Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh"

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1- Cơ sở lí luận:

Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020" đã được Chính phủ thông qua và được triển khai trên toàn quốc. Năm nay chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh Trung học Cơ sở (THCS) đã được dạy thí điểm năm thứ hai. Như chúng ta biết, ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình đất nước hội nhập. Việc dạy và học Tiếng Anh đã và đang được chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng trong đó kĩ năng nói nghe được ưu tiên cho những lớp đầu cấp THCS. Người học Tiếng Anh đề ra nhiều mục tiêu cụ thể khác nhau trong đó có mục tiêu là giao tiếp được bằng Tiếng Anh. Tức là phải sử dụng Tiếng Anh để nói chuyện với người nước ngoài nói Tiếng Anh. Như vậy kĩ năng nói vô cùng quan trọng trong một thế giới hội nhập. Kĩ năng nói có thể được chia ra hai loại: nói độc thoại và nói tương tác. Đã có nhiều người nghiên cứu về đề tài Luyện kĩ năng nói cho học sinh song họ mới chỉ dừng lại ở một số phương pháp và kĩ thuật luyện nói theo cặp, theo nhóm chưa có nghiên cứu sâu về phương pháp luyện nói độc thoại cũng như nói tương tác.

doc 19 trang Anh Hoàng 27/05/2023 2560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh"

Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh"
Phần 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: MÔN TIẾNG ANH – LỚP 6 – CHƯƠNG TRÌNH THÍ ĐIỂM.
3. Tác giả: 
Họ và tên: Phạm Thị Chung	Nữ
Ngày/ tháng/năm sinh: 29/11/1980.
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Ngoại ngữ.
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Ứng Hòe – Ning Giang
Điện thoại: 01646504820.
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Trường THCS Ứng Hòe -
Ning Giang – Hải Dương – SĐT: 03203 760777
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Dạy Tiếng Anh lớp 6 chương trình thí điểm.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Học kì I năm học 2014-2015
HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)
Phạm Thị Chung
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Ngày 24 tháng 01 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số: 01/2014/TT-BGDĐT về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam qua đó chúng ta thấy được việc kiểm tra đánh giá người học theo Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) đã cụ thể và tập trung vào việc kiểm tra các kĩ năng hay nói cách khác là năng lực ngoại ngữ. Trong đó có năng lực nói. 
Trong các kì thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung tham chiếu Quốc tế như TOEFL, FCE, TOEIC, IELTS hay trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, nói là một kĩ năng không thể thiếu và chiếm một tỉ trọng điểm khá lớn. Trong quá trình học ngoại ngữ, nói là một trong bốn kĩ năng cơ bản mà người học cần thực hành nhiều thì mới đạt được mục tiêu giao tiếp đề ra.Trong chương trình giáo dục phổ thông, hoạt động nói là một kĩ năng bắt buộc, cần thiết để hình thành lên thói quen giao tiếp. Đối với chương trình Trung học cơ sở, hoạt động nói được thực hiện trong từng tiết học. Trong kiểm tra đánh giá, mỗi học sinh được kiểm tra nói ít nhất hai lần trong một học kì. Với chương trình thí điểm sách giáo khoa mới theo đề án ngoại ngữ 2020, ngoài hai lần điểm đó, học sinh còn phải tham gia một bài kiểm tra nói vào cuối học kì với tỉ trọng khoảng 20% số điểm toàn bài. 	 
 Qua quá trình giảng dạy Tiếng Anh cùng việc tham gia các lớp tập huấn do Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục tổ chức, tôi đã đúc rút những kinh nghiệm giúp học sinh thực hành luyện nói Tiếng Anh có hiệu quả. Kinh nghiệm “Rèn kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh”. Tôi xin phép được trình bày các vấn đề sau:
Mô tả kĩ năng nói và mức độ cần đạt.
Phân tích một số dạng bài nói cơ bản.
Một số dạng bài tập rèn kĩ năng nói và phương pháp rèn luyện.
