Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu Ngữ văn trong dạy học Lịch sử

Chúng ta đều biết, các môn học trong nhà trường phổ thông là một hệ thống hoàn chỉnh nhằm trang bị cho học sinh kiến thức thuộc tất cả các môn, các lĩnh vực ở mức độ, tính chất “phổ thông”, giúp các em có một hành trang cơ bản làm tiền đề cho các cấp học cao hơn. Các môn học đó không chỉ liên quan chặt chẽ với nhau mà còn tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, khoa học. 

Cũng như các bộ môn Khoa Học Tự Nhiên (KHTN), các môn học thuộc KHXH như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý … có vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đức đối với học sinh nên lại càng liên quan và hệ thống hơn do vậy dạy học lịch sử là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng trong thời đại ngày một văn minh  của nhân loại. Học sinh mải chạy theo những công nghệ, môn học mới mà sẵn sàng quên đi cội nguồn dân tộc, quá khứ hào hùng của ông cha,  chính vì vậy người giáo viên dạy học môn lịch sử phải có trách nhiệm cao hơn nữa nhằm giúp các em quay trở lại yêu thích môn học , có khái niệm đúng đắn với môn học, không coi thường hay xem nhẹ môn học này. Chính bởi những yêu cầu đó, người giáo viên dạy học môn Lịch sử càng phải có trách nhiệm cao hơn nữa trong việc giảng dạy tránh để học sinh nhàm chán với  môn học, người giáo viên luôn phải tìm ra những cách dạy mới phù hợp đối tượng và có sức lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia.

Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử nói chung và ở cấp THCS nói riêng, giáo viên giảng dạy một cách khô khan, cứng nhắc, nặng về cung cấp kiến thức, sự kiện một cách đơn thuần, do vậy không gây được hứng thú học tập cho học sinh trong việc tiếp thu bài học. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho học sinh chưa thích học bộ môn Lịch Sử.

doc 29 trang Anh Hoàng 27/05/2023 3160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu Ngữ văn trong dạy học Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu Ngữ văn trong dạy học Lịch sử

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu Ngữ văn trong dạy học Lịch sử
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Sử dụng tài liệu Ngữ văn trong dạy học Lịch sử.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn lịch sử trường THCS Ninh Thành.
3. Tác giả : 
- Họ và tên : Đào Thị Mai Phương - N÷
- Ngày tháng năm sinh: 01/8/1978.
- Trình độ chuyên môn : CĐ Văn – sử, ĐH Văn
- Chức vụ - Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Ninh Thành - Tổ phó tổ Lao động xã hội.
- Điện thoại: 098 3624 356.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Ninh Thành, xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
- Điện thoại: 03203760668.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS Ninh Thành.
6. Các điều kiện áp dụng sáng kiến: Đối tượng học sinh.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013-2014.
 Họ tên tác giả Xác nhận của đơn vị áp dụng
 sáng kiến
§ào Thị Mai Phương 
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
 Chúng ta đều biết, các môn học trong nhà trường phổ thông là một hệ thống hoàn chỉnh nhằm trang bị cho học sinh kiến thức thuộc tất cả các môn, các lĩnh vực ở mức độ, tính chất “phổ thông”, giúp các em có một hành trang cơ bản làm tiền đề cho các cấp học cao hơn. Các môn học đó không chỉ liên quan chặt chẽ với nhau mà còn tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, khoa học. 
Cũng như các bộ môn Khoa Học Tự Nhiên (KHTN), các môn học thuộc KHXH như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý  có vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đức đối với học sinh nên lại càng liên quan và hệ thống hơn do vậy dạy học lịch sử là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng trong thời đại ngày một văn minh của nhân loại. Học sinh mải chạy theo những công nghệ, môn học mới mà sẵn sàng quên đi cội nguồn dân tộc, quá khứ hào hùng của ông cha, chính vì vậy người giáo viên dạy học môn lịch sử phải có trách nhiệm cao hơn nữa nhằm giúp các em quay trở lại yêu thích môn học , có khái niệm đúng đắn với môn học, không coi thường hay xem nhẹ môn học này. Chính bởi những yêu cầu đó, người giáo viên dạy học môn Lịch sử càng phải có trách nhiệm cao hơn nữa trong việc giảng dạy tránh để học sinh nhàm chán với môn học, người giáo viên luôn phải tìm ra những cách dạy mới phù hợp đối tượng và có sức lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia. 
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử nói chung và ở cấp THCS nói riêng, giáo viên giảng dạy một cách khô khan, cứng nhắc, nặng về cung cấp kiến thức, sự kiện một cách đơn thuần, do vậy không gây được hứng thú học tập cho học sinh trong việc tiếp thu bài học. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho học sinh chưa thích học bộ môn Lịch Sử.
