Sáng kiến kinh nghiệm Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi

Sáng kiến Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh gồm có ba phần: Lý do chọn đề tài, Nội dung và Kết luận. 

             Phần Lý do chọn đề tài nêu rõ tầm quan trọng của của việc phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh là công việc hàng năm, khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi nhưng rất có ý nghĩa đối với các nhà trường. Kết quả thi về số lượng và chất lượng học sinh giỏi là một trong các tiêu chí quan trọng, phản ánh năng lực, chất lượng dạy và học của các trường, của giáo viên và học sinh. Thông qua kết qủa này, nhà trường, các bộ môn, các thày cô, học sinh còn có thêm những kinh nghiệm quý báu, có thêm cơ sở để chia sẻ, khích lệ, tự tin, dạy tốt hơn và học tốt hơn cho khóa học hiện tại và các khóa tiếp theo. Phần này cũng nêu lên mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cơ sở lý luận và phạm vi nghiên cứu. 

Phần Nội dung gồm những nội dung sau: Những điều người giáo viên cần có, Tiến trình phát hiện và bồi dưỡng, Nội dung kiến thức, Một số lỗi học sinh thường gặp và hướng khắc phục, Những điều cần lưu ý trong quá trình bồi dưỡng, Kết quả đạt được và phạm vi áp dụng.

doc 48 trang Anh Hoàng 27/05/2023 5260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi

Sáng kiến kinh nghiệm Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi
	THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi
 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh cấp THCS
Tác giả: Hoàng Văn Tuyến	
Ngày/tháng/năm sinh: 13/10/1977
Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
Đơn vị công tác: Tổ KHXH, Trường THCS Hưng Long
Số điện thoại: 0987680340/03203769697
Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS Hưng Long, 
Xã Hưng Long, Huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương, 
Điện thoại: 03203900186.
Các điều kiện áp dụng sáng kiến: Giáo viên có lòng nhiệt huyết với công việc, yêu nghề mến trẻ, học sinh chủ động tiếp thu những cái mới, cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu dạy và học.
Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2011-2012
HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Sáng kiến Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh gồm có ba phần: Lý do chọn đề tài, Nội dung và Kết luận. 
 Phần Lý do chọn đề tài nêu rõ tầm quan trọng của của việc phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh. Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh là công việc hàng năm, khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi nhưng rất có ý nghĩa đối với các nhà trường. Kết quả thi về số lượng và chất lượng học sinh giỏi là một trong các tiêu chí quan trọng, phản ánh năng lực, chất lượng dạy và học của các trường, của giáo viên và học sinh. Thông qua kết qủa này, nhà trường, các bộ môn, các thày cô, học sinh còn có thêm những kinh nghiệm quý báu, có thêm cơ sở để chia sẻ, khích lệ, tự tin, dạy tốt hơn và học tốt hơn cho khóa học hiện tại và các khóa tiếp theo. Phần này cũng nêu lên mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cơ sở lý luận và phạm vi nghiên cứu. 
Phần Nội dung gồm những nội dung sau: Những điều người giáo viên cần có, Tiến trình phát hiện và bồi dưỡng, Nội dung kiến thức, Một số lỗi học sinh thường gặp và hướng khắc phục, Những điều cần lưu ý trong quá trình bồi dưỡng, Kết quả đạt được và phạm vi áp dụng.
Trong nội dung Những điều người giáo viên cần có nêu những điều mà giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả tốt cần có, đó là trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, uy tín và thời gian. Phần Tiến trình phát hiện và bồi dưỡng gồm các bước phát hiện, bồi dưỡng và xác định tư tưởng cho học sinh. Trong Nội dung kiến thức đề cập 16 mảng kiến thức mà tôi thường dùng để bồi dưỡng cho học sinh đồng thời đưa ra các dạng bài tập cơ bản cho từng mảng kiến thức. Tiếp đến tôi đề cập đến Các lỗi mà học sinh hay mắc phải cũng như hướng khắc phục khi học sinh mắc lỗi. Phần tiếp theo cung cấp cho học sinh Cấu trúc đề thi học sinh giỏi và các dạng đề thi, những điều cần lưu ý trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi đối với cả giáo viên và học sinh. Cuối phần này là Kết quả đạt được sau quá trình bồi dưỡng trong bốn năm học liền kề, thể hiện chiều hướng đi lên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nêu bật kết quả khi áp dụng sáng kiến đối với cả học sinh, giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường. Phạm vi áp dụng của đề tài là học sinh ở bậc học THCS trong đó chú trọng đến đối tượng học sinh lớp 9. Các điều kiện áp dụng cũng đơn giản, phù hợp với đại đa số các trường và giáo viên trong huyện.
