Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9

         Sáng kiến: “ Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9” là những tìm tòi, học hỏi và những kinh nghiệm bản thân tôi đúc rút được trong thực tiễn giảng dạy của mình. Với sáng kiến này, tôi hi vọng phần nào đặt ra và giải quyết được những khó khăn trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bộ môn cũng như thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn THCS trong tình hình hiện nay.

        Nội dung của sáng kiến tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, khảo sát thực tế để từ đó đưa ra những nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm vận dụng trong quá trình giảng dạy. Bố cục của sáng kiến gồm 3 phần:

        Phần mở đầu bao gồm các nội dung: lý do chọn sáng kiến; phạm vi đối tượng của sáng kiến; những điểm mới, mục đích và phương pháp nghiên cứu sáng kiến.

        Phần nội dung giải quyết các vấn đề: cơ sở thực tế; cơ sở lí luận. Phần nội dung chính của sáng kiến là những phương pháp rèn kỹ năng viết văn nghị luận xã hội cho HS lớp 9 như kỹ năng nắm bắt thông tin, thu thập dẫn chứng; kỹ năng phân tích đề; kỹ năng phân bố thời gian; kỹ năng lập dàn ý; kỹ năng viết đoạn.

        Phần kết luận bao gồm: những bài học kinh nghiệm và những kiến nghị đề xuất

        Tôi hi vọng qua nội dung sáng kiến, có điều kiện được học tập, trao đổi cùng đồng nghiệp để có được những bài học quý cho mình trong việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn, phần nào khơi dậy và đánh thức trong giáo viên, học sinh tình yêu đối với Văn học, niềm say mê với bộ môn Ngữ văn trong trường THCS.

 
doc 40 trang Anh Hoàng 27/05/2023 4500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9
Phần 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học môn Ngữ văn khối lớp 9 THCS.
3. Tác giả:
Họ và tên: Bùi Thị Tuệ
Ngày sinh: 24/5/1968
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Ngữ văn 
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng – trường THCS Hồng Phong.
Điện thoại: 01698920306
4. Đồng tác giả: Không 
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu tiên: Trường THCS Hồng Phong- xã Hồng Phong- Ninh Giang – Hải Dương
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn khối lớp 9 THCS. 
7. Thời gian áp dụng sáng kiến: Thời gian áp dụng thử nghiệm năm học 2011- 2012. Áp dụng phổ biến năm học 2012-2013; 2013-2014
 HỌ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
 ( Ký tên) ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
 Bùi Thị Tuệ
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
 Sáng kiến: “ Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9” là những tìm tòi, học hỏi và những kinh nghiệm bản thân tôi đúc rút được trong thực tiễn giảng dạy của mình. Với sáng kiến này, tôi hi vọng phần nào đặt ra và giải quyết được những khó khăn trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bộ môn cũng như thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn THCS trong tình hình hiện nay.
 Nội dung của sáng kiến tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, khảo sát thực tế để từ đó đưa ra những nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm vận dụng trong quá trình giảng dạy. Bố cục của sáng kiến gồm 3 phần:
 Phần mở đầu bao gồm các nội dung: lý do chọn sáng kiến; phạm vi đối tượng của sáng kiến; những điểm mới, mục đích và phương pháp nghiên cứu sáng kiến.
 Phần nội dung giải quyết các vấn đề: cơ sở thực tế; cơ sở lí luận. Phần nội dung chính của sáng kiến là những phương pháp rèn kỹ năng viết văn nghị luận xã hội cho HS lớp 9 như kỹ năng nắm bắt thông tin, thu thập dẫn chứng; kỹ năng phân tích đề; kỹ năng phân bố thời gian; kỹ năng lập dàn ý; kỹ năng viết đoạn.
 Phần kết luận bao gồm: những bài học kinh nghiệm và những kiến nghị đề xuất
 Tôi hi vọng qua nội dung sáng kiến, có điều kiện được học tập, trao đổi cùng đồng nghiệp để có được những bài học quý cho mình trong việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn, phần nào khơi dậy và đánh thức trong giáo viên, học sinh tình yêu đối với Văn học, niềm say mê với bộ môn Ngữ văn trong trường THCS.
Phần 2
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn sáng kiến
1.1 Bối cảnh xã hội và mục tiêu giáo dục phổ thông
 Thế kỉ XXI là một thế kỉ mà cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão. Điều đó yêu cầu mục tiêu giáo dục phổ thông phải có sự thay đổi.