 Đối lập với thực trạng trên là một thực tiễn hoàn toàn khác. Cá nhân tôi đã có 10 năm liên tục giảng dạy môn lịch sử khối 6,7,8,9 đã trải qua nhiều môi trường giảng dạy (tham dự các hội thi giáo viên giỏi) nên đã rút ra được một kinh nghiệm mà bản thân tôi cho là rất quý giá đó là: Sử dụng tài liệu Ngữ văn trong dạy học lịch sử ở trường THCS.
Để đề tài: “Sử dụng tài liệu Ngữ văn trong dạy học lịch sử ở trường THCS” đem lại hiệu quả cao trước hết người giáo viên phải hiểu được quan niệm về sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, thấy được vai trò của việc đưa tài liệu văn học vào dạy học lịch sử, mặt khác giáo viên phải nắm được các tài liệu văn học được sử dụng trong quá trình dạy học môn lịch sử đặc biệt là cách thực hiện phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử. Việc sử dụng kiến thức Ngữ văn vào dạy học môn Lịch sử có tác dụng rất lớn, đỡ mất thời gian học, học sinh tiếp thu bài một cánh nhanh nhất, nhớ lâu, dễ hiểu, tránh được một giờ học gò bó, áp đặt. Học sinh tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng giờ học diễn ra sinh động đầy hứng thú. Qua đó học sinh biết được hiện tượng, sự kiện lịch sử gắn liền với kiến thức bộ môn Ngữ văn. Học sinh phân tích, so sánh hiểu được bản chất cuả sự kiện, hiện tượng rút ra được bài học để xây đắp tương lai. Học sinh sẽ hiểu được quy luật và phát triển của loài người đồng thời cũng tìm ra được đặc thù riêng của môĩ vùng, môĩ chiến dịch, mỗi địa danh Học sinh sẽ thấy được cái hay cái đẹp trong khi học bộ môn lịch sử Khi giảng dạy lịch sử cô giáo đọc thơ, văn minh hoạ, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra rất thích thú, sau tiết học, nhiều em còn nhờ cô giáo đọc để chép vào sổ tay. Những tiết học như thế đã để lại trong lòng các em những ấn tượng lâu bền. Chắc chắn những sự kiện trong bài học Lịch sử sẽ lưu lại trong ký ức các em sâu hơn, lâu hơn do đó chất lượng giảng dạy và học môn lịch sử được nâng lên rõ rệt , góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến của mình.
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 	1. Cơ sở lí luận. 
Môn lịch sử là bộ môn học thuộc nặng về ghi nhớ những sự kiện năm tháng dài lê thê và xếp vào môn phụ, vì vậy ảnh hưởng không tốt vào mục tiêu đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ . 
 Trong quá trình giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập học sinh, tổ khoa học xã hội đã xác định môn lịch sử là một bộ môn khoa học có ưu thế hình thành nhân sinh quan cách mạng cho học sinh rèn tư duy sáng tạo cho các em, đặc biệt giúp cho học sinh từ hiểu biết lịch sử rút ra kinh nghiệm quý giá sẽ xây đắp cho tương lai .
Dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình sư phạm bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của giáo viên và học sinh những hoạt động đó nhằm mục đích: Học sinh nắm vững tri thức lịch sử, phát triển tư duy lịch sử. Để việc dạy học lịch sử đi đúng mục tiêu một trong ba mặt của cải cách giáo dục là phương pháp dạy học lịch sử. Trong hệ thống phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông có rất nhiều phương pháp trong đó có phương pháp sử dụng tài liệu văn học để giảng dạy lịch sử. Dạy học là một quá trình sư phạm, phức tạp với nhiều yếu tố tham gia vào quá trình đó như: Giáo viên, học sinh, nội dung, mục tiêu học phương tiện dạy học, kiểm tra, đánh giá để giải quyết tốt những việc đó không thể làm tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan của mỗi người. Nó xuất phát từ những đặc điểm của quá trình dạy học bộ môn của quá trình nhận thức và đặc biệt là quy luật nhận thức của học sinh trong quá trình học tập nếu không hiểu những điều đó, không lý giải những vấn đề đó trên cơ sở khách quan khoa học thì không thể hiểu phương pháp dạy học đúng đắn. Từ đó ta có thể hiểu phương pháp dạy học lịch sử là cách thức dạy học của giáo viên trong việc chỉ đạo hoạt động của học sinh nhằm đạt mục tiêu dạy học, khác với quan niệm thông thường dạy học là hoạt động của người thầy, dạy học chỉ là một hoạt động nhưng thực ra phương pháp dạy học lịch sử cũng phải khác với các phương pháp dạy học các môn khác do chính đặc trưng của bộ môn lịch sử quy định, do quá trình nhận thức của lịch sử quy định.
