Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

          Mỗi chúng ta đều từng nghe câu nói bất hủ “Văn học là nhân học”. Điều đó khẳng định mục đích và giá trị đích thực của văn học là hướng tới con người, hướng tới việc duy trì và phát huy những giá trị đạo đức cao đẹp, những tình cảm bền vững của cuộc sống. Văn học ra đời là để phục vụ đời sống của con người nên nó cũng được bắt nguồn từ chính đời sống con người. Nhưng văn học là một thuật ngữ rộng mang tính khái quát cao. Văn học bao gồm nhiều thể loại: thơ, truyện, kí, tuỳ bút… Mỗi loại lại có đặc điểm và mục đích riêng, tiếng nói riêng. Mỗi nhà văn, người nghệ sĩ khi tham gia vào quá trình lao động sáng tạo lại muốn ghi vào tác phẩm một dấu ấn riêng sao cho không lạc lõng, không xa rời thực tế. Vì thế việc đọc và tìm hiểu các tác phẩm văn học luôn  là một quá trình vất vả, gian nan nhưng cũng đầy thú vị với người đọc nói chung và những người yêu văn, dạy văn nói riêng.

          Trong số những thể loại của văn học thì thơ là mảng hấp dẫn nhất nhưng lại khó nhất vì đặc điểm của thơ là “ý tại ngôn ngoại”, ít lời mà nhiều ý. Về hình thức ta dễ thấy thơ rất “đẹp”, rất “duyên”. Mỗi câu, mỗi lời thơ đọc lên ta đều thấy độ luyến láy, nhịp nhàng như những điệu nhạc. Một bài thơ dài có thể đến vài trang mà vẫn có thể thuộc được. Lại có những bài thơ “xinh xắn” chỉ khoảng 4 câu mà diễn đạt bao ý tứ. Còn nội dung thì thật đa dạng. Thơ thường là sản phẩm của cảm xúc, của trí tưởng tượng mang dấu ấn cá nhân của người viết. Cảm xúc trong thơ thường là những rung động của trái tim người nghệ sĩ trước cuộc đời. Những rung động ấy đôi khi rất khẽ khàng mà sâu lắng, lại có lúc cồn cào, da diết và mãnh liệt. Bắt gặp những vần thơ ấy người đọc cũng như được sống, được yêu thương cùng tác giả.

doc 20 trang Anh Hoàng 29/05/2023 3160
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU:
	I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
	Mỗi chúng ta đều từng nghe câu nói bất hủ “Văn học là nhân học”. Điều đó khẳng định mục đích và giá trị đích thực của văn học là hướng tới con người, hướng tới việc duy trì và phát huy những giá trị đạo đức cao đẹp, những tình cảm bền vững của cuộc sống. Văn học ra đời là để phục vụ đời sống của con người nên nó cũng được bắt nguồn từ chính đời sống con người. Nhưng văn học là một thuật ngữ rộng mang tính khái quát cao. Văn học bao gồm nhiều thể loại: thơ, truyện, kí, tuỳ bút Mỗi loại lại có đặc điểm và mục đích riêng, tiếng nói riêng. Mỗi nhà văn, người nghệ sĩ khi tham gia vào quá trình lao động sáng tạo lại muốn ghi vào tác phẩm một dấu ấn riêng sao cho không lạc lõng, không xa rời thực tế. Vì thế việc đọc và tìm hiểu các tác phẩm văn học luôn là một quá trình vất vả, gian nan nhưng cũng đầy thú vị với người đọc nói chung và những người yêu văn, dạy văn nói riêng.
	Trong số những thể loại của văn học thì thơ là mảng hấp dẫn nhất nhưng lại khó nhất vì đặc điểm của thơ là “ý tại ngôn ngoại”, ít lời mà nhiều ý. Về hình thức ta dễ thấy thơ rất “đẹp”, rất “duyên”. Mỗi câu, mỗi lời thơ đọc lên ta đều thấy độ luyến láy, nhịp nhàng như những điệu nhạc. Một bài thơ dài có thể đến vài trang mà vẫn có thể thuộc được. Lại có những bài thơ “xinh xắn” chỉ khoảng 4 câu mà diễn đạt bao ý tứ. Còn nội dung thì thật đa dạng. Thơ thường là sản phẩm của cảm xúc, của trí tưởng tượng mang dấu ấn cá nhân của người viết. Cảm xúc trong thơ thường là những rung động của trái tim người nghệ sĩ trước cuộc đời. Những rung động ấy đôi khi rất khẽ khàng mà sâu lắng, lại có lúc cồn cào, da diết và mãnh liệt. Bắt gặp những vần thơ ấy người đọc cũng như được sống, được yêu thương cùng tác giả.
	Xuân Diệu đã nói: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Không thể tóm tắt thơ được mà phải đọc” Như vậy thơ không phải là món quà cho những ai vội vàng hấp tấp, lại càng không phải dành cho những kẻ cẩu thả qua loa. Từ đọc thơ đến hiểu thơ là cả một quá trình lắng nghe, tìm hiểu một cách nghiêm túc, say mê bằng cả trí tuệ và tâm hồn của độc giả. Đó là điều mà mỗi giáo viên dạy Ngữ Văn cần xác định rõ cho bản thân và học sinh.
