Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1: (2đ)

Cho đoạn thơ sau:

                                      “  Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

           Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

           Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

      Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

  1. Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả?
  2. Câu : “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” thuộc kiểu câu gì? Xác định đặc điểm hình thức và chức năng của câu trên

Câu 2. (2đ) Đọc câu chuyện sau:

                                                     Vết nứt và con kiến

          “Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình”.                                                     

(Theo Hạt giống tâm hồn  - Ý nghĩa cuộc sống)

Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên và rút ra bài học cho bản thân.

doc 4 trang Anh Hoàng 02/06/2023 160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Ninh Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài 90 phút
Câu 1: (2đ)
Cho đoạn thơ sau:
 “ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
 Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
 Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
 Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả?
Câu : “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” thuộc kiểu câu gì? Xác định đặc điểm hình thức và chức năng của câu trên
Câu 2. (2đ) Đọc câu chuyện sau:
 Vết nứt và con kiến
	“Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình”. 
(Theo Hạt giống tâm hồn - Ý nghĩa cuộc sống)
Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên và rút ra bài học cho bản thân.
Câu 3(6đ)
 Suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành.
	 ..Hết..
GV ra đề: Nguyễn Thị Hồng Lý
PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC : 2015- 2016
MÔN: NGỮ VĂN 8
Câu
Đáp án
Điểm
 Câu 1: (2đ)
Đoạn thơ được trích từ văn bản Quê hương của tác giả Tế Hanh.
Câu thơ thuộc kiểu câu cảm thán 
Đặc điểm hình thức
+ Có chứa từ cảm thán: quá
+ Kết thúc bằng dấu chấm than.
Chức năng: Dùng để bộc lộ cảm xúc nhớ quê hương của tác giả.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2. (2đ) 
* Ý nghĩa câu chuyện
- Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến cố có thể xảy ra đến với con người bất kì lúc nào.
- Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ và nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá...: biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình. 
-> Câu chuyện ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa lớn lao về cuộc sống. Con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin.
* Khẳng định vấn đề và rút ra bài học cuộc sống 
- Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách, sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào. Đó là quy tất yếu của cuộc sống mà con người phải đối mặt.
- Phải có ý thức sống và phấn đấu, không được đàu hàng, không được gục ngã mà can đảm đối đầu, khắc phục nó để tạo nên thành quả cho cuộc đời.
* Liên hệ bản thân
- Cần phải rèn luyện ý chí, nghị lực, lạc quan, hi vọng và có niềm tin vào cuộc sống. Cần nhất là thái độ sống của mình trước mọi thử thách của cuộc đời
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3(6đ)
A. Yêu cầu về kĩ năng:
Nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận, lập luận chặt chẽ, lôgic
Trình bày đúng, đủ bố cục ba phần của bài.
Hành văn mạch lạc trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
B. Yêu cầu về kiến thức: 
- Trên cơ sở hiểu biết của mình, học sinh làm nổi bật một số nội dung sau:
a./Mở bài: Giới thiệu vấn đề
b./Thân bài:
Học là gì?Vì sao phải học?
+ Học là quá trình tiếp thu và tích lũy tri thức trong học tập và cuộc sống.
+Học để tích lũy, mở rộng, nâng cao hiểu biết về mọi mặt.
Hành là gì?Vì sao phải hành?
+ Hành là quá trình vận dụng những tri thức đã tiếp thu được vào thực tế học tập và cuộc sống: Ví dụ việc thực hiện các thí nghiệm các môn Sinh, Hóa, Lí...
+ Hành để rèn luyện kĩ năng vận dụng đưa lí thuyết vào thực tế đem lại những kết quả cụ thể.
Mối quan hệ giữa học và hành:
+ Học là cơ sở , là điều kiện để có thể thực hành tốt
+ Hành là căn cứ để đánh giá kết quả cụ thể của quá trình học.
+Muốn thực hành tốt thì phải học tốt
+ Học mà không hành thì sẽ không có tác dụng
( Lấy ví dụ minh hoạ cụ thể ở mỗi ý)
Cần phải biết giải quyết mối quan hệ giữa học và hành một cách hài hoà để có kết quả tốt nhất.Học cần phải đi đôi với hành.
Liên hệ việc học và hành của bản thân.
c/Kết bài: Đánh giá lại vấn đề, bài học rút ra cho bản thân.
 Biểu điểm:
- §iÓm 5,6: §¶m b¶o yªu cÇu trªn,hành văn lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
- §iÓm 4: §¹t ®­îc yªu cÇu, nh­ng m¾c Ýt lỗi diễn ®¹t, lỗi chÝnh t¶.
- §iÓm 3: §¹t ®­îc néi dung chÝnh nh­ng cßn m¾c lỗi diÔn ®¹t, lỗi chÝnh t¶.
- §iÓm 2: Lµm bµi ®óng thÓ lo¹i nh­ng sù viÖc cßn s¬ sµi, ch÷ viÕt xÊu, m¾c nhiÒu lỗi chÝnh t¶, diÔn ®¹t cßn lóng tóng, m¾c lỗi ng÷ ph¸p.
- §iÓm 1: Bµi lµm kh«ng x¸c ®Þnh ®­îc träng t©m, ý s¬ sµi, ch­a râ bè côc.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2.doc