 Mục tiêu giáo dục phổ thông của nước ta trong giai đoạn hiện nay là đào tạo nguồn nhân lực có đủ đức, trí, thể, mỹ; đặc biệt là hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác và kỹ năng xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Hay nói một cách khác, mục tiêu, nội dung và phương pháp học tập gắn với bốn trụ cột giáo dục của thế kỉ XX: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống”.
 Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em là chủ yếu, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
 Mục tiêu giáo dục thay đổi nên phương pháp dạy học cần thiết phải đổi mới là một điều tất yếu. Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh thực sự là một giải pháp mang tính chiến lược để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông.
 Quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn THCS nói riêng trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả không thể phủ nhận. Các đợt tập huấn, hội thảo, hội giảng các cấp đã trang bị kiến thức tối thiểu cần có cho người giáo viên Ngữ văn để có thể đáp ứng được yêu cầu dạy và học Ngữ văn hiện nay. Sở giáo dục và Đào tạo Hải Dương đã rất quan tâm và tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chuyên môn mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Các Phòng giáo dục và đào tạo, các đơn vị trường học đến các tổ, nhóm chuyên môn cũng đã thực sự vào cuộc.
 Tuy nhiên, quá trình đổi mới phương pháp dạy học không phải là việc làm một sớm một chiều mà là cả một quá trình khó khăn và lâu dài, đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên phải thực sự tâm huyết, bền bỉ và sáng tạo. Lý luận về phương pháp dạy học, kiến thức khoa học bộ môn, năng lực sư phạm và sự đúc rút kinh nghiệm thực tiễn chính là những yếu tố quan trọng làm nên thành công của người thầy.
 Mỗi người thầy nếu luôn biết làm mới bản thân mình, làm mới những bài học tưởng chừng như đã rất xưa, rất cũ thì chắc chắn sẽ thành công trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Trong bối cảnh chung của cuộc cách mạng về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn THCS là một vấn đề được quan tâm đặc biệt. Và để làm tốt điều đó, mỗi người giáo viên Ngữ văn nên bắt đầu từ những vấn đề gần gũi nhất, thiết thực nhất ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học bộ môn của chính mình.
1.2 Mục tiêu của bộ môn Ngữ văn:
 Đối với bộ môn Ngữ văn ở bậc THCS, tuy có vận dụng nguyên tắc “tích hợp”giữa ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn nhưng trong khung phân phối chương trình của Bộ giáo dục đào tạo cũng như phân phối chương trình chi tiết của Sở giáo dục đào tạo đều có tiết kiểm tra riêng của từng phân môn, trong đó các bài viết Tập làm văn tại lớp có một vị trí đặc biệt quan trọng, gần như là kết quả đánh giá quá trình học tập bộ môn của học sinh.
 Mặt khác, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai mặt của một vấn đề. Tháng 8/2008, Bộ GD - ĐT và Viện KHGD đã tổ chức tập huấn “ Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS” với tinh thần và phương châm là: “ thay đổi cách ra đề Tập làm văn theo hướng “mở” không trói buộc sự tưởng tượng và sáng tạo độc lập của học sinh. Theo đó, nội dung của đề bài không những có trong chương trình mà có thể mở rộng tới những vùng kiến thức, kĩ năng tương tự nằm ngoài chương trình, miễn sao những đơn vị kiến thức đó không quá xa lạ với học sinh”. Bên cạnh đó là sự điều chỉnh đổi mới khuynh hướng ra đề quá thiên về nghị luận văn học, hướng tới những dạng đề gắn với thực tiễn cuộc sống thiên nhiên và cuộc sống con người của chúng ta ngày nay. 
 Như vậy, bên cạnh các dạng đề nghị luận văn học truyền thống với những ưu thế riêng không thể phủ định thì các đề bài nghị luận xã hội cũng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong mục tiêu giáo dục hiện nay nói chung và mục tiêu của môn Ngữ văn trong trường THCS nói riêng. Với nghị luận xã hội các đề bài như: Viết bài văn với chủ đề”Tôi muốn , nắm chặt tay bạn” ( Đề thi Văn vào đại học của thành phố Thượng Hải, Trung Quốc );”Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em”( Đề của cô Nguyễn Bích Thảo trên báo Văn học và tuổi trẻ tháng 11-2006); “Trái tim có những điều kì diệu” ( Đề thi vào lớp 10 tỉnh Ninh Thuận năm 2006. Với những đề này, người viết chỉ có thể nhờ cậy vào chính mình, huy động năng lực suy nghĩ của chính mình mà không thể trông cậy vào điều gì khác. Không thể phủ nhận: nghị luận xã hội có những ưu thế rất riêng trong việc đổi mới phương pháp và đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn hiện nay.