Phần Kết luận một lần nữa khẳng định hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến đồng thời đưa ra những đề xuất, khuyến nghị với giáo viên giảng dạy, nhà trường và các cấp quản lý về các vấn đề liên quan đến việc áp dụng và phổ biến sáng kiến.
Vấn đề phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh trong đề tài này được áp dụng ở bậc học THCS, trong đó chú trọng đến đối tượng học sinh lớp 9 với mục tiêu là tìm ra được nội dung, phương pháp tối ưu trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Mục tiêu là bồi dưỡng được những em học sinh chắc về kiến thức, hứng thú say mê môn học, đạt thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi các cấp, từ đó tiếp tục học nâng cao hoặc áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống và công việc sau này. Điểm ưu việt của bài viết chính là hệ thống kiến thức cơ bản và nâng cao được sử dụng trong suốt quá trình bồi dưỡng, bên cạnh đó là phát hiện những lỗi mà học sinh thường mắc cũng như cách khắc phục, đồng thời trình bày những điểm cần lưu ý trong suốt quá trình bồi dưỡng để có thể đạt được hiệu quả tốt hơn. 
 Qua thực tiễn áp dụng đề tài này trong nhà trường đã mang lại kết quả khả quan rõ rệt. Giáo viên tham gia bồi dưỡng có sự chủ động mạnh dạn, ít gặp những lúng túng và vướng mắc như trước khi áp dụng đề tài. Giáo viên rút ngắn được nhiều thời gian trong bồi dưỡng mà vẫn đảm bảo được kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các em tham gia kỳ thi học sinh giỏi. Các em học sinh có hứng thú tích cực học tập, tìm tòi kiến thức mới hơn, thi đạt kết quả cao hơn.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
PHẦN 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh nói riêng là vấn đề luôn được các cấp quản lý, các giáo viên trực tiếp giảng dạy quan tâm, trăn trở. Đây là công việc hàng năm, khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi nhưng rất có ý nghĩa đối với các nhà trường. Kết quả thi về số lượng và chất lượng học sinh giỏi là một trong các tiêu chí quan trọng, phản ánh năng lực, chất lượng dạy và học của các trường, của giáo viên và học sinh. Thông qua kết qủa này, nhà trường, các bộ môn, các thày cô, học sinh còn có thêm những kinh nghiệm quý báu, có thêm cơ sở để chia sẻ, khích lệ, tự tin, dạy tốt hơn và học tốt hơn cho khóa học hiện tại và các khóa tiếp theo.
 Dạy học là một khoa học và cũng là nghệ thuật. Không có một phương pháp giảng dạy đúng duy nhất nào cả. Để có được kết quả tốt phải có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng trong hoàn cảnh cụ thể và điều kiện nhất định. Muốn có được sự phù hợp về phương pháp thì ngoài những vấn đề lý luận cơ sở, nhất thiết người giáo viên phải làm chủ được một tập hợp những thủ thuật, kĩ thuật giảng dạy và khả năng áp dụng chúng vào từng đối tượng, từng điều kiện cụ thể.
 Người Việt ta thường có câu “Văn ôn võ luyện”, trong tiếng Anh cũng có câu tương tự “Practice makes perfects”. Những câu này đề cao tầm quan trọng trong việc ôn tập những gì đã học, đã biết, đã thực hành, đồng thời nâng cao, mở rộng những phạm vi kiến thức mới. Phương châm này càng đúng hơn trong việc học ngoại ngữ mà Tiếng Anh là tiêu biểu.
 Trong sự nghiệp của mỗi người giáo viên, còn gì hạnh phúc bằng việc bản thân mình đào tạo được nhiều thế hệ học sinh giỏi. Để có được học sinh giỏi thì ngoài năng lực, tố chất của học sinh thì công lao bồi dưỡng của người thầy là điều không thể phủ nhận được. Là một giáo viên tiếng Anh đứng lớp giảng dạy nhiều năm và đã tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi một số năm học tôi nhận thức rất rõ điều này. Phương pháp dạy môn tiếng Anh đã được nói và bàn luận rất nhiều từ trước đến nay. Học như thế nào cho tốt? Dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả? Đó là điều băn khoăn trăn trở của mỗi giáo viên dạy môn tiếng Anh đứng lớp. Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị bài kỹ lưỡng mới có thể dạy tốt được và mang lại hiệu quả được. Một tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi còn có yêu cầu cao hơn rất nhiều. Câu hỏi mà bất cứ ai tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cũng luôn đặt ra làm thế nào cho thật sự đạt kết quả tốt trong khoảng thời gian ngắn? Làm sao để cho các em phát huy hết năng lực của mình trên một thời gian làm bài trong giờ ấn định? Làm thế nào để công lao thầy trò không bị uổng phí? Làm sao để mang lại niềm vinh dự cho bản thân của các em và thành tích của nhà trường? 
