Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và phân dạng toán hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng - Hóa học 9 THCS

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến     

       Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu có tác dụng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, chính vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông theo tinh thần nghị quyết IX của đảng được chỉ rõ “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng  môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

 Do trình độ xã hội ngày một nâng cao, chất lượng giáo dục toàn diện của thế hệ trẻ ngày càng phải đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trên khu vực và trên thế giới. 

  Quá trình học tập của học sinh phổ thông chính là quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học, để học sinh có thể dễ dàng tiếp thu, vận dụng tốt các tri thức khoa học về hoá học thì người giáo viên phải nghiên cứu tìm hiểu và áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới vào trong quá trình giảng của mình. Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự bồi dưỡng rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

   Bài tập hoá học là một trong những phương tiện cơ bản nhất để dạy học sinh tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống sản xuất và nghiên cứu khoa học.

   Chương trình hoá học 9 chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình hóa học bậc THCS. Việc đi sâu tìm hiểu khai thác kiến thức về bài tập là việc hết sức cần thiết.

       Từ những vấn đề trên, nên chúng tôi đã chọn đề tài: "Xây dựng và phân dạng toán hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng - Hóa học 9 THCS "

doc 36 trang Anh Hoàng 27/05/2023 7943
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và phân dạng toán hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng - Hóa học 9 THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và phân dạng toán hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng - Hóa học 9 THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và phân dạng toán hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng - Hóa học 9 THCS
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Xây dựng và phân dạng toán hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng - Hóa học 9 THCS
2. Lĩnh vực áp dụng kinh nghiệm: 
- Hoạt động giảng dạy môn hóa học lớp 9 bậc Trung học cơ sở.
3. Tác giả:
- Họ và tên: Trần Quốc Bảo giới tính: Nam
- Sinh ngày 05 tháng 8 năm 1982
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Toán
- Chức vụ: Tổ trưởng tổ KHTN
- Đơn vị công tác: Trường THCS Hoàng Hanh – Ninh Giang - Hải Dương
- Điện thoại: 0987213116
4. Đồng tác giả: 
- Họ và tên: Bùi Tuấn Phương giới tính: Nam
- Sinh ngày 26 tháng 11 năm 1980
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Hóa
- Chức vụ: Phó hiệu trưởng trường THCS Văn Hội
- Đơn vị công tác: Trường THCS Văn Hội – Ninh Giang - Hải Dương
- Điện thoại: 0916901226
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Hoàng Hanh, THCS Văn Hội – Ninh Giang - Hải Dương. ĐT: 03203.569.452
6. Đơn vị áp dụng kinh nghiệm lần đầu: Trường THCS Hoàng Hanh, THCS Văn Hội – Ninh Giang - Hải Dương. ĐT: 03203.569.452
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
 Để áp dụng được sáng kiến này giáo viên cần phải:
+ Nắm chắc mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn hóa học lớp 9
+ Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh để phát huy có hiệu quả các dạng bài tập đã thiết kế.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu trong thực tế: Năm học 2013 – 2014
TÁC GIẢ
Trần Quốc Bảo
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT 
 TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 
 Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu có tác dụng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, chính vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông theo tinh thần nghị quyết IX của đảng được chỉ rõ “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
 Do trình độ xã hội ngày một nâng cao, chất lượng giáo dục toàn diện của thế hệ trẻ ngày càng phải đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trên khu vực và trên thế giới. 
 Quá trình học tập của học sinh phổ thông chính là quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học, để học sinh có thể dễ dàng tiếp thu, vận dụng tốt các tri thức khoa học về hoá học thì người giáo viên phải nghiên cứu tìm hiểu và áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới vào trong quá trình giảng của mình. Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự bồi dưỡng rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
 Bài tập hoá học là một trong những phương tiện cơ bản nhất để dạy học sinh tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống sản xuất và nghiên cứu khoa học.
