× d¹y ®ñ 9 m«n häc. TiÕng ViÖt lµ mét trong 9 m«n häc ®ã víi 3 môc tiªu chÝnh: 1- H×nh thµnh vµ ph¸t triÓn ë häc sinh c¸c kÜ n¨ng sö dông TiÕng ViÖt (®äc, viÕt, nghe, nãi) ®Ó häc tËp vµ giao tiÕp trong c¸c m«i trêng ho¹t ®éng cña løa tuæi. Th«ng qua viÖc d¹y häc TiÕng ViÖt, gãp phÇn rÌn luyÖn c¸c thao t¸c t duy. 2- Cung cÊp cho häc sinh nh÷ng kiÕn thøc s¬ gi¶n vÒ TiÕng ViÖt, vÒ tù nhiªn x· héi vµ con ngêi, vÒ v¨n ho¸, v¨n häc cña ViÖt Nam vµ níc ngoµi. 3- Båi dìng vµ h×nh thµnh thãi quen gi÷ g×n sù giµu ®Ñp cña tiÕng ViÖt, gãp phÇn h×nh thµnh nh©n c¸ch con ngêi ViÖt Nam x· héi chñ nghÜa cho häc sinh. Cïng víi c¸c ph©n m«n: Häc vÇn, TËp ®äc, KÓ chuyÖn, TËp viÕt, ChÝnh t¶, TËp lµm v¨n; LuyÖn tõ vµ c©u lµ mét ph©n m«n quan träng cña bé m«n TiÕng ViÖt. Phân môn Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt ở chương trình Tiểu học nói chung và lớp 4, 5 nói riêng có vị trí, nhiệm vụ là: . Vị trí của phân môn Luyện từ và câu Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Từ là trung tâm của ngôn ngữ. Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể thực hiện chức năng giao tiếp. Hiểu được vai trò của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ là cơ sở của việc dạy tốt phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học. Việc dạy Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa kiến thức làm phong phú vốn từ, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu. Rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời có khả năng thấu hiểu và sử dụng các kiểu câu của người khác nói ra trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ. Dạy tốt phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học là góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. . Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu Làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu cho các em. Nhiệm vụ này đòi hỏi người giáo viên phải từng bước làm tốt: 1.2.1 Dạy nghĩa từ Bằng các hoạt động làm cho học sinh nắm nghĩa từ bao gồm việc thêm vào vốn từ của học sinh những từ mới và những nghĩa mới của từ đã biết, giúp các em nắm được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. Dạy từ ngữ phải hình thành những khả năng phát hiện ra những từ mới chưa biết trong văn bản cần tiếp nhận, nắm một số thao tác giải nghĩa từ, phát hiện ra những nghĩa mới của từ đã biết, làm rõ những sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong những ngữ cảnh khác nhau. 1.2.2 Hệ thống hóa vốn từ Dạy học sinh biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ thống trong trí nhớ để tích lũy từ được nhanh chóng và tạo ra tính thường trực của từ, tạo điều kiện cho các em vận dụng khi sử dụng ngôn ngữ nói. Công việc này hình thành ở học sinh kĩ năng đối chiếu từ trong hệ thống hàng dọc của chúng, đặt từ trong hệ thống liên tưởng cùng chủ đề, đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu tạo, tức là kĩ năng liên tưởng để huy động vốn từ. 1.2.3. Tích cực hóa vốn từ Dạy cho học sinh sử dụng từ, phát triển kĩ năng sử dụng từ trong nói và bài viết của mình, đưa từ vào trong vốn từ tích cực được học sinh