Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng kĩ thuật dạy học Mảnh ghép và Khăn trải bàn vào giảng dạy chủ đề Hô hấp - Sinh học 8, nhằm nâng cao tính tích cực cho học sinh

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Phương pháp dạy học thay đổi theo hướng phát huy tính tích cực của người học do đó các kĩ thuật dạy học tích cực được ra đời. Bộ môn Sinh học cũng không ngoài xu thế. Hình thức tổ chức hoạt động theo nhóm là lựa chọn tốt nhất để phát huy tính tích cực cho người học và đã có những kĩ thuật dạy học để phát huy tính tích cực đó.

Mặc dù vậy nhưng không ít giáo viên không theo kịp được xu thế thời đại. Khi dự giờ học hỏi đồng nghiệp, thật bất ngờ nhiều giáo viên còn rất lúng túng trong quá trình tổ chức hoạt động học tập theo nhóm, thậm chí còn sai hẳn tính khoa học, chỉ mang tính hình thức. Một số tiết học khác tổ chức bài bản rất khoa học nhưng cũng chỉ theo hình thức nhóm thông thường không phát huy hết được tính tích cực của số học sinh trong nhóm, còn một số ỷ lại, hoạt động chống đối. Đến với kĩ thuật "mảnh ghép" và "khăn trải bàn" chúng ta có thể khắc phục được các nhược điểm đó, phát huy tối đa tính tích cực cho người học.

2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

Để áp dụng sáng kiến đòi hỏi tiết học cần có các yếu tố cần thiết như: 

Thứ nhất: bàn ghế đầy đủ cho số lượng học sinh trong lớp và được bố trí sắp xếp theo hướng tổ chức học nhóm.

Thứ hai, người dạy phải nắm vững từng bước tổ chức trong kĩ thuật "mảnh ghép" và kĩ thuật "khăn trải bàn". Phải chủ động làm chủ kiến thức, làm chủ giáo án.

Thứ ba, người học phải được làm quen với kĩ thuật dạy học, càng trải qua nhiều lần, kĩ năng học tập càng nâng cao.

Thứ tư, trong tiết học cần có đầy đủ các dụng cụ học tập, tài liệu, thiết bị cũng như các phiếu học tập chuẩn bị trước để phục vụ cho các hoạt động.

Sáng kiến đã được áp dụng trong hai năm học đối với học sinh lớp 8 tại trường qua các tiết học chủ đề Hô hấp - Sinh học 8.

doc 30 trang Anh Hoàng 27/05/2023 5640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng kĩ thuật dạy học Mảnh ghép và Khăn trải bàn vào giảng dạy chủ đề Hô hấp - Sinh học 8, nhằm nâng cao tính tích cực cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng kĩ thuật dạy học Mảnh ghép và Khăn trải bàn vào giảng dạy chủ đề Hô hấp - Sinh học 8, nhằm nâng cao tính tích cực cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng kĩ thuật dạy học Mảnh ghép và Khăn trải bàn vào giảng dạy chủ đề Hô hấp - Sinh học 8, nhằm nâng cao tính tích cực cho học sinh
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Ứng dụng kĩ thuật dạy học Mảnh ghép và Khăn trải bàn vào giảng dạy chủ đề Hô hấp - Sinh học 8, nhằm nâng cao tính tích cực cho học sinh.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Sinh học 8
3. Tác giả: Họ và tên: NGUYỄN XUÂN CHÍNH Nam (nữ) : Nam
Ngày tháng/năm sinh: 20 - 11 - 1981
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Sinh
Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng tổ Khoa học tự nhiên - Trường THCS Hưng Thái - Ninh Giang - Hải Dương.
Điện thoại: 0968495807
4. Đồng tác giả: Không có.
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Xuân Chính.
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : 
Trường THCS Hưng Thái - Ninh Giang - Hải Dương.
Điện thoại : 03203.769.23
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
- Trường phải có hệ thống bảng phụ (hoặc giấy roky), bút viết bảng phụ, bàn ghế kê cố định cho học theo nhóm.
- Hệ thống máy tính, máy chiếu đa năng hỗ trợ cho học tập
- Giáo viên phụ trách đồ dùng thiết bị chuyên.
- Thành lập nhóm học sinh yêu thích bộ môn sinh học hỗ trợ trong công việc chuẩn bị.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ năm học 2014 - 2015.