 Chương trình hoá học 9 chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình hóa học bậc THCS. Việc đi sâu tìm hiểu khai thác kiến thức về bài tập là việc hết sức cần thiết.
 Từ những vấn đề trên, nên chúng tôi đã chọn đề tài: "Xây dựng và phân dạng toán hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng - Hóa học 9 THCS " 
2 . Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
- Do thời gian có hạn đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung vào phần bài tập toán hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng – hóa học 9.
3. Nội dung sáng kiến
 - Xây dựng và phân dạng được dạng bài tập hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng – hóa học 9 và tìm ra được phương pháp giải các dạng bài tập đó một cách dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng học sinh, giúp các em giải tốt các dạng bài tập, từ đó có hứng thú với môn hóa học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
 - Về mặt kiến thức, kỹ năng, đề tài chỉ nghiên cứu hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng.
 - Mỗi bài tập theo dạng có thể giải theo nhiều cách 
 - Chỉ ra đặc điểm từng bài toán.
 - Đòi hỏi các mức độ tuy duy từ đơn giản đến phức tạp.
4 . Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
- Sáng kiến đã đóng góp cơ sở lý luận về xây dựng và phân dạng, phương pháp giải toán hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit.
- Sáng kiến đã cung cấp cách xây dựng các dạng bài tập chọn lọc nhất để phục vụ trong quá trình nghiên cứu.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Việc thực hiện nội dung này không chỉ có một sớm một chiều hoặc chỉ vài tiết học là tốt ngay. Nó đòi hỏi cả một quá trình lâu dài có thể làm xen kẽ ngay trong từng giờ học chính khóa khi có tình huống nhưng để cho thực sự đạt hiệu quả thì cần phải bố trí dạy theo chuyên đề riêng, giáo viên phải phát huy tối đa trí lực của học sinh trên lớp cũng như ở nhà, đề cao sự sáng tạo của học sinh.
Nhà trường cần đầu tư nhiều sách tham khảo, mua sắm các trang thiết bị như máy tính, máy chiếu đa năng để giáo viên có điều kiện đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Tăng cường dạy học theo chủ đề, chuyên đề có sự thống nhất trong cụm, trong huyện.
 Tổ chức các đợt hội thảo trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp dạy – học bộ môn ở cấp huyện, cấp tỉnh.
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
 Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu có tác dụng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, chính vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông theo tinh thần nghị quyết IX của đảng được chỉ rõ “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
 Do trình độ xã hội ngày một nâng cao, chất lượng giáo dục toàn diện của thế hệ trẻ ngày càng phải đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trên khu vực và trên thế giới. 
 Quá trình học tập của học sinh phổ thông chính là quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học, để học sinh có thể dễ dàng tiếp thu, vận dụng tốt các tri thức khoa học về hoá học thì người giáo viên phải nghiên cứu tìm hiểu và áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới vào trong quá trình giảng của mình. Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự bồi dưỡng rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
 Bài tập hoá học là một trong những phương tiện cơ bản nhất để dạy học sinh tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống sản xuất và nghiên cứu khoa học.
 Chương trình hoá học 9 chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình hóa học bậc THCS. Việc đi sâu tìm hiểu khai thác kiến thức về bài tập là việc hết sức cần thiết.
 Từ những vấn đề trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp, làm giảm đi những khó khăn của học sinh trong quá trình học tập môn hóa, tạo hứng thú học tập và lòng yêu thích bộ môn, nhằm phát triển tư duy lôgic giúp các em tích cực, tự lực, chủ động tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư duy của các em ở các cấp học cao hơn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. Nên chúng tôi đã chọn đề tài: "Xây dựng và phân dạng toán hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng - Hóa học 9 THCS " 
2. Cơ sở lí luận của vấn đề
Việc giải bài tập sẽ giúp học sinh được củng cố kiến thức lí thuyết đã được học, vận dụng linh hoạt kiến thức vào làm bài. Để giải được bài tập đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững các tính chất hoá học của các đơn chất và hợp chất đã học, nắm vững các công thức tính toán, biết cách tính theo phương trình hóa học và công thức hoá học. Đối với những bài tập đơn giản thì học sinh thường đi theo mô hình đơn giản: Như viết phương trình hoá học, dựa vào các đại lượng bài ra để tính số mol của một chất sau đó theo phương trình hoá học để tính số mol của các chất còn lại từ đó tính được các đại lượng theo yêu cầu của bài. Nhưng đối với nhiều dạng bài tập thì nếu học sinh không nắm được bản chất của các phản ứng, không phân dạng được bài tập, không nắm được phương pháp giải thì việc giải bài hóa học của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thường là giải sai.