 	“ Lịch sử là sự kiện”. Đó là một tổng kết mang tính chất kinh điển. Bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã khô khan, nhất là những bài, những chương viết về các trận đánh có rất nhiều những con số về ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện hoặc những số liệu về các thành tựu đã đạt được trên mọi lĩnh vực. Để chuyển tải cho học sinh những số liệu một cách khô cứng như vậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp dạy học môn lịch sử. 
2. Thực trạng.
Trong thực tiễn dạy học lịch sử, các tác phẩm văn học dân tộc cũng như thế giới có vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nhưng không phải dễ dàng khi vận dụng lý luận này vào thực tiễn. Việc thay sách THCS được tiến hành từ năm học 2002 - 2003 các cấp các ngành đã có chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS, trong đó có môn lịch sử, đòi hỏi ở môn này là phải có bước chuyển biến nhất định trong nhận thức và trong dạy học bộ môn lịch sử ở trường THCS, muốn vậy người giáo viên phải có khả năng tự nghiên cứu một số vấn đề mà quá trình dạy học đặt ra và phải giải quyết nhất là về phương pháp dạy học lịch sử trong đó có phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử. Qua điều tra thực tế cho thấy: Trình độ chuyên môn của giáo viên đứng lớp môn sử hiện nay ở trường phổ thông là không đồng đều. Có người dạy tốt thì sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học lịch sử trong đó có phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử. Có giáo viên có chuyên môn dạy ở mức trung bình ngược lại vẫn có giáo viên dạy sử yếu nhưng lại không thể xếp loại nghiệp vụ yếu vì họ phải đứng lớp không đúng chuyên môn chẳng hạn: Giáo viên văn dạy sử, giáo viên văn dạy giáo dục công dân
Khi dự giờ, thăm lớp và thực tế giảng dạy nếu giáo viên sử có kiến thức vững vàng có chuyên môn sâu rộng, lời giảng truyền cảm, làm chủ kiến thức thì thường đó cũng là giáo viên cuốn hút được học sinh tham gia vào hoạt động học tích cực bằng các phương pháp dạy học được sử dụng nhuần nhuyễn trong đó có phương pháp sử dụng tư liệu văn học. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số phương pháp liên môn nhằm gây hứng thú cho học sinh trong các tiết học, tránh sự nhàm chán bấy lâu tồn tại trong các em đó là sáng kiến: “Sử dụng tài liệu Ngữ văn trong dạy học lịch sử ở trường THCS”.
3. Biện pháp thực hiện.
3.1 . Quan niệm về việc sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông.
Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một phương pháp dạy học lịch sử trong hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Sử dụng phương pháp này trong quá trình dạy học lịch sử trường phổ thông có nghĩa là sử dụng các tác phẩm văn học từ xưa đến nay của dân tộc và trên thế giới cũng như của lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới.
3.2. Vai trò của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
- Các tác phẩm văn học từ xưa đến nay trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới có vai trò to lớn trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông vì:
Thứ nhất : Trước hết các tác phẩm văn học bằng những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm người đọc trình bày những nét đặc trưng điển hình của các hiện tượng kinh tế, chính trị những quy luật của đời sống xã hội, giữa khoa học và văn học nói chung, sử học nói riêng có mối liên hệ khăng khít. Trong khi sáng tác một tiểu thuyết (Lịch sử hay tâm lý xã hội) nhà văn phải nghiên cứu các tài liệu lịch sử. Không ít tác phẩm văn học tự nó đã là một tư liệu lịch sử. Không ít tác phẩm văn học, từ nó đã là một tư liệu lịch sử. Ví dụ như: Hịch Tướng Sỹ của Trần Hưng Đạo, Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi, Tuyên Ngôn Độc Lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thứ hai: Các tác phẩm văn học góp phần quan trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn.
Từ thực tế trên ta thấy tác dụng vai trò to lớn không thể không thừa nhận của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử.
3.3. Các tài liệu văn học sử dụng trong giảng dạy lịch sử.
- Trong việc dạy học lịch sử ở trường THCS, giáo viên thường sử dụng các loại tài liệu văn học chủ yếu sau:
- Văn học dân gian.
- Các tác phẩm ra đời vào thời kỳ xảy ra sự kiện lịch sử.
- Tiểu thuyết lịch sử.
- Hồi ký cách mạng.
- Tác phẩm thơ.