TÁC GIẢ
(ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Xuân Chính
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Phương pháp dạy học thay đổi theo hướng phát huy tính tích cực của người học do đó các kĩ thuật dạy học tích cực được ra đời. Bộ môn Sinh học cũng không ngoài xu thế. Hình thức tổ chức hoạt động theo nhóm là lựa chọn tốt nhất để phát huy tính tích cực cho người học và đã có những kĩ thuật dạy học để phát huy tính tích cực đó.
Mặc dù vậy nhưng không ít giáo viên không theo kịp được xu thế thời đại. Khi dự giờ học hỏi đồng nghiệp, thật bất ngờ nhiều giáo viên còn rất lúng túng trong quá trình tổ chức hoạt động học tập theo nhóm, thậm chí còn sai hẳn tính khoa học, chỉ mang tính hình thức. Một số tiết học khác tổ chức bài bản rất khoa học nhưng cũng chỉ theo hình thức nhóm thông thường không phát huy hết được tính tích cực của số học sinh trong nhóm, còn một số ỷ lại, hoạt động chống đối. Đến với kĩ thuật "mảnh ghép" và "khăn trải bàn" chúng ta có thể khắc phục được các nhược điểm đó, phát huy tối đa tính tích cực cho người học.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
Để áp dụng sáng kiến đòi hỏi tiết học cần có các yếu tố cần thiết như: 
Thứ nhất: bàn ghế đầy đủ cho số lượng học sinh trong lớp và được bố trí sắp xếp theo hướng tổ chức học nhóm.
Thứ hai, người dạy phải nắm vững từng bước tổ chức trong kĩ thuật "mảnh ghép" và kĩ thuật "khăn trải bàn". Phải chủ động làm chủ kiến thức, làm chủ giáo án.
Thứ ba, người học phải được làm quen với kĩ thuật dạy học, càng trải qua nhiều lần, kĩ năng học tập càng nâng cao.
Thứ tư, trong tiết học cần có đầy đủ các dụng cụ học tập, tài liệu, thiết bị cũng như các phiếu học tập chuẩn bị trước để phục vụ cho các hoạt động.
Sáng kiến đã được áp dụng trong hai năm học đối với học sinh lớp 8 tại trường qua các tiết học chủ đề Hô hấp - Sinh học 8.
3. Nội dung sáng kiến:
Từ những cơ sở lí luận của kĩ thuật "mảnh ghép", kĩ thuật "khăn trải bàn" về khái niệm và cách thức tiến hành cùng với các dấu hiệu tính tích cực của người học, dựa trên những kết quả khảo sát thực trạng tại trường đã đề ra các giải pháp ứng dụng kĩ thuật "mảnh ghép" và kĩ thuật "khăn trải bàn" vào giảng dạy chủ đề Hô hấp - sinh học 8.
3.1. Kĩ thuật "mảnh ghép". 
Được tiến hành qua hai vòng hoạt động nhóm
3.2. Kĩ thuật " Khăn trải bàn"
3.3. Tính tích cực của người học.
Chỉ ra khái niệm và một số dấu hiệu thể hiện tính tích cực của người học như:
- Có chú ý học tập không?
- Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức hoạt động học tập hay không (thể hiện ở việc hăng hái phát biểu ý kiến, ghi chép...)?
3.4. Giải pháp ứng dụng vào dạy chủ đề Hô hấp - Sinh học 8
Chủ đề được tiến hành theo 4 nội dung với các hoạt động trong từng nội dung ứng dụng kĩ thuật "mảnh ghép" hoặc "khăn trải bàn" cụ thể.
