Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1(1,5 đ) 

Rồi chị túm cổ hắn ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với xức xô đẩy của  người đàn bà lực điền, hắn bị ngã chỏng quèo trên mặt đất. Miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

b. Nội dung của đoạn văn là gì?

c. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn là gì?

Câu 2 (1,5 đ) Em hiểu như thế nào về ý nghĩ của nhân vật ông giáo qua câu văn: "Không cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác"

 

doc 3 trang Anh Hoàng 02/06/2023 200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài 90 phút
Câu 1(1,5 đ) 
Rồi chị túm cổ hắn ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với xức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn bị ngã chỏng quèo trên mặt đất. Miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?
b. Nội dung của đoạn văn là gì?
c. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn là gì?
Câu 2 (1,5 đ) Em hiểu như thế nào về ý nghĩ của nhân vật ông giáo qua câu văn: "Không cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác"
Câu 3(2 đ) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu sau:
a, Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.
b, Người sao một hẹn thì nên
Người sao chín hẹn thì quên cả mười,
Câu 4: (5đ)
Thuyết minh về chiếc bút bi.
---- Hết ----
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC : 2015- 2016
MÔN: NGỮ VĂN 8
(
Câu
Đáp án
Điểm
1
a.Đoạn văn tích trong văn bản: 
Tức nước vỡ bờ
Tác giả: Ngô Tất Tố
b. Nội dung: Sự thất bại thảm hại của tên cai lệ trong cuộc đối đầu với chị Dậu
c. Phương thức biểu đạt: miêu tả
0.25
 0,25
0,5
 0,5
2
-Ý nghĩ thể hiện sự xót thương đồng cảm của ông giáo với lão Hạc. 
- Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn vì cuộc sống có cùng cực thì vẫn có người như Lão Hạc chọn cái chết để giữ nhân cách.
- Nhưng đáng buồn vì một người nhân hậu,vị tha..như lão Hạc lại phải chết rất đau đớn, thê thảm như vậy
0,5
0,5
0,5
3
a. Đi rổi: nói giảm nói tránh
T/D: Nói giảm nói tránh nhằm diễn tả sự ra đi nhẹ nhàng của Bác.
b,Chín hẹn thì quên cả mười: nói quá
 T/D: Nhấn mạnh thái độ trách móc đối với sự quên của người hẹn (Nói quá)
1
1
4
1. Yêu cầu về nội dung:
* Kiểu bài: Văn thuyết minh 
* Đối tượng thuyết minh: Chiếc bút bi
* Bài viết cần đạt các ý sau:
+ Giới thiệu chiếc bút bi là một vật dụng vô cùng quen thuộc đối với học sinh
+ Cấu tạo: gồm 2 phần: phần vỏ và phần ruột
Phần vỏ bút: có rất nhiều hình dạng lớn nhỏ khác nhau nhưng đa phần được thiết kế theo hình ống được làm bằng nhựa cứng, có trang trí các hoa văn, tên nhà sản xuất, phần tay cầm có các gân nhỏ để khi viết không bị tuột khỏi tay.ngoài ra còn có nắp bút ( đói với bút không bấm bằng lo so) 
Phần ruột: ngòi bút, lò so, lẫy bật. Bộ phận quan trọng nhất là ngòi bút
+ Sử dụng: rất đơn giản và gọn nhẹ
+ Bảo quản: 
- Không được để bút rơi cắm xuống đất.
- Không để ở nơi quá nóng
- Khi dùng xong phải nắp bút lại hoặc bật lo so để ngòi bút nằm ở phía bên trong vỏ bút
+ Giá thành: Rất rẻ, tiện dụng, có thể mua ở bất kì đâu.
+ Chiếc bút bi quả là một vật vô cùng cần thiết đối với người HS, sự thành đạt của mỗi người luôn có một phần nhỏ của chiếc bút bi.
2. Yêu cầu hình thức:
- Bài viết có đủ bố cục 3 phần : MB, TB, KB
- Thuyết minh trôi chảy, mạch lạc có liên kết các đoạn, đúng chính tả. 
- Không mắc lỗi dùng từ, đặt câu
3. Biểu điểm
- Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu ở trên, người viết tỏ ra hiểu thực sự về chiếc bút bi, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
- Điểm 3,5- 4: đã thể hiện rõ hiểu biết của mình về chiếc quạt để bàn song còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 2-3: Cũng đã đáp ứng được yêu cầu trên song ý tứ lộn xộn, chữ viết còn xấu, cẩu thả, thiếu 1 số ý
- Điểm 1-1,5: Chưa biết trình bày những tri thức, hiểu biết của mình về chiếc quạt để bàn, trình bày lộn xộn, viết sơ sài, chữ xấu, sai chính tả nhiều.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_20.doc