Phần 2
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1- Cơ sở lí luận:
Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020" đã được Chính phủ thông qua và được triển khai trên toàn quốc. Năm nay chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh Trung học Cơ sở (THCS) đã được dạy thí điểm năm thứ hai. Như chúng ta biết, ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình đất nước hội nhập. Việc dạy và học Tiếng Anh đã và đang được chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng trong đó kĩ năng nói và nghe được ưu tiên cho những lớp đầu cấp THCS. Người học Tiếng Anh đề ra nhiều mục tiêu cụ thể khác nhau trong đó có mục tiêu là giao tiếp được bằng Tiếng Anh. Tức là phải sử dụng Tiếng Anh để nói chuyện với người nước ngoài nói Tiếng Anh. Như vậy kĩ năng nói vô cùng quan trọng trong một thế giới hội nhập. Kĩ năng nói có thể được chia ra hai loại: nói độc thoại và nói tương tác. Đã có nhiều người nghiên cứu về đề tài Luyện kĩ năng nói cho học sinh song họ mới chỉ dừng lại ở một số phương pháp và kĩ thuật luyện nói theo cặp, theo nhóm chưa có nghiên cứu sâu về phương pháp luyện nói độc thoại cũng như nói tương tác.
2- Cơ sở thực tiễn:
Qua nhiều năm giảng dạy Tiếng Anh, tôi nhận thấy kĩ năng nói Tiếng Anh của học sinh Việt Nam chưa được tốt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng này như chương trình mục tiêu sách giáo khoa, phương tiện kĩ thuật hỗ trợ cho việc giảng dạy và học tập còn thiếu thốn, chất lượng giáo viên chưa đạt chuẩn, chưa tâm huyết, môi trường học tập ngoại ngữ không có, Là một giáo viên được phân công giảng dạy lớp thí điểm theo chương trình sách giáo khoa mới, tôi thấy mình cần phải có quan điểm mới trong việc giảng dạy Tiếng Anh theo xu thế mới, tiếp cận mục tiêu mới mà đề án ngoại ngữ 2020 đã đề ra. Do vậy tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu áp dụng các phương pháp vào việc giảng dạy và rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh các lớp thí điểm (6A, 6B,6C)
B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh, đối chứng, thực nghiệm.
2. Phương pháp phỏng vấn, điều tra, thống kê, phân tích và tổng kết.
C. CÁC BIỆN PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ:
1. Mô tả kỹ năng nói và mức độ cần đạt:
1.1. Tổng quát cho kỹ năng nói độc thoại: monologue
Học xong Trung học Cơ sở (THCS), học sinh:
- Có thể giao tiếp một cách đơn giản và trực tiếp về các chủ đề quen thuộc hằng ngày liên quan đến công việc và thời gian rảnh rỗi. 
- Có thể truyền đạt quan điểm, nhận định của mình trong các tình huống xã giao đơn giản, ngắn gọn nhưng chưa thể duy trì được các cuộc hội thoại.
1.1.1. Nói độc thoại: Mô tả kinh nghiệm:
Học sinh:
- Có thể mô tả về gia đình, điều kiện sống, trình độ học vấn, công việc hiện tại và công việc gần nhất trước đó.
- Có thể mô tả những những hoạt động trong cuộc sống thường ngày như tả người, địa điểm, công việc và kinh nghiệm học tập.
- Có thể mô tả các kế hoạch, thói quen hằng ngày, các hoạt động trong quá khứ và kinh nghiệm cá nhân.
- Có thể diễn đạt đơn giản về điều mình thích hay không thích.
1.1.2. Nói độc thoại: Trình bày trước người nghe:
Học sinh:
- Có thể trình bày ngắn gọn thông tin đã được chuẩn bị trước về một chủ đề quen thuộc thường ngày, trình bày được lý do và lý giải một cách ngắn gọn cho những quan điểm, kế hoạch và hành động.
- Có thể trả lời những câu hỏi trực tiếp với điều kiện có thể được hỏi lại và người nghe hỗ trợ giúp diễn đạt cách trả lời.
1.2. Tổng quát cho kỹ năng nói tương tác: Dialogue/ Conversation
Học sinh:
- Có thể giao tiếp về những vấn đề đơn giản, trao đổi thông tin đơn giản và trực tiếp về những vấn đề quen thuộc liên quan tới công việc và cuộc sống hằng ngày nhưng chưa thể duy trì hội thoại theo cách riêng của mình.