3.4.1. Nội dung 1: Khái niệm hô hấp - (ứng dụng kĩ thuật khăn trải bàn).
3.4.2. Nội dung 2: Các cơ quan hô hấp - (ứng dụng kĩ thuật mảnh ghép).
3.4.3. Nội dung 3: Hoạt động hô hấp
Hoạt động: Sự thông khí ở phổi - (ứng dụng kĩ thuật khăn trải bàn)
Hoạt động: Trao đổi khí ở phổi và ở tế bào - (ứng dụng kĩ thuật mảnh ghép)
3.4.4. Nội dung 4. Vệ sinh hô hấp
Hoạt động: Các tác nhân gây hại hệ hô hấp - (ứng dụng kĩ thuật các mảnh ghép)
Hoạt động: Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh - (ứng dụng kĩ thuật mảnh ghép) 
3.4.5. Nội dung 5. Thực hành: Hô hấp nhân tạo
Hoạt động: Những nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp. - (ứng dụng kĩ thuật khăn trải bàn) 
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Thời gian đầu khi chưa áp dụng giải pháp, học sinh không tích cực trong học tập, số học sinh yêu thích môn học không nhiều và kiến thức về hô hấp của các em không chắc. Nhưng chỉ sau một thời gian áp dụng giải pháp các em đã tiến bộ rất nhiều. Đặc biệt năng lực tư duy của học sinh và tinh thần tích cực trong học tập. Số học sinh yêu thích bộ môn tăng lên đáng kể. Các em rất thích được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của môn học.
Các giờ dạy ở lớp thực nghiệm sôi nổi hơn, học sinh hứng thú học và tiếp thu bài nhanh hơn, các em tích cực tham gia giờ học, không còn học sinh ỷ lại khi hoạt động nhóm.
Khi kiểm tra bài cũ các em nhớ và hiểu bài có hệ thống hơn, có kỹ năng tốt hơn. Qua các bài học đó đã tạo lên động lực học tập cho các em, nên hầu hết các em đã làm bài tập ở nhà và còn chuẩn bị cho bài học mới.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Cần được tiếp tục áp dụng giải pháp cho những năm tiếp theo kể khi thay sách. Để phổ biến cho tất cả giáo viên cần tổ chức thành buổi sinh hoạt trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy. 
Cần có sự phối hợp tốt với giáo viên phụ trách thiết bị trong trường, cùng với nhóm học sinh yêu thích sinh học, để giải pháp đạt hiệu quả cao.
Giải pháp còn có thể áp dụng cho các chủ đề khác của bộ môn thậm trí cả những môn học khác đặc biệt các bộ môn khoa học tự nhiên.
Trên đây là toàn bộ nội dung tóm tắt của sáng kiến, mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để giải pháp ngày càng hoàn thiện hơn!
PHẦN 2. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Yếu tố chủ quan.
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, trong quá trình tiếp cận kiến thức đòi hỏi người học phải trải qua thực hành thí nghiệm để nắm bắt và kiểm chứng lại lí thuyết đã học. Trước đây cũng như những môn học khác chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống: thuyết trình, đàm thoại, luyện tập; ngày nay, đã cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống đó và sử dụng những phương pháp hiện đại như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp dự án, phương pháp bàn tay nặn bột,với cách thức tổ chức hoạt động theo nhóm là chủ đạo, cùng với các kĩ thuật dạy học tích cực có thể áp dụng để phát huy tính tích cực cho học sinh. Khi mới tiếp cận với các phương pháp dạy học hiện đại, trong hoạt động tổ chức học tập theo nhóm thông thường, không biết cách nào để có thể phát huy được hết độ tích cực trong tất cả các thành viên trong nhóm. Do vậy bản thân luôn trăn trở tìm hiểu các kĩ thuật dạy học tích cực, đặc biệt các kĩ thuật trong tổ chức hoạt động nhóm và đã đến với kĩ thuật “mảnh ghép”, kĩ thuật “khăn trải bàn”.
1.2. Yếu tố khách quan.
Trước những hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong những tiết dự giờ học hỏi đồng nghiệp, mặc dù các thầy cô đã có ý thức sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào tiết học, nhưng một số học sinh vẫn hoạt động hình thức, không thực sự hứng thú say mê và phát huy tính tích cực trong học tập. Nguyên nhân một phần là do cách tổ chức nhóm của giáo viên chưa rõ ràng, nhiều giáo viên còn rất lúng túng trong kĩ thuật tổ chức hoạt động nhóm, nhiều khi còn tổ chức mỗi nhóm tìm hiểu một nhiệm vụ, sau đó tổng hợp cả lớp hoặc thậm chí lại cho nhận xét chéo. Không đảm bảo tất cả học sinh đều được tìm hiểu tất cả các nội dung của bài. Ngay cả các giờ tổ chức hoạt động nhóm thông thường rất rõ ràng, đảm bảo các bước nghiêm ngặt nhưng vẫn còn một số học sinh ỷ lại vào các bạn khác trong nhóm, không suy nghĩ tích cực và tham gia ý kiến trong nhóm. Trước tình hình đó tôi đã tìm hiểu về một số kĩ thuật dạy học tích cực và đến với kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn. Quả thực đây là các kĩ thuật có thể giúp người học hứng thú và tích cực nhất, nó có thể giúp chúng ta khắc phục được những trăn trở trên.