 Một vấn đề đặt ra ở đây là trong ba phân môn của Ngữ văn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn thì Tập làm văn được xem là khô cứng nhất, cả giáo viên và học sinh đều có tâm lý “sợ” các tiết học này, yêu cầu tạo lập văn bản đối với học sinh trong đó có văn bản nghị luận xã hội là một yêu cầu không dễ dàng chút nào. 
 Học sinh THCS được học về phương pháp tạo lập các văn bản nghị luận ở lớp 7, lớp 8 và lớp 9. Nếu như ở chương trình Ngữ văn lớp 7 và lớp 8 các em tiếp cận với văn bản nghị luận ở dạng tổng quát với các phép lập luận thì ở lớp 9 các em đi sâu vào các dạng cụ thể: nghị luận xã hội ( nghị luận về một sự việc, hiện tượng và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý ); nghị luận văn học ( nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ ). Trong đó, nghị luận xã hội với đặc điểm riêng của nó là một trong những yếu tố tích cực nhất hướng tới và giải quyết được những yêu cầu đổi mới của mục tiêu giáo dục nói chung cũng như mục tiêu cần đạt của môn Ngữ văn bậc THCS nói riêng. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu gắn văn học với thực tiễn cuộc sống thiên nhiên và thực tiễn cuộc sống con người đòi hỏi người giáo viên Ngữ văn phải thực sự thay đổi tư duy về phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới tích cực. 
 Sáng kiến: “ Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9” là một trong những sáng kiến mà tôi vô cùng tâm đắc và có nhiều tìm tòi, trăn trở trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá ở môn Ngữ văn. Vì vậy, tôi chọn sáng kiến này trong việc đúc rút kinh nghiệm giảng dạy của mình.
2. Phạm vi, đối tượng của sáng kiến:
 Sáng kiến có thể áp dụng trong việc rèn kĩ năng đọc - hiểu các văn bản nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn THCS.
 Sáng kiến có thể áp dụng trong việc rèn kĩ năng viết văn nghị luận nói chung và đặc biệt trong việc rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội nói riêng cho học sinh lớp 9.
 Sáng kiến cũng có tác dụng rất thiết thực trong nội dung dạy học tự chọn và nội dung ôn tập cho học sinh lớp 9, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn Ngữ văn .
3. Những điểm mới của sáng kiến:
 Sáng kiến đi vào khảo sát thực tế, phân tích cụ thể thực trạng việc dạy và học viết văn nghị luận xã hội của học sinh lớp 9 hiện nay một cách có hệ thống.
 Sáng kiến cũng đi vào tìm hiểu, lý giải vấn đề trên cơ sở kiến thức lý luận về phương pháp dạy học và kiến thức khoa học bộ môn Ngữ văn.
 Từ đó, sáng kiến đã đề xuất thêm một số kĩ năng cần thiết và giải quyết những hạn chế còn tồn tại của giáo viên trong thực tế dạy học khi rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9 .
4. Mục đích của sáng kiến:
 Sáng kiến: “ Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9” là những tìm tòi, học hỏi và những kinh nghiệm bản thân tôi đúc rút được trong thực tiễn giảng dạy của mình. Với sáng kiến này, tôi hi vọng phần nào đặt ra và giải quyết được những khó khăn trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bộ môn cũng như thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn THCS.
 Tôi cũng hi vọng qua nội dung của sáng kiến, có điều kiện được học tập, trao đổi cùng đồng nghiệp để có được những bài học quý cho mình trong việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn, phần nào khơi dậy và đánh thức trong giáo viên, học sinh tình yêu đối với Văn học, niềm say mê với bộ môn Ngữ văn trong trường THCS.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát thực tế.