- Có thể giao tiếp một cách dễ dàng bằng những hội thoại ngắn trong những tình huống giao tiếp xác định mà không cần nỗ lực quá mức.
1.2.1. Nói tương tác: Hội thoại:
Học sinh:
- Có thể xử lý các giao tiếp xã hội ngắn nhưng chưa duy trì được hội thoại theo cách riêng của mình.
- Có thể sử dụng cách chào hỏi lịch sự, đơn giản thường ngày.
- Có thể mời, đề nghị, xin lỗi, cảm ơn và trả lời lời mời, đề nghị và xin lỗi.
- Có thể nói điều mình thích và không thích.
- Có thể tham gia những hội thoại ngắn trong những ngữ cảnh quen thuộc và về những chủ đề quan tâm.
1.2.2. Nói tương tác: Giao dịch hàng hóa và dịch vụ:
Học sinh:
- Có thể yêu cầu và cung cấp hàng hóa và dịch vụ hằng ngày như gọi ăn trong nhà hàng.
- Có thể lấy những thông tin cơ bản về hàng hóa và dịch vụ tại các cửa hàng, bưu điện hoặc ngân hàng. 
- Có thể cung cấp và hiểu các thông tin liên quan tới số lượng, con số, giá cả cho các hàng hóa, dịch vụ.
- Có thể xử lý những tình huống hằng ngày khi đi du lịch như về chỗ ở, ăn uống và mua sắm.
1.2.3. Nói tương tác: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Học sinh:
- Có thể trả lời và khẳng định quan điểm của mình bằng diễn ngôn đơn giản khi trả lời phỏng vấn.
- Có thể làm cho người phỏng vấn hiểu được và trao đổi ý kiến, thông tin về những chủ đề quen thuộc, đôi khi vẫn cần nhắc lại câu hỏi hoặc tìm cách diễn đạt dễ hiểu hơn.
1.3. Phát âm và độ lưu loát:
Học sinh:
- Phát âm rõ ràng, tương đối chính xác nhóm từ, cách diễn đạt và câu ngắn tuy người đối thoại đôi khi vẫn phải yêu cầu nhắc lại.
- Có thể làm người đối thoại hiểu ý mình bằng cách bổ sung các chi tiết nhỏ, mặc dù còn ngập ngừng, cắt ngắn ý và khó khăn tìm cách diễn đạt lại.
1.4. Độ chuẩn xác và phù hợp về mặt ngôn ngữ xã hội:
Học sinh:
- Có thể sử dụng một số cách diễn đạt phù hợp liên quan đến các chủ đề hằng ngày.
- Có thể giao tiếp phù hợp với vai và hoàn cảnh giao tiếp đơn giản trong gia đình, lớp học, công việc thông thường.
Phân tích các dạng bài nói:
Nói độc thoại:
Đối với kĩ năng nói độc thoại (monologue), học sinh sẽ được yêu cầu nói về một trong các chủ đề sau:
Nói về bản thân (Talk about oneself)
Nói về gia đình (Talk about your family)
Nói về một người thân (Talk about your close friend)
Nói về việc học tập của cá nhân (Talk about your study)
Nói về khu phố mình ở (Talk about your neighborhood)
Nói về trường, lớp của mình (Talk about your class/ school)
Nói về một đề tài cụ thể nào đó (Talk about a specific topic)
Miêu tả một bức tranh (Describe a picture)
Tóm tắt một câu chuyện (Summarize a story)
Kể một câu chuyện đã xảy ra (Recount)
Nói tương tác:
Đối với kĩ năng nói tương tác học sinh sẽ trao đổi thông tin với giáo viên hoặc các bạn của mình:
Hỏi đáp thông tin về một ai đó/ một việc gì đó; (Ask and Answer about someone/ something)
Hỏi đáp về giá tiền, số lượng, (Ask and answer about the price, ...)
Đóng vai người mua hàng/ người bán hàng; (At the shop, hotel, ...)