Việc sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và khăn trải bàn vào tổ chức hoạt động nhóm có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung SGK và phương pháp dạy học, giúp học sinh tiếp thu kiến thức sâu sắc và chính xác. Kích thích sự hứng thú học tập, lòng say mê nghiên cứu và tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề.
2.1. Kỹ thuật dạy học là gì?
Kĩ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay, người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: "mảnh ghép", "khăn trải bàn" “động não”, “tia chớp”, “bể cá”, XYZ, Bản đồ tư duy
2.2. Kĩ thuật mảnh ghép.
2.2.1. Thế nào là kĩ thuật “Mảnh ghép”?
Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:
- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề).
- Kích thích sự tham gia tích cực của HS:
- Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).
2.2.2. Cách tiến hành kĩ thuật “Mảnh ghép”
VÒNG 1: Nhóm chuyên gia
Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,)]
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C,  (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)].
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
VÒNG 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3)
Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết.
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả.
2.2.3. Một vài chú ý với kĩ thuật “Mảnh ghép”
- Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học, học sinh được chia nhóm ở vòng 1 (chuyên gia) cùng nghiên cứu một chủ đề.
- Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số 1,2,,n (nếu không có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, ... . Ví dụ A1, A2, ... An, B1, B2, ..., Bn, C1, C2, ..., Cn)
- Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm.
- Trong điều kiện phòng học hiện nay việc ghép nhóm vòng 2 sẽ gây mất trật tự.
2.3. Kĩ thuật khăn trải bàn.
2.3.1. Thế nào là kĩ thuật “khăn trải bàn”?
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực.
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS.
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.
2.3.2. Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn”.
- Hoạt động theo nhóm (4 người/nhóm) (có thể nhiều người hơn).
- Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa.
- Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...).
- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút.
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời.
- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn.
2.3.3. Một vài chú ý với kĩ thuật “Khăn trải bàn”.
- Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi.
- Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề.
- Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy “khăn trải bàn” lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn.
- Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu.
2.4. Tính tích cực của người học.
2.4.1. Thế nào là tính tích cực của người học?
Theo nghĩa từ điển tích cực là trạng thái tinh thần có tác dụng khẳng định và thúc đẩy sự phát triển. Tính tích cực trong học tập là một phẩm chất trong nhân cách của người học, được thể hiện ở tình cảm, ý chí quyết tâm giải quyết tâm giải quyết các tình huống học tập đặt ra để có tri thức mới, kĩ năng mới.
2.4.2. Dấu hiệu nhận biết.
- Có chú ý học tập không?
- Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức hoạt động học tập hay không (thể hiện ở việc hăng hái phát biểu ý kiến, ghi chép...)?
- Có hoàn thành những nhiệm vụ được giao không?
- Có ghi nhớ tốt những điều đã được học không?
- Có hiểu bài học không?
- Có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng không?
- Có vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn không?
- Tốc độ học tập có nhanh không?
- Có hứng thú trong học tập hay chỉ vì một ngoại lực nào đó mà phải học?
- Có quyết tâm, có ý chí vượt khó khăn trong học tập không?
- Có sáng tạo trong học tập không?
- Về mức độ tích cực của HS trong quá trình học tập có thể không giống nhau, GV có thể phát hiện được điều đó nhờ dựa vào một số dấu hiệu sau đây:
- Tự giác học tập hay bị bắt buộc bởi những tác động bên ngoài (gia đình, bạn bè, xã hội).
- Thực hiện yêu cầu của thầy giáo theo yêu cầu tối thiểu hay tối đa?
- Tích cực nhất thời hay thường xuyên liên tục?
- Tích cực tăng lên hay giảm dần?
- Có kiên trì vượt khó hay không?
3. Thực trạng của vấn đề.
Khi dạy chủ đề: Hô hấp – Sinh học 8.
3.1. Thực trạng giáo viên và học sinh.
3.1.1. Giáo viên.
Trong quá trình giảng dạy chủ đề thường được bố trí 4 tiết:
Tiết 1 - Hô hấp và các cơ quan hô hấp. 