	Những bài thơ, trích đoạn thơ được giới thiệu trong chương trình Ngữ Văn THCS nói chung, Ngữ Văn 9 nói riêng đều là những tác phẩm hay, có giá trị nhân văn, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những tác phẩm thơ ấy cũng chính là quá trình ta thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
	II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Văn nghị luận là một kiểu bài không mới nhưng tương đối khó với học sinh THCS. Để viết được kiểu văn bản này đòi hỏi học sinh phải có cả kiến thức lẫn khả năng tư duy lô gic và kĩ năng lập luận sắc sảo, chặt chẽ.
	Theo cấu trúc chương trình hiện hành, kiểu bài này bắt đầu được đưa vào giảng dạy từ kì hai lớp 7 đến lớp 9. Tuy nhiên lớp 7 và 8 mới dừng lại ở việc trang bị những kiến thức và kĩ năng chung chứ chưa có sự phân hoá rõ nét. Trong khi đó chương trình của cả ba khối lớp nói chung, khối 9 nói riêng đều có bài kiểm tra phần văn. Riêng lớp 9 có hai bài kiểm tra phần thơ (Trung đại và Hiện đại). Cũng theo yêu cầu giáo dục hiện tại thì việc ra đề kiểm tra đánh giá học sinh phải đổi mới đảm bảo đủ 4 mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Trong đó ở hai mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao phải kiểm tra được hiểu biết của các em về những đặc sắc trong nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. Như vậy để bài làm của học sinh đạt kết quả thì nhất định các em phải có kĩ năng cơ bản về kiểu bài nghị luận nói chung và nghị luận về một tác phẩm thơ nói riêng.
	Nhưng trên thực tế thì mãi tới tuần 25 học sinh mới được tìm hiểu về đặc điểm và cách triển khai kiểu bài này. Mặt khác số tiết dành cho kiểu bài này lại rất hạn chế (3 tiết gồm cả lí thuyết và thực hành). Như vậy có thể nói với học sinh là “cưỡi ngựa xem hoa”, kĩ năng mới chỉ đạt ở mức độ “tập rượt” ban đầu. Điều này hết sức khó khăn cho các em vì học sinh cuối cấp còn phải vượt qua một kì thi rất quan trọng là tuyển sinh vào lớp 10 – PTTH.
	Theo cấu trúc đề thi tuyển sinh của Sở GD nhiều năm gần đây thì kiểu bài nghị luận nói chung chiếm 80% số điểm, trong đó 50% dành riêng cho nghị luận Văn học (Thơ và truyện). Thực tế cho thấy khi gặp dạng đề nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ học sinh rất bối rối, thậm chí không biết phải viết gì? Viết thề nào? Có em viết rất dài nhưng không trúng ý. Lại có em hiểu mà không viết được. Có học sinh đi diễn nôm lại đoạn thơ, bài thơ đó Vì thế chất lượng môn Ngữ Văn thường không như mong đợi.
	Trước những vấn đề trên tôi thấy cần phải có một hướng đi riêng để khắc phục khó khăn phần nào giúp học sinh hiểu đặc trưng kiểu bài hơn, nắm rõ hơn về cách làm và có nhiều thời gian để luyện tập hơn. Vì thế tôi quyết định chọn đề tài: Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cho học sinh lớp 9.
	III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:	
	- Phạm vi: phần thơ trong chương trình Ngữ Văn 9.
	- Đối tượng: Học sinh lớp 9 tại trường THCS nơi tôi đang thực dạy.
	IV. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
	Lựa chọn đề tài này tôi hướng tới những mục tiêu cơ bản sau:
	1. Về kiến thức:
	- Học sinh nắm được đặc điểm cơ bản của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, đồng thời phân biệt được với các kiểu bài khác.
	- Hiểu rõ hơn các vai trò của các phép lập luận khi làm bài.
	2. Về kĩ năng:
	- Biết phân tích đề bài, xác định đúng giới hạn của đề bài.
	- Biết tìm ý, sắp xếp ý theo đúng trình tự.
	- Biết lựa chọn dẫn chứng và lí lẽ phù hợp.
	- Lựa chọn đúng phép lập luận.
	- Lựa chọn cách viết hợp lý.
	3. Về thái độ:
	Trên cơ sở hướng dẫn học sinh cách làm bài, tôi cũng chú trọng việc phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu cũng như tình yêu đối với thơ ca nói riêng, văn học nói chung cho học sinh.
	V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
	Lựa chọn đề tài này tôi kết hợp nghiên cứu bằng các phương pháp sau:
	- Tìm hiểu chung về đặc điểm kiểu bài.
	- Chia nhỏ kiểu bài thành nhiều dạng nhỏ ở cấp độ nhỏ hơn.
	- Nghiên cứu những phương pháp chung và riêng.
	- Kết hợp li thuyết với thực hành.