 Bằng tất cả mọi nỗ lực của mình trong suy nghĩ, tìm tòi, trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp cùng với thực tiễn trải nghiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh qua một số năm, tôi mạnh dạn chia sẻ ý kiến, suy nghĩ của mình về đề tài: “Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh”. 
 Vấn đề phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Anh tôi trình bày sau đây được áp dụng ở bậc học THCS, trong đó chú trọng đến đối tượng học sinh lớp 9 với mục tiêu là tìm ra được nội dung, phương pháp tối ưu trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Mục tiêu là bồi dưỡng được những em học sinh chắc về kiến thức, hứng thú say mê môn học, đạt thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi các cấp, từ đó tiếp tục học nâng cao hoặc áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống và công việc sau này. Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện trong bài viết này là phân tích, tổng hợp, đánh giá, thống kê, khảo sát, so sánh Điểm ưu việt của bài viết chính là hệ thống kiến thức cơ bản và nâng cao được sử dụng trong suốt quá trình bồi dưỡng, bên cạnh đó là phát hiện những lỗi mà học sinh thường mắc cũng như cách khắc phục, đồng thời trình bày những điểm cần lưu ý trong suốt quá trình bồi dưỡng để có thể đạt được hiệu quả tốt hơn. Tôi hy vọng rằng, khi được áp dụng một cách bài bản và hợp lý, chất lượng công tác mũi nhọn nhất định sẽ được nâng lên. Với việc trình bày nội dung vấn đề này, tôi mong muốn góp phần trao đổi, chia sẻ học tập lẫn nhau với các đồng nghiệp để có được những phương pháp hay, những kinh nghiệm quý, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
PHẦN 2: NỘI DUNG
 Có được đội tuyển học sinh giỏi thi đạt kết quả tốt là vấn đề không hề đơn giản. Kiến thức môn học, tâm lí, phương pháp giáo dục vốn có của người thầy chưa đủ mà người thầy cần phải dành rất nhiều tâm sức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, cố gắng của mình vào việc tuyển chọn, bồi dưỡng cho học sinh. Song song với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là một vấn đề rất quan trọng, không riêng gì với giáo viên giảng dạy và học sinh mà còn là vấn đề được các nhà trường, các cấp quản lý giáo dục ngày càng quan tâm. Bên cạnh việc bồi dưỡng hiệu quả sẽ mang lại thành tích cho học sinh, cho giáo viên cho nhà trường thì quan trọng hơn chính là đã phát hiện, bồi dưỡng được những tài năng để sau này sẽ góp phần nhiều hơn cho xã hội, cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Việc bồi dưỡng có thành công, có hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực của người thầy, khả năng tiếp thu của học sinh như thế nào, môi trường dạy và học có thuận lợi hay không, trang thiết bị đã hoàn chỉnh chưa, nhận thức của nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đến mức nào Theo tôi, những vấn đề trên đều rất quan trọng và nếu thiếu một yếu tố nào đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc bồi dưỡng. Sau đây là ý kiến của bản thân tôi về những điều cần có, những việc cần làm để có thể làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
2.1. Những điều người giáo viên cần có
- Trình độ chuyên môn: Đây là tiêu chuẩn hàng đầu và có tính chất quyết định trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, bởi lẽ muốn học trò giỏi trước tiên người thầy phải giỏi, nguồn kiến thức ấy được ví như “thức ăn” mà các em học sinh cần, do vậy để các em ăn được no thì người thầy cần cung cấp đủ “thức ăn”, tránh trường hợp trò còn muốn ăn mà thầy thì hết nguồn cung cấp.