- Phân tích, phân loại.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
PHẦN NỘI DUNG: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở thực tế:
1.1, Văn nghị luận trong phần Tập làm văn của chương trình Ngữ văn THCS:
1.1.1, Bảng thống kê các tiết, bài tập làm văn nghị luận trong chương trình:
Lớp
Tiết
Tên bài
Ghi chú
7
75
Tìm hiểu chung về văn nghị luận
76
Tìm hiểu chung về văn nghị luận ( tiếp theo )
79
Đặc điểm của văn bản nghị luận
80
Đề văn nghị luận và việc lập ý trong bài văn nghị luận
84
Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
85
Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận
87
Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
90,91
Cách làm bài văn lập luận chứng minh
92
Luyện tập lập luận chứng minh
95,96
Viết bài tập làm văn số 5
103
Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
104
Ôn tập văn nghị luận
108
Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
113
Luyện tập lập luận giải thích, viết bài tập làm văn số 6
115
Luyện nói: giải thích một vấn đề
8
100
Ôn tập về luận điểm
101
Viết đoạn văn trình bày luận điểm
102
Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
105, 106
Viết bài tập làm văn số 6
109
Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
113
Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
116
Trả bài tập làm văn số 6
117
Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
121
Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
125
Viết bài tập làm văn số 7
9
94
Phép phân tích và tổng hợp.
95
Luyện phân tích và tổng hợp
99
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
100
Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
101
Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương phần Tập làm văn( sẽ làm ở nhà)
106
 Viết bài tập làm văn số 5.
109
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
114
Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
115
Trả bài tập làm văn số 5
120
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
121
Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
123
Viết bài Tập làm văn số 6 học sinh làm ở nhà .
127
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
128
Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
135
Trả bài tập làm văn số 6
139
Viết bài Tập làm văn số 7
142
Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
146
Trả bài Tập làm văn số 7.
 Quan sát bảng thống kê trên, chúng ta nhận thấy phần văn bản nghị luận trong phân môn Tập làm văn chiếm một dung lượng lớn trong chương trình Ngữ văn THCS (lớp 7: 17 tiết, lớp 8: 11 tiết, lớp 9: 18 tiết). Cấu trúc chương trình đảm bảo nguyên tắc tích hợp và đồng tâm: Lớp 7 cung cấp kiến thức khái quát về văn nghị luận, những phép lập luận cơ bản là chứng minh và giải thích; ở lớp 8, chương trình đi vào ôn tập, luyện tập trên cơ sở kiến thức đã có ở lớp 7 và kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự trong văn nghị luận; lớp 9 tiếp tục tìm hiểu về phép phân tích, tổng hợp sau đó đi sâu vào hai dạng bài cơ bản là nghị luận xã hội (nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý ); nghị luận văn học (nghị luận về bài thơ, đoạn thơ và nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích).
 Trong đó, nghị luận xã hội (nghị luận về một sự việc, hiện tượng và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý) chỉ được phân bố 6 tiết (bao gồm cả tiết viết bài và tiết trả bài ) ở lớp 9. Mặc dù trong cấu trúc chương trình các em đã được tiếp cận và thực hành luyện tập từ lớp 7, lớp 8 song sự cách quãng trong chương trình cũng tạo nên những khoảng trống khá khó khăn mà giáo viên và học sinh phải vượt qua. Trong khi đó, hướng tới mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá ở môn Ngữ văn thì một trong những điểm đổi mới cơ bản nhất, rõ ràng nhất chính là khả năng tạo lập các văn bản nghị luận xã hội của học sinh, học văn gắn với đời sống, đặc biệt là các đề văn theo hướng “Mở”.
1.1.2. Khảo sát thực tế:
* Về phía học sinh:
 Để tìm hiểu về thực trạng phần tạo lập các văn bản nghị luận xã hội của học sinh lớp 9 và có thông tin phản hồi để điều chỉnh phương pháp dạy học, tôi đã tiến hành khảo sát với bài viết ngắn ( 30 phút ) với nội dung cụ thể như sau:
Đề bài 1: Hiện tượng học sinh chơi điện tử ở địa phương em.
Đối tượng khảo sát: 27 HS lớp 9A
Đề bài 2: Từ vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, em có suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên học sinh?