	- Có điều chỉnh khi thấy chưa hợp lí.
	VI. SƠ LƯỢC NHỮNG NÉT CƠ BẢN:
	Sáng kiến “Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ – bài thơ cho học sinh lớp 9” là một đề tài không mới. Trước tôi đã có nhiều đồng nghiệp nghiên cứu tuy nhiên tôi thấy những kinh nghiệm đó còn đưa ra những giả pháp chung chung, mang tính truyền thống. Ví dụ như: tiến hành đủ 4 bước, tích hợp với các phân môn khác. Trong đề tài này, tôi muốn đưa ra một hướng đi mới trong cách hướng dẫn học sinh tiếp cận với kiểu bài. Theo tôi thấy, nghị luận về một đoạn thơ – bài thơ có đối tượng rất đa dạng. Có thể thấy một số kiểu bài thường gặp như sau:
	+ Nghị luận về một bài thơ.
	+ Nghị luận về một đoạn thơ.
	+ Nghị luận về một khía cạnh của đoạn thơ, bài thơ.
	+ Nghị luận tổng hợp (từ hai bài thơ, đoạn thơ trở lên).
	Mỗi kiểu bài lại có những yêu cầu khác nhau nên nếu chỉ dừng lại ở việc cung cấp lí thuyết và kĩ năng như sách giáo khoa thì e rằng học sinh rất lúng túng khi gặp các dạng bài như: suy nghĩ của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và “Đồng chí” của Chính Hữu; hay Cảm nhận của em về hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ “Đồng Chí” của Chính Hữu. Đa số học sinh khi gặp những đề bài như trên thường không biết chắt lọc ý, hoặc là ôm đồm quá, hoặc là vụn vặt quá. Trong sáng kiến này tôi tập trung áp dụng phương pháp chia nhỏ kiểu bài thành nhiều cấp độ để hướng dẫn học sinh phương pháp chung và riêng. Đây là những sáng kiến của cá nhân tôi nên không tránh khỏi những cái nhìn mang tính chủ quan. Rất mong bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. 
 PHẦN 2: NỘI DUNG
	I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:
	1. Cơ sở lí luận:	
	Một bài thơ dù ngắn hay dài đều có những đặc sắc riêng, những tư tưởng, tình cảm riêng. Nhà thơ bao giờ cũng muốn gửi gắm vào từng câu chữ trong tác phẩm của mình một suy ngẫm, một ước mơ, một quan niệm. Nhưng thơ không giống văn xuôi. Nó ngắn gọn, xúc tích hơn nhiều. Làm thơ vì thế cũng khó hơn viết văn, và viết một bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ càng không dễ. Làm thế nào để chỉ ra hết được những điều nhà thơ muốn gửi gắm trong tác phẩm? Làm thế nào để bài viết không diễn nôm lại những câu thơ đó? Và làm thế nào để người đọc vừa thấy hết được những đặc sắc trong tác phẩm thơ, vừa thấy cuốn hút khi đọc bài viết của mình?
	 Mục đích của một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là qua việc tìm hiểu những tín hiệu nghệ thuật như: hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu, cấu tứ nhận xét, đánh giá được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó.
	 Tìm hiểu, phân tích thơ là một việc khó, đánh giá về thơ lại càng khó và phức tạp hơn, bởi lẽ thơ là sản phẩm của cảm xúc, trí tưởng tượng mang dấu ấn cá nhân. Quá trình tiếp nhận thơ đồng thời cũng là quá trình tiếp nhận mang tính chất chủ quan sâu sắc. Bài nghị luận vì thế cũng cần có sự kết hợp giữa việc trình bày hiểu biết về những “dấu ấn cá nhân” của tác giả, đồng thời phải nói lên được những cảm nhận đánh giá chủ quan của bản thân người viết.
	Kiến thức được thể hiện trong một bài nghị luận trong một bài thơ, đoạn thơ là kiến thức tổng hợp, kết hợp nhiều hiểu biết, trong đó có những hiểu biết về đặc trưng thể loại, về tác giả, về hoàn cảnh sáng tác Vấn đề bám vào đặc trưng thể loại thơ để phân tích, nghị luận là rất quan trọng.
	2. Cơ sở thực tiễn:
	a. Những thuận lợi:
	Văn học nói chung, thơ ca nói riêng không xa lạ với công chúng và đặc biệt là học sinh lớp 9. Thơ thường là những tác phẩm ngắn, giàu nhạc tính nên dễ đọc, dễ thuộc. Thơ trong chương trình Ngữ Văn 9 đều là những tác phẩm gần gũi với cuộc sống, có giá trị nhân văn cao như: ca ngợi tình cảm gia đình, tình yêu đất nước, tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, thái độ sống uống nước nhớ nguồn.
	 Học sinh lớp 9 đã ở độ tuổi “trưởng thành” hơn ở nhận thức cũng như độ nhạy cảm, tinh tế hơn ở cuộc sống nên các em tiếp cận với thơ, tìm hiểu thơ dễ dàng hơn.