Đóng vai phỏng vấn (Interview)
Nói chuyện với nhau về một đề tài nào đó; (Talk about a specific topic)
Trả lời câu hỏi của giáo viên hoặc bạn bè. (Answer others' questions)
Một số dạng bài tập rèn kĩ năng nói và phương pháp rèn luyện:
Nói độc thoại:
Introduce oneself:
Khi học sinh vào lớp 6 THCS, nhiều em đã được học Tiếng Anh từ Tiểu học. Dựa vào thuận lợi này, giáo viên có thể nắm được trình độ ban đầu của các em. Giáo viên có thể dành một thời gian nhất định để hỏi về thông tin cá nhân của các em trước khi yêu cầu các em tự trình bày bài nói.
Các câu hỏi có thể:
What is your name?
How old are you?
Where do you live?
How many people are there in your family?
What do you like?
What don’t you like?
Từ những câu hỏi gợi ý này, học sinh trả lời sau đó viết câu trả lời vào vở. Giáo viên tiếp tục cung cấp cho các em một số câu mở đầu bài nói và kết thúc bài nói:
Mở đầu bài nói:
Hi everyone/ Hello everyone/ Good morning everyone 
Kết thúc bài nói:
That’s about me. Thank you for listening.
Giáo viên luyện cho các em các câu này bằng cách cho các em đọc đồng thanh rồi đọc cá nhân.
Giáo viên làm mẫu cho học sinh:
Hi everyone, 
My name is Khanh. I am eleven years old. I live on Hung Vuong Street with my family. There are four people in my family. I like football. I don’t like wet weather. That’s about myself. Thank you for listening.
Giáo viên có thể trình bày bài mẫu hai hoặc ba lần sau đó gợi ý các em thay các thông tin cho phù hợp và gọi hai hoặc ba học sinh giỏi lên trình bày trước lớp. Giáo viên cùng cả lớp sửa lỗi nếu có. Tiếp theo, giáo viên yêu cầu các em thực hành theo nhóm ba hoặc bốn. Từng em sẽ trình bày bài nói, các em còn lại lắng nghe và nhận xét. Các em có thể tập nói từng câu rồi từng đoạn và cuối cùng cả bài.`
Đối với lớp 7, 8, 9 bài giới thiệu sẽ dài hơn. Học sinh sẽ trình bày nhiều thông tin hơn. Về cách thức có thể làm giống như lớp 6.
Ví dụ:
Hi everyone,
My name is Khanh. I am eleven years old. I am a student at Quang Trung Lower Secondary School. I live on Hung Vuong Street with my father, my mother and my elder brother. My father is forty-five years old. He is an engineer. He works in a paper factory. My mother is forty years old. She is a primary school teacher. My elder brother is sixteen years old. He is a student, too. We love our parents very much and our parents love us, too. I and my brother have some same and some different interests. I like football very much but he doesn’t like it. He likes cycling. I don’t like soft-drink and neither does he. 
That’s about me. Thank you for listening.
	Bài giới thiệu này thường được luyện tập vào những tiết đầu của năm học sau đó sẽ được kiểm tra thường xuyên và bài kiểm tra học kì.
Talk about your family:
Với những bài giới thiệu về gia đình (Talk about your family): học sinh sẽ trình bày chi tiết hơn, có thể có thêm thông tin về sở thích của từng người.
Các câu hỏi gợi ý:
What is your name?
How old are you?
Where do you live?
How many people are there in your family?
How old is your father?
What does he do?
How old is your mother?
What is her job?
Do you have a brother or sister?
How old is he/she?
What does he/she do?
What does each member like?
...
Ví dụ:
Hi everyone,
My name is Khanh. I am eleven years old. I am a student at Quang Trung Lower Secondary School. I live on Hung Vuong Street with my father, my mother and my elder brother. My father is forty-five years old. He is an engineer. He works in a paper factory. My father usually goes to work by car in the morning and he goes home at about five o’clock in the afternoon. He likes watching the news on TV so he seldom misses any seven-o’clock news programme. My mother is forty years old. She is a primary school teacher. She goes to work by motorbike every day. When she goes home, she often prepares the meals for us. She loves watching films on TV especially Korean films. My elder brother is sixteen years old. He is a student, too. We love our parents very much and our parents love us, too. I and my brother have some same and some different interests. I like football very much but he doesn’t like it. He likes cycling. I don’t like soft-drink and neither does he. 