dùng thường xuyên. Tích cực hóa vốn từ và dạy học sinh biết dùng từ ngữ trong nói năng của mình. 1.2.4. Dạy học sinh biết cách đặt câu, sử dụng các kiểu câu đúng mẫu phù hợp với hoàn cảnh, mục đích giao tiếp Trên cơ sở vốn ngôn ngữ đã được tích luỹ, từ những hiện tượng cụ thể của tiếng mẹ đẻ, phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh một số kiến thức về từ và câu cơ bản, sơ giản, cần thiết và vừa sức với các em. Luyện từ và câu trang bị cho học sinh những hiểu biết về cấu trúc của từ, câu, quy luật hành chức của chúng. Cụ thể đó là các kiến thức về cấu tạo từ, nghĩa của từ, các lớp từ, từ loại, các kiến thức về câu như cấu tạo câu, các kiểu câu, dấu câu, các quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp. Ngoài các nhiệm vụ chuyên biệt trên, Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. 1.3. Thực tế giảng dạy trong nhà trường Trên thực tế được phân công dạy lớp 4, 5; qua một thời gian giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi thấy học sinh của mình rất yêu thích và cố gắng học tập, đặc biệt là môn Tiếng Việt, với phân môn Luyện từ và câu; nhưng khi học đến từ loại tiếng Việt thì nhiều em còn lúng túng với những dạng bài nâng cao. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi thực sự trăn trở. Với suy nghĩ: "Làm thế nào để giúp các em học sinh giỏi nắm chắc kiến thức này và tự tin trong học tập?", tôi đã đi vào nghiên cứu đề tài: “Phân biệt danh từ, động từ, tính từ cho học sinh khá, giỏi lớp 4 - 5”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Nhằm giúp học sinh khá, giỏi lớp 4, 5 tiếp thu bài giảng một cách nhẹ nhàng, đồng thời có kĩ năng tốt trong phân biệt danh từ, động từ, tính từ phục vụ học tập, giao tiếp, sinh hoạt của lứa tuổi. - Khảo sát nội dung dạy học từ loại (danh từ, động từ, tính từ) trong phân môn Luyện từ và câu với học sinh khá, giỏi lớp 4, 5 để đánh giá thực trạng dạy và học, từ đó tìm ra biện pháp dạy và học từ loại sao cho đạt kết quả tốt nhất phù hợp với đối tượng học sinh. Qua đó nâng cao hiệu quả dạy học về phân biệt danh từ, động từ, tính từ cho HS khá, giỏi lớp 4 - 5. 3. Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Phương pháp điều tra khảo sát Phương pháp thống kê Thực nghiệm dạy học Để đạt mục đích nghiên cứu, tôi đi vào giải quyết các nội dung sau: gi¶i quyÕt vÊn ®Ò Chương 1: Cơ sở lí luận và c¬ së thực tiễn để tổ chức dạy học phân biệt danh từ, động từ, tính từ cho học sinh kh¸, giái lớp 4 - 5 1. Cơ sở lí luận Để dạy học phân môn Luyện từ và câu nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung một cách có mục đích, có kế hoạch, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: 1. Nguyên tắc giao tiếp (nguyên tắc phát triển lời nói, nguyên tắc thực hành) 2. Nguyên tắc tích hợp 3. Nguyên tắc trực quan 4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống của từ, câu trong dạy học Luyện từ và câu 5. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa nội dung và hình thức ngữ pháp trong dạy học Luyện từ và câu. Phân môn Luyện từ và câu góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, mở rộng và hệ thống hoá vốn từ, làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, đồng thời giúp các em có khả năng hiểu câu nói của người khác. Điều đó cho thấy, phân môn Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em. Từ loại chiếm một vị trí quan trọng trong nội dung dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học. Ở lớp 2, các em được làm quen với các từ chỉ vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm, tính chất. Kiến thức này được ôn tập, củng cố ở lớp 3. Lớp 4, các em làm quen với thuật ngữ danh từ, danh từ chung, danh từ riêng, động từ, tính từ. Lên lớp 5, các em được tìm hiểu về hai từ loại mới là đại từ và quan hệ từ; Tuy vậy, các em vẫn có một số tiết ôn tập về từ loại danh từ, động từ, tính từ. Đây cũng là một mảng kiến thức xuyên suốt, phục vụ các em trong các năm học, bậc học tiếp theo. Trong thực tế, từ loại luôn có mặt trong quá trình sử dụng ngôn ngữ nói và viết. Nếu học sinh nắm chắc thuật ngữ từ loại sẽ giúp các em thuận lợi trong giao tiếp, giúp các em học các nội dung, kiến thức khác về câu, thành phần câu trong tiếng Việt và viết văn tốt hơn. 2. Cơ sở thực tiễn Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong trường Tiểu học là một yêu cầu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo dục hiện nay; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Trong thực tế giảng dạy, bản thân tôi thấy việc dạy mảng từ loại (danh từ, động từ, tính từ) cho học sinh khá, giỏi lớp 4 còn nhiều vướng mắc. Tôi thấy học sinh của mình rất yêu thích và hứng thú với phân môn Luyện từ và câu; nhưng khi học đến kiến thức từ loại tiếng Việt nâng cao thì nhiều em còn lúng túng (do không phân định đúng ranh giới của từ nên xác định từ loại sai; có em không hiểu thuật ngữ "từ loại" nên không hiểu đúng yêu cầu của bài tập; khi xác định từ loại học sinh còn gặp khó khăn trong những trường hợp mà nghĩa của từ hoặc dấu hiệu hình thức không rõ ràng). Tôi nhận thấy, dạy để học sinh xác định được từ loại đơn giản với kiến thức cơ bản thì không khó, nhưng dạy như thế nào để học sinh khá, giỏi nhận biết, hiểu sâu và vận dụng linh hoạt trong diễn đạt thì không phải là dễ dàng. Bên cạnh đó, thời gian luyện tập, số tiết thực hành - luyện tập về từ loại tiếng Việt còn chưa được nhiều. Một số giáo viên trong trường được hỏi cũng cho biết họ thấy gặp khó khăn khi dạy kiến thức nâng cao về phân biệt danh từ, động từ, tính từ (nhất là phân biệt động từ, tính từ trong một số trường hợp đặc biệt) vì nói chung họ chỉ dựa vào nghĩa chứ không nắm được hết các dấu hiệu hình thức từ loại. Mà nghĩa từ loại không phải lúc nào cũng dễ xác định. Sở dĩ có tình trạng như vậy vì giáo viên đang thiếu hụt kiến thức tiếng Việt hoặc những mảng kiến thức đang có không chắc chắn, thiếu hệ thống. Bởi vậy, không thể dạy tốt khi chưa hiểu chắc vấn đề. Để tháo gỡ khó khăn dạy và học hiện nay trong trường thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho giờ học tự nhiên, nhẹ nhàng, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là vấn đề cần thiết. Là giáo viên giảng dạy nhiều năm và đứng trước vận hội mới của ngành, bản thân tôi đã