Mỗi loại có ý nghĩa khoa học riêng trong việc nghiên cứu và dạy học lịch sử. Xác định các loại tài liệu văn học phải phù hợp với mục đích yêu cầu bài giảng và tính chất của từng sự kiện, hiện tượng lịch sử. Chúng ta phải loại bỏ những loại truyện kiếm hiệp, tiểu thuyết võ hiệp, xuyên tạc lịch sử, hay những bài vè mang tính chất phản diện ,xuyên tạc có nội dung không lành mạnh...có ảnh hưởng xấu đến việc hình thành tri thức lịch sử, giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh.
3.3.1. Văn học dân gian ra đời rất sớm và phong phú bao gồm các thể loại như: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca, thơ. Đây là những tài liệu có giá trị phản ánh nội dung nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc. Nếu gạt bỏ yếu tố thần bí, hoang đường, chúng ta có thể tìm được những yếu tố hiện thực của lịch sử trong văn học dân gian.
Ví dụ A: Truyện : Thánh Gióng. nếu gạt bỏ những yếu tố hoang đường đi ta xác đinh được niên đại lịch sử của sự kiện là: Thời Hùng Vương thứ 6 nước ta tương ứng với thời nhà Ân (nhà Thương) ở Trung Quốc.
- Tức là từ thÕ kỷ XIV trước CN (vì tuy nhà Thương được lập từ thế kỷ XVI trước CN nhưng mãi đến thế kỷ XIV trước CN đời vua Thương là Bàn Thạnh mới dời đô đến đất Ân thuộc tỉnh Hà Nam - Trung Quốc hiện nay).
Và từ mốc này thì ta cũng có thể tính được mốc ra đời của nhà nước Việt Nam khoảng 3000 năm đến 3500 năm chứ không phải là 4000 năm như ta vẫn nói. Bởi vì đời Vua Hùng thứ 6 là ở thế kỷ XIV trước CN như đã nói ở trên mà thực tế lịch sử thì đến 179 trước CN nước ta rơi vào tay Triệu Đà Vua để mất nước là Thục Phán - An Dương Vương chứ mà không phải là Vua Hùng thứ 18 nữa. Mặt khác các ông Vua không thể trị vì hàng trăm năm mới truyền ngôi cho con và theo truyền thuyết thì Vua Hùng truyền ngôi cho nhau chỉ được có 18 đời.
Từ sự phân tích trên nếu ta tính mốc ra đời của nhà nước Việt Nam chỉ khoảng từ 3000 - 35000 năm.
Mặt khác nếu xét về mốc công cụ sản xuất thì theo thần thoại Thánh Gióng đồ sắt đã khá phát triển , nghề thủ công cũng rất thịnh đạt với những vũ khí, công cụ dùng đều bằng sắt. (Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt).
Như vậy nếu gạt bỏ yếu tố thần bí, hoang đường ở truyện Thánh Gióng ta đã tìm được nhiều yếu tố hiện thực lịch sử như: Niên đại lịch sử, công cụ lao động, sự phát triển của nghề thủ công nghiệp và đặc biệt là truyền thống yêu nước nếu khai thác từ truyện Thánh Gióng thì rất rõ nét. 
( Nhân dân ta một lòng đoàn kết góp gạo thổi cơm nuôi Thánh Gióng ).
Các loại hình văn học dân gian, không chỉ góp phần minh họa cho những sự kiện lịch sử mà còn làm cho bài giảng thêm sinh động, tạo được không khí gần gũi với bối cảnh lịch sử sự kiện đang học. Nó phản ánh những hiểu biết về các sự kiện lịch sử.
Ví dụ:	 Một nhà sinh đặng ba vua
	 Vua sống, vua chết, vua thua chạy dài.
Hai câu ca dao đó phản ánh thật là rõ cái tình trạng rối ren của triều đình Huế sau khi Vua Tự Đức chết Ba ông Vua này đó là Đồng Khánh (Vua sống), Kiên Phúc (Vua chết), Hàm Nghi (cùng Tôn Thất Thuyết sau khi phản công kinh thành Huế đánh Pháp thất bại đã phải chạy ra Sơn Phòng, đều là con em của Kiến Thái Vương (con một nhà) tất nhiêu khi minh hoạ câu ca này ta phải lưu ý học sinh từ Thua chạy Dài ở đây là thuộc quan điểm của bọn tay sai bán nước và thực dân Pháp xâm lược.
Những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại được học trong các giờ học văn cũng góp phần giúp cho học sinh những tư liệu sống động để tạo biểu tượng về một thời đại lịch sử. Những truyện thần thoại, truyền thuyết, như Thánh Gióng; Sơn Tinh - Thuỷ Tinh ra đời gần như đồng thời phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong buổi bình đầu lịch sử, vừa là dựng nước và giữ nước. (Truyện “Thánh Gióng nêu cao truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ của dân tộc, truyện "Sơn Tinh - Thuỷ Tinh" lại tạo biểu tượng đoàn kết đồng sức, đồng lòng của dân tộc ta để đắp đê chống bão lũ lụt (chống lại thiên nhiên), đặc trưng rất rõ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
- Sử dụng tài liệu văn học dân gian, giáo viên có thể tiến hành có kết quả việc giáo dục tư tưởng đạo đức nói chung giáo dục truyền thống dân tộc nói riêng.