That’s about my family. Thank you for listening.
Talk about your close friend:
Hãy thông tin cho học sinh rằng "close friend" không nhất thiết là bạn bè cùng lứa tuổi, ở đây "close friend" còn có thể là người mẹ mother, người cha father, người ông grandfather, người bà grandmother, người anh brother, người chị sister, ...
Với bài nói này, giáo viên đề ra những yêu cầu, cung cấp từ vựng và hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước khi nói. Câu hỏi gợi ý khi nói về một người bạn thân, các em cần nói:
Who is that person?
How old is he/she?
What does he/she do?
What relationship are you with him/her?
What is his/her appearance?
What is his/her personality?
What do you often do together?
What does he/she help you?
Why do you like him/her?
What is your feeling when being his/her friend?
Ví dụ:
Hi everyone,
My name is Khanh. I am eleven years old. I am a student at Quang Trung Lower Secondary School. 
I live on Hung Vuong Street with my father, my mother and my elder brother. I love all my family members but the person I love most is my mother. My mother is a bit tall. She is slim but she is not weak. This year, she is forty years old but she looks younger than she is. She has long black hair, an oval face and black eyes. She is a kind and helpful woman. She is a primary school teacher. She loves her students very much and her students, of course, love her, too. She goes to work by motorbike every day. After school, she usually goes to the market to buy food and other things. She often prepares good meals for the family. She often says she is happy to look after the family. In the evening, she often helps us with our homework. After school, we often help her with the housework. On Sunday, we usually stay at home and do the housework together. We are very happy. My elder brother and I are very lucky to have a kind mother like her. She is the only person I love best.
That's about my mother, a close friend. Thank you for listening.
Sau một thời gian làm quen với dạng bài tập nói như thế này, giáo viên không cần tô dậm hay gạch chân những từ cần thay thế (substitution), song cần yêu cầu học sinh tự thay thế những thông tin cần thiết trong bài nói cho phù hợp với tình huống của mình.
Talk about your school:
Để chuẩn bị cho bài nói về trường, lớp, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu trước về một số thông tin qua các câu hỏi gợi ý sau:
What is the name of the school?
Where is the school? in the city or in the country?
Is the school big or small?
How many floors does it have?
How many classes does it have?
How many students and how many teachers are there?
How are the students and teachers? (What characters/ What quality)
How many students does each class have?
What other facilities does the school have? (library, swimming pool, subject-classrooms, ...)
What are the reasons you like your school?
...
Possible speech:
Hi everyone,
My name is Khanh. I am eleven years old. I am a student at Quang Trung Lower Secondary School. Now I want to tell you about my school. 
My school is in the city. It is a big school with three buildings. The buildings have three floors. The school was built five years ago so it looks beautiful and bright. There are twenty-four classrooms and five subject-rooms. There is a large library on the second floor. In the library, there are thousands of books of all kinds. We often go there to borrow or read books. There are twenty-four classes in the school. Each class has about forty or forty-five students. Most of the students in my school are hard-working and intelligent. The teachers are well-qualified and enthusiastic. I like my school very much because of all the above.
That's about my school. Thank you.
...
Talk about favourite TV programme:
Giáo viên có thể đưa ra gợi ý để học sinh nói về một chương trình truyền hình yêu thích như bài tập dưới đây:
Look at the information in the table, write a paragraph about the TV programme: suggested words: I/ like/ on// it/ at// In this programme, I like it because 
Time
Channel
Programme
Content
Why you like it
1:00 pm Sunday
VTV 3
The Road to Olympia Peak
An exciting competition of four participants
- competitive
- exciting
- educational
Sau đó yêu cầu học sinh thực hành tương tự dựa theo sơ đồ dưới đây:
Nói tương tác:
Thông thường nói tương tác được sử dụng nhiều hơn, xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày hơn nói độc thoại, nó bao gồm các cuộc đối thoại, hội thoại, thảo luận nhóm ... nhằm mục đích tìm hiểu thông tin mình muốn như thông tin cá nhân, tham gia phỏng vấn xin việc, giao tiếp trong cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, giao tiếp khác...