Đối tượng khảo sát: 30 HS lớp 9B
Kết quả thu được như sau:
Lớp
Số HS
Điểm 
 1 - 2
Điểm 
3 - 4
Điểm 
 < 5
Điểm
5 - 6
Điểm 
 7 - 8
Điểm 9 -10
Điểm 
 > 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
27
3
11,1
8
29,6
11
40,7
11
40,7
5
18,5
0
0
16
59,3
9B
30
4
13,3
10
33,4
14
46, 7
11
36,7
5
16,6
0
0
16
53,3
Tổng
57
7
12,2
18
31,5
25
43,9
22
38,6
10
17,5
0
0
32
56,1
Từ kết quả khảo sát, tôi nhận thấy:
- Tỷ lệ HS đạt điểm khá, giỏi thấp ( điểm khá 17,5%; không có điểm giỏi )
- Tỷ lệ HS điểm dưới 5 khá cao ( 43,9% )
Bài viết của HS bộc lộ những hạn chế cơ bản sau:
- HS còn yếu trong kĩ năng phân tích đề, đặc biệt ở đề bài 2 (lớp 9B), dẫn đến quá trình triển khai nội dung nghị luận chưa mạch lạc, thiếu ý cơ bản
- Học sinh yếu trong khâu giải thích vấn đề, giải nghĩa từ: từ “lý tưởng sống” trong đề bài số 2.
- Học sinh yếu trong việc đưa các tư liệu làm dẫn chứng, thiếu thông tin cập nhật ( đề bài số 1 )
- HS rất hạn chế trong kĩ năng viết đoạn : đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài. HS chưa biết viết đoạn văn có câu chủ đề.
- Hạn chế trong cách diễn đạt, dùng từ
- Hạn chế trong sự kết hợp giữa văn bản nghị luận với các yếu tố: biểu cảm, tự sự, miêu tả
* Về phía giáo viên:
 Để khảo sát thực tế, tôi đã tiến hành dự giờ đồng nghiệp với các tiết ( bài ) cụ thể sau:
- Tiết 99 ( Ngữ văn 9 ): Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Tiết 100 ( Ngữ văn 9 ): Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Tiết 109 ( Ngữ văn 9): Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Tiết 114 ( Ngữ văn 9): Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
 Tôi cũng đã dự một số tiết dạy học tự chọn chủ đề bám sát Ngữ văn 9 về chuyên đề Luyện viết văn nghị luận xã hội cho học sinh. Qua thực tế dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy bộc lộ những điểm giáo viên đã làm được và những điểm chưa làm được như sau:
Ưu điểm: 
+ Giáo viên đã bám sát chuẩn kiến thức và kĩ năng cơ bản, đạt được mục tiêu của tiết học. 
+ Học sinh nắm được kiến thức cơ bản, phân biệt được kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống và kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
+ Học sinh có kĩ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, tạo lập được các văn bản nghị luận xã hội theo cầu.
- Hạn chế:
+ Giáo viên mới chỉ dừng ở việc bám sát nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản, tiến trình bài dạy ở sách giáo khoa mà chưa tìm tòi, thiết kế, xây dựng và tổ chức các hoạt động của GV – HS sinh động hơn để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các tiết học phân môn Tập làm văn mà các em vốn đã “ngại “ học.
+ Giáo viên chưa chú ý cung cấp và hướng dẫn học sinh phương pháp thu thập dẫn chứng, thu thập tư liệu, cập nhật thông tin để minh chứng cho vấn đề nghị luận.
+ Giáo viên gần như không đề cập đến việc rèn kĩ năng phân bố thời gian làm bài cho học sinh.
+ Giáo viên đã hướng dẫn học sinh cách dựng đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh nhưng thiếu cụ thể, còn rất chung chung nên học sinh khó vận dụng.
+ Giáo viên chưa chú ý hướng dẫn học sinh kĩ năng tạo sự thuyết phục trong bài viết của mình.
+ Một hạn chế khác cần nói đến ở đây chính là những quan niệm sai lệch, cực đoan của người giáo viên. Sau khi xuất hiện các bài văn nghị luận xã hội viết theo hướng “mở” tạo được sự quan tâm nhiệt tình của dư luận và xã hội, nhiều giáo viên tập trung hết vào dạng đề này trong khi chưa hiểu hết bản chất của vấn đề, dẫn đến một hiện tượng giáo viên ra đề tùy tiện, học sinh thoải mái sáng tạo .
 Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi một hướng đi cho mình để có thể khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong việc rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9.