- Tinh thần trách nhiệm: Để việc bồi dưỡng học sinh giỏi có kết quả, người dạy phải có trách nhiệm đối với thành tích học tập của học sinh mình, trách nhiệm đối với sự tin tưởng của cấp lãnh đạo và đồng nghiệp, phải đặt trách nhiệm lên hàng đầu và có tấm lòng hy sinh, không tính toán, luôn xem thành tích của học sinh là niềm vui trong việc giảng dạy của mình.
- Uy tín: Việc học bồi dưỡng học sinh giỏi là phần học thêm của các em, do vậy để các em nhiệt tình theo học người thầy phải tạo được lòng tin nơi các em, cho các em thấy được việc học bồi dưỡng là quyền lợi, là vinh dự của các em và được theo học người thầy ấy là niềm tự hào của chúng. Muốn được như thế người thầy phải có được uy tín đối với học sinh. Uy tín của người thầy không những chỉ thể hiện ở lĩnh vực chuyên môn mà theo tôi uy tín ấy phải được thể hiện ở lĩnh vực đạo đức nghề nghiệp.
- Thời gian: Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là việc dạy ngoài chương trình chính khoá, do đó vấn đề thời gian cũng là một yêu cầu rất quan trọng, nếu người giáo viên không có đủ thời gian thì việc bồi dưỡng cũng không thể đảm bảo kết quả khả quan được.
 Phẩm chất, uy tín, năng lực của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền dạy hứng thú, niềm say mê môn học cho các em. Để dạy được học sinh có khả năng và phương pháp tự học thì bản thân thầy cô cũng phải tự đào tạo, cố gắng hoàn thiện về phẩm chất và năng lực chuyên môn, tâm huyết với công việc, yêu thương học trò, giúp đỡ đồng nghiệp. Để đạt hiệu quả như mong muôn, người thầy phải không ngừng rèn luyện để trở thành thầy giỏi ở góc độ tâm huyết và năng lực, ở sự am hiểu về đối tượng học trò và kiến thức chuyên sâu, ở phương pháp truyền đạt khoa học, sáng tạo và logic. Các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại phải được sử dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn, phải nhằm vào việc phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu của học trò, tích cực trong lĩnh hội kiến thức. Coi đây chỉ là vấn đề lý thuyết sẽ không thành công. Giáo viên phải rất cố gắng và nghiêm túc với chính mình trong trong các khâu của quá trình tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó có khâu chuẩn bị thiết kế bài giảng.
2.2. Tiến trình phát hiện và bồi dưỡng
2.2.1. Phát hiện
	 Ngay từ khi các em mới vào lớp 6, bắt đầu làm quen với môn học, tôi đã sớm quan sát về việc học tập của các em. Phát hiện xem khả năng hoà nhập vào một môn học mới này của các em ở mức độ nào, nhanh hay chậm, cũng như quan sát xem các em có năng khiếu về môn học này hay không. Trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi thì năng khiếu là một phẩm chất không thể thiếu được. Tiếp đến tôi quan sát xem ở các em có sự hứng thú cao khi học tập môn học này không. Như các bạn đều biết khi chúng ta thích một việc gì đó thì chúng ta thường đạt được kết quả cao khi tiến hành công việc đó. 
	 Một điều không thể thiếu được khi chúng ta phát hiện học sinh giỏi bộ môn ngoại ngữ đó là tính cần cù của học sinh. Học ngoại ngữ nói chung đòi hỏi người học phải thực sự cần cù vì lượng kiến thức lớn mà chủ yếu là ngữ pháp và từ vựng nên các em phải thường xuyên học mới, ôn cũ. Hơn nữa càng thực hành thì các em càng khắc sâu được kiến thức. Để hoạt động học của học trò có hiệu quả thì không khí thân mật, lắng nghe chia sẻ giữa thầy và trò là vô cùng quan trọng. Cốt lõi trong vấn đề này là “đãi cát tim vàng”. Nếu không cố gắng, tâm huyết với công việc thì khó thể phát hiện được học trò có tố chất “trò xuất sắc”. Không phát hiện được học trò có tố chất “trò xuất sắc” thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ rất gian nan. Yếu tố trò xuất sắc được hiểu là có tố chất học tập và nghiên cứu môn học, có tinh thần say mê, ham học hỏi, có khả năng biến quá trình được thầy cô đào tạo thành quá trình tự đào tạo và đặc biệt phải có khả năng và phương pháp tự học.