Hỏi đáp về thông tin cá nhân:
Cũng giống như việc hướng dẫn nói độc thoại, trong phần nói tương tác giáo viên cũng cần hướng dẫn cho học sinh, đề ra yêu cầu cụ thể trước khi các em luyện tập. Khi muốn các em thực hành hỏi đáp về thông tin cá nhân giáo viên đưa ra những gợi ý:
Name
Grade/ Class
Address
Job
Hobbies
...
Ví dụ:
Hai: Hi, my name is Hai. What is your name?
Duong: Hi, my name is Duong.
Hai: Which grade are you in?
Duong: I am in grade six. Which grade are you in?
Hai: I am in grade seven. Class seven A. Which class are you in?
Duong: I am in class six A. Where do you live?
Hai: I live on Tran Phu Street. Where do you live?
Duong: I live on Nguyen Trai Street. What is your hobby?
Hai: I like reading books and watching TV. What about you?
Duong: I like listening to music.
Tùy theo mục tiêu của bài hội thoại, giáo viên đưa ra những câu hỏi gợi ý khác nhau nhằm giúp học sinh có cơ sở để các em thực hành nói.
Giao tiếp trong cửa hàng:
Giáo viên yêu cầu học sinh hình dung sự giao tiếp trong cửa hàng: Gồm những ai? Các câu chào hỏi, thành ngữ được sử dụng, cách hỏi giá tiền ...
Ví dụ:
Shopkeeper: Good morning, can I help you?
Customer: Yes, I'd like a shirt, please.
Shopkeeper: Which one would you like?
Customer: I'd like that white one.
Shopkeeper: Here you are. Would you like anything else?
Customer: Yes, I'd like a pair of shoes, please.
Shopkeeper: What size are you?
Customer: I am thirty-nine.
Shopkeeper: What colour would you like?
Customer: Brown. How much is in total?
Shopkeeper: Two hundred and fifty thousand dong.
Customer: Here you are.
Shopkeeper: Thank you. Goodbye. See you later.
Giao tiếp hỏi và chỉ đường:
Trước khi yêu cầu học sinh thực hành hỏi đáp, cho học sinh làm quen với các thành ngữ giao tiếp hỏi và chỉ đường để học sinh hiểu được cách hỏi, chỉ đường như thế nào như bài tập dưới đây. (Matching and Read aloud) 
Giới thiệu cho học sinh tình huống giao tiếp, nhân vật giao tiếp sau đó yêu cầu học sinh thực hành. 
Work in pairs. Ask for and give directions to one of the places on the map.
Bus stop
Ví dụ: Có người khách du lịch hỏi bạn đường tới bến xe.
Tourist: Excuse me!
You: Yes.
Tourist: Can you tell me the way to the bus stop?
You: Certainly. Go straight ahead. Take the second turning on the right. Then go along that street. The bus stop is on your left.
Tourist: Thank you very much.
You: You are welcome!
Interview 1:
Với bài này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chia động từ trong ngoặc trước, sau đó làm mẫu với một học sinh giỏi rồi hướng dẫn các em đóng vai thực hành bài Interview. Gọi hai hoặc ba cặp đóng vai thực hành trước lớp.
Key: 
has
Do – have
love
Does – walk
ride
teaches
doesn’t play
reads
go
do
Interview 2: Talk about the importance of TV.
Có rất nhiều tình huống trong thực tế cần đến loại giao tiếp này. Sau đây là một bài tập cần cho học sinh thực hành.
Bài tập này không những luyện tập được kĩ năng nói tương tác mà còn luyện tập về kĩ năng nói độc thoại.
Class survey:
Hướng dẫn học sinh sử dụng mẫu câu hỏi ở thì hiện tại hoàn thành để thực hiện một bài khảo sát.
D. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1. Kết quả đạt được:
Trên đây là một số dạng bài nói độc thoại và nói tương tác mà tôi đã thực hiện trong học kì I vừa qua và sẽ thực hiện tiếp trong thời gian tới. Có thể nói trước khi thực hiện và sau khi thực hiện các phương pháp này một thời gian, chất lượng kĩ năng nói của học sinh thay đổi rõ rệt. Từ chỗ các em còn e dè, ấp úng, chưa hiểu cách trình bày bài nói, giao tiếp như thế nào, đến khi tôi tiến hành kiểm tra nói cuối học kì I, các em đã tự tin hơn nhiều khi đứng trước lớp trình bày bài nói của mình, chất lượng được nâng lên rõ rệt.
Cụ thể: Bài kiểm tra nói thường xuyên số 1, tôi chỉ gọi học sinh lên trình bày một trong ba chủ đề: Nói về bản than, nói về gia đình em, nói về trường em. Tư thế, sự tự tin của các em còn nhiều hạn chế chưa nói đến chất lượng bài nói. Sau một học kì nhất là sau khi áp dụng các phương pháp như đã trình bày ở trên, tôi tiến hành kiểm tra nói lấy điểm cuối học kì. Hình thức, nội dung, biểu điểm bài kiểm tra tôi đã trình Phòng giáo dục và Đào tạo. Khi đó tôi thấy các em rất tự tin tham gia kiểm tra, chất lượng bài kiểm tra nói của lớp 6A đã tiến bộ rất nhiều so với bài số 1. Cụ thể như sau: 
Bài kiểm tra nói thường xuyên số 1
(Trước khi thực hiện đề tài)
Bài kiểm tra nói cuối học kì I
(Sau khi thực hiện đề tài một thời gian)
Giỏi
Khá
Tb
Giỏi
Khá
Tb
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
22
42,3
20
38,5
10
19,2
27
51,9
20
38,5
5
9,6
2. Bài học kinh nghiệm.
Để khuyến khích học sinh nói được tốt, giáo viên cần:
Tạo ra môi trường nói Tiếng Anh với cảm giác thật thoải mái.
Động viên học sinh mạnh dạn nói, không sợ sai. Luôn có lời khen ngợi khi học sinh nói được ý hay hoặc câu đúng. Hạn chế những câu chê bai trực tiếp. Nếu học sinh nói chưa đúng, cần có phương pháp khuyến khích hay yêu cầu học sinh nói lại.
Đưa ra những yêu cầu, hướng dẫn rõ ràng, gợi ý đủ chi tiết để học sinh thực hành như từ vựng, mẫu câu cần thiết, tình huống rõ ràng, sát thực tế.
3. Đánh giá chung về hiệu quả của đề tài:
- Đề tài mang tính thiết thực, dễ áp dụng, có hiệu quả cao.
- Học sinh được củng cố lòng tự tin, kĩ năng trình bày trước tập thể.
- Học sinh được thực tập với nhiều tình huống giao tiếp sát thực với thực tế, từ đó giúp các em sử dụng được Tiếng Anh cho mục đích giao tiếp ngoài đời cũng như học tập ở mức cao hơn sau này.
- Đối tượng thực hiện áp dụng là học sinh – nhằm thực hiện thành công mục tiêu mà đề án ngoại ngữ 2020 đã đề ra, đáp ứng nhu cầu thực sự của xã hội và định hướng của ngành Giáo Dục Việt Nam.
- Từ bài học kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy dựa trên việc áp dụng những giải pháp đã được trình bày cụ thể trong đề tài này đã mang lại lợi ích thiết thực, giúp giáo viên không chỉ rèn luyện cho học sinh mà ngay chính giáo viên cũng củng cố các kĩ năng nói cho bản thân mình.
Phần 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Mục tiêu đề án Ngoại Ngữ 2020 của chính phủ Việt Nam là nhằm xóa bỏ rào cản ngôn ngữ, khắc phục tình trạng yếu ngoại ngữ của người Việt Nam để phát triển đất nước. Thực hiện thành công mục tiêu này, chính phủ, cụ thể là Ngành Giáo Dục Việt Nam, đã và đang có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngoại Ngữ hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới cách thức rèn luyện các kĩ năng hay năng lực sử dụng Tiếng Anh nói riêng là phù hợp với xu thế đổi mới và phát triển chung của ngành giáo dục nước nhà, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng sử dụng Ngoại ngữ của người Việt Nam đáp ứng yêu cầu “hội nhập quốc tế”.
