Đề khảo sát đầu năm môn Ngữ văn Lớp 8 (Kèm hướng dẫn chấm)
I. Trắc nghiệm (3 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Văn bản nào không thuộc thời kỳ Trung đại ?
A. Chiếu dời đô C. Nước Đại Việt ta
B. Hịch tướng sĩ D. Thuế máu
Câu 2. Phương thức biểu đạt của đoạn trích Nước Đại Việt ta là gì ?
A. Nghị luận B. Thuyết minh C. Miêu tả D. Tự sự
Câu 3. Ý nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng người tù chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối bài thơ Khi con tu hú ?
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi !
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !
A. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng
B. Nung nấu ý chí hành động để thoát ra khỏi chốn tù ngục
C. Muốn làm con chim tu hú tự do ngoài trời
D. Mong muốn da diết cuộc sống ngoài chốn lao tù
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát đầu năm môn Ngữ văn Lớp 8 (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM- MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 - Thời gian làm bài 45 phút I. Trắc nghiệm (3 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Văn bản nào không thuộc thời kỳ Trung đại ? A. Chiếu dời đô C. Nước Đại Việt ta B. Hịch tướng sĩ D. Thuế máu Câu 2. Phương thức biểu đạt của đoạn trích Nước Đại Việt ta là gì ? A. Nghị luận B. Thuyết minh C. Miêu tả D. Tự sự Câu 3. Ý nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng người tù chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối bài thơ Khi con tu hú ? Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi ! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu ! A. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng B. Nung nấu ý chí hành động để thoát ra khỏi chốn tù ngục C. Muốn làm con chim tu hú tự do ngoài trời D. Mong muốn da diết cuộc sống ngoài chốn lao tù Câu 4. Kiểu hành động nói nào đã sử dụng trong câu: Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào ! A. Hành động trình bày B. Hành động hứa hẹn C. Hành động bộc lộ cảm xúc D. Hành động hỏi Câu 5. Một người cha làm giám đốc nói chuyện với người con là trưởng phòng tài vụ về tài khoản của công ty. Khi đó, quan hệ giữa họ là quan hệ gì ? A. Quan hệ gia đình B. Quan hệ tuổi tác C. Quan hệ đồng nghiệp D. Quan hệ chức vụ xã hội Câu 6: Trong các câu sau câu nào là câu ghép đẳng lập? A. Các khí độc thải ra làm cho con người khó thở, gây ngất; B. Vì chất Điôxin rất độc hại nên chúng có thể gây ngộ độc; C. Bao bì nilông trôi ra biển, các sinh vật rất dễ nuốt phải chúng; D. Nêu ta vứt bao bì nilông bừa bãi thì các đường dẫn nước thải sẽ bị tắc. II. Tự luận ( 7 điểm) Câu 1( 2 điểm) Nhan đề Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc có thể thay bằng nhan đề khác được không? Em hãy thử làm việc đó và trình bày suy nghĩ của mình về nhan đề của tác giả. Câu 2( 5 điểm) Bài thơ Ngắm trăng thể hiện lòng yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác Hồ trong cảnh tù đày. Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên . HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)- Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 ( 0,5 điểm) - Mức tối đa: Phương án D - Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời. Câu 2 ( 0,5 điểm) - Mức tối đa: Phương án A - Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời. Câu 3 ( 0,5 điểm) - Mức tối đa: Phương án A - Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời. Câu 4 ( 0,5 điểm) - Mức tối đa: Phương án C - Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời. Câu 5 ( 0,5 điểm) - Mức tối đa: Phương án C - Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời. Câu 6 ( 0,5 điểm) - Mức tối đa: Phương án C - Mức không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời. II. Phần tự luận ( 7 điểm) Câu 1 ( 2 điểm) * Mức tối đa: 2 điểm - HS có thể thay tên văn bản bằng một số nhan đề khác + Nỗi khổ của người dân thuôc địa + Tội ác tày trời của bọn thực dân - HS lí giải thuyết phục nhan đề của tác giả là hợp lí nhất, ngắn gọn nhất, hình ảnh nhất, có giá trị biểu cảm nhất * Mức chưa tối đa ( 0.25 đến 1.75) HS làm còn thiếu ( căn cứ vào bài làm GV cho điểm cho phù hợp) * Mức không đạt: làm sai hoặc không có câu trả lời. Câu 2 ( 5 điểm) * Mức tối đa: 5 điểm - Hình thức + Bài viết có bố cục 3 phần, liên kết chặt chẽ + Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi - Nội dung: HS có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng đảm bảo những nội dung cơ bản sau: + Mở bài: 1 điểm Bài thơ " Ngắm trăng " trích trong tập " Nhật ký trong tù "- tập thơ được Bác viết trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, tại Quảng Tây - Trung Quốc, từ tháng 8 - 1942 đến tháng 9 - 1943. Bài thơ Ngắm trăng thể hiện lòng yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác Hồ trong cảnh tù đày + Thân bài: 3 điểm - Học sinh có thể lồng ghép hai nội dung một cách hài hoà, nhuần nhuyễn. Sau đây là một số gợi ý : a. Lòng yêu thiên nhiên: (1,5 điểm) - Bác chọn đề tài về thiên nhiên (Trăng). Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. - Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác. - Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Tình cảm song phương cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người. b. Phong thái ung dung: (1,5 điểm) -Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. - Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù. (Cuộc vượt ngục tinh thần). - Nét nổi bật của hồn thơ Hồ Chí Minh là sự vươn tới cái đẹp , ánh sáng, tự do. Đó chính là sự kết hợp giữa dáng dấp ung dung tự tại của một hiền triết - thi nhân với tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cộng sản . + Kết bài: 1 điểm Khẳng định lại nhận định Liên hệ bản than * Mức chưa tối đa ( 0.25 đến 4.5): GV căn cứ vào các tiêu chí trên để cho điểm cho phù hợp. * Mức không đạt: HS làm sai hoặc không viết bài.
File đính kèm:
- de_khao_sat_dau_nam_mon_ngu_van_lop_8_kem_huong_dan_cham.doc