	 Tuy không cần sự sáng tạo ở mức độ cao như khi chúng ta tuyển chọn các em học sinh ở các bộ môn tự nhiên như Toán, Vật lý, Hoá học, môn ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng cũng đòi hỏi các em cần có sự sáng tạo. Có sáng tạo thì việc vận dụng các kiến thức vào các kỹ năng mới nhanh và có hiệu quả được. Những em học sinh hợp đủ các phẩm chất trên thì chúng ta có thể tuyển chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường.
2.2.2. Bồi dưỡng 
	 Nếu như ở lớp 6 nhiệm vụ chính của chúng ta chỉ phát hiện và định hướng thì ngay từ khi lên lớp 7 chúng ta phải có kế hoạch bồi dưỡng các em. Như chúng ta đã biết, chương trình tiếng Anh các lớp 6, 7, 8, 9 được thiết kế theo hình xoắn ốc có nghĩa là những ngữ liệu được học ở lớp dưới sẽ được ôn tập và mở rộng ở chương trình lớp trên do đó việc quyết định chọn lớp 7 làm thời điểm bắt đầu ôn tập là phù hợp. Lúc này các em đã có được vốn kiến thức khá về từ vựng và cấu trúc do vậy việc đưa ra các bài tập nâng cao cho các em thực hành cũng dễ dàng hơn.
	 Sang chương trình lớp 8, khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em vào các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết được nâng lên. Lúc này phần nào chúng ta có thể kiểm tra khảo sát toàn diện về trình độ của học sinh thì ngoài việc tiếp tục ôn tập củng cố kiến thức cho các em, cần giúp các em hoàn thành những kiến thức về lý thuyết ở chương trình THCS. Đến năm học lớp 9, chúng ta tiến hành lựa chọn những em học sinh nổi trội nhất để đưa vào đội tuyển chính thức của trường chuẩn bị cho kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh. Ở lớp 9 khi các em chuẩn bị tham gia các kỳ thi thì chúng ta tiến hành ôn tập các em ở mức độ cao hơn. Lúc này khi các em hầu như đã nắm hết các kiến thức về lý thuyết thì chúng ta đi sâu vào việc thực hành của các em.
2.2.3. Xác định tư tưởng cho học sinh
 Việc tham gia ôn thi học sinh giỏi khiến học sinh phải bỏ ra rất nhiều thời gian cho môn học này do đó ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các môn học khác. Đã không ít học sinh có ý định bỏ cuộc giữa chừng khi các em đang tham gia ôn tập. Để các em có thái độ tích cực ngoài giờ học tôi thường tâm sự phân tích cho các em hiểu về lợi ích sau này của việc ôn thi học sinh giỏi chứ không đơn thuần là ôn tập để thi là xong. Môn Tiếng Anh sẽ còn theo các em rất lâu trong quá trình học tập cũng như lợi ích của nó đối với công việc trong tương lai của các em. Từ đó các em thấy được tầm quan trọng của môn học và có thái độ tích cực hơn trong khi ôn tập. Ngoài ra để tạo điều kiện cho các em tham gia các môn học khác được tốt tôi tường bố trí thời gian học và ôn phù hợp cho các em tránh sự quá tải về thời gian cũng như việc nhồi nhét kiến thức. Do vậy như đã nói ở trên, việc tiến hành ôn tập, bồi dưỡng được tôi tiến hành ngay từ các lớp dưới.
2.3. Nội dung kiến thức
 Chuẩn bị nội dung ôn tập là phần việc cơ bản nhất. Đó chính là hệ thống ngữ pháp và các loại hình bài tập thực hành. Về ngữ pháp cần khai thác kiến thức cơ bản, trọng tâm song phải nâng cao so với chương trình hàng ngày trên lớp, từ đó khơi nguồn sáng tạo của học sinh. Đồng thời cung cấp đa dạng các loại hình bài tập nhằm củng cố nội dung ngữ pháp đã học cũng như làm cho học sinh chủ động, tự tin, không bị bối rối, choáng ngợp trước sự đa dạng của đề thi. Sau đây là hệ thống kiến thức cơ bản và nâng cao cũng như các loại hình bài tập mà tôi thường áp dụng trong quá trình bồi dưỡng của mình.
2.3.1. SUBJECT & VERB AGREEMENT
* Special notes: Cần chú ý chia động từ hòa hợp với chủ từ (danh từ) theo các quy tắc sau: 
1. Noun phrases có dạng (N1)-(N2) à chia theo (N1)
- Ex: The study of languages is interesting. 
2. (S1) as well as (cũng như là) (S2)
 together with à chia theo (S1)
 along with 
 accompanied by (được áp dụng với) 
Ex: The actress, along with her manager and some friend is going to the party.