3.3.2. Các tác phẩm văn học xuất hiện vào thời kỳ diễn ra các sự kiện lịch sử có ý nghĩa đối với việc khôi phục hình ảnh quá khứ.
Trong quá trình lịch sử dân tộc nhất là phần lịch sử đầu thế kỷ XX, giáo viên có thể sử dụng nhiều tác phẩm văn học có giá trị như “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, "Bước đường cùng" của Nguyễn Công Hoan, “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng, tuyển tập của Nam Cao. Qua các tác phẩm này giáo viên giúp học sinh hình dung ra cuộc sống của người nông dân Việt nam trước Cách mạng tháng Tám .
3.3.3. Tiểu thuyết lịch sử có vai trò không nhỏ đối với dạy học lịch sử. Vì các tiểu thuyết này có chủ đề gần với những sự kiện trong quá trình lịch sử giúp học sinh khôi phục lại bối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện nhân vật của quá khứ. Song cần lựa chọn và xác định những tiểu thuyết lịch sử nào đáp ứng nhêu yêu cầu của dạy học lịch sử tránh sử dụng những loại tiểu thuyết bịa đặt ảnh hưởng xấu đến nhận thức lịch sử của học sinh.
 Việc sử dụng các tài liệu văn học trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông phải đảm bảo hai tiêu chuẩn cơ bản là: Giá trị giáo dục - giáo dưỡng và giá trị văn học. Tài liệu văn học ấy là phải là bức tranh sinh động về những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử của thời đại đang học, phải miêu tả được bối cảnh của xã hội cụ thể, phải phục vụ được nội dung, yêu cầu của từng bài học, phải phù hợp với trình đội nhận thức của học sinh.
Mặt khác tài liệu văn học lại không được làm loãng nội dung bài học lịch sử phân tán sự chú ý của học sinh vào những vấn đề đang học.
3.4 . Cách thực hiện phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử.
Thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, một đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ những sự kiện đang học, làm cho nội dung bài học thêm phong phú, giờ học thêm sinh động.
Ví dụ: Trong chương đầu bài đầu của phần lịch sử Việt Nam, nếu như đầu giờ ta đặt câu hỏi nêu vấn đề: Chẳng hạn ta học lịch sử để làm gì ? Ai là vị vua đầu tiên và ai là ông vua cuối cùng trong lịch sử Việt Nam ? Thì khi tổng kết bài ta phải khắc sau được điều cần thiết của việc dạy và học lịch sử có thể bằng câu thơ của Bác:
	“ Dân ta phải biết sử ta
	Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam ’’
Thứ hai: Có thể dùng một đoạn trích để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra một kết luận khái quát, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kỳ, một sự kiện lịch sử.
Ví dụ 1: Khi kết thúc bài: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40), bài 17, bài 18, Trương Vương và cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán ta có thể kết thúc bài học bằng bài diễn ca:
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tàn bạo, thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử, thay quyền tương quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quân nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Đô Kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác Sơn Hà
Một là bá phụ - hai là bá vương.
	(Trích: Đại nam quốc sử diễn ca) 
Thứ ba là: Tài liệu Văn học được sử dụng để tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khoá môn lịch sử. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hoạt động ngoại khoá có hai đặc điểm nổi bật là tính tự nguyện và sự phát triển nhận thức tích cực độc lập, năng khiếu của học sinh trong lĩnh vực lịch sử. Điều này góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em sau này.
Do hoạt động ngoại khoá mang tính chất tự nguyện nên khi sử dụng tài liệu văn học trong hoạt động ngoại khoá môn lịch sử cũng phải tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau và phụ thuộc vào nhiều điều kiện (về hoàn cảnh của địa phương, về nhà trường, về lớp học, về khả năng của giáo viên và học sinh, về yêu cầu chính trị xã hội của cả nước hay địa phương) nhưng với thực tế hoàn cảnh ở nhiều địa phương chúng ta hiện nay nếu giáo viên nhiệt tình vẫn có thể tổ chức các em tham gia, ngoại khoá tư liệu văn học có thể trong phạm vi 1 lớp, hay 1 nhóm nhỏ cho các em đọc sách, kể chuyện lịch sử.
Song có lẽ hiệu quả nhất dễ thực hiện trong điều kiện hiện nay là hình thức đọc sách.