Qua nghiên cứu bài tập Hoá học và trực tiếp giảng dạy bản thân chúng tôi thấy hầu hết học sinh chưa biết phân dạng và chưa có phương pháp giải bài tập hóa học nên mỗi khi giáo viên đưa ra một dạng bài tập nào đó học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định hướng giải. Bên cạnh đó việc không biết giải các bài tập hóa học hoặc thường xuyên giải sai đã làm cho các em cảm thấy môn hóa là môn học khó, trở nên chán nản, không yêu thích môn học ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả Dạy - Học.
Khó khăn hơn nữa trong việc bồi dưỡng nâng tầm kiến thức cho những học sinh khá giỏi, giáo viên dạy cũng lúng túng chưa phân dạng cụ thể, kiến thức khai thác chưa triệt để việc mở rộng kiến thức chưa nhiều. Tất cả thực trạng đó là giáo viên vẫn xem nhẹ về phương pháp xây dựng, phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học nói chung và dạng toán hỗn hợp nói riêng.
 	Từ đó, nên chúng tôi đã chọn đề tài: "Xây dựng và phân dạng toán hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng - Hóa học 9 THCS " nhằm giúp cho các em học sinh đại trà và các em học sinh giỏi có kinh nghiệm trong việc giải toán hỗn hợp nói chung và dạng toán về hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit nói riêng. 
 Qua nhiều năm vận dụng đề tài các thế hệ học sinh, chúng tôi đã tự tin hơn và giải quyết có hiệu quả khi gặp những bài tập loại này.
3. Thực trạng của vấn đề:
3.1 Thực trạng trước khi nghiên cứu: 
Trong hệ thống các bài tập hóa học THCS. Bài toán hỗn hợp nói riêng và toán hỗn hợp về hỗn hợp oxit, kim loại tác dụng với dung dịch axit nói chung có rất nhiều loại khác nhau có thể nói là rất phong phú và đa dạng. Về nguyên tắc xây dựng lên một bài toán hỗn hợp trước hết ta phải dựa vào phương trình hoá học (PTHH) và số mol của mỗi chất trong phản ứng để từ đó xây dựng ngược lên bài toán hỗ hợp. Có thể xây dựng bài tập hỗn hợp qua phản ứng oxit, kim loại tác dụng với dung dịch axit thành các loại các loại cơ bản như sau: 
	- DẠNG 1 : Bài toán cho biết sẵn số mol của 2 chất trong hỗn hợp ( có thể là 2 oxit, 2 kim loại hoặc 1 oxit và 1 kim loại) cùng tác dụng với lượng dư dung dịch axit. (Loại này thường đơn giản hơn ).
	- DẠNG 2 : Bài toán cho biết tổng khối lượng của 2 chất trong hỗn hợp tác dụng vừa đủ với 1 lượng axit hoặc tạo ra khối lượng chất sản phẩm. Loại toán này học sinh chỉ cần chú ý vào 2 dữ kiện của bài toán (tổng khối lượng của 2 chất trong hỗn hợp và số mol của axit tham gia phản ứng hoặc khối lượng của sản phẩm) là học sinh có thể dễ dàng giải được bài toán này.