3. Either (S1) or (S2) à chia theo (S2)
 Neither nor 
- Ex: Neither John nor his friends are going to school today. 
4. Either (S) à chia Vít
 Neither 
- Ex: Neither of his pen is able to use.
5. Each/ Every (Nít) à chia Vít
- Ex: Each boy and girl has a text book.
6. Đại từ bất định: someone, nobody, everybody ... à chia Vít
Ex: No one is here.
7. Khoảng thời gian, tiền bạc, khoảng cách à chia Vít
 News, physics, maths
 Army, police, cattle, poor à chia Vnhiều 
- Ex: 5,000 dollars is not for us. 
8. No/ None Nít à chia Vít
 Nnhiều à chia Vnhiều 
- Ex: None of students have got finished the test yet. 
9. The number of (Nnhiều) à chia Vít
 A number of (someone / Nnhiều) à chia Vnhiều 
- Ex: The number of days in a week is 7. A number of hours in a day are 24. 
2.3.2. PASSIVE VOICE
* Special notes:
1. Mệnh đề chính thường gặp: say (said), think (thought), believe, report (+clause)
- Ex: 1. People say the price of gold is going up.
 à It is said the price of gold is going up
 à The price of gold is said to be going up.
 2. They thought Mary had gone 
 à Mary was thought to have gone. 	
* Nếu ở 2 mệnh đề bị lệch thì cần dùng have + V3
2. Đối với các (V) tri giác: notice, smell, feel, watch, see, hear, make, let (+V-ing/ bare inf)
- Ex: a. I saw her come in. à She was seen to come in
 b. He let me go out. à I was let to go out
* Dùng to-inf. sau các (V) tri giác
3. Đối với các (V) sai khiến: advise, ask, beg, order, urge (+ clause)
- Ex: He advised me to put my money in the bank.
 àHe advised me my money should be put in the bank.
*Giữ nguyên các (V) sai khiến, chỉ thay đổi cấu trúc trong mệnh đề sau đó.
4. Thể truyền khiến: (A) Have sbd do st à (P) Have st done by sbd
- Ex: I have Paul repair my bike. à I have my bike repaired by Paul
5. Câu mệnh lệnh: Dùng cấu trúc Let + O + be + V3 trong câu bị động.
- Ex: Write your name here. à Let your name be written here.
6. Nếu (S) chỉ vật thì không dùng by mà dùng with.
- Ex: Smoke filled the room. àThe room was filled with smoke
- Làm các bài tập vận dụng như:
+ Dạng bài tập 1: Chuyển những câu sau sang bị động/ chủ động:
Ex: 1- They speak English all over the world.
 2- Have they been made to clean the floor by their mother?
+ Dạng bài tập 2: Tìm và sửa lỗi sai trong các câu/ đoạn văn sau:
 Ex: She is having her son cooked dinner now.
2.3.3. COMMON CLAUSES
* LOẠI 1: Mệnh đề tính ngữ 
  Mệnh đề tính ngữ: có chức năng của một tính từ, nghĩa là được dung để phẩm định cho  danh từ đứng trước nó. Các mệnh đề này bắt đầu bằng các đại từ liên hệ như: who, whom, that, whose.. hoặc các phó từ liên hệ như why, where, when.
a. Các đại từ liên hệ trong mệnh đề tính ngữ
 Những từ đứng đầu các mệnh đề tính ngữ (who, whom, which) được gọi là các đại từ liên hệ vì chúng được thay cho danh từ đứng trước và chỉ về một đối tượng với danh từ.
- Who: dùng thay cho danh từ đi trước, làm chủ từ
The man who saw the accident yesterday is my neighbour.
- Whom: dùng thay cho danh từ chỉ người, làm tân ngữ
The man whom I saw yesterday is John.
- Which: được dùng thay cho danh từ chỉ đồ vật, con vật, sự vật, làm chủ ngữ hoặc tân ngữ
The horse which I recently bought is an Arab.
- Whose: được dùng để chỉ sở hữu cho danh từ chỉ người hoặc vật đứng trước 
A child whose parents are dead is called an orphan.
- Of which: dùng để chỉ sở hữu cho danh từ chỉ vật đứngtrước, không dùng cho người:
	This is the dictionary the cover of which has come off.
- That: có thể dùng để thay thế who, whom, which. Đặc biệt trong các trường hợp sau đây, that thường được dùng hơn:
+ Khi đi sau các hình thức so sánh cực cấp.
