Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân theo hướng gắn với thực tiễn cuộc sống
Xuất phát từ yêu cầu chung của ngành giáo dục là giáo dục, đào tạo công dân thành những người lao động hoà nhập được với cuộc sống nói chung với các hoạt động lao động sáng tạo nói riêng của đất nước. Vì vậy trong quá trình giáo dục nói chung và dạy – học môn Giáo dục công dân (GDCD) nói riêng cần gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Xác định được tính cấp thiết của vấn đề tôi đã không ngừng nghiên cứu nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDCD. Từ những nghiên cứu thực tế tôi đã viết và áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy môn GDCD theo hướng gắn với thực tiễn cuộc sống.
Sáng kiến này được tôi viết và áp dụng trong điều kiện ngành giáo dục đang có nhiều đổi mới. Thay thế cho việc nặng nề về lí thuyết, hàn lâm, giáo dục đã phát triển theo hướng gắn với thực tiễn, lấy người học làm trung tâm. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để tôi thực hiện sáng kiến. Sáng kiến đã được áp dụng từ năm học 2010-2011 với đối tượng là học sinh các khối lớp 6, 7, 8, 9.
Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến này chính là sự đổi mới toàn diện, triệt để trong phương pháp nghiên cứu và áp dụng thực tế. Đưa ra các giải pháp, biện pháp để thực hiện sáng kiến một cách hiệu quả nhất với cả người dạy và người học. Giáo án minh họa cho việc áp dụng các giải pháp đưa ra đã được thực hiện trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và đã được đánh giá rất tốt. Bài dạy đã chứng minh tính hiệu quả cao của việc giảng dạy môn GDCD gắn với thực tiễn cuộc sống - nội dung chính mà sáng kiến này hướng đến.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân theo hướng gắn với thực tiễn cuộc sống
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân theo hướng gắn với thực tiễn cuộc sống . 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn . 3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Quỳnh Nữ Ngày tháng/năm sinh: 30/12/1983. Trình độ chuyên môn: Sư phạm Địa - GDCD. Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Điện thoại: 0975661962. 4.Chủ đầu tư sáng kiến: Trường THCS Tân Phong, Ninh Giang, Hải Dương. Địa chỉ : Tân Phong, Ninh Giang, Hải Dương. Số đt: 03203.769217 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: -Lớp thực nghiệm. -Cần có phương tiện hỗ trợ giảng dạy như máy tính, máy chiếu. 6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu từ: Năm học 2010-2011. HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN NGUYỄN THỊ QUỲNH TÓM TẮT SÁNG KIẾN Xuất phát từ yêu cầu chung của ngành giáo dục là giáo dục, đào tạo công dân thành những người lao động hoà nhập được với cuộc sống nói chung với các hoạt động lao động sáng tạo nói riêng của đất nước. Vì vậy trong quá trình giáo dục nói chung và dạy – học môn Giáo dục công dân (GDCD) nói riêng cần gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Xác định được tính cấp thiết của vấn đề tôi đã không ngừng nghiên cứu nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDCD. Từ những nghiên cứu thực tế tôi đã viết và áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy môn GDCD theo hướng gắn với thực tiễn cuộc sống. Sáng kiến này được tôi viết và áp dụng trong điều kiện ngành giáo dục đang có nhiều đổi mới. Thay thế cho việc nặng nề về lí thuyết, hàn lâm, giáo dục đã phát triển theo hướng gắn với thực tiễn, lấy người học làm trung tâm. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để tôi thực hiện sáng kiến. Sáng kiến đã được áp dụng từ năm học 2010-2011 với đối tượng là học sinh các khối lớp 6, 7, 8, 9. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến này chính là sự đổi mới toàn diện, triệt để trong phương pháp nghiên cứu và áp dụng thực tế. Đưa ra các giải pháp, biện pháp để thực hiện sáng kiến một cách hiệu quả nhất với cả người dạy và người học. Giáo án minh họa cho việc áp dụng các giải pháp đưa ra đã được thực hiện trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và đã được đánh giá rất tốt. Bài dạy đã chứng minh tính hiệu quả cao của việc giảng dạy môn GDCD gắn với thực tiễn cuộc sống - nội dung chính mà sáng kiến này hướng đến. Sáng kiến đã được bản thân tôi và các đồng nghiệp cùng dạy môn GDCD tại trường áp dụng trong năm năm học. Mức độ áp dụng sáng kiến được nâng cao dần sau mỗi năm học. Dần dần đạt đến sự hoàn chỉnh nhất trong từng bài dạy. Tính khả thi của sáng kiến là rất cao do việc khai thác thông tin, tài liệu, sách tham khảo tương đối thuận lợi (đặc biệt với sự hỗ trợ của mạng Google). Trong những năm học tiếp theo sáng kiến này còn có thể áp dụng một cách rãi và hiệu quả hơn nữa. Khi đưa sáng kiến vào áp dụng tôi nhận thấy hiệu quả giảng dạy nâng lên rõ rệt. Tình trạng học sinh không nắm được bài không còn tồn tại. Học sinh hứng thú tích cực học tập, giờ học trở lên sôi nổi, hiệu quả. Từ việc hiểu dẫn đến những thay đổi hẳn trong hành vi ứng xử của các em. Ý thức của học sinh và khả năng thích ứng với cuộc sống, kĩ năng ứng biến của các em tốt hơn lên rất nhiều. Kết quả của việc áp dụng sáng kiến còn được minh chứng rõ nét hơn ở kết quả khảo sát học sinh qua mỗi năm học. Tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên đồng nghĩa với điều đó là tỉ lệ học sinh trung bình - yếu giảm hẳn. Kết quả này là sự khích lệ rất lớn với cả giáo viên và học sinh. Để mở rộng việc áp dụng sáng kiến và cũng là nâng cao hiệu quả giảng dạy môn GDCD, tôi đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị với các cấp lãnh đạo cũng như bản thân các đồng chí là giáo viên trực tiếp giảng dạy như: - Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của những nhà giáo dục, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh về vị trí, vai trò của bộ môn GDCD - Tổ chức các đợt hội thảo trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp dạy – học bộ môn ở cấp huyện, cấp tỉnh. - Sớm đưa môn GDCD vào nội dung thi tốt nghiệp ở các trường phổ thông. - Các nhà trường cần xây dựng tủ sách pháp luật. - Tăng cường các trang thiết bị dạy - học. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. Môn Giáo dục công dân (GDCD) là môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh. Luật giáo dục đã quy định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và vệ tổ quốc”. Môn học cung cấp cho học sinh một hệ thống chuẩn mực ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, giúp học sinh biết sống hoà nhập với cuộc sống hiện tại với tư cách là một công dân tích cực và năng động; góp phần quan trọng để hình thành những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và tăng cường khả năng hội nhập trong xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Xuất phát từ thực tế, đòi hỏi sự nghiệp giáo dục nói chung và môn GDCD nói riêng cần có những điều chỉnh và thay đổi về nội dung chương trình, phương pháp dạy - học để đáp ứng kịp thời. Chúng ta cần hình thành ở học sinh những thói quen, những hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, quy định của pháp luật. Nhằm góp phần hình thành cho các em một nhân cách hoàn thiện của một người công dân trong thời kỳ mới. Từ đó trong giảng dạy tôi luôn chủ động xây dựng các phương pháp và đa dạng hoá các hoạt động dạy học, và đặc biệt là luôn gắn với thực tiễn cuộc sống. Cũng chính từ việc nắm được yêu cầu của thực tế và vai trò của bộ môn GDCD, tôi đã mạnh dạn viết và áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy môn GDCD theo hướng gắn với thực tiễn cuộc sống. 2. Cơ sở lí luận của vấn đề. 2.1. Cấu trúc chương trình môn GDCD. Cấu trúc chương trình môn GDCD ở THCS có 2 phần chính : - Phần đạo đức: bao gồm những chuẩn mực đạo thể hiện yêu cầu cơ bản về đạo đức đối với người công dân. - Phần pháp luật: bao gồm quyền và nghĩa vụ của công dân trong các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội, phù hợp với phạm vi hoạt động và yêu cầu đối với lứa tuổi của học sinh trường THCS. Cấu trúc nội dung từng bài gồm 3 phần: +Phần 1: Đặt vấn đề (là các tình huống, câu chuyện, thông tin, sự kiện phong phú mang tính thực tiễn cao ) có liên quan đến nôị dung bài học. +Phần 2 : Nội dung bài học ( được thể hiện một cách ngắn gọn, xúc tích giúp học sinh dễ học, dễ nhớ). + Phần 3 : Bài tập (với sự đa dạng của các dạng bài tập từ nhận biết, thông hiểu, tình huống) giúp học sinh luyện tập và củng cố nắm chắc bài học từ nhiều phương diện. Với cấu trúc này giáo viên hoàn toàn có thể tổ chức cho học sinh học tập với các phương pháp giảng dạy theo hướng gắn với thực tiễn cuộc sống. 2.2. Một số yêu cầu cần có trong tiết dạy GDCD theo hướng gắn với thực tiễn cuộc sống. 2.2.1. Quá trình dạy học cần tạo ra được sự tác động qua lại giữa vốn kinh nghiệm sống đã có của bản thân học sinh với các yêu cầu, chuẩn mực đạo đức và pháp luật đặt ra. Học sinh THCS đã có vốn kinh nghiệm sống tương đối phong phú, trong đó có những kinh nghiệm ứng xử được tích luỹ qua môn đạo đức ở bậc tiểu học. Đó chính là cơ sở giúp các em lĩnh hội tốt các chuẩn mực đạo đức và pháp luật ở THCS. Vì vậy trong quá trình dạy- học môn GDCD, giáo viên cần dẫn dắt và khai thác cho được những kinh nghiệm sống đã có của học sinh. 2.2.2. Giờ dạy phải có tính vấn đề cao về nội dung để thu hút sự chú ý, tạo tính tích cực học tập của học sinh. Môn GDCD ở THCS, vấn đề bào trùm là mâu thuẫn giữa trình độ nhận thức, kinh nghiệm ứng xử hàng ngày của học sinh và các chuẩn mực đạo đức, pháp luật được đặt ra trong mỗi bài học. Vấn đề trong mỗi bài học phải cao hơn trình độ đã có của học sinh, đủ sức giữ vai trò thu hút trí tuệ, tình cảm của học sinh mà dẫn dắt hoạt động của các em. Trong vấn đề, những tri thức, kỹ năng, mẫu hành vi ứng xử, những tình huống đạo đức, pháp luật có tác dụng kích thích học sinh suy nghĩ, phán đoán, lựa chọn cho được phương án xử lý. Thông qua đó, học sinh sử dụng vốn kinh nghiệm sống của mình để giải quyết các vấn đề và trong quá trình tìm tòi sẽ dẫn đến sự thay đổi kinh nghiệm khi các em tự giác chấp nhận những bằng chứng và lập luận hợp lý, xác thực. 2.2.3. Trong giờ dạy môn GDCD cần đưa ra các tình huống thực tế . Các tình huống này đang diễn ra hàng ngày ở lớp, ở trường, trong gia đình hoặc ngoài xã hội liên quan đến nội dung bài học mà học sinh dễ bắt gặp nhất để học sinh đưa ra ý kiến, lập trường cuả mình về một chuẩn mực, một vấn đề đạo đức hay pháp luật nào đó. Tổ chức chia nhóm cho học sinh thảo luận trong tiết dạy về một tình huống, một vấn đề học sinh có những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, tạo ra sự lập luận, lý giải tranh cãi, thể hiện rõ thái độ, chính kiến của mỗi em. Trong quá trình làm như vậy đã tạo cho học sinh cơ hội giao lưu, trao đổi, cọ xát giữa các cá nhân với cá nhân, nhóm này với nhóm khác. Nhờ vậy mà học sinh chiếm lĩnh được các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống văn hoá một cách bền vững phù hợp với thực tế cuộc sống hiện nay. 2.2.4. Trong giờ dạy- học cần chú ý tạo được không khí cho tiết học. Tiết học phải thật dân chủ, cởi mở, hấp dẫn, giàu cảm xúc, giàu tính nhân văn để kích thích, khơi dạy hứng thú, sự nhiệt tình sẵn có ở mỗi học sinh THCS cho mỗi tiết học. Với cách làm này, không khí lớp học luôn sôi nổi, thoải mái, học sinh cảm thấy tự tin, tích cực chủ động tranh luận để lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức, pháp luật phù hợp với chuẩn mực mà xã hội đặt ra. Thực hiện theo phương pháp này học sinh thấy bản thân mình cũng góp phần vào việc khẳng định các giá trị đạo đức, pháp luật; góp phần tạo cho các em niềm tin trong việc tự xác định hành vi ứng xử trong và ngoài nhà trường 3. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Trên thực tế, trước khi bắt tay vào nghiên cứu viết sáng kiến này tôi nhận thấy việc dạy và học môn Giáo dục công dân chưa được chú trọng. Giáo viên giảng dạy hầu hết chỉ căn cứ vào các thông tin đã có trong sách giáo khoa. Trong khi đó thông tin đại chúng đã rất phát triển, việc khai thác thực tiễn vào giảng dạy rất thuận lợi. Phương pháp giảng dạy chủ yếu là thuyết trình hoặc khá hơn chút là vấn đáp. Phương pháp và hoạt động dạy học còn hết sức đơn điệu chưa đưa được yêu cầu đổi mới giảng dạy vào môn GDCD. Bộ môn GDCD chưa được coi trọng trong nhà trường, nhiều trường chưa có giáo viên được đào tạo GDCD giảng dạy mà do giáo viên Văn, Lịch sử hoặc Toán đảm nhiệm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bộ môn chứ chưa nói đến đổi mới phương pháp. Về phía học sinh cũng chưa biết coi trọng bộ môn. Các em hết sức thụ động trong giờ học, chỉ chú ý học thuộc vẹt phần nội dung bài học. Học sinh không biết vận dụng những nội dung đã học vào cuộc sống. Đặc biệt là phần kiến thức Pháp luật, các em nắm một cách mơ hồ. Điều đó làm mất đi giá trị to lớn của bộ môn GDCD. Theo một số khảo sát nhanh tại trường về một số mặt - Có khoảng 70% học sinh không chú trọng học môn GDCD. - 80% các em không biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - Khảo sát 100 học sinh (cho làm một đề kiểm tra theo hướng đổi mới): chỉ có 5% học sinh đạt điểm 8 trở lên. Trước thực trạng dạy và học môn GDCD như đã nêu trên tôi đã cố gắng nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp khắc phục. Đó chính là việc nghiên cứu và đưa vào áp dụng sáng kiến : Phương pháp giảng dạy môn GDCD theo hướng gắn với thực tiễn cuộc sống. 4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện. 4.1- Nghiên cứu và cải tiến nội dung bài học. Trong quá trình chuẩn bị bài học, ở khâu soạn giảng giáo viên cần bổ sung các thông tin tư liệu thực tế có liên quan, những sự kiện đạo đức pháp luật hàng ngày, tình hình thực hiện pháp luật ở địa phương, cộng đồng; bổ sung các thông tin, số liệu mang tính cập nhật, mới mẻ như các điều luật sửa đổi, những quy định cụ thể của luật, các pháp lệnh, thông tư hay tình hình thực tế học sinh, tập thể học sinh nhà trường về việc thực hiện các kỷ luật về đạo đức, pháp luật hàng ngày như thế nào... Việc làm đó làm cho nội dung bài học không khô khan, xa rời thực tiễn, xa lạ đối với học sinh mà nó biến thành những nội dung thiết thực, sống động, gắn với cuộc sống hàng ngày trong nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội. Đây là việc làm thiết thực và có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi bài giảng. Ngoài ra tuỳ thuộc vào từng bài học, nhằm tạo sự phù hợp cho tiến trình bài giảng với các phương pháp đặc trưng, giáo viên có thể thay đổi thứ tự các phần để tránh sự dập khuôn máy móc. Ví dụ ở mỗi bài đều có 3 phần là đặt vấn đề, nội dung bài học và bài tập , giáo viên có thể thay đổi thứ tự đó bằng cách đưa bài tập ở phần bài tập lên phần đặt vấn đề như một bài tập tình huống có vấn đề để phục vụ việc khai thác nội dung bài học. 4.2. Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học. Muốn làm tốt việc giáo dục học sinh thông qua môn GDCD gắn với thực tiễn cuộc sống, chúng ta phải đặc biệt chú trọng đến khâu tạo ra nhiều hình thức tổ chức dạy học cho giờ học môn này. Xuất phát từ cơ sở lý luận: “Đổi mới phương pháp gắn liền với đổi mới hình thức tổ chức dạy học”, trong dạy học phải tăng cường tính tương tác, tính chất đối thoại, tính chất hoà nhập của các quan hệ. Học sinh ở lứa tuổi này có thể tham gia nhiều nhóm xã hội, như nhóm học tập trên lớp, học trong giờ ngoại khoá, học ở nhóm, tổ, nhóm Đội, nhóm tại địa bàn nơi ở; có nhóm chính thức do nhà trường hay Đoàn thanh niên tổ chức, nhưng cũng có nhóm không chính thức. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên cần vận dụng linh hoạt các loại nhóm này để đảm bảo tính tối ưu và hiệu quả giáo dục. A.K Macarenco đã từng nói: “Một tập thể trẻ em được đặt vào những điều kiện sư phạm lành mạnh có thể phát triển lên tầm cao hoàn toàn không thể đoán trước được”.Trong các hình thức này, hình thức cao nhất là sự tự giáo dục. Lúc này, chủ thể giáo dục đã chiếm lĩnh được, làm chủ được những mục tiêu, phương pháp, phương tiện mà xã hội, nhà trường, tập thể, nhóm đã giáo dục mình và chuyển những điều đã chiếm lĩnh được thành của mình để hoàn thiện nhân cách và lĩnh hội những cái mới. 4.3. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy - học Cấu trúc chương trình môn GDCD có 8 chủ đề đạo đức và 5 chủ đề pháp luật. Ở mỗi chủ đề đạo đức hay pháp luật người giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp cho phù hợp với từng chủ đề. 4.3.1 Các chủ đề pháp luật : - Trước hết, khi nêu ra các quy định của pháp luật, cần chỉ rõ điều đó xuất phát từ thực tế nào, và nó là thế nào trong thực tế, nhất là thực tế địa phương. Ví dụ: công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhưng tại sao pháp luật lại quy định những trường hợp bắt giữ, giam người: Điều này có cơ sở thực tế như thế nào ? Cho HS xem một lệnh bắt giữ làm ví dụ. Khi dậy về tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, cần chỉ rõ ở chỗ nào (thôn, xóm, địa phương nào) có những hành vi tốt, xấu như thế nào. Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng bài tập điều tra thực tế địa phương, đây là một dạng rất tích cực, có tác dụng nhiều mặt (vừa gắn với thực tế, vừa là thực hành) . Có rất nhiều cơ hội cho học sinh làm bài tập dạng này: Điều tra về nạn tảo hôn, về tự do tín ngưỡng và tôn giáo, về tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, về tệ nạn xã hội, về quyền trẻ em, về các di tích lịch sử, di sản văn hoá Mỗi lần có thể cho nhiều bài tập khác nhau, sử dụng cho từng nhóm học sinh ở các điểm dân cư khác nhau. Học sinh trong cùng một điểm dân cư có thể cùng làm một bài, có thể mỗi em một bài khác nhau. Mỗi bài chỉ nên có một hai yêu cầu, không nên bao gồm quá nhiều yêu cầu trong một phiếu. Bên cạnh đó, chúng ta có thể cho học sinh thực hiện “Phiếu phỏng vấn”, đây cũng là một dạng của điều tra thực tế . Ví dụ: Cho học sinh phỏng vấn các nhân viên quản lí đường giao thông về tầm quan trọng, về các vi phạm về bảo vệ đường giao thông; phỏng vấn các đại biểu HĐND (được bầu ra như thế nào, những công việc của đại biểu, việc liên hệ giữa đại biểu và cử tri). Trong quá trình liên hệ thực tế, giáo viên thường gặp phải tình thế khó khăn . Nếu chỉ nêu ra những thực tế tích cực thì bài học sẽ xuôi chiều, mà nêu những thực tế tiêu cực thì ngại bị đánh giá là nói xấu chính quyền, nhất là đối với cán bộ địa phương. Song đã liên hệ thực tế thì phải chân thực, đúng như nó có, không xuyên tạc, không cường điệu, tức là tôn trọng thực tế khách quan. Chỉ như vậy bài giảng mới có sức thuyết phục người học. Vì vậy việc liên hệ vào thực tế phụ thuộc vào thế giới quan khoa học của giáo viên trong khi đánh giá thực tế. Khi nêu ra thực tế yếu kém và tiêu cực, nếu giáo viên có thái độ thiện chí, có ý thức trách nhiệm, phân tích rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan và chỉ ra phương pháp khắc phục thì chẳng những không gây ra điều gì bất lợi mà còn có sức thuyết phục học sinh, thúc đẩy động cơ hành động tích cực của họ, thúc đẩy họ tìm đến các chuẩn mực pháp luật. Bài giảng chỉ có thể bị đánh giá không tốt khi người giảng tỏ ra thiếu trách nhiệm, ba hoa, tự cao tự đại, sử dụng những thông tin xuyên tạc hoặc những tin đồn không có căn cứ. Giáo dục pháp luật có kết quả khi học sinh được lôi cuốn vào các hoạt động tự quản trong xã hội, học sinh trực tiếp tham gia vào cải thiện bộ mặt của đời sống pháp luật ở địa phương. Trong giờ dạy pháp luật trên lớp cần hướng dẫn học sinh từng mặt cụ thể vào từng hoạt động đó . Sau đó có thể hướng dẫn học sinh thực hành thông qua một số tình huống mà giáo viên đã chuẩn bị, vì thực tế không thể sau mỗi tiết giáo viên lại đưa học sinh đi thực hành mà là một khâu khác – các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoài trường. Để hướng dẫn học sinh thực hành, mỗi bài giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh : nội dung thực hành (làm gì), thực hành vào lúc nào , ở đâu, và kinh nghiệm khi thực hành. Như vậy là yêu cầu phải hướng dẫn một cách rất cụ thể, sát với điều kiện cụ thể của học sinh và địa phương. 