 - DẠNG 3: Bài toán cho biết tổng khối lượng của 2 chất trong hỗn hợp tác dụng với 1 lượng axit và tạo ra khối lượng chất sản phẩm. Loại toán này phức tạp hơn một chút bởi vì bài toán cho 3 dữ kiện học sinh dễ nhầm tưởng bài toán thừc dữ kiện. Vấn đề trước tiên là học sinh phải chứng minh được trong 2 chất phản ứng chất nào phản ứng hết chất nào cò dư.
 - DẠNG 4: Bài toán cho biết tổng khối lượng hai chất trong hỗn hợp nhưng chỉ có một chất phản ứng với dung dịch axit còn một chất không phản ứng hoặc cả hai chất trong hỗn hợp phản ứng nhưng chỉ có một chất phản ứng cho ra đại lượng sản phẩm. Học sinh căn cứ vào hai dữ kiện đó là tổng khối lượng của hai chất trong hỗn hợp và số mol của axit phản ứng hoặc số mol của sản phẩm do một chất trong hỗn hợp phản ứng tạo ra.
 Dạng toán này rất đơn giản nhưng học sinh hay vị nhầm lẫn là cả hai chất trong hỗn hợp cùng phản ứng và cùng cho ra đại lượng sản phẩm.
 Chúng tôi nghĩ, việc dạy dạng toán hỗn hợp cho học sinh đại trà trên lớp cũng như dạy dạng toán hỗn hợp cho học sinh giỏi trong chương trình hoá học THCS nói chung và phần hỗn hợp oxit, kim loại tác dụng với dung dịch axit nói riêng sẽ không thể đạt được thành công nếu như không chọn lọc, nhóm các bài tập hỗn hợp theo từng dạng, nêu đặc điểm của dạng và xây dựng hướng giải cho mỗi dạng. Đây là khâu có ý nghĩa quyết định trong công tác bồi dưỡng vì nó là cẩm nang giúp học sinh tìm ra được hướng giải một cách dễ dàng, hạn chế tối đa những sai lầm trong quá trình giải bài tập, đồng thời phát triển được tiềm lực trí tuệ cho học sinh (thông qua các bài tập tương tự mẫu và các bài tập vượt mẫu).
 Để làm được điều đó thì giáo viên phải xây dựng được bài toán thông qua phương trình hoá học và số mol của các chất trong phản ứng với từng loại toán và phương pháp giải cho mỗi loại toán.
	Do điều kiện về thời gian cũng như điều kiện về khách thể nghiên cứu trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi xin phép trình bày kinh nghiệm xây dựng bài toán hỗn hợp oxit, kim loại tác dụng với dung dịch axit. Nội dung đề tài được sắp xếp xây dựng bài tập theo bốn loại bài tập như đã trình bày ở trên và mỗi loại có nêu cách xây dựng, đặc điểm, phương pháp giải và các ví dụ minh họa.
3.2 Thực tiễn về trình độ và điều kiện học tập của học sinh
 3.2.1. Thực trạng chung
	Khi chuẩn bị thực hiện đề tài, năng lực giải các bài toán hỗn hợp nói chung và toán hỗn hợp oxit, kim loại tác dụng với dung dịch axit của học sinh là rất yếu. Đa số học sinh bị nhầm lẫn về cách giải và chưa nhận dạng rõ đặc điểm của bài toán vì thế trên lớp các em học rất thụ động về dạng toán này. Khả năng nhận thức, phân tích tổng hợp của học sinh còn hạn chế.Nhiều học sinh chưa chủ động trong học tập, còn lười làm bài tập ở nhà. Sách giáo khoa đã đưa dược ra các dạng bài tập hóa học áp dụng với tính chất là để củng cố lại phần kiến thức đã học trong bài như củng cố tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối mà các dạng bài tập lại không nằm gọn trong một phần kiến thức nào cả, có thể trong một phần kiến thức rất nhỏ cũng có rất nhiều dạng bài tập để học sinh luyện tập, điều đó đòi hỏi học sinh phải tích cực, tự giác trong việc tự học ở nhà, làm đi làm lại nhiều lần để có kỹ năng từ đó mới phân dạng được bài tập và rút ra được phương pháp giải các dạng bài tập đó. Thời gian trên lớp chỉ đủ cho giáo viên truyền thụ hết lượng kiến thức mới mà chương trình yêu cầu hoặc chỉ giải được rất ít bài tập nên khó khăn cho việc phân dạng và đưa ra phương pháp giải cho học sinh.