+ Khi đi sau: all, same, any, the first, the last, và đôi khi sau It is/ It was
+ Khi đi sau các đại từ bất định: no one, nobody, nothing, something, somebody, someone, anybody..
+ Khi danh từ đi trước bao gồm cả người lẫn vật.
- Such as là đại từ liên hệ, khác với such as trong “Big cities such as London, Tokyo, New York”
b. Các đại từ liên hệ với các giới từ: Trong những câu có chứa mệnh đề tính ngữ, thường có hai vị trí.
- Có thể đi trước các đại từ liên hệ: who, whom, which, nhưng không được đi trước that.
- Các giới từ, nếu có, phải đi sau động từ nếu đại từ liên hệ là that hoặc nếu who, whom, which được bỏ đi: This is the boy that I told you of.
c. Các phó từ liên hệ trong mệnh đề tính ngữ
- where = in/ at which - when = at/ on which - why
d. Mệnh đề tính ngữ giới hạn và không giới hạn
- Tính chất giới hạn của tính từ
The Thames, which flows through London, is a beautiful river.
- Mệnh đề tính ngữ không giới hạn
The sun, which at midday was hot, made the travelers thirsty.
- Mệnh đề tính ngữ giới hạn
That is the house that I would like to buy. 
* LOẠI 2: Mệnh đề trạng ngữ 
 Mệnh đề trạng ngữ  làm chức năng của một trạng từ hay phó từ, mệnh đề trạng ngữ có các loại sau đây:
a. Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích
-  So that: She dresses like that so that everyone will notice her.
- In order that: Some people eat so that they may live. Others seem to live in order that they may eat.
- For fear that: I am telling you this for fear that you should make a mistake.
- In case: We had better take an umbrella in case it should rain.  
b. Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân
-  Because:	He sold the car because it was too small.
-  As:	As he was tired he sat down.
-  Since:	 Since we have no money we can’t buy it.
-  Seeing that:	Seeing that you won’t help me, I must do the job myself.
c. Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn
-  Where:	I will go where you tell me.
-  Wherever:	Sit wherever you like.
d.  Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian
-  When: When it rains, I usually go to school by bus.
-  While:	 I learned a lot of Japanese while I was in Tokyo.
-  Before: She learned English before she came to England.
-  After:	 He came after night had fallen.
-  Since: I have not been well since I returned home.
-  As:	 I saw her as she was leaving home.
- Till/until: I’ll stay here till/until you get back.
- As soon as: As soon as John heard the news he wrote to me.
-  Just as: Just as he entered the room I heard a terrible explosion.
- Whenever: I’ll discuss it with you whenever you like.
e. Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức
-  As: 	The fought as heroes do.
-  As if/ as though:
 + Diễn tả việc người nói tin có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. 
 It looks as if it’s going to rain.
 + Diễn tả việc người nói tin là khó hoặc không có thật ở hiện tại.
 He looked at me as if I were mad.
 + Diễn tả việc người nói tin là khó hoặc không có thật ở quá khứ.
 You look as if you had seen a ghost.
f. Mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả
-   So + tính /tính từ + that: 	The coffee is so hot that I can not drink it.
-   Such (a) + danh từ + that: It was such a hot day that I took off my jacket.
g. Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự tương phản
-  Though/ although (mặc dù): Though he looks ill, he is really very strong.
-  No matter: có ý nghĩa tương tự như: (al)though, được theo sau bởi how, what, where, who.
 No matter how 	= however No matter who	= whoever
 No matter where 	= wherever No matter what 	= whatever
-  As: Rich as he is, he never gives anybody anything.
h. Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự so sánh
 This exercise is not so easy as you think.
i. Mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện
 If it rains we shall stay at home.
* LOẠI 3:  Mệnh đề danh từ 
Mệnh đề danh từ chức năng của một danh từ
- Tân ngữ của động từ
- Chủ từ của động từ
- Tân ngữ cho giới từ
- Bổ ngữ cho câu
- Đồng cách cho danh từ
2.3.4. WISH CLAUSE 
 S1 + WISH + S2 + V
 IF ONLY
1. Present wish: S1 + wish + S2 + V (past subj)
- Ex: He isn’t here now. I wish he were here now.
2. Past wish: S1 + wish + S2 + V (past perfect: had + pp)
- Ex: I didn’t go to Vung Tau last week. I wish I had gone there last week.