Trên đây là một số phương pháp tôi đã thực hiện để hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng nói Tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa thí điểm và theo khung năng lực ngoại ngữ sáu bậc đã được Bộ giáo dục và Thủ tướng Chính phủ thông qua. Hi vọng rằng đề tài này sẽ một phần giúp ích cho giáo viên Tiếng Anh sử dụng để rèn luyện cho học sinh của mình về kĩ năng nói.
2. KHUYẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT:
Để thực hiện tốt đề án ngoại ngữ 2020, mỗi giáo viên ngoại ngữ cũng như mỗi học sinh đều phải cố gắng nỗ lực học tập, rèn luyện. Nhất là rèn luyện các kĩ năng và đặc biệt là kĩ năng nghe nói Tiếng Anh. Bên cạnh đó, ngoài việc thay đổi chương trình sách giáo khoa, chúng ta cần có sự thay đổi về cách kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh. Trong đó việc đánh giá các kĩ năng cần được tiến hành và thực hiện thường xuyên. 
2.1. Đối với học sinh:
	- Tích cực học tập, ham học hỏi, mạnh dạn thực hành các kĩ năng nhất là kĩ năng nói, không e dè, nhút nhát, cần rèn tính tự tin, tác phong nhanh nhẹn, đĩnh đạc trước tập thể. 
- Cần chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp, trong khi học phải thật chú ý lắng nghe bài giảng, tích cực phát biểu đưa ra những ý tưởng, tình huống hay để áp dụng vào bài nói.
- Khai thác có chọn lọc thông tin từ Internet và các nguồn học liệu khác để bổ sung cho việc học tập của mình.
- Liên hệ với bộ môn khác như Ngữ văn để rèn kĩ năng nói.
2.2. Đối với giáo viên:
- Chuẩn bị bài chu đáo, thường xuyên tìm tòi những phương pháp hay để hướng dẫn học sinh thực hành.
- Đưa ra yêu cầu rõ ràng, hướng dẫn đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu.
- Tạo không khí, môi trường nói Tiếng Anh trong và ngoài lớp thân mật, thoải mái. Tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội thực hành Tiếng Anh càng nhiều càng tốt.
- Tổ chức việc kiểm tra nói thường xuyên cũng như kiểm tra cuối học kì thật chu đáo. Đánh giá công bằng song cũng không quá khắt khe.
2.3- Với nhà trường:
- Cần tổ chức câu lạc bộ nói Tiếng Anh ở các khối lớp tạo điều kiện thúc đẩy, cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức thể hiện kĩ năng nói.
2.4- Với phòng giáo dục:
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng dạy kĩ năng ngôn ngữ, các hội thảo về dạy Tiếng Anh, đặc biệt là kĩ năng nói Tiếng Anh cho giáo viên, giúp giáo viên có được những phương pháp phù hợp trong việc dạy và rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
Tôi xin chân thành cám ơn!
MỤC LỤC
Phần 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN	 	Trang 1
TÓM TẮT SÁNG KIẾN	Trang 2
Phần 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
A. Lý do chọn đề tài	Trang 3
B. Phương pháp nghiên cứu	Trang 3
C. Các biện pháp nghiên cứu cụ thể	Trang 3
1. Mô tả các kĩ năng nói và mức độ cần đạt	Trang 3
2. Phân tích các dạng bài nói	Trang 5
3. Một số dạng bài tập rèn kĩ năng nói và phương pháp rèn luyện	Trang 6
D. Kết quả ứng dụng, bài học kinh nghiệm và đánh giá chung	Trang 15
1. Kết quả đạt được:	Trang 15
2. Bài học kinh nghiệm.	Trang 15
3. Đánh giá chung về hiệu quả của đề tài:	Trang 15
Phần 3 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận 	Trang 17
2. Khuyến nghị	Trang 17
Mục lục	Trang 19

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_noi_tieng_anh_cho_hoc_sinh.doc