nghiên cứu đưa ra sáng kiến “Phân biệt danh từ, động từ, tính từ cho học sinh khá, giỏi lớp 4-5” với suy nghĩ giúp các em học sinh có căn cứ xác định từ loại (danh từ, động từ, tính từ) trong đoạn thơ, đoạn văn được chính xác; các em dễ dàng nhận diện, phân biệt và sử dụng chúng. Từ đó nâng cao khả năng học và sử dụng tiếng Việt của mình. Khảo sát thực tế chÊt lîng ®Çu n¨m học sinh khá, giỏi lớp 4C: Đề cụ thể về phân biệt danh từ, động từ, tính từ và thống kê kết quả số lượng như sau: + Đề bài (1): Câu 1: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong câu: §Õn b©y giê, V©n vÉn kh«ng quªn ®îc khu«n mÆt hiÒn tõ, m¸i tãc b¹c, ®«i m¾t ®Çy th¬ng yªu vµ lo l¾ng cña «ng. Câu 2: Xác định từ loại của từ “thật thà” trong các câu sau: Lan là một bạn gái thật thà. Thật thà là một đức tính quý của con người. Câu 3: Đặt câu Có danh từ làm chủ ngữ Có động từ làm vị ngữ Có tính từ làm vị ngữ + Đáp án: Câu 1: (3 ®iÓm) Danh từ: b©y giê, V©n, khu«n mÆt, m¸i tãc, ®«i m¾t, «ng Động từ: quªn, th¬ng yªu, lo l¾ng Tính từ: hiÒn tõ, ®Çy Câu 2: (2 ®iÓm) “thật thà” trong câu a là tính từ “thật thà” trong câu b là danh từ Câu 3: (4 ®iÓm) (HS tù ®Æt c©u) * NÕu ®Çu c©u kh«ng viÕt hoa hoÆc cuèi c©u kh«ng cã dÊu chÊm trõ 0,25 ®iÓm) * Tr×nh bµy bµi s¹ch ®Ñp: 1 ®iÓm Víi c¸c bµi tËp kh¶o s¸t trªn (®îc chÊm theo biÓu ®iÓm, ®¸p ¸n), sè ®iÓm ®îc tËp hîp nh sau: Điểm Lớp Sĩ số Được 9-10 Được 7-8 Được 5-6 Dưới TB SL % SL % SL % SL % 4C 20 2 10 5 25 13 65 Nh×n vµo b¶ng thèng kª vµ qua thùc tÕ bµi lµm cña c¸c em, t«i nhËn thÊy: tØ lÖ c¸c em ®¹t ®iÓm giái (9-10) cha cao, chñ yÕu c¸c em ®¹t ë møc 5-6 ®iÓm. Chøng tá kh¶ n¨ng ph¸t hiÖn, ®Æc biÖt lµ vËn dông tõ lo¹i ®Ó ®Æt c©u cha tèt, c¸c em cßn gÆp nhiÒu víng m¾c. ChÝnh v× vËy, t«i ®· quyÕt ®Þnh vËn dông mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh kh¸, giái ph©n biÖt tõ lo¹i (danh tõ, ®éng tõ, tÝnh tõ) nh sau: Chương 2: Hướng dẫn phân biệt danh từ, động từ, tính từ cho học sinh kh¸, giái lớp 4-5 1. Những vấn đề chung Trong quá trình dạy về từ loại ở lớp 4, 5 giáo viên cần chú ý đến kĩ năng thực hành của học sinh. Mỗi tiết dạy Luyện từ và câu giáo viên cần phải giảm tối đa sự giảng giải lí thuyết cho học sinh và tăng cường thời gian luyện tập thực hành cho các em. Chỉ có thông qua luyện tập thực hành các em mới có khả năng phát hiện, nhận diện và sử dụng từ loại trong giao tiếp được tốt. Bên cạnh ngữ liệu trong sách giáo khoa thì giáo viên nên lấy thêm những ngữ liệu thật gần gũi xung quanh các em để các em hiểu bài nhanh hơn. Giáo viên cần chú trọng đến vấn đề làm giàu vốn từ cho học sinh ở mọi nơi, mọi lúc. Qua thực tế chứng minh, nếu có vốn từ phong phú, các em sẽ tiếp thu các kiến thức từ tiếng Việt và sử dụng chúng tốt hơn. Một yêu cầu khác, do các em đã được học về từ loại ở lớp 2, 3 (mức độ đơn giản) để nhận biết nhưng các em cũng phải nắm chắc các kiến thức này ở lớp dưới thì lên lớp trên các em mới có thể học tốt phần kiến thức về từ loại. 2. Một số biện pháp cụ thể Biện pháp 1: Giúp học sinh xác định đúng từ loại dựa vào lý thuyết (Cung cấp cho học sinh kiến thức về từ loại) Để học sinh có