 Hơn thế nữa thời lượng dành cho tiết luyện tập là tương đối ít, dạng bài tập này trong sách giáo khoa là không nhiều. Rất ít học sinh có sách tham khảo về loại bài tập này. Nếu có cũng chỉ là một quyển sách “học tốt” hoặc một quyển sách “nâng cao” mà nội dung viết về vấn đề này quá ít ỏi. Lý do chủ yếu là do điều kiện kinh tế gia đình cũng khó khăn hoặc không biết tìm mua một số sách hay.
3.2.2. Chuẩn bị thực hiện đề tài
	Để áp dụng đề tài vào trong công tác dạy học trên lớp và trong công tác bòi dưỡng học sinh giỏi chúng tôi đã thực hiện một số khâu quan trọng như sau:
b.1. Điều tra trình độ HS, tình cảm thái độ của HS về nội dung của đề tài; điều kiện học tập của HS. Đặt ra yêu cầu về bộ môn, hướng dẫn cách sử dụng sách tham khảo và giới thiệu một số sách hay của các tác giả để những HS có điều kiện tìm mua; các HS khó khăn sẽ mượn sách bạn để học tập.
b.2. Xác định mục tiêu, xây dựng và nhóm các bài toán theo từng loại, biên soạn bài tập mẫu và các bài tập vận dụng và nâng cao. Ngoài ra còn chỉ ra mỗi loại toán học sinh hay mắc những sai lầm, và hướng khắc phục.
b.3. Chuẩn bị giáo án giảng dạy trên lớp, giáo án bồi dưỡng, lên kế hoạch về thời lượng cho mỗi dạng toán.
b.4. Sưu tầm tài liệu, trao đổi kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp; nghiên cứu các đề thi vào 10 THPT và các đề thi HS giỏi của những năm học trước.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1 Phương pháp chung xây dựng và giải bài tập là gì ?
 Bài tập hoá học được xếp trong giảng dạy là một trong hệ thống các phương pháp quan trọng nhất, để nâng cao chất lượng giảng dạy và nó có những tác dụng rất lớn.
Làm cho học sinh hiểu sâu các khái niệm đã học: Học sinh có thể học thuộc lòng các định nghĩa, khái niệm nhưng nếu không thông qua việc giải bài tập, học sinh chưa thể nào nắm vững được cái mà học sinh đã thuộc.	
Mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú và không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh.
Củng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên và hệ thống hoá các kiến thức hoá học.
Thúc đẩy thường xuyên sự rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, cần thiết về hoá học. Việc giải quyết các bài tập hoá học giúp học sinh tự rèn luyện các kỹ năng viết phương trình hoá học, nhớ các ký hiệu hoá học nhớ các hoá trị của các nguyên tố, kỹ năng tính toán v.v...
Tạo điều kiện để tư duy phát triển, khi giải một bài toán hoá học bắt buộc phải suy lý, quy nạp, diễn dịch, loại suy.
	Giáo dục tư tưởng cho học sinh vì giải bài tập hoá học là rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, trung thực trong lao động học tập, tính sáng tạo khi sử lý các vấn đề đặt ra. Mặt khác rèn luyện cho học sinh tính chính xác của khoa học và nâng cao lòng yêu thích môn học
Phân dạng bài tập hóa học thực chất chính là việc lựa chọn, phân loại các bài tập có những đặc điểm tương tự nhau, cách giải giống nhau để xếp vào cùng một nhóm.
Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định do đó phương pháp giải bài tập hóa học cũng chính là cách thức, là con đường, phương tiện để giải các bài tạp hóa học.