Bài học gồm hai phần khái niệm hô hấp và các cơ quan trong hệ hô hấp. Giáo viên thường dùng phương pháp hỏi - đáp kết hợp với tổ chức hoạt động nhóm để tìm hiểu nội dung bài học.
Tiết 2 - Hoạt động hô hấp
Bài học gồm hai phần: Thông khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào. Trong bài học giáo viên thường dùng phương pháp giải quyết vấn đề thông qua hình thức hoạt động nhóm.
Tiết 3 - Vệ sinh hô hấp.
Bài học cũng gồm hai nội dung là: Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại và cần luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh. Giáo viên cũng thường dùng phương pháp hỏi - đáp cùng với thuyết trình giảng giải và hình thức tổ chức hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi lớn.
Tiết 4 - Thực hành: Hô hấp nhân tạo. 
Trước khi tiến hành các bước thực hành giáo viên thường dùng phương pháp hỏi - đáp để cho các em tìm hiểu về các trường hợp, nguyên nhân gây gián đoạn hô hấp. Sau đó tìm hiểu các bước tiến hành 2 phương pháp hô hấp nhân tạo thường dùng là: Hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực. Khi các em đã biết được các thao tác trong các bước tiến hành hô hấp nhân tạo thì yêu cầu các nhóm tiến hành luyện tập các thao tác đó.
* Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy một số giáo viên tổ chức hoạt động nhóm không thành công, không đảm bảo tất cả học sinh đều được tìm hiểu tất cả các nội dung bài học hoặc còn nhiều học sinh chưa tích cực học tập.
3.1.2. Học sinh.
Với học sinh khá khi hoạt động nhóm thường lấn át các học sinh yếu, do vậy kết quả hoạt động nhóm đó lại thành ý kiến các nhân. Học sinh yếu thường rụt tè không giám bộc lộ bày tỏ quan điểm trước nhóm sẽ dẫn tới không hưng thú trong học tập.
Với một nhiệm vụ lớn gồm nhiều nhiệm vụ nhỏ, nếu giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm khác nhau sau đó nhận xét chéo thì học sinh không thể nhận xét được kết quả nhóm khác khi không tìm hiểu. Như vậy giáo viên đã tổ chức sai hình thức hoạt động dẫn tới không đảm bảo về nhận thức và nội dung bài học, học sinh khác nhóm tiếp thu kiến thức nhóm bạn một cách thụ động.
3.2. Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng sáng kiến. 
(Năm học 2013-2014)
Kiểm tra 15 phút nội dung chủ đề: Hô hấp sinh học 8.
Đề bài:
Câu 1. (6 điểm) So sánh sự trao đổi khí ở phổi và tế bào.
Câu 2. (4điểm) Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:
1. Chức năng trao đổi chất dinh dưỡng và O2 được thực hiện ở
A. động mạch.	B. tĩnh mạch	C. mao mạch	D. phổi
2. Đặc điểm cơ bản làm tăng bề mặt trao đổi khí ở phổi là
A. cấu tạo bởi hai lơp màng, ở giữa hai lớp màng có dịch màng phổi.
B. túi phổi là các túi mỏng có lưới mao mạch bao quanh.
C. do tính đàn hồi của mô phổi.
D. có rất nhiều túi phổi.
3. Sự trao khí giữa cơ thể và môi trường thực hiện diễn ra ở
A. khoang mũi.	B. phổi	C. thanh quản.	D. khí quản
4. Hiệu quả hô hấp sẽ tăng khi
A. thở sâu.	B. thở bình thường
C. thở chậm.	D. thở đồng thời cả mũi và miệng.
Đáp án – Biểu điểm
Câu 1. (6 điểm)
Sự trao đổi khí ở phổi
Sự trao đổi khí ở tế bào
Giống nhau
Các chất khí trao đổi theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp (2 điểm)
Khác nhau
Là sự khuếch tán của ôxi từ không khí ở phế nang vào máu và của khí cacbonic từ máu vào không khí ở phế nang (2 điểm)
Là sự khuếch tán của ôxi từ máu vào tế bào và của cacbonic từ tế bào vào máu (2 điểm)
Câu 2. (4 điểm) Mỗi ý đúng được 1 điểm
1
2
3
4
C
B
B
A
Kết quả chung
Số HS Khối 8
Xếp loại bài kiểm tra
Ghi chú
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
53
4
7,6
15
28,3
32
60,3
2
3,8
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
Khi dạy chủ đề: Hô hấp – Sinh học 8.