những hiểu biết ban đầu phục vụ cho việc học tốt kiến thức về từ loại thì điều quan trọng nhất là giáo viên phải biết chắt lọc và cung cấp cho các em các kiến thức về từ loại: danh từ, động từ, tính từ; các cách để nhận diện và phân biệt chúng. NhÊt lµ trong c¸c trêng hîp ®Æc biÖt. 1. Danh từ 1.1. Xác định danh từ dựa vào khái niệm * Khái niệm: Danh từ là từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đơn vị hay khái niệm. Ví dụ: - Chỉ người: cha, ông, bố, mẹ, cô, bác, chú, dì, cậu, mợ, anh, em, giáo viên, học sinh... - Chỉ vật: sách, vở, cây, que, sỏi, đá, cơm, gạo, bát, đĩa, chén, cốc... - Chỉ hiện tượng: mưa, nắng, gió, bão, lũ... - Chỉ đơn vị: cái, con chiếc, rặng, hàng - Chỉ khái niệm: chiến tranh, hoà bình, tình yêu, hạnh phúc * Danh từ được chia làm hai loại là danh từ chung và danh từ riêng: 1.1.1. Danh từ riêng - Danh từ riêng là tên gọi riêng của một người, địa phương; tổ chức hoặc sự kiện, hiện tượng, khái niệm riêng biệt. Ví dụ: Võ Thị Sáu, Hải Dương, Cửu Long, Hà Nội, Huế,... - Danh từ riêng trong tiếng Việt thường dùng dưới dạng cụm từ. Danh từ riêng chỉ người kết hợp với danh từ chỉ quan hệ xã hội. VD: đồng chí Nguyễn Quốc Trị - Danh từ riêng không kết hợp với các từ chỉ số lượng và các đại từ chỉ định như này, kia, ấy... 1.1.2. Danh từ chung - Danh từ chung là tên chung của một loại sự vật. Ví dụ: anh, chị, huyện, tỉnh, nước, sông, công nhân, nhà máy, giường, tủ - Danh từ chung chiếm một số lượng lớn, có thể tách biệt thành một số tiểu loại, đáng chú ý nhất là: * Danh từ tổng hợp: là những danh từ chỉ gộp những sự vật cùng loại (không tách ra thành các cá thể). Về mặt cấu tạo, chúng là các từ ghép đẳng lập hoặc từ láy. Ví dụ: nhà cửa, quần áo, binh lính, bếp núc, xe cộ, bạn bè, cây cối ... Chính vì ý nghĩa tổng hợp nên các danh từ tổng hợp có đặc điểm về khả năng kết hợp như sau: + Không kết hợp trực tiếp với số từ Ví dụ: không nói một nhà cửa, hai quần áo ... + Không kết hợp với các từ chỉ đơn vị cá thể, mà chỉ kết hợp với các từ chỉ đơn vị tập thể (bộ, cặp, đoàn, tốp, lũ ...) So sánh: Không nói: hai người vợ chồng, hai cái bàn ghế ... Có thể nói: một cặp vợ chồng, hai bộ bàn ghế, một đống máy móc, một tốp binh lính ... Đối lập với các danh từ tổng hợp là các danh từ chỉ các vật thể rời, theo cá thể (bàn, ghế, nhà, cửa ...) * Danh từ chỉ đơn vị: Các danh từ này chỉ đơn vị các sự vật. Chúng kết hợp trực tiếp với các số từ. Có thể phân biệt các loại danh từ chỉ đơn vị như sau: + Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Các danh từ này chỉ ra rằng sự vật tồn tại dưới dạng cá thể có thể tính theo đơn vị. Các danh từ này cũng chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là danh từ chỉ loại. VÝ dô: cái, chiếc, con, cây, tấm, bức, tờ, quyển, ngôi, cục, viên, hòn, hạt, giọt, sợi... Ví dụ: cái lược, con sẻ, quyển vở, viên phấn, hòn đá, giọt nước, ngôi sao... + Danh từ chỉ đơn vị đo lường. Các danh từ này chỉ đơn vị quy ước để đo đếm các vật liệu: cân, mét, lít, tạ, tấn, sải, gang, thước, tấc, mẫu, sào Ví dụ: mét vải, lít xăng, tấn thóc, sào đất... + Danh từ chỉ các đơn vị tập thể. Chúng thường dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, do đó chúng thường kết hợp với các danh từ tổng hợp (bộ, cặp, bọn, tụi, đàn, dãy, bó...) Ví dụ: bộ bàn ghế, cặp vợ chồng, đàn gà, bó củi... + Danh từ chỉ các đơn vị chỉ thời gian, như: giây, phút, giờ, tuần, tháng, năm, vụ, mùa, buổi... + Danh từ chỉ đơn vị sự việc như: lần, lượt, trận, chuyến, phen, cuộc, cú... + Danh từ chỉ đơn vị hành chính, nghề nghiệp, như: xã, huyện, tỉnh, nước, tổ, lớp, trường, tiểu đội, đại đội, ban, ngành, môn... + Danh từ chỉ vật thể: Về mặt ý nghĩa, chúng có thể chỉ người, chỉ động vật, thực vật, chỉ đồ vật. Về mặt khả năng kết hợp, chúng thường kết hợp với số từ thông qua danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Ví dụ: những người công nhân, hai đứa học trò, bốn cái xe, vài cây chanh... + Danh từ chỉ chất liệu: Các danh từ này chỉ sự vật tồn tại dưới dạng chất liệu. Chúng thường kết hợp với số từ thông qua danh từ chỉ đơn vị đo lường (đường, muối, dầu, xăng, nước, đất, đá, sắt, thép, khí, hơi...) Ví dụ: một cân đường, hai lít xăng, sáu tấn thép... Trong thực tế sử dụng, cùng một danh từ có thể được dùng khi thì trong tư cách danh từ chỉ vật thể (một cái thúng), khi thì trong tư cách một danh từ chỉ đơn vị (một thúng gạo); ở mỗi trường hợp chúng có khả năng kết hợp khác nhau với số từ. * Danh từ có ý nghĩa trừu tượng (loại danh từ học sinh xác định khó nhất): Các danh từ này không chỉ các vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu hiện các khái niệm trừu tượng (ta không nghe nhìn, sờ, nếm, ngửi thấy được) như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, tật, thói... Chúng có thể kết hợp trực tiếp với các số từ (những tính xấu, ba quan hệ, bốn khả năng..) nhưng cũng có trường hợp dùng với từ chỉ đơn vị (một nền đạo đức, ba luồng tư tưởng, năm mối quan hệ...) 1.2. Xác định danh từ dựa vào khả năng kết hợp - Danh từ kết hợp được với các từ chỉ lượng: những, tất cả, các, vài, ba, một, hoặc các từ chỉ loại: cái, con, cây, người Tất cả những từ này thường đứng trước danh từ. VD: những học sinh, tất cả mọi người, cái cò, cái ngủ, con quạ, người con gái - Danh từ kết hợp được với các từ chỉ chỉ định như này, kia, ấy, nọ Những từ này thường đứng ở đằng sau danh từ. VD: bà lão kia, sự việc này, thói quen ấy, việc làm đó - Danh từ có ý nghĩa sự vật. Danh từ nói chung không thể đặt sau các từ chỉ mức độ, tính chất như rất, hơi, quá, lắm những từ có ý nghĩa ngăn cản hay khuyến khích hành động như hãy, đừng, chớ Đây là cơ sở để ta phân biệt được danh từ khác với động từ và tính từ. 1.3. Xác định danh từ dựa vào chức vụ ngữ pháp - Danh từ trực tiếp làm chủ ngữ trong câu (Đây là trường hợp rất phổ biến) Ví dụ: Công việc này thật hấp dẫn. CN VN - Danh từ làm vị ngữ trong câu kể Ai là gì? Ví dụ: Lúc ở nhà, mẹ/ cũng là cô giáo. CN VN - Danh từ làm bổ ngữ (Thµnh phÇn bæ sung ý nghÜa cho ®éng tõ). Ví dụ: Tôi yêu Việt Nam. BN Nhờ khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp nói trên mà danh từ có vai trò hết sức quan trọng trong ngôn ngữ, làm cho vốn tiếng Việt trong sáng, giàu sức thuyết phục. 1.4. Xác định danh từ căn cứ vào sự chuyển loại - Danh từ chuyển thành tính từ: Ví dụ 1: Chúng tôi là người Việt Nam. DT Ví dụ 2: Thơ Tố Hữu rất Việt Nam. TT - Danh từ còn có thể chuyển thành động từ: Ví dụ: Những đề nghị của bạn đã được chấp nhận. DT Đề nghị mọi người trật tự. ĐT * Khi tìm hiểu sự chuyển loại của từ ta cần dựa vào nội dung câu văn và khả năng kết hợp của từ để xác định từ loại của từ cho chính xác. 2. Động từ 2.1. Xác định động từ dựa vào khái niệm * Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hoạt động hay trạng thái, cảm xúc của con người hoặc sự vật. Ví dụ: ăn, ngủ, chạy, nhảy, đi, đứng, nói, cười, vui, buồn, ... Trong dạy học, để giúp học sinh nhận biêt nhanh, đúng động từ mà không nhầm lẫn, ta có thể phân động từ thành các loại sau: * Động từ chỉ trạng thái: là những động từ chỉ trạng thái của sự vật + Trạng thái tồn tại hoặc không tồn tại Ví dụ:còn, mất, hết, lành, vỡ + Trạng thái biến hoá. Ví dụ: hoá, hoá thành, biến thành, sinh ra, đâm ra... + Trạng thái tâm lí. Ví dụ: yêu, ghét, kính trọng, thích... + Trạng thái ý chí. Ví dụ: quyết định, mong, muốn, toan, định, dám, chực... + Trạng thái tiếp thụ. Ví dụ: bị, được, phải, chịu... * Động từ chỉ trạng thái thường không thể dùng một mình để làm thành phần câu. Chúng phải được dùng với một từ hoặc một cụm từ để đảm nhiệm vai trò của một thành phần câu. Tôi bị các bạn chê cười. (động từ + cụm chủ vị) Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. (động từ + danh từ) * Động từ chỉ hoạt động: là từ chỉ hoạt động trong lĩnh vực xã hội hay tự nhiên. Động từ chỉ hoạt động chia làm các loại chính như: + Động từ chỉ những hoạt động hướng tới sự vật khác. Ví dụ: nghỉ ngơi, ngủ, khóc, cười, chạy, nhảy + Động từ cảm nghĩ nói năng: Là động từ chỉ hoạt động, nhận biết cảm thụ của con người. Ví dụ: biết, nhớ thương, nghi ngờ + Động từ phương hướng: Là động từ chỉ hoạt động bao hàm phương hướng Ví dụ: lên, xuống, ra, vào Trong câu, động từ chỉ hoạt động có thể dùng một mình (không cần đến các từ khác) để cấu tạo câu. Ví dụ: Tôi ăn. Tôi ăn trưa. Tôi ăn trưa rất nhanh. Trên đây là một số tiểu loại động từ thường gặp trong lời nói. Sự phân biệt giữa các loại, các nhóm không phải có tính chất tuyệt đối. Trong thực tế sử dụng, cùng một động từ có thể được dùng theo những cách khác nhau và do đó mang đặc điểm của những tiểu loại khác nhau. 2.2. Xác định động từ dựa vào khả năng kết hợp - Động từ kết hợp được với các từ chỉ thời gian: đã, đang, sắp, sẽ, vẫn Những từ này thường đứng trước động từ. Ví dụ: Trời đang mưa. ĐT - Động từ kết hợp được với các từ: hãy, đừng, chớ khi cần biểu thị ý nghĩa sai khiến, mệnh lệnh. Những phụ từ này thường đứng trước động từ. Ví dụ: Hãy đi! ĐT - Động từ kết hợp với các từ phủ định: chưa, chẳng, hay * Mặc dù động từ có khả năng kết hợp rộng rãi với các từ khác nhưng lại không kết hợp với các từ chỉ mức độ như rất, hơi, quá, lắm, vô cùng Trừ những động từ chỉ cảm xúc thì vẫn có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ. Đây là trường hợp học sinh hay nhầm sang tính từ, giáo viên cần lưu ý cho học sinh. Ví dụ: rất nhớ, hơi buồn, khá thương... 