4.3.2. Các chủ đề đạo đức: Trong quá trình vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần tập trung vào những hoạt động và những vấn đề gần gũi với cuộc sống thực và liên quan trực tiếp đến học sinh có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức, những tình huống đạo đức. Ví dụ: Dạy bài “Trung thực” ngay từ khâu vào bài giáo viên có thể đưa học sinh nhập cuộc vào vấn đề của bài học thông qua một số tình huống : - Hiện nay ở trường ta trong các giờ kiểm tra cá biệt vẫn còn một số học sinh giở vở, giở sách ra chép bài, làm hộ bài cho bạn. - Học sinh viết giấy xin phép nghỉ học với lý do là ốm, nhưng thực tế là nghỉ học để đi chơi điện tử - Bao che thiếu sót, khuyết điểm cho bạn giúp đỡ mình - Nói dối bố mẹ là đi học thêm để đi chơi Nhờ đó, các em thấy rõ nội dung và hoạt động dạy học đạo đức là gần gũi, thiết thực đối với bản thân, chứ không phải cái gì xa lạ đối với mình. Vì thế, các em có thể vận dụng được những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày của mình (trung thực, dũng cảm, lễ độ) Trong quá trình giáo dục, học sinh vừa là đối tượng của dạy (cũng như của giáo dục), nhưng đồng thời các em lại là chủ thể nhận thức (cũng như chủ thể tự giáo dục). Do đó quá trình vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, chúng ta cần nhấn mạnh những gì mà học sinh cần học hơn là những cái mà chúng ta cần dạy. Bên cạnh đó cần phát triển ở các em năng lực tự phê ; biết tiếp thu những giá trị đạo đức tốt đẹp; biết đưa ra và bảo vệ ý kiến của mình về một vấn đề đạo đức nào đó. Đối với các chuẩn mực đạo đức đòi hỏi phải tích cực làm hơn là nghe, đọc, nói về các phẩm chất; nói khác đi, cần yêu cầu và tạo điều kiện cho học sinh vận dụng những điều đã học về phẩm chất, bổn phận đạo đức để điều chỉnh hành vi và thói quen của bản thân. Vì vậy, đòi hỏi học sinh tránh được một cách có ý thức tình trạng “đạo đức suông”, “đạo đức giả” ; nói về phẩm chất, bổn phận đạo đức thì rất hay, nhưng trên thực tế, không có những hành vi đạo đức tích cực. Từ đó định hướng và tạo cơ hội cho các em biết được những tri thức về phẩm chất và bổn phận đạo đức thành hành vi và thói quen trong cuộc sống hàng ngày. 4.4. Một số phương pháp cụ thể. 4.4.1. Phương pháp sắm vai. Đây là phương pháp trong đó, học sinh “sắm vai” các nhân vật theo yêu cầu của tình huống đạo đức, pháp luật nào đó và cũng “biểu diễn” nhằm giải quyết tình huống này trên cơ sở trí tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Phương pháp này được tôi sử dụng phổ biến trong các tiết dạy như sau: - Chọn một chủ đề: Ví dụ : “Giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá”, “ Pháp luật và kỷ luật”. Ở đây có điều chú ý là chủ đề được lựa chọn có liên quan đến những tình huống đạo đức, pháp luật nhất định. Với chủ đề đã chọn, có thể xây dựng thành kịch bản hoặc cũng có thể không xây dựng thành kịch bản nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh đến cao độ. TH1: Khi đang cùng mọi người tham quan di tích Côn Sơn, An và Tùng đã có hành vi bẻ cành thông, vứt rác bừa bãi, viết vẽ, kí tên lên tường đá của khu di tích. TH2: Bình là một học sinh cá biệt của lớp. Thường ngày, Bình vẫn đến lớp muộn, rồi không có khăn quàng, phù hiệu, không sơ vin . Hằng - trưởng tổ đã nhiều lần nhắc nhở Bình, nhưng không những không thay đổi mà Bình còn có nhứng lời nói khiếm nhã đối với Hằng. - Lựa chọn các vai cho phù hợp. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị vai (chú ý nêu rõ những yêu cầu cần đạt) - Bắt đầu “biểu diễn” (hoặc theo kịch bản cho trước, hoặc không theo kịch bản định sẵn) Khi dạy bài “Khoan dung” GV có thể cho HS đóng vai tình huống khi mối bất hoà xuất hiện và cách ứng xử thể hiện lòng khoan dung. Để dễ thực hiện, GV gợi ý ví dụ: Lan giận Hạnh vì cho rằng Hạnh đã nói xấu mình. Nếu em là Hạnh, em sẽ ứng xử như thế nào ? (HS thảo luận xây dựng tình huống, kịch bản, phân vai và thể hiện) - Cuối cùng giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận, đánh giá, nhận xét và rút kinh nghiệm. 