	 Bản thân giáo viên được đào tạo chính quy, có ý thức tìm tòi, học hỏi thường xuyên.
	b. Những khó khăn:
	Thơ thường rất hay nhưng khó, nhất là mảng thơ trung đại.
	Học sinh hiện nay không thích học văn, ngại làm văn. Các em quan niệm văn là nói “suông”, là không thực tiễn. Vì vậy ít học sinh tự giác học để nắm được những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm, chưa nói tới chuyện tìm tòi thêm. Với những tác phẩm thơ, khó khăn lắm học sinh mới thuộc tác phẩm. Khi có bài viết, các em chỉ cốt viết cho qua, cho có bài để nộp chứ chưa quan tâm đến chất lượng.
	 Nhiều học sinh không biết xác định yêu cầu của để. Khi viết các em cứ viết theo kiểu “thừa còn hơn thiếu”, hoặc diễn nôm lại bài thơ, đoạn thơ đó.
	Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực dạy lớp 9.
Tài liệu tham khảo còn hạn chế.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
	1. Xác định vị trí của kiểu bải:
	Muốn học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trước hết giáo viên phải cho các em thấy vị trí của kiểu bài trong chương trình. Cách tốt nhất để các em ghi nhớ vị trí của kiểu bài là giáo viên vẽ sơ đồ cho các em.
VĂN NGHỊ LUẬN
Nghị luận xã hội
Nghị luận văn học
Nghị luận về
tác phẩm truyện,
đoạn trích
Nghị luận về
một bài thơ,
đoạn thơ.
	2. Tìm hiều những đặc điểm chung của kiều bài (có 4 đặc điểm):
	2.1. Mục đích: 
	Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
	Ví dụ: Nghị luận về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải) là phải làm nổi bật lên: 
	+ Nội dung: tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu cuộc đời và khát vọng được hoà nhập, được cống hiến của tác giả.
	+ Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ, các hình ảnh thơ đẹp giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng thơ tha thiết, mang đậm âm hưởng của những làn điệu dân ca Huế trữ tình sâu lắng.
	2.2. Những căn cứ để đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ, đoạn thơ:
	+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (hoàn cảnh chung và riêng).
+ Phong cách thơ của tác giả.
+ Đề tài mà tác phẩm phản ánh.
+ Ngôn ngữ (mộc mạc, giản dị, giàu sức gợi hình, gợi cảm.).
	+ Hình ảnh (màu sắc, đường nét, hình khối, cử chỉ).
	+ Giọng điệu (thiết tha trìu mến, nhẹ nhàng, bình thản, hỏi, kể).
	+ Các phép tu từ (nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, điệp từ).
	+ Cách ngắt nhịp, dấu câu.
	2.3. Đề bài:
	- Có 2 dạng:
* Dạng 1: đề bài có đầy đủ 2 phần: nêu mệnh đề và đối tượng cần nghị luận:
* Phần 1: Nêu đối tượng cần nghị luận:
	Ví dụ1: Em hãy phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
	Ví dụ2: Cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. 
	Ví dụ3: Có ý kiến cho rằng: khổ thơ thứ 4 trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy là khổ thơ có vai trò tạo bước ngoặt để nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc và thể hiện chủ đề tác phẩm. Hãy chứng minh..
	Ví dụ4: Phân tích những nét đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ Việt Nam qua ba bài thơ “Con cò” (Chế Lan Viên), Bếp lửa” (Bằng Việt) và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (Nguyễn Khoa Điềm).
+ Một bài thơ. 	
+ Một đoạn thơ. 	
+ Một khía cạnh của bài thơ, đoạn thơ. 	
+ Tổng hợp (từ hai tác phẩm thơ trở lên).
* Phần 2: Nêu mệnh đề: 
+ Phân tích.
+ Cảm nhận. 
+ Hãy chứng minh (làm sáng tỏ.)
+ Nêu suy nghĩ.
* Dạng 2: Khuyết mệnh đề.
VD: Hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của PTD.
Sau đó giáo viên cần nhấn mạnh phần quan trọng trong đề bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là nêu đối tượng nghị luận. Cụ thể là 4 đối tượng như đã nêu ở ví dụ.
	2.4. Bố cục thông thường:
	+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
	+ Thân bài: Phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
	+ Kết bài: Đánh giá chung về nghệ thuật và nội dung.
	 Liên hệ thực tiễn và bài học rút ra.
	3. Các bước tiến hành:
	* Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.
3.1: Tìm hiểu đề:
Dạng 1: Đề đầy đủ 2 phần:
- Tìm hiểu kĩ đối tượng (vấn đề) tránh lạc về nội dung.
	- Tìm hiểu kĩ mệnh đề tránh lạc về phương pháp, kiểu bài. 
Cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa các thao tác nghị luận:
	+ Phân tích: Là đi từ dẫn chứng đến lí lẽ, đến nhận xét rồi tổng hợp.
	+ Suy nghĩ: trình bày nhận xét của bản thân trước rồi nêu dẫn chứng cụ thể để minh hoạ.