Chủ đề được chia ra dạy theo 5 nội dung:
Nội dung 1: Khái niệm hô hấp
Nội dung 2: Các cơ quan hô hấp
Nội dung 3: Hoạt động hô hấp
Nội dung 4: Vệ sinh hô hấp
Nội dung 5: Thực hành: hô hấp nhân tạo
4.1. Nội dung 1: Khái niệm hô hấp
- Mục tiêu: Trình bày được khái niệm hô hấp, Thấy được vai trò hô hấp đối với đời sống.
- Phương pháp: Hoạt động nhóm (Kĩ thuật khăn trải bàn).
- Phương tiện: Phiếu học tập (Giấy A0)
- Hình thức tổ chức: Trên lớp.
- Định hướng năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tri thức sinh học: hô hấp là gì, gồm những giai đoạn nào? Có vai trò gì đối với đời sống?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, liên hệ kiến thức đã học ở lớp 3 và 7, quan sát H20, thảo luận nhóm (kĩ thuật khăn trải bàn):
Câu hỏi thảo luận:
- Hô hấp là gì?
- Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể?
- Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?
- Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?
Cách tổ chức: (học sinh ngồi theo sơ đồ)
- HS: hoạt động cá nhân tìm hiểu nội dung ghi ý kiến, sau đó thống nhất chung ý kiến nhóm ghi giữa phiếu.
- Điện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Chuẩn kiến thức
Sự thở giúp khí lưu thông ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào.
- Hô hấp là quá trình cung cấp oxi cho tế bào cơ thể và thải khí cacbonic ra ngoài cơ thể.
- Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào, tham gia vào phản ứng oxi hoá các hợp chất hữu cơ tạo năng lượng (ATP) cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời loại thải cacbonic ra ngoài cơ thể.
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.
4.2. Nội dung 2: Các cơ quan hô hấp
- Mục tiêu: Biết và trình bày được các cơ quan hô hấp; Hiểu rõ được cấu tạo phù hợp với chức năng
- Phương pháp: Hoạt động nhóm (Kĩ thuật mảnh ghép).
- Phương tiện: Phiếu học tập 
- Hình thức tổ chức: Trên lớp.
- Định hướng năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tri thức sinh học: Các cơ quan hệ hô hấp, đặc điểm cấu tạo cơ bản đảm bảo chức năng của các cơ quan.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ H 20.2 SGK và trả lời câu hỏi:
- Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? 
- Thảo luận nhóm (Kĩ thuật mảnh ghép)
+ Cách thức tổ chức:
- Câu hỏi thảo luận:
+ Vòng 1: 
Nhóm A: Xác định vị trí và đặc điểm cấu tạo của các cơ quan đường dẫn khí?
- Đặc điểm nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí, đặc điểm nào có chức năng bảo vệ phổi?
Nhóm B: Xác định vị trí và đặc điểm cấu tạo của hai lá phổi?
- Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí?
+ Vòng 2: 
- Nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và 2 lá phổi?
HS: Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Chuẩn kiến thức, bổ sung: Có 700-800 triệu tế bào nang cấu tạo nên phổi làm diện tích bề mặt trao đổi khí lên 70-80 m2.
- Hệ hô hấp gồm 2 bộ phận: đường dẫn khí (khoang mũi, họng....) và 2 lá phổi.
- Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí ra vào phổi, ngăn bụi, làm ẩm không khí vào phổi và bảo vệ phổi khỏi tác nhân có hại.
- Phổi: thực hiện chức năng trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi.
4.3. Nội dung 3: Hoạt động hô hấp
Hoạt động: Sự thông khí ở phổi
- Mục tiêu: Trình bày được cơ chế thông khí ở phổi thực chất là hít vào và thở ra. Thấy được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan như: cơ, xương, thần kinh
- Phương pháp: Hoạt động nhóm (Kĩ thuật khăn trải bàn).
- Phương tiện: Phiếu học tập 
- Hình thức tổ chức: Trên lớp.
- Định hướng năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực tri thức sinh học: Hoạt động thông khí ở phổi.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
CH: Thực chất của sự thông khí ở phổi là gì?
- Yêu cầu HS quan sát kĩ H 21.1, đọc chú thích, trao đổi nhóm:
Câu hỏi thảo luận:
CH1: Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng, giảm thể tích lồng ngực?