Trong giáo dục đại cương, bài tập được xếp trong hệ thống phương pháp dạy học, thí dụ phương pháp luyện tập. Phương pháp này được coi là một trong những phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Đây cũng là một phương pháp học tập tích cực đối với học sinh. Ở nhà trường THCS, giáo viên hóa học cần nắm vững các khả năng vận dụng bài tập hóa học, nhưng quan trọng hơn là cần lưu ý tới việc sử dụng bài tập hóa học sao cho phù hợp, đúng mức nhằm nâng co khả năng học tập của học sinh nhưng không làm quá tải hoặc nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh. Muốn làm được điều này, trước hết người giáo viên hóa học phải nắm vững các tác dụng của bài tập hóa học, phân loại chúng và tìm ra phương hướng chung để giải.
4.2. Tiến trình để xây dựng một bài tập
 B1:Từ lí thuyết về tính chất hoá học của chất ( sự biến đổi của chất) viết phương trình hoá học.
 B2: Đặt số mol hoặc đại lượng thích hợp sao cho phù hợp với từng loại toán.
 B3 : Hình thành bài toán cụ thể.
4.3. Tiến trình để giải một bài tập
 B1: Phân tích đặc điểm của bài toán.
 B2: Thực hiện các bước giải bài toán.
4.4. Kinh nghiệm vận dụng đề tài vào thực tiễn.
 4.4.1. Xây dựng bài toán
Khi thực hiện đề tài vào giảng dạy, trước hết chúng tôi dẫn rắt học sinh từ lí thuyết về tính chất hoá học của oxit với dung dịch axit hoặc tính chất hoá học của kim loại với dung dịch axitsau đó xây dựng thành một bài tập gồm 3 bước cư bản sau:
	B1: Viết phương trình hoá học
	B2: Giả thuyết đặt số mol cho mỗi chất trong phản ứng sao cho phù hợp với từng loại toán.
 B3: Xây dựng thành một bài toán hoàn chỉnh.
4.4.2. Các bước giải bài toán
 Mỗi loại toán chúng tôi xây dựng đều có những bước giải cụ thể tuy nhiên các loại toán đó đều có những bước giải cơ bản như sau:
 B1: Chuyển đổi các đại lượng đã biết thành số mol
 B2: Viết các phương trình hoá học
 B3: Tính theo phương trình hoá học, tìm các đại lượng liên quan.
Tiếp theo, vì thời gian trên lớp dành cho củng cố, chữa bài tập là rất ít do vậy sau mỗi bài dạy chúng tôi chỉ xây dựng và cho học sinh làm một loại toán trong dạng toán hỗn hợp mà thôi.
 Còn đối với dạy bồi dưỡng học sinh giỏi chúng tôi tiến hành bồi dưỡng kỹ năng theo dạng. Mức độ rèn luyện từ minh họa đến khó, nhằm bồi dưỡng học sinh phát triển kỹ năng từ biết làm đến đạt mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo. Để bồi dưỡng mỗi dạng chúng tôi thường thực hiện theo các bước sau:
B1:	Từ phương trình hoá học, xây dựng thành một bài toán.
B2:	Tiến hành giải bài toán đã xây dựng.
B3:	 Từ phương trình hoá học đó đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau để xây dựng nhiều loại toán khác nhau theo mức độ từ dễ đến khó.
Sau đây là một số loại bài tập mà chúng tôi đã xây dưng, đặc điểm của mỗi loại, kinh nghiệm giải quyết đó được chúng tôi thực hiện và đúc kết từ thực tế. Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ xây dựng từ ba loại phản ứng hoá học:
+ Phản ứng của hỗn hợp hai oxit bazơ tác dụng dung dịch axit ( HCl, H2SO4 ( loãng))
+ Phản ứng của hỗn hợp hai kim loại tác dụng với dung dịch axit(HCl,H2SO4 ( loãng))
+ Phản ứng của hỗn hợp một oxit bazơ và một kim loại tác dụng với dung dịch axit( HCl, H2SO4 ( loãng))
 Từ đó chúng tôi đã xây dựng cơ bản thành bốn loại toán, hiện nay chúng tôi đang sử dụng và thấy có hiệu quả.