	+ Cảm nhận: nêu nhận xét, hiểu biết của bản thân và xen cảm xúc cá nhân về một chi tiết ấn tượng.
	+ Chứng minh: từ một nhân xét đã có, tìm những dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ nhận xét.
Để phân biết rõ cho học sinh sự khác biệt giữa các thao tác trên tốt nhất giáo viên nên đọc cho các em nghe một vài đoạn văn cụ thể.
Dạng 2: Đề khuyết mệnh đề:
- Tìm hiếu đối tượng (vấn đề).
- Dựa vào đối tượng để xác định phương pháp lập luận cho phù hợp.
+ Nếu vấn đề nêu cụ thể một trong 4 đối tượng đã nêu ở trên thì nên dùng phép lập luận phân tích tổng hợp.
	Ví dụ: Hình ảnh người lao động trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận.
+ Nếu vấn đề nêu đối tượng thông qua một nhận định thì nên kết hợp phân tích tổng hợp với chứng minh.
	Ví dụ: “Ánh trăng” của Nguyễn Duy là lời tự vấn và thức tỉnh lương tâm.
3.2 Tìm ý:
Tìm ý trong bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là tìm những nội dung tư tưởng, tình cảm tác giả gửi gắm trong bài. Cơ bản là học sinh tìm hiểu bằng cách trả lời những câu hỏi.
	* Bước 2: Lập dàn ý.
	* Bước 3: Viết bài.
	* Bước 4: Kiểm tra, sửa.
	4. Cách làm những dạng bài cụ thể:
	Trên thực tế, đối tượng của kiểu bài này rất đa dạng. Song có thể chia kiểu bài thành những dạng nhỏ như sau:
Nghị luận về một 
khía cạnh của 
đoạn thơ, bài thơ.
Nghị luận về một đoạn thơ.
Nghị luận về một 
vấn đề tổng hợp 
từ nhiều tác phẩm thơ .
Nghị luận về một bài thơ.
NGHỊ LUẬN VỀ 
MỘT BÀI THƠ, 
ĐOẠN THƠ.
	Mỗi đối tượng lại có những cách làm riêng. Sau đây là một số cách làm cụ thể tôi đã hướng dẫn học sinh trong quá trình làm quen với kiểu bài này.
4.1. Nghị luận về một bài thơ:
	* Bước 1: Tìm ý:
GV có thể hướng dẫn học sinh lần lượt đặt những câu hỏi và trả lời như sau:
	1. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?
2. Tác phẩm đó thuộc mảng đề tài gì?
3. Nội dung cụ thể là gì?
	4. Nội dung lớn đó được thể hiện cụ thể qua những nội dung nhỏ nào? Những đoạn thơ nào thể hiện các nội dung ấy?
	5. Trong mỗi đoạn thơ đó có những đặc sắc gì về hình thức nghệ thuật?
	6. Bài thơ có gì đặc sắc so với những tác phẩm khác cùng chủ đề?
7. Qua đó tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
8. Em học tập được gì từ những giá trị của tác phẩm?
Ví dụ: Phân tích bài thơ “Nói với con” của Y Phương. Học sinh lần lượt đặt các câu hỏi trên rồi trả lời sẽ tìm được các ý như sau:
1. Bài thơ được viết vào năm 1980 khi con gái đầu lòng của ông vừa tròn một tuổi.
2. Là tác phẩm ca ngợi tình cảm gia đình, tình cảm quê hương.
3. Tình cảm ấy được gửi gắm qua lời cha nói với con về tình cảm cội nguồn và những truyền thống quý báu của dân tộc mình từ đó nhắc nhở con hãy trân trọng gia đình và quê hương..
4. Cội nguồn sinh dưỡng của con là gia đình và quê hương, con hãy khắc ghi điều đó (khổ 1).
 Cha nói với con về những truyền thống của người đồng mình và nhắc nhở con hãy sống xứng đáng với truyền thống đó (khổ 2).
5. Các hình ảnh thơ chân thật, gần gũi với tư duy của người dân miền núi và giọng thơ như lời trò truyện vừa nhẹ nhàng vừa nghiêm khắc.
6. Vừa là lời cha nói với con, vừa là nói với chính mình và những người đồng mình.
7. Gia đình và quê hương là chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời mỗi con người, vì thế muốn vươn lên bằng ý chí nghị lực để khẳng định mình phải biết bám vào truyền thống ấy.
8. Càng thấy hạnh phúc, càng thêm yêu gia đình, quê hương.
* Bước 2: Lập dàn ý:
Dựa trên dàn ý cơ bản, giáo viên đưa ra cho học sinh dàn ý tổng quát như sau:
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
 - Tác giả: sự nghiệp (hoặc phong cách văn chương).
 - Tác phẩm: nêu hoàn cảnh sáng tác, những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung.
 - Thái độ của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
2. Thân bài: Phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ (có thể chia theo đoạn hoặc theo ý).
3. Kết bài: - Đánh giá chung về thành công trong nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
 - Thái độ của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
 - Những bài học rút ra từ tác phẩm.