2.3. Xác định dựa vào chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu - Động từ có khả năng đảm nhiệm chức năng của các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ. Trường hợp phổ biến học sinh thường gặp khi làm bài là động từ làm vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Ví dụ: Các em học sinh/ đang đến lớp. CN VN Ví dụ 2: Học / không bao giờ là thừa. CN VN 2.4. Xác định căn cứ vào sự chuyển loại của động từ - Động từ chuyển thành tính từ trong ví dụ: Ví dụ 1: - Diều ơi! Hãy cao lên! ĐT - Diều đã lên rất cao. TT - Động từ còn có thể chuyển thành danh từ. Ví dụ: Tôi đã suy nghĩ rất kĩ về vấn đề này. Những suy nghĩ của tôi thật trẻ con. 3. Tính từ 3.1. Xác định tính từ dựa vào khái niệm * Khái niệm: Tính từ là từ chỉ đặc điểm hay tính chất, mùi vị, màu sắc, kích thước của sự vật, của hoạt động, trạng thái. Ví dụ: Xanh, xanh biếc, đỏ, đỏ thắm... (chỉ màu sắc) Vuông, tròn, thon... (chỉ hình thể) To, nhỏ, dài, ngắn, rộng, hẹp... (chỉ kích thước) Nặng, nhẹ, nhiều, ít... (chỉ khối lượng, dung lượng) Tốt, xấu, thông minh... (chỉ phẩm chất) - Căn cứ vào ý nghĩa và khả năng kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ, có thể tách ra: + Nhóm các tính từ chỉ những đặc điểm, tính chất không có mức độ, hoặc đã ở mức độ cao, những tính từ này không có khả năng kết hợp được với các phụ từ chỉ mức độ như rất, lắm, hơi, khá, khí... Ví dụ: công, tư, riêng, chung, đực, cái, trống, mái... xanh lè, đỏ chói, vàng ối, đen kịt, thấp tè, cao vút... + Các tính từ còn lại (chiếm đại đa số các tính từ) đều chỉ các đặc điểm có mức độ và do đó kết hợp được với các phụ từ chỉ mức độ. - Căn cứ vào ý nghĩa và khả năng có các thành tố phụ đi sau lại có thể tách các tính từ thành hai tiểu loại: + Các tính từ chỉ các đặc điểm về chất. Ví dụ: đẹp, tốt, xấu, thông minh, xanh, đỏ, tím, vàng... + Các tính từ chỉ các đặc điểm về lượng. Ví dụ: cao, thấp, nông, sâu, dài, ngắn, nặng, nhẹ, to, nhỏ... 3.2. Xác định tính từ dựa vào khả năng kết hợp của từ - TÝnh tõ có khả năng kết hợp với các loại phụ từ. Khả năng này cũng có thể coi là khả năng làm thành tố chính của cụm tính từ. + Tính từ kết hợp được với các từ chỉ thời gian: đã, đang, sắp, sẽ, vẫn và các từ có ý nghĩa phủ định: không, chưa, chẳng(Những từ này thường đứng trước tính từ). * Đặc điểm này giống với động từ nên giáo viên cần lưu ý để học sinh tránh nhầm lẫn. Ví dụ: Nho vẫn còn xanh lắm! TT + Tính từ kết hợp được với các từ chỉ mức độ: rất, quá, lắm, hơi, vô cùng Ví dụ: Lan học rất giỏi. TT * Cơ sở này giúp ta phân biệt tính từ với động từ (trừ động từ chỉ cảm xóc). Cần lưu ý tính từ không kết hợp được với các từ chỉ mệnh lệnh (trừ một số trường hợp ®Æc biệt) như: Hãy vui lên! Đừng buồn nhé! TT TT 3.3. Dựa vào chức vụ ngữ pháp của tính từ trong câu - Tính từ có khả năng đảm nhiệm chức năng của các thành phần câu; tính từ thường làm vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? Ví dụ: Tiếng Việt của chúng ta/ rất giàu. CN VN 3.4. Xác định căn cứ vào sự chuyển loại của
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phan_biet_danh_tu_dong_tu_tinh_tu_cho.doc