3. Future wish: S1 + wish + S2 + could/ would + V (B.I)
- Ex: You won’t come here soon. I wish you would come here soon.
* Special notes (đối với TH3)
- S2 là I, we à V2 : could + B.I Ex: She wishes I could come here soon.
- S1 = S2 à V2 : could + B.I Ex: He wishes he could come here soon.
- Mệnh lệnh, phàn nàn, bực mình: à V2 : would + B.I
- Ex: You’re always talking in class. I wish you wouldn’t talk in class.
- Lµm c¸c d¹ng bµi tËp vËn dông phï hîp nh­:
+ D¹ng bµi tËp 1: Chia ®óng ®éng tõ cho s½n trong ngoÆc ®¬n.
 Ex: I wish he (pass) his exam last year.
+ D¹ng bµi tËp 2: T×m vµ söa lçi sai trong c¸c c©u sau:
 Ex: I wish I would not have to come there.
+ D¹ng bµi tËp 3: Hoµn thµnh c¸c mÖnh ®Ò cßn thiÕu.
 Ex: 1- She wish.
 2- They wished... now.
2.3.5. CONDITIONAL SENTENCES
1. Real condition (type 1)
If clause: present simple
Main clause: - future simple: việc sẽ xảy ra. 
 - present simple: sự thật hiển nhiên 
 - (can/ may) + B.I: mệnh lệnh. 
Ex: - If the weather is good, I’ll play football.
 - If you pour oil to water, it floats.
 - If you need her phone number, ask me.
2. Unreal in the present condition (type 2): ngược lại, trái với sự thật ở hiện tại.
If clause: past subj.
Main clause: would/ could/ might + B.I 
- Ex: If he were here, I would take him to the cinema.
3. Unreal in the past condition (type 3): muốn chuyện không xảy ra, không có thật trong quá khứ.
If clause: had + pp
Main clause: would have + pp
- Ex: If the weather had been good yesterday, I would have gone to the movie.
* Special notes: Mixed condition
- Ex: a. He is not a good student, so he took part in the flight last night.
 à If he were a good student, he wouldn’t have taken part in the flight last night.
 b. My father drank so much wine, so he feels tired.
 àIf my father hadn’t drunk so much wine yesterday, he wouldn’t feel tired.
- Có các dạng bài tập vận dụng phù hợp như:
+ Dạng bài tập 1: Chia đúng động từ cho sẵn trong ngoặc đơn.
 Ex: If he had worked harder, he (pass) his exam.
+ Dạng bài tập 2: Tìm và sửa lỗi sai trong các câu sau:
 Ex: If I am you, I would not come here.
+ Dạng bài tập 3: Hoàn thành các mệnh đề còn thiếu.
 Ex: 1- If he had learned hard,.
 2- I would not have come there.
2.3.6. REPORTED SPEECH
* Special notes:
1. Deny (từ chối) : + V-ing
 + (that) clause
- Ex: “No, it isn’t true. I didn’t steal that money’
 à He denied he hadn’t stolen that money.
 stealing that money.
2. Suggest (đề nghị): + V-ing
 + (that) clause S + B.I
 S + should + B.I
- Ex: “If I were you, T would take a rest”
 à He suggested I (should) take a rest.
 taking a rest
3. Offer (đề nghị ) + to-inf
- Ex: “Let me carry your suitcases, Mary” à He offered to carry Mary’s suitcases.
4. Offer (mời) + sbd + sth
- Ex: “A cigarette?” à He offered me a cigarette.
5. Advise (khuyên) sbd + to do + sth
- Ex: “You had better go to the dentist à My mother advised me to go to the dentist. 
6. Apologise/ apologize (xin lỗi) + to sbd + for doing + sth. 
- Ex: “I’m awfully sorry, Jack. Because I have broken your bike”
 à She apologized to Jack for breaking his bike.
7. Remind (nhắc nhở) sbd to-inf 
- Ex: “Don’t forget to do your homework”
 àThe teacher reminded his students to do their homework.
8. Admit +V-ing
 (thừa nhận) + (that) clause
 Confess +V-ing 
- Ex: “That’s right. I stole that money”
 àHe admitted stealing that money
 that he had stolen that money.
 He confessed stealing that money
9. Doubt (nghi ngờ) + (that) if/ whether + clause
- Ex: “I don’t think Liverpool will win”
àHe doubted whether Liverpool would win.
10. Accuse (buộc tội) + sbd + of doing + sth
- Ex: “You

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_hien_tuyen_chon_va_boi_duong_hoc.doc