2. Cơ sở lý luận:
2.1, Vị trí của văn nghị luận:
 Văn nghị luận là một thể loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Có thể kể đến Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn; Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
 Có thể nói trong suốt trường kì lịch sử, văn nghị luận là một thể văn phản ánh rõ nhất đời sống tinh thần, tư tưởng, ý chí và khát vọng của cả một dân tộc. Đó là lòng yêu nước nồng nàn: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”( Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ ); đó là tinh thần tự hào về một dân tộc có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời: “ Như nước Đại Việt ta từ trước/Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/Núi sông bờ cõi đã chia/Phong tục Bắc Nam cũng khác”( Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo); đó là tư tưởng nhân nghĩa: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/lấy chí nhân để thay cường bạo”( Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo);; đó là ý chí : “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”( Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)
 Có thể nói, văn nghị luận ngày càng phát triển mạnh mẽ, ngày càng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, nhìn từ nội dung và đề tài, ta có thể chia văn nghị luận thành hai loại lớn là nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
 Nghị luận xã hội có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá ở môn Ngữ văn THCS hiện nay. Tuy nhiên, văn nghị luận xã hội không phải là một vấn đề hoàn toàn mới. Ngay từ các triều đại phong kiến, các bậc minh quân đã từng ra đề bài cho các sĩ tử trong các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình để chọn ra những Trạng nguyên, Thám hoa, Bảng nhãn. Xin dẫn lại 2 đề bài trong kì thi Đình của khoa thi 1442 và 1871 để làm ví dụ:
Đề thi Đình ( năm 1442 ):
 Trẫm nghĩ trị nước phải lấy nhân tài làm gốc. Thời Đường Ngu nhân tài có nhiều, nhưng các quan được dùng ngoài Tứ Nhạc, Cửu quan, Thập nhị mục ra không thấy còn ai nữa: Sao nhân tài khó tìm vậy. Đến Đế Nghiêu sáng suốt hiểu người như thế mà trong triều vẫn còn tứ hung, sao tiền nhân khó biết vậy! Cái nạn Giáng thủy, cái học Hoài Sơn dân chúng thời ấy tai vạ thực không ít. Cổn trị thủy đến chín năm, gây biết bao tai họa cho dân, sao trừ bỏ tiểu nhân muộn vậy? Đời Chu được Kinh thi ca ngợi là kẻ sĩ đông đúc. Văn Vương dựa vào họ mà dẹp yên đất nước nhưng tới thời Vũ Vương chỉ còn thấy nhắc tới thập loạn. Như vậy, bảo là nhân tài khó kiếm, há chẳng phải đúng sao? Quản Thúc, Sài Thúc phao tin đồn nhảm, khiến Chu Công phải lận đận, Vương Thất suýt sụp đổ, sao bọn tiểu nhân nham hiểm đến thế, không thời đại nào là không có chúng. Đức Thái Tổ Cao Hoàng để ta lấy được thiên hạ, nhiều phen xuống chiếu cầu hiền mà không có một ai ứng tuyển, trong khi ấy thì bọn Xảo, bọn Hãn ngẫm nuôi mưu gian. Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, gắng sức trị nước thế mà việc chọn nhân tài vẫn mịt mờ, thăm thẳm. Bọn Ngân, bọn Sát lại gian ngoan chứa ác. Sao người quân tử khó tìm, kẻ tiểu nhân khó biết như vậy?
 Các ngươi hãy đem hết hiểu biết của mình trả lời, trẫm sẽ đích thân xem xét.
Đề thi Đình ( năm 1871 ):
 Trẫm thường đọc sách luận ngữ đến chỗ Tử Cống hỏi về chính sự, Khổng Tử nói rằng; “đủ lương thực, đủ binh lính, dân tin theo vậy”. Nhân nghĩ công việc hiện nay, không gì quan trọng hơn điều đó, mà muốn thực hiện được điều đó thì sự lựa chọn người tốt lại quan trọng hơn cả. Trẫm từng đêm ngày lo nghĩ mà vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Đông đảo kẻ sĩ các người lúc mới xuất thân ắt hẳn có cơ sở học kinh bang tế thế. Vậy thì những loại việc thiết thực như vậy, suy từ cổ chí kim, nghĩ thế nào, làm thế nào để có công hiệu, hãy nói hết với trẫm, các người chớ lặp lại ý của người khác, chớ bàn phù phiếm, trẫm cũng bất tất phải nói nhiều để các người có thời giờ rộng rãi, nói được hết ý nghĩa, xứng với ý muốn của trẫm.