4.4.2. Phương pháp thảo luận nhóm. - Giáo viên giới thiệu chủ đề cuộc thảo luận hoặc trình bày tình huống vấn đề mà cuộc thảo luận sẽ nhằm vào. Ví dụ: Chủ đề đọc và thảo luận truyện : “Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội” (GDCD 6) - Nêu các câu hỏi về chủ để : + Tết ở Làng trẻ em SOS diễn ra như thế nào ? + Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em thể hiện trong truyện trên ? - Chia lớp thành những nhóm nhỏ (từ 5- 6 em) - Các nhóm tiến hành thảo luận và ghi tóm tắt kết quả thảo luận ra giấy - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp. - Các nhóm trao đổi ý kiến , bổ sung - GV tóm tắt các ý đúng và kết luận. 4.4.3 Phương pháp giải quyết vấn đề . - Phát hiện vấn đề : Đây là bước đầu tiên hết sức quan trọng . Trong bước này, cần xác định được các chi tiết: + Những điều gì có liên quan đến vấn đề ? + Vấn đề xảy ra trong điều kiện nào ? + Vấn đề xảy ra khi nào ? + Vấn đề xảy ra ở đâu ? (trong trường, ngoài trường, ở gia đình hay ngoài cộng đồng) + Nội dung và tính chất của vấn đề: Thể hiện ở mức độ của vấn đề (phức tạp, trầm trọng hay đơn giản), ở mối quan hệ giữa các thành viên trong vấn đề. - Đặt HS vào hoàn cảnh phải giải quyết vấn đề - Giúp HS tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn đề, trong đó phải phân tích được các mặt trái của vấn đề, xác định được ai là người phải chịu trách nhiệm. - Thảo luận nêu lên những cách giải quyết vấn đề. Cần đề ra được các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề. - Phân tích ưu, nhược điểm của các giải pháp. - Quyết định chọn những giải pháp đúng đắn và lập kế hoạch thực hiện. VD: Vấn đề đặt ra là: - Tại sao trong thanh thiếu niên hiện nay có một số nghiệm hút ma túy ? - Giả sử trong lớp, có bạn nghiện mà tuý thì em sẽ làm gì ? Lớp ta sẽ làm gì ? 4.4.4. Phương pháp tổ chức trò chơi. Phương pháp này có rất nhiểu ưu điểm, như: - Tăng cường khả năng chú ý của học sinh. - Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần giải trừ mệt mỏi, căng thẳng trong giờ học. - Tăng khả năng giao tiếp giữa các HS và giữa GV với HS. Ví dụ: Trò chơi về an toàn giao thông: Trò chơi này có thể tổ chức khi dạy bài “Thực hiện trật tự an toàn giao thông”. Có thể chơi theo nhóm hoặc cả lớp, tuỳ điều kiện của lớp học. Cách chơi: - Mỗi nhóm cử 1 HS đóng vai cảnh sát giao thông. - HS trong nhóm lần lượt đóng vai người đi đường (đi bộ, đi xe đạp, điều khiển xe cơ giới) - Khi cảnh sát giao thông đưa mỗi biển báo ra thì người đi đường tiến lên, đứng yên hay lùi lại (theo quy ước và ý nghĩa biển báo giao thông) Khi dạy bài có nội dung pháp luật có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đến trung tâm tư vấn pháp luật” Cách chơi : - Mỗi nhóm cử một HS tham gia đóng vai các “Luật sư” của trung tâm tư vấn pháp luật. - Mỗi HS trong lớp chuẩn bị câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học để hỏi các “luật sư”. - Khi các “công dân” nêu ra các câu hỏi, các “luật sư” có thể trao đổi tìm đáp án và cử đại diện trả lời. 4.4.5. Phương pháp đề án. Để có được một đề án tốt, HS cần : - Xác định mục tiêu trong đầu - Nói lên cách đạt mục tiêu đó như thế nào ? - Xác định xem cần phải kết hợp với những ai. - Xác định các bước trong việc thực hiện đề án. - Thời gian thực hiện đề án - Triển khai thực hiện đề án - Đánh giá đề án + Các em đã đạt đựơc những gì ? + Các em đã học được điều gì ? + Những người tham gia khác đã học được điều gì ? VD: có thể cho HS tham gia thiết kế và thực hiện các đề án sau: Khi dạy bài “Đoàn kết, tương trợ”, GV cho HS xây dựng đề án hoạt động nhằm giúp nhau trong học tập và cuộc sống như: tổ chức trồng rau, nuôi gà, thu phế liệu để bán lấy tiền giúp các bạn nhà nghèo trong lớp. Dạy bài “Biết ơn” cho HS thực hiện đề án tu sửa, làm đẹp nghĩa trang liệt sĩ quê nhà; đề án giúp các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Dạy bài “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” cho HS thực hiện đề án làm sạch trường lớp, đường làng, ngõ xóm Ví dụ: GV hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch. - Tên hoạt động : Thu phế liệu bán lấy tiền đề giúp đỡ các bạn nghèo - Nội dung: Tiến hành thu gom các loại phế liệu: giấy vụn, sắt vụn, chai lọ.. - Biện pháp thực hiện: Tiến hành tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về ý nghĩa của hoạt động tới tất cả các bạn đội viên trong toàn liên đội, giao chỉ tiêu cho từng đội viên, cho từng chi đội. thường xuyên đôn đốc các chi đội thực hiện một cách tích cực; phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường như : Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên. - Thời gian thực hiện hoạt động: tiến hành trong tháng 9-10 học kỳ I năm học - Địa điểm tiến hành: Thu gom tại phòng Đoàn - Đội của nhà trường - Người phụ trách: Bạn liên đội trưởng – chỉ đạo chung, kết hợp với các chi đội trưởng của các chi đội - Người tham gia: Toàn thể đoàn viên, đội viên của nhà trường. 