Đọc sách là hình thức phổ biến, có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiến thức cho học sinh trong giờ nội khoá. Đây là hình thức đơn giản, dễ làm, song lại có hiệu quả cao về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển tư duy cho học sinh.
Song trong công việc này cũng cần khắc phục vụ những quan niệm không đúng và cách làm chưa đúng như có những học sinh thích đọc tiểu thuyết võ hiệp lịch sử hơn tài liệu lịch sử, tài liệu gốc bị thu hút vào những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn mà không chú ý đến kiến thức khoa học.
Nên muốn đưa tư liệu văn học vào dạy học lịch sử trong hoạt động ngoại khoá thì trước tiên giáo viên giúp học sinh lập danh mục sách cần đọc cho mỗi quá trình trong năm học.
Trong danh mục nên có phần Tối đa và phần Tối thiểu tức là những loại sách cần thiết phải đọc và những loại sách đọc thêm nếu có thời gian.
Tiếp đó, để khơi dậy tính tích cực, hứng thú, sự hiếu kỳ và lòng ham hiểu biết cái mới cho học sinh giáo viên tóm tắt sơ lược nội dung một số cuốn sách trong cách giới thiệu, đặc biệt có hiệu quả là dẫn ra một vài chi tiết, những đoạn nhỏ hấp dẫn để kích thích học sinh tiếp tục tìm đọc.
Thông thường trên lớp chỉ giới thiệu nội dung sách, thảo luận, tranh luận những vấn đề có liên quan. Đọc sách không phải để giải trí mà cần phải biết ghi chép theo mẫu sau đây:
- Tên sách.
- Tác giả.
- Thời gian đọc.
- Nội dung chủ yếu của sách theo từng phần, từng chương trình, ghi chép những câu thích thú.
- Những vấn đề rút ra sau khi đọc sách những vấn đề liên quan đến bài học vấn đề thích nhất, những thắc mắc cần giải quyết, ý định sử dụng những kiến thức đã đọc được.
Cách ghi chép như vậy là bước chuẩn bị cho việc kể chuyện nói chuyện, trao đổi thảo luận về sách.
Điều quan trọng là phải xây dựng cho học sinh nề nếp thói quen tránh tuỳ tiện khi đọc sách ở nhà mà phải có chủ đích có hiệu quả.
Tóm lại: Tài liệu văn học là phương tiện cần thiết và quan trọng đối với việc dạy học lịch sử của giáo viên và học sinh, mỗi loại tài liệu có vị trí và tác dụng nhất định, nếu được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì hiệu quả sư phạm của nó rất lớn. Vì vậy phương pháp sử dụng các tài liệu này phải tiến hành trên cơ sở lý luận của việc dạy học lịch sử theo yêu cầu giáo dưỡng giáo dục của bộ môn và thực tiễn của nhà trường phổ thông.
Trong các loại tài liệu văn học giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh sử dụng các hồi ký của những chiến sỹ cách mạng lão thành, phản ánh sinh động cụ thể các sự kiện lịch sử có tác dụng cao.
Sau đây là các VD minh hoạ cụ thể của phương pháp sử dụng tư liệu văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông.
3.5. Một số lưu ý khi khai thác và vận dụng kiến thức thơ văn vào dạy lịch sử.
 - Trước hết, giáo viên phải hiểu cặn kẽ và thật tâm đắc với những tư liệu mình đã lựa chọn.
 	- Không nên ôm đồm, quá tải trong việc vận dụng kiến thức thơ văn.
 	- Luôn luôn đảm bảo tính vừa sức của học sinh . 
 	- Các kiến thức thơ văn vận dụng cần phải có nguồn gốc xuất xứ chính xác, rõ ràng.
 	- Giáo viên cần làm chủ kiến thức văn học, không sa đà kể lể, cốt thấy được giá trị nổi bật để từ đó học sinh có ấn tượng, nhớ và tìm đọc.
3.6. Ví dụ minh họa.
3.6.1. Ví dụ 1: Khi dạy bài 19 - sử 6 , mục 2 : Tình hình kinh tế nước ta từ TK I đến TK VI có gì thay đổi.
 	GV sử dụng tài liệu Ngữ văn trong truyền thuyết Thánh Gióng để giải thích cho học sinh thấy: Tuy nước ta bị nhà Hán đô hộ , giữ độc quyền về sắt để hạn chế phát triển sản xuất ở châu Giao , song ở các di chỉ ,mộ cổ và đặc biệt là truyền thuyết Thánh Gióng qua chi tiết Thánh Gióng đòi sứ giả của nhà Vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt để đi đánh giặc cứu nước đã chứng tỏ được nghề rèn sắt ở nước ta lúc đó vẫn phát triển .