 Như thế, ngay từ các triều đại phong kiến, văn nghị luận xã hội đã có một vị trí vô cùng quan trọng, với cách đặt vấn đề theo lối “mở” , khuyến khích người viết bộc lộ quan điểm, tư tưởng của mình. Xu hướng ra đề này cũng đã được các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Nga, Mỹ, Trung Quốcáp dụng từ lâu. Xin đưa một số ví dụ đề thi Ngữ văn của Trung Quốc:
VD1: Viết bài luận với chủ đề: “ Hiểu cuộc sống, hiểu cha mẹ” .
VD2: “ Tôi muốn nắm chặt tay bạn”.
VD3: Có một truyện ngụ ngôn như sau:” Đứng từ dưới đất nhìn lên, con người thấy sao trời đều lấp lánh, sáng ngời, nhưng khi con người tiến đến gần sao trời sẽ phát hiện ra rằng các ngôi sao cũng giống như mặt đất - gồ ghề, không bằng phẳng, xung quanh đầy bụi bặm. Từ truyện ngụ ngôn này, em cảm ngộ được điều gì?
2.2, Văn nghị luận xã hội trong trường phổ thông hiện nay :
 * Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá ở môn Ngữ văn hiện nay, văn nghị luận đã khẳng định được ưu thế của nó trong việc hướng tới hình thành nhân cách con người và mục tiêu giáo dục toàn diện, gắn kết với thực tế cuộc sống. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, văn nghị luận xã hội thường chiếm khoảng 3 điểm trong cấu trúc các đề thi. Tôi xin trích dẫn một vài ví dụ để minh họa:
VD1: Đề thi đại học khối C năm 2011
Câu 2 ( 3 điểm ): 
 Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.
VD2: Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011
Câu 2 ( 3 điểm ):
 Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được con đường đi đúng cho mình.
VD3 : Đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 9 tỉnh Hải Dương năm 2011
Câu 2 ( 3 điểm ):
 Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện : “ Một người Ấn Độ thường dùng hai cái bình lớn để gánh nước từ suối về nhà. Một trong hai cái bình này bị nứt và khi về đến nhà, nước trong bình đã vơi đi một nửa. Cái bình nứt luôn buồn bã, khổ sở vì khiếm khuyết của mình. Một ngày nọ, cái bình nứt nói với người chủ của mình:
- Tôi thấy thật xấu hổ khi không làm tròn công việc. Vì tôi mà ông phải làm việc cực nhọc hơn.
Người gánh nước nói bằng giọng cảm thông:
- Trên đường về, ngươi có để ý những luống hoa xinh đẹp dọc đường không? Ngươi có thấy hoa chỉ mọc ở phía đườngcủa ngươi mà không phải ở phía bên kia không? Ta đã biết khiếm khuyết của ngươi. Vì vậy, ta đã gieo những hạt hoa bên đó, và mỗi ngày ngươi đã tưới nước cho chúng. Hai năm qua, ta đã hái những bông hoa này để tặng mọi người và làm đẹp cho căn nhà của chúng ta.”.
VD 4 : Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2011 của Hải Dương.
Câu 2 ( 3 điểm ):
 - Tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người.
 - Hạnh phúc của tuổi thơ là được đến trường.
* Bộ giáo dục và đào tạo kết hợp với tạp chí Văn học và Tuổi trẻ đã tổ chức: Cuộc thi ra đề và viết văn nghị luận xã hội - Cuộc thi ra đề và viết văn nghị luận theo hướng “Mở” thu hút được đông đảo giáo viên, học sinh tham gia đạt kết quả tốt, là những kinh nghiệm quý được trao đổi góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình dạy - học viết văn nghị luận xã hội hiện nay.