CH2: Vì sao các xương sườn ở lồng ngực được nâng lên thì thể tích lồng ngực lại tăng và ngược lại?
Cách tổ chức: (học sinh ngồi theo sơ đồ)
- HS: Hoạt động cá nhân tìm hiểu nội dung ghi ý kiến, sau đó thống nhất chung ý kiến nhóm ghi giữa phiếu.
- Điện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Chuẩn kiến thức, nhận xét trên tranh.
GV giảng giải, bổ sung: treo H 21.2 để giải thích cho HS 1 số khái niệm: dung tích sống, khí bổ sung, khí lưu thông, khí cặn, khí dự trữ.
+ Khi hít vào bình thường, chưa thở ra ta có thể hít thêm 1 lượng khoảng 1500 ml khí bổ sung.
+ Khi thở ra bình thường, chưa hít vào ta có thể thở ra gắng sức 1500 ml khí dự trữ.
+ Thể tích khí tồn tại trong phổi sau khi thở ra gắng sức còn lại là khí cặn.
+ Thể tích khí hít vào thật sâu và thở ra gắng sức gọi là dung tích sống.
CH: Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?
- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp hít vào và thở ra nhịp nhàng.
- Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau để tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và giảm thể tích lồng ngực khi thở ra.
+ Khi hít vào: cơ liên sườn co làm cho xương ức và xương sườn chuyển động lên trên và ra 2 bên làm thể tích lồng ngực rộng ra 2 bên. Cơ hoành co làm cho lồng ngực nở rộng thêm về phía dưới.
+ Khi thở ra: cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.
- Ngoài ra còn có sự tham gia của 1 số cơ khác trong trường hợp thở gắng sức.
- Dung tích phổi phụ thuộc vào tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khoẻ, sự luyện tập.
Hoạt động: Trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
- Mục tiêu: Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào, đó là sự khuếch tán của các chất khí oxi, cacbonic.
- Phương pháp: Hoạt động nhóm (Kĩ thuật mảnh ghép).
- Phương tiện: Phiếu học tập.
- Hình thức tổ chức: Trên lớp.
- Định hướng năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực tri thức sinh học: cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 2, trả lời câu hỏi:
CH: Nhận xét thành phần khí oxi và khí cacbonic hít vào và thở ra? Do đâu có sự chênh lệch nồng độ các chất khí?
HS Trả lời:
+ Tỉ lệ % oxi trong khí thở ra nhỏ do oxi đã khuếch tán từ phế nang vào mao mạch máu.
+ Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra lớn do khí CO2 đã khuếch tán từ máu vào mao mạch phế nang.
- Thảo luận nhóm (Kĩ thuật mảnh ghép)
+ Cách thức tổ chức:
- Câu hỏi thảo luận:
+ Vòng 1: 
Nhóm A: Mô tả con đường khuếch tán của O2?
Nhóm B: Mô tả con đường khuếch tán của CO2?
+ Vòng 2: 
CH: Mô tả quá trình trao đổi khí ở phổi và quá trình trao đổi khí ở tế bào?
HS: Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Chuẩn kiến thức
CH: Thực chất sự trao đổi khí xảy ra ở đâu?
HS trả lời: Thực chất tế bào là nơi sử dụng O2 và thải CO2 (trao đổi khí ở tế bào). Sự tiêu tốn O2 ở tế bào đã thúc đẩy trao đổi khí ở phổi. Trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào.
- Trao đổi khí ở phổi: 
+ Nồng độ O2 phế nang lớn hơn nồng độ O2 mao mạch máu nên O2 từ phế nang khuếch tán vào mao mạch máu.
+ Nồng độ CO2 mao mạch máu lớn hơn nồng độ CO2 trong phế nang nên CO2 từ mao mạch máu khuếch tán vào phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào:
 + Nồng độ O2 trong máu lớn hơn nồng độ O2 của tế bào nên O2 từ máu khuếch tán vào tế bào.
+ Nồng độ CO2 tế bào lớn hơn nồng độ CO2 trong máu nên CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu.
4.4. Nội dung 4: Vệ sinh hô hấp
Hoạt động : Bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại
- Mục tiêu: Trình bày được các tác nhân gây hại hoạt động hô hấp, các bệnh đường hô hấp thường gặp, đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp.
- Phương pháp: Hoạt động nhóm (Kĩ thuật các mảnh ghép).
- Phương tiện: Phiếu học tập.
- Hình thức tổ chức: Trên lớp.
- Định hướng năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tri thức sinh học: Các tác nhân gây hại hoạt động hô hấp, các bệnh đường hô hấp thường gặp, biện pháp bảo vệ hệ hô hấp.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
CH: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí?
HS Trả lời:
- Môi trường không khí bị ô nhiễm do các nguyên nhân sau:
+ Khí thải nhà máy.
+ Khí thải của phương tiện giao thông
+ Khí thải sinh hoạt
+ Do hoạt động tự nhiên : Bão cát, cháy rừng, núi lửa, quá trình phân hủy xác động-thực vật
GV: Bổ sung: Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác: 
+ Chất thải bệnh viện
+ Hút thuốc lá
CH: Vì sao chúng ta phải giữ vệ sinh hệ hô hấp? 
CH: Hệ hô hấp bị tổn hại do những tác nhân nào ?
CH:  Các tác nhân trên gây ra những tổn thương nào cho hệ hô hấp?
GV: Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm (kĩ thuật mảnh ghép) 
- Cách chia nhóm
- Câu hỏi thảo luận:
+ Vòng 1: 
Nhóm A: Đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác hại của bụi?
Nhóm B: Đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác hại của các chất, khí độc hại?
Nhóm C: Đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác hại của các vi sinh vật gây bệnh?
+ Vòng 2: Đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác tác nhân gây bệnh hoàn thành phiếu học tập.
HS: Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Chuẩn kiến thức
I: Bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại
+ Ý nghĩa:  Giữ vệ sinh hệ hô hấp  để trao đổi khí được thực hiện tốt và tránh được các bệnh về đường hô hấp.
 + Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp:  Bụi, khí độc và các vi sinh vật.
Mức độ gây hại: Gây ảnh hưởng trao đổi khí, viêm họng, suy hô hấp, lao phổi, ung thư Có thể tử vong.
Phiếu học tập
Biện pháp
Tác dụng
Bụi
- Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công cộng, trường học, bệnh viện và nơi ở.
- Nên đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và ở những nơi có hại.
- Điều hoà thành phần không khí (chủ yếu là tỉ lệ oxi và cacbonic) theo hướng có lợi cho hô hấp.
- Hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi.
Vi sinh vật gây bệnh
- Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió tránh ẩm thấp.
- Thường xuyên dọn vệ sinh.
- Không khạc nhổ bừa bãi.
- Hạn chế ô nhiễm không khí từ vi sinh vật gây bệnh.
Khí độc hại
- Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các khí độc.
- Không hút thuốc lá và vận động mọi người không nên hút thuốc.
- Hạn chế ô nhiễm không khí từ các chất khí độc (NO2; SOx; CO2; nicôtin...)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
CH: Muốn bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại chúng ta phải làm gì?
GV: Chiếu các hình ảnh về các tác nhân gây hại hệ hô hấp.
CH: Các khí SOx, NOx, CO, CO2 được sinh ra từ đâu? Chúng có đặc tính gì?
HS: Vận dụng kiến thức môn hóa học trả lời:
- Các khí: SOx, NOx, CO, CO2 sinh ra từ các hoạt động: đốt gạch, nấu bếp than; động cơ xe thải ra...Các khí này đều có tính độc gây hại cho hệ hô hấp.
GV: Mở rộng: Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Người ta chia ra 4 nhóm: 
+ Nicotin
+ Cacbon monoxit
+ Các chất gây ung thư
+ Các phần tử nhỏ trong khói thuốc lá
CH: Để hạn chế các hoạt động tạo ra các tác nhân gây hại cho sức khỏe con người nhà nước ta đã đưa biện pháp gì?
HS: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 7, thảo luận - trả lời câu hỏi: Để hạn chế các hoạt động tạo ra các tác nhân gây hại cho sức khỏe con người nhà nước ban hành: Luật bảo vệ môi trường, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
+ Biện pháp bảo vệ: Trồng cây xanh, đeo khẩu trang, Giữ vệ sinh môi trường. Hạn chế sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại, không hút thuốc lá
Hoạt động: Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh
- Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách. Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh và tí

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_ki_thuat_day_hoc_manh_ghep_va.doc