Như vậy dựa vào những ý đã tìm được học sinh có thể lập được dàn ý cho bài văn phân tích bài thơ “Nói với con” của Y Phương như sau:
1. MB:
1. Bài thơ được viết vào năm 1980 khi con gái đầu lòng của ông vừa tròn một tuổi.
2. Là tác phẩm ca ngợi tình cảm gia đình, tình cảm quê hương.
3. Tình cảm ấy được gửi gắm qua lời cha nói với con về tình cảm cội nguồn và những truyền thống quý báu của dân tộc mình từ đó nhắc nhở con hãy trân trọng gia đình và quê hương..
2. TB:
4. Cội nguồn sinh dưỡng của con là gia đình và quê hương, con hãy khắc ghi điều đó (khổ 1).
 Cha nói với con về những truyền thống của người đồng mình và nhắc nhở con hãy sống xứng đáng với truyền thống đó (khổ 2).
5. Các hình ảnh thơ chân thật, gần gũi với tư duy của người dân miền núi và giọng thơ như lời trò truyện vừa nhẹ nhàng vừa nghiêm khắc.
6. Vừa là lời cha nói với con, vừa là nói với chính mình và những người đồng mình.
3. KB:
7. Gia đình và quê hương là chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời mỗi con người, vì thế muốn vươn lên bằng ý chí nghị lực để khẳng định mình phải biết bám vào truyền thống ấy.
8. Càng thấy hạnh phúc, càng thêm yêu gia đình, quê hương.
	Bước 3: Viết bài:
1. Viết MB:
- Có hai cách: viết trực tiếp và gián tiếp.
* Viết trực tiếp: tốt nhất học sinh nên trình bày từ tác giả đến tác phẩm.
VD: Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày. Thơ ông thường chân thật, thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của người miền núi. Bài thơ “Nói với con” được viết năm 1980 khi con gái đầu lòng của ông vừa đầy một tuổi. Bằng những hình ảnh thơ chân thật, lời thơ nhẹ nhàng như một lời tâm sự của người cha nhắc nhở con về tình cảm cội nguồn và truyền thống của quê hương xứ sở.
* Viết gián tiếp: có nhiều cách. GV lần lượt hướng dẫn học sinh cách viết đi từ khái quát đến cụ thể, hoặc so sánh tương đồng, so sánh tương phản....
VD: Viết MB gián tiếp theo lối so sánh tương đồng.
Nếu “Con cò” của Chế Lan Viên ca ngợi tình mẹ thiết tha âu yếm bên con suốt cả cuộc đời thì “Nói với con” của Y Phương lại có phần nghiêm nghị hơn. Qua những hình ảnh thơ chân thực, cách nói mộc mạc như lời ăn tiếng nói của người miền núi ta nhận thấy tình cảm của người cha dành cho con không kém phần sâu nặng. Đó là lời cha dạy con về đạo lí làm người, về lẽ sống ở đời gắn bó với gia đình quê hương, từ đó thể hiện được tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống của dân tộc mình.
- Lưu ý: khi viết mở bài không phải trích hết bài thơ.
2. Viết TB:
- Trước hết cần sắp xếp các luận điểm theo trình tự hợp lý sao cho luận điểm trước làm tiền đề cho luận điểm sau.
- Mỗi luận điểm nên trình bày thành từng đoạn văn riêng biệt.
- Có thể triển khai luận điểm bằng đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp.
- Khi triển khai luận điểm thành đoạn văn cần chú ý các thao tác: nêu dẫn chứng - phân tích - chứng minh - nhận xét, đánh giá.
- Mặc dù khi tìm ý ta tìm nội dung chính trước nhưng khi viết bài, đặc biệt là thao tác phân tích thì cần phải đi từ nghệ thuật đến nội dung. Tức là học sinh phải dựa vào dẫn chứng trong tác phẩm, chỉ ra những dấu hiệu nghệ thuật đặc sắc, nêu tác dụng (giá trị biểu đạt) rồi khái quát lại thành nội dung chính.
- Khi trích dẫn chứng không nên tham trích hết mà chỉ chọn những hình ảnh thơ tiêu biểu.
- Trình bày dẫn chứng, luận điểm và luận cứ sao cho cân xứng.
3. Viết KB:
- Học sinh cần nêu đủ được hai ý như trong dàn ý. Khi viết cần chú ý lựa chọn từ ngữ mang tính khái quát và giàu ý nghĩa biểu cảm. Để kết bài có ấn tượng thì không chỉ đòi hỏi đúng mà còn cần phải sâu sắc.
Bước 4: Kiểm tra:
- Thực hiện như kiểm tra một văn bản thông thường.
4.2. Nghị luận về một đoạn thơ:
	Phạm vi kiến thức của dạng bài nghị luận này hẹp hơn so với nghị luận về một bài thơ nhưng điều đó không có nghĩa là đơn giản, là “nhẹ” hơn so với yêu cầu nghị luận về một bài thơ. Đây là dạng đề đòi hỏi người viết phải thể hiện được những kiến thức, khả năng cảm thụ cụ thể của bản thân.