3, Phương pháp rèn kỹ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9 
 Xuất phát từ thực tiễn dạy và học về văn bản nghị luận xã hội đối với học sinh lớp 9, xuất phát từ việc nghiên cứu tìm hiểu về sáng kiến, xuất phát từ kinh nghiệm thực tế bản thân, sau đây, tôi xin trình bày việc rèn các kĩ năng cần thiết cho học sinh khi tạo lập văn bản nghị luận xã hội:
3.1. Kĩ năng nắm bắt thông tin, thu thập dẫn chứng:
 Văn nghị luận xã hội khác với nghị luận văn học ở chỗ đối tượng nghị luận là những vấn đề thuộc về xã hội mà cụ thể là các vấn đề về tư tưởng, đạo lý, các vấn đề về sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội. Vì vậy, nếu như đối với nghị luận văn học người viết cần có vốn hiểu biết về văn học, khả năng cảm thụ văn chương thì đối với nghị luận xã hội, người viết phải có vốn sống thực tế. Muốn đưa ra được một quan điểm, một ý tưởng sâu sắc, thấu đáo về một vấn đề xã hội được nêu ra trong đề bài, học sinh cần thể hiện được cách lập luận chặt chẽ, khoa học, sắc sảo, biết cách sử dụng dẫn chứng phù hợp, xác đáng. Nghĩa là, học sinh phải có hiểu biết nhất định về xã hội như những vấn đề đang được xã hội quan tâm, những quan sát, thể nghiệm trong đời sống.
 Do đó, yêu cầu cập nhật nắm bắt thông tin về các vấn đề gần gũi, mang tính thiết thực với cuộc sống của con người. Đó là các vấn đề về môi trường, bạo lực học đường, bạo lực giới, an toàn giao thông, ma túy. Đó cũng là các vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lý: ý chí, nghị lực, trung thực, lòng yêu thương con người.
 Những nguồn tư liệu gần gũi, dễ kiếm như:
- Sách tham khảo hướng dẫn làm văn NLXH
- Báo chí: Hoa học trò, Văn học và tuổi trẻ
- Những tác phẩm: Những tấm lòng cao cả; Hạt giống tâm hồn; Điều kì diệu của cuộc sống; Danh ngôn; Lời hay ý đẹp
- Những bài tản văn, Blog Sống đẹp trên báo Phụ nữ 
* Phương pháp tốt nhất là đọc báo hàng ngày hoặc lướt web đọc báo mạng để cập nhật thông tin, ghi chép lại những thông tin cần thiết, chọn lọc để làm dẫn chứng.
VD: Những thông tin về vấn đề ô nhiễm môi trường, về tai nạn giao thông, những tấm gương về ý chí, nghị lực; những việc làm tiêu biểu thể hiện tình yêu thương con người 
* GV hướng dẫn HS phương pháp, kĩ năng nắm bắt thông tin, chọn lọc, ghi chép vào sổ tay Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, những nhân vật, sự kiện quan trọng phải được ghi chép lại một cách cẩn thận, có hệ thống. GV có thể phân công cán sự phụ trách môn Văn làm nhiệm vụ hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc kết hợp nhắc nhở và báo cáo kết qủa về việc làm này. GV tổ chức các cuộc thi hiểu biết kiến thức lịch sử, văn hóa, xã hội;thi Sổ tư liệu 
* Thực tế cho thấy, chất sống của một bài nghị luận xã hội, đặc biệt là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống chính là tính thời sự cập nhật. Bởi vậy, khi trình bày, học sinh phải đưa ra được những tư liệu sống động, thuyết phục, thậm chí còn phải nêu cả số liệu cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ. Cho nên, việc tiếp cận những thông tin, tri thức mới cần được đặc biệt chú trọng.
* Bên cạnh đó, cách phân tích các hiện tượng, tìm ra nguyên nhân, giải pháp cũng cần phải được làm một cách có bài bản. Học sinh có thể tham khảo cách bình luận của các phóng viên, các bình luận viên trên báo, đài, tìm hiểu các dư luận xã hội xung quanh mình. Tuy nhiên, kĩ năng chọn lọc và xử lý thông tin cần dựa trên cơ sở đúng đắn, lập trường tư tưởng vững vàng, tránh chạy theo dư luận.
* Tiểu kết: Tóm lại việc rèn kỹ năng nắm bắt thông tin, thu thập dẫn chứng sẽ giúp học sinh có được những dẫn chứng chọn lọc xác đáng cho bài viết của mình.
3.2. Kĩ năng phân tích đề:
 Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội, nhân sinh, một tư tưởng đạo lý, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống; một vấn đề về thiên nhiên, môi trường
 *Trong việc phân loại các dạng đề nghị luận xã hội, có thể phân chia thành các loại nhỏ sau đây:
a. Đề nghị luận xã hội truyền thống là dạn

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_van_nghi_luan_xa_hoi.doc