4.4.6. Phương pháp nêu gương. “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương sống”. Trong qúa trìng giáo dục nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng không thể chỉ dựa vào lời nói và tư tưởng. Những tấm gương về hành động và hành vi đạo đức, pháp luật của những người khác trong xã hội có ý nghia to lớn. Vì vậy nêu gương tích cực là một phương pháp giáo dục có hiệu quả cao. Ý nghĩa của phương pháp nêu gương tích cực đối với việc giáo dục là ở chỗ học sinh có khuynh hướng bắt chước và làm theo những hành vi và hành động mà các em cho là có ý nghĩa và có tác dụng củng cố giá trị của bản thân. Thực tế trong xã hội hiện nay bên cạnh những biểu hiện tiêu cực đương bị xã hội lên án, đã và đang xuất hiện nhiều tấm gương tích cực của con người Việt Nam năng động, sáng tạo, vươn lên chiến thắng nghèo khổ, bệnh tật, dốt nát, chiến thắng nguy cơ tụt hậu... Khi sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy- học cần lựa chọn các tấm gương qua đó học sinh có thể nhận thức một cách toàn diện lý tưởng đạo đức mới, lý tưởng kết hợp với tính tư tưởng và chính trị cao, chiều sâu của tình cảm đạo đức và sự trong sáng của hành vi . Vì vậy ta cần sử dụng không chỉ những tấm gương của những học sinh xuất sắc, những người sản xuất tiên tiến, những chiến sĩ bảo vệ tổ quốc, và các nhân vật trong các tác phẩm văn học mà cần nhấn mạnh rằng trong hoà bình và thời kỳ “mở cửa” hiện nay, khi tình trạng đạo đức đang bị xáo động thì những tấm gương “đời thường” rất cần được coi trọng. VD: Tấm gương về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh có một sức mạnh to lớn trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Chúng ta có thể tổ chức một số hoạt động như nghiên cứu các tác phẩm của người, tổ chức các buổi nói chuyện, thảo luận để có thể khai thác đầy đủ những nét phẩm chất tốt đẹp của Người. Những tấm gương về những người nông dân rất đỗi bình thường nhưng họ đã có những việc làm phi thường thể hiện tính “Năng động, sáng tạo” - Anh nông dân Nguyễn Đức Tâm (Tỉnh Lâm Đồng) đã chế tạo thành công máy gặt lúa cầm tay, mặc dù anh không học qua một trường kỹ thuật nào. - Bác Nguyễn Cẩm Lũy không qua một lớp đào tạo nào mà bác có thể di chuyển cả một ngôi nhà, cây đa. Bác được mệnh danh là “Thần đèn” - Anh Nguyễn Ngọc Ký mặc dù bẩm sinh với đôi tay tật nguyền không làm việc được, nhưng với ý chí và nghị lực phi thường anh đã dùng chân cầm bút tập viết để học. Và sau này anh Nguyễn Ngọc Ký của chúng ta đã trở thành một thầy giáo ưu tú. - Rồi bạn Hoàn ở trường chúng ta, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng bạn phải ở với bà nội . Hàng ngày ngoài việc đi học, bạn còn phải làm rất nhiều việc để phụ giúp bà của mình . Vậy mà suốt 8 năm liền bạn luôn đạt danh hiệu là học sinh giỏi của trường Chúng ta biết rằng sẽ không có một phương pháp dạy học nào là tối ưu. Vì vậy trong quá trình dạy- học, tôi luôn kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học vừa cổ truyền, vừa hiện đại. Và mục đích cuối cùng là học sinh hiểu bài cả về mặt lý thuyết cũng như khả năng vận dụng thực hành. Trên đây tôi vừa trình bày những quan điểm chung cùng một số hình thức và phương pháp tổ chức dạy- học môn GDCD luôn gắn liền với cuộc sống thực tế của học sinh mà bước đầu tôi đã đạt đựơc một số kết quả nhất định trong công tác giảng dạy của mình. 5. Kết quả đạt được: Sau một thời gian áp dụng tôi nhận thấy hiệu quả mà sang kiến mang lại tương đối cao đối với cả học sinh và giáo viên. Chi phí cho việc áp dung sáng kiến không lớn chủ yếu là đầu tư về thời gian nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy của mỗ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giang_day_mon_giao_duc_con.doc