	Khi nghị luận ngoài việc phân tích đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, cần phải đánh giá được vai trò, vị trí của đoạn thơ trong việc góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Điều đó cũng có nghĩa là khi phân tích, trình bày, cảm nhận về đoạn thơ không bao giờ được tách rời với tổng thể là cả bài thơ.
	Những đoạn thơ mở đầu tác phẩm thường khơi gợi cảm hứng chủ đạo của bài thơ, những đoạn cuối thường kết tinh giá trị, bộc lộ rõ nhất thi tứ, hoặc thể hiện tính chất triết lí của bài thơ đó. Việc nắm được ý nghĩa của những vị trí “đắc địa” này cũng tạo thuận lợi nhất định cho quá trình làm bài.
	Dựa vào những đặc điểm trên có thể hướng dẫn các em thực hiện các bước như sau:
	Bước 1: Tìm ý: Bằng cách trả lời các câu hỏi:
1. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính là gì?
2. Đoạn thơ nằm ở vị trí nào của bài?
3. Đoạn thơ đó có vai trò gì trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm?
4. Nội dung cụ thể của đoạn là gì? Các nội dung nhỏ hơn là gì?
5. Có những từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật đặc sắc nào trong đoạn thơ ấy?
6. Tác giả gửi gắm thông điệp gì tới người đọc qua đoạn thơ đó?
7. Đoạn thơ và bài thơ đã để lại trong lòng người đọc những suy ngẫm, tình cảm gì?
Ví Dụ: Phân tích khổ 1 bài thơ “Nói với con” của Y Phương. Bằng việc hướng dẫn học sinh trả lời những câu hỏi trên các em sẽ tìm được những ý sau:
1. Bài thơ được viết vào năm 1980 khi con gái đầu lòng của ông vừa tròn một tuổi, là lời cha nói với con về tình cảm cội nguồn và những truyền thống quý báu của dân tộc mình từ đó nhắc nhở con hãy trân trọng gia đình và quê hương.
2. Khổ 1 của bài thơ là những lời đầu tiên cha nói với con về đạo lí làm người và lẽ sống ở đời.
3. Với hình ảnh thơ chân thực, ngôn ngữ nói giản dị, trước hết cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của con người là gia đình và quê hương.
4. Qua đó cha muốn nhắc nhở con mình và mọi người phải biết nâng niu tình cảm gia đình, phải biết bám lấy gia đình và quê hương để vươn lên khẳng định mình. Đó là cội nguồn hạnh phúc giản dị mà thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi người.
Bước 2: Lập dàn ý
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả.
- Giới thiệu bài thơ (hoàn cảnh ra đời, giá trị nghệ thuật và nội dung).
- Giới thiệu đoạn thơ (trích dẫn và nêu nội dung chính của cả đoạn).
- Thái độ của tác giả gửi gắm trong đoạn thơ.
2. Thân bài:
- Triền khai từng luận điểm.
3. Kết bài:
- Đánh giá chung về giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
- Khẳng định những nét đặc sắc cũng như mặt hạn chế của đoạn thơ (nếu có).
- Thái độ của tác giả gửi gắm trong đoạn thơ.
- Liên hệ bản thân.
Bước 3: Viết bài
1. Viết Mở bài: 
- Triển khai tương tự dạng bài nghị luận cả bài thơ. Tuy nhiên cần chú ý trích dẫn đoạn thơ cần phân tích và nêu khái quát về nội dung của đoạn thơ ấy.
- Chú ý thêm với học sinh: nếu đoạn thơ quá dài thì các em không nhất thiết phải trích hết mà có thể giới thiệu bằng cách nêu vị trí hoặc trích câu thơ đầu và cuối.
2. Viết TB:
- Nếu là đoạn thơ ở giữa hoặc cuối bài thì cần khái quát nội dung những đoạn thơ trên đó trước.
- Tập trung phân tích những giá trị về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ được yêu cầu nghị luận bằng các luận điểm nhỏ.
- Làm rõ luận điểm bằng các dẫn chứng tiêu biểu, tránh lạm dụng trích dẫn tư liệu quá nhiều.
- Khi phân tích cần chú ý nhấn mạnh vai trò của khổ thơ, những nét đặc sắc của khổ thơ ấy.
- Đánh giá chung về đoạn thơ trong mối quan hệ với tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
3. Viết kết bài: Triển khai tương tự như phần trên. Chú ý thêm thao tác khẳng định những đặc sắc của đoạn thơ trong cả bài.
4.3. Nghị luận về một khía cạnh của bài thơ, đoạn thơ:
	- Đề bài nghị luận có thể tập trung ở một phương diện, một khía cạnh cụ thể ở nội dung hay nghệ thuật. 
Ví dụ1: Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải.
Ví dụ2: Bếp lửa là một hình tượng nghệ thuật độc đáo trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Hãy phân tích một khổ thơ trong bài để làm nổi bật lên hình tượng ấy.