3.6.2. Ví dụ 2: Dạy mục 2 bài 6: Văn hoá cổ đại (người Hi-Lạp và Rô-ma đã có những đóng góp gì về văn hoá)
	Đây là một mục có nội dung kiến thức phong phú nhưng rất khó dạy. Để học sinh lớp tiếp nhận được giáo viên đưa ra một số tư liệu về văn học cổ Hi- Lạp.
Giáo viên giới thiệu về 2 bộ sử thi ý nghĩa nổi tiếng: I-li-at, Ô-đi-xê, kịch thơ độc đáo của Et-xin (Ô-re-xti)
Giáo viên giới thiệu về thần thoại Hi-Lạp: đậm đà tính nhân văn, dào dạt vẻ đẹp của cuộc sống lao động và chiến đấu, ca ngợi ước mơ khát vọng chinh phục và chiến thắng thiên nhiên. Giáo viên có thể kể ngắn gọn một câu chuyện về Uy-li-xơ, A-sin, Hec-quyn. Giới thiệu về sử thi Hi-Lạp cổ đại: đây là tác phẩm văn học của nhà tơ mù Ho-me. Sử thi I-li-at (nhân vật chính là A-sin): là bản anh hùng ca chiến trận về cuộc chiến tranh bộ lạc nhờ biện pháp miêu tả khách quan mà cuộc chiến tranh thành Tơroa trở thành mẫu mực điển hình về chiến tranh cổ đại ... Sử thi Ô-đi-xê là sự tiếp nối của I-li-at: Sau khi giành thắng lợi ở Tơ-roa, quân Hi-Lạp lên chiến thuyền trở về, con đường gặp đầy trắc trở Uy-li-xơ là người long đong nhất, phiêu bạt 10 năm trời, sau bao thử thách đã trở về đoàn tụ quê hương, vợ con.
 Giáo viên nói qua về nghệ thuật sử thi đặc sắc: tính chất hoành tráng đồ sộ, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn. Sự kết hợp bút pháp hoành tráng, sôi nổi kết hợp trữ tình sâu lắng. Đó là đặc điểm của anh hùng ca Hô-me. 
Giáo viên cần làm chủ kiến thức văn học, không sa đà kể lể, cốt thấy được giá trị nổi bật để từ đó học sinh có ấn tượng, nhớ và tìm đọc.
3.6.3.Ví dụ 3 : Dạy mục 1 bài 3 - Sử 7: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu.
1. Phong trào văn hoá Phục hưng (Thế kỉ XIV – XVII)	
- Dạy mục này giáo viên cần đạt được:
- Sau khi hình thành cho học sinh khái niệm văn hoá Phục hưng? Đó là sự Phục hưng tinh thần của nền văn hoá cổ Hi lạp và Rôma sáng tạo ra nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.
- Thời kì hậu kì Trung đại: Chế độ phong kiến châu Âu khủng hoảng, CNTB đang hình thành và chuẩn bị cho sự thắng thế của nó trên phạm vi toàn thế giới.
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào văn hoá phục hưng: giai cấp Tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị xã hội nên đấu tranh giành địa vị xã hội, mở đầu bằng cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá.
- Giáo viên bổ sung tư liệu về nội dung của phong trào văn hoá Phục hưng: là đối tượng học sinh lớp 7, giáo viên cần đưa ra dẫn chứng gần gũi, dễ hiểu: 
Trước thời đại Phục hưng, phương Tây đắm chìm trong bóng đêm trung cổ kéo dài gần 1000 năm, giáo hội phong kiến cơ đốc át chế con người đặt ra chế độ áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo, chà đạp nên quyền sống, tự do của con người. Chủ nghĩa nhân văn là tư tưởng cơ bản của thời đại Phục hưng, là yếu tố then chốt tạo lên giá trị cho các tác phẩm văn hoá nghệ thuật thời kỳ này, nó còn là sự kết tinh cao nhất tinh thần của thời đại thông qua việc hướng về cái đẹp cổ đại để bộc lộ khát vọng tự do, đòi được giải phóng khỏi những ràng buộc về mặt tinh thần và thể xác.
2 nội dung cơ bản:	 + Phê phán chế độ phong kiến và giáo hội.
	 + Đề cao giá trị con người.
3.6.4.Ví dụ 4: Lịch sử lớp 9- Phần II. Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay. 
3.6.4.1. Chương I: ViÖt Nam trong nh÷ng n¨m 1919-1930.
 	Giáo viên có thể vận dụng kiến thức văn học trong một số tác phẩm như: Lão Hạc - Nam Cao để làm nổi bật hình ảnh khốn khổ của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám .
- Tác phẩm Lão Hạc của nhà văn nam cao là truyện ngắn khá tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước cách mạng tháng Tám.
+ Vì không có tiền cưới vợ cho nên con trai lão Hạc phải trốn cha nộp đơn xin vào làm trong đồn điền cao su , cảnh gà trống nuôi con, nay không thể giúp con cưới vợ , lão Hạc rất đau lòng , cuối cùng lão chọn cái chết để giải quyết sự bế tắc của bản thân mình, chính sự bóc lột tàn tệ của thực dân đã đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng.
a) Làm sáng tỏ tội ác của thực dân Pháp xâm lược cũng như nỗi thống khổ của nhân dân ta do chính sách bóc lột bằng cách mở đồn điền hết sức tàn bạo. 
 “Cao su đi dễ, khó về
 Khi đi trai tráng, khi về bủng beo”
 (Ca dao chống Pháp)
 hoặc:
 “Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ
 Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu
 Bán thân đổi mấy đồng xu
 Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”
 (Tố Hữu)
 	b) Làm sáng tỏ: “Thuế khoá trong bất cứ thời gian nào cũng là nguồn bóc lột chủ yếu của thực dân đế quốc nói chung và thực dân Pháp đối với nhân dân Đông Dương nói riêng”
 “ Thuế đến cả phấn son phường phố
 Thuế môn bài, thuế đuốc, thuế đèn
 Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền
 Thuế rừng tre gỗ, thuế tiền bán buôn
 Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt
 Thắt chặt dần như thắt chỉ xe”
 (Á tế á ca)
- Ngoài ra tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nhân dân Việt nam đầu TK XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.
+ Chị Dậu vì không có tiền đóng sưu thuế cho nên chịu cảnh ức hiếp của kẻ có quyền, chị đau lòng đứt ruột bán đi đứa con đầu lòng của mình, bán hết tất cả những gì chị có để đóng tiền sưu thế chỉ mong sao chồng chị được trở về, đây cũng chính là hình ảnh thường gặp của người nông dân Việt Nam dưới ách áp bức bóc lột của chính quyền phong kiến tay sai.
3.6.4.2. Chương II : ViÖt Nam trong nh÷ng n¨m 1930-1939.
 	Làm sáng tỏ gương hy sinh anh dũng quên mình của liệt sĩ Phạm Hồng Thái trong vụ ám sát toàn quyền Méc-lanh:
 	Sau khi kể tóm tắt về tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của Phạm Hồng Thái và tường thuật cụ thể chi tiết vụ ám sát tên toàn quyền Méc-lanh tại Sa Diện - Trung Quốc, giáo viên có thể sự dụng đoạn thơ sau để khắc họa nhân vật lịch sử nói trên:
 “Một tấm lôi đình kinh vũ trụ
 Tấm gan trung nghĩa động thần minh
 Chiếc thân đã gửi cho dòng nước
 Trang sử còn ghi mãi tính danh”
 (Trần Huy Liệu-Từ điển nhân vật lịch sử)
 hoặc:
 “Sống làm quả bom nổ
 Chết làm dòng nước xanh”
 (Tố Hữu)
 	Giáo viên nên lưu ý, sau khi đọc thơ phải cắt nghĩa cho các em hiểu một số từ, khái niệm mang tính tượng trưng như: “Một tiếng lôi đình kinh vũ trụ”, “Chiếc thân đã gửi cho dòng nước”
* Bµi 19 . Phong trào C¸ch m¹ng trong nh÷ng n¨m 1930-1935.
 Sau khi trình bày cho học sinh diễn biến của phong trào Cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ - Tĩnh, giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ sau để minh hoạ thêm:
“Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh bốn bên dậy rồi
Không có lẽ ta ngồi chịu chết
Phải cùng nhau kiên quyết một phen
Tổng này, xã nọ kết liên
Ta hò, ta hét, thét lên thử nào”
 (Tố Hữu)
	* Bài 21 - Chương III: Cuéc vËn ®éng tiÕn tíi c¸ch m¹ng th¸ng T¸m 1945.
 	a) Nhằm khắc họa hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh và tình cảm của Người khi trở về quê hương sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, có thể khai thác sử dụng:
“Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt
Sáng rừng Việt Bắc trắng hoa mơ
Người về. Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ”
 (Tố Hữu)
 b) Mở rộng thêm về Mặt trận Việt Minh, để khắc hoạ hình ảnh của Mặt Trận Việt Minh thực hiện chính sách của mình trong một “nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thu nhỏ” đầy tính ưu việt, có thể sử dụng thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“ Có mười chính sách bày ra
Một là ích nước, hai là lợi dân
Bao nhiên thuế ruộng, thuế thân
Đều đem 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tai_lieu_ngu_van_trong_day_hoc.doc