	- Khi làm bài cần xác định trọng tâm nghị luận (tức là khía cạnh cụ thể mà bài yêu cầu), tuy nhiên cần tránh tình trạng tách rời hoàn toàn nội dung - nghệ thuật trong quá trình phân tích, cảm nhận. 
	- Khi gặp đề bài có yêu cầu thiên về khai thác nội dung cần đánh giá được các yếu tố nghệ thuật thể hiện nội dung đó.
	- Trái lại khi gặp đề bài thiên về khai thác nghệ thuật cần rút ra được nội dung thể hiện trong nghệ thuật đó.
	Bước 1: Tìm ý:
1. Khía cạnh cần nghị luận ấy được thể hiện trong tác phẩm nào?
2. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy?
3. Những đoạn thơ, câu thơ, hình ảnh thơ thể hiện khía cạnh đó?
4. Vai trò của khía cạnh đó trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm?
5. Những thông điệp của tác giả?
Bước 2: Lập dàn ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ, tác giả, khía cạnh cần nghị luận.
- Giới thiệu phần thơ thể hiện khía cạnh đó (nếu có).
2. Thân bài:
- Lần lượt khai thác từng chi tiết thể hiện khía cạnh đó và mối quan hệ giữa các chi tiết.
3. Kết bài:
- Khẳng định nét độc đáo của khía cạnh (nghệ thuật hoặc nội dung).
- Đánh giá vai trò và thành công của tác phẩm.
Bước 3: Viết bài
- Các phần triển khai cơ bản như 2 dạng bài trên. Cần chú ý:
+ Không được tách rời nội dung hay nghệ thuật.
+ Không được khen khía cạnh này mà chê khía cạnh khác.
+ Cần đặt vấn đề trong nội dung chung của cả tác phẩm.
4.4. Nghị luận tổng hợp trong nhiều tác phẩm thơ:
	- Khác với dạng đề yêu cầu học sinh nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cụ thể, dạng đề tổng hợp này thường có phạm vi rộng hơn, bao quát hơn (từ hai đoạn thơ, bài thơ trở lên).
	- Một trong những cơ sở để hình thành một đề bài tổng hợp về thơ là những nét tương đồng giữa các đoạn, các bài. Nhưng từ những nét tương đồng đó, học sinh cần phát hiện ra cả những điểm khác biệt - yếu tố tạo nên nét riêng, sự độc đáo, sự hấp dẫn. Chính vì thế nghị luận tổng hợp về thơ thường đặt ra yêu cầu đối chiếu, so sánhđể tìm ra được cả những nét tương đồng lẫn khác biệt.
 Bước 1: Tìm ý
- Tương tự như phần trên ta có thể đặt câu hỏi. Tuy nhiên cần chú ý các câu hỏi khái quát, tránh những câu hỏi vụn vặt.
- Các câu hỏi có thể đi theo trình tự từ chung đến riêng:
1. Điểm chung của 2 bài thơ là gì?
2. Bài a thể hiện nội dung cụ thể nào? Bài b thể hiện nội dung nào?
3. Nét khác biệt giữa các bài thơ là gì? Vì sao có sự khác biệt ấy?
4. Sự giống và khác nhau của các bài thơ có ý nghĩa nhân văn gì?
- Các câu hỏi đi theo trình tự từ riêng đến chung:
1. Mỗi bài thơ thể hiện những nét đẹp riêng gì?
2. Qua những nét riêng đó ta thấy được điểm chung gì?
3. Sự giống và khác nhau của các bài thơ có ý nghĩa nhân văn gì?
Bước 2: Lập dàn ý:
1. Mở bài: 
- Giới thiệu các bài thơ, đoạn thơ, các tác giả.
- Nêu đặc điểm chung của các bài thơ, đoạn thơ.
2. Thân bài: 
- Có thể đi từ những đặc điểm chung của các tác phẩm đến những đặc điểm riêng hoặc ngược lại.
3. Kết bài:
- Cần chỉ ra những nét đặc sắc chung và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề.
Bước 3: Viết bài:
	- Khi làm bài cần tránh tình trạng phân tích, cảm nhận riêng lẻ, tách rời các đoạn, bài hay đối tượng nghị luận.
	- Khi so sánh cần chú ý chỉ ra nét riêng biệt và giải thích rõ sự khác nhau đó, không nên khen tác phẩm này mà chê tác phẩm khác.
	- Sau khi so sánh những nét riêng cần chú ý thao tác tổng hợp.
PHẦN 3: LỜI KẾT:
Muốn để học sinh thực hiện được các kĩ năng trên nhuần nhuyễn, đòi hỏi giáo viên khi hướng dẫn phân tích tác phẩm trong giờ văn bản phải kết hợp các thao tác giảng bình tốt, chú ý kiểm tra bài cũ đều đặn, tích hợp tốt trong các giờ tiếng việt nhất là giờ học tìm hiểu về phép tu từ.
Việc chấm trả bài cũng là một khâu quan trọng trong việc uốn nắn kĩ năng làm bài cho các em.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_bai_van_nghi_luan_ve_d.doc