4.5. Nội dung cụ thể:
4.5.1. Lý thuyết cần nhớ :
1. Oxit bazơ tác dụng dung dịch axit ( HCl, H2SO4 ( loãng))
 Oxit bazơ + axit( HCl, H2SO4 ( loãng)) Muối clorua + H2O
 Muối sun phat + H2O
 Ví dụ : 1/ Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
 2/ CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O
 3/ MxOy + 2yHCl xMCl2y/x + yH2O
 4/ 2MxOy + 2yH2SO4 xM2(SO4)2y/x + 2yH2O 
 - Từ ví dụ trên ta dễ dàng nhận thấy:
 n= n= n
 n= n (=SO)= n
 m muối (-Cl) = m oxit + m (–Cl) – m O( Oxit)
 m muối (=SO) = m oxit + m =SO – m O( Oxit)
Kim loại tác dụng dung dịch axit ( HCl, H2SO4 ( loãng))
 Kim loại + Axit Muối clorua + H2
 Muối sun phat + H2
 * Điều kiện:
 - Kim loại phải đứng trước H trong dãy hoạt động hoá học của kim loại.
 - Dãy hoạt động: 
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au.
 * Đặc điểm: 
 - Muối thu được có hoá trị thấp ( đối với kim loại có nhiều hoá trị)
 * Thí dụ : 1/ Fe + 2HCl ----> FeCl2 + H2
 2/ Cu + HCl ----> không phản ứng
 3/ 2M + 2xHCl 2MClx + xH2 
 4/ 2M + xH2SO4 M2(SO4)x + xH2
 ( Trong đó x là hoá trị của kim loại M)
 - Từ ví dụ trên ta dễ dàng nhận thấy:
 nHCl = 2nH
 nHSO= nH
 nKim loại = nH
 m muối (-Cl) = m kim loại + m (–Cl) 
 m muối (=SO) = m kim loại + m (=SO)
4.5.2. Các dạng bài tập cụ thể
Ví dụ 1: 
 * Từ các phương trình hoá học với số mol tương ứng của các chất như sau:
 1) Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
 0,1 0,6 0,2 0,3(mol)
 2) CuO + 2HClCuCl2 + H2O
 0,1 0,2 0,1 0,1 (mol)
 3) Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
 0,1 0,1 0,1 0,1 (mol)
 4) Mg + H2SO4 MgSO4 + H2
 0,1 0,1 0,1 0,1 (mol)
 5) Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O
 0,1 0,3 0,1 0,3 ( mol)
 6) Fe + 2HCl FeCl2 + H2
 0,1 0,2 0,1 0,1 (mol)
 * Từ đây ta dễ dàng hình thành các dạng bài tập cụ thể như sau:
- DẠNG 1 : Bài toán cho biết sẵn số mol của 2 chất trong hỗn hợp cùng tác dụng với dung dịch axit. 
 Bài toán 1: Cho hỗn hợp gồm 16 gam Fe2O3, 8 gam CuO tác dụng vừa đủ với Vml dung dịch HCl 1M. Tìm V và khối lượng của các muối tạo thành trong dung dịch.
 Bài toán 2: Cho hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe, 2,4 gam Mg tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch H2SO4 10% ( loãng,). Tính m và khối lượng của các muối tạo thành trong dung dịch.
 Bài toán 3: Cho hỗn hợp gồm 16 gam Fe2O3 , 2,4 gam Mg tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch H2SO4 a % ( loãng,). Tính a và khối lượng của các muối tạo thành trong dung dịch.
 * Nhận xét đặc điểm:
 Bài toán 1: Biết số mol của Fe2O3 và số mol của CuO => số mol của HCl phản ứng và số mol của FeCl3, CuCl2 tạo thành.
 Bài toán 2: Biết số mol của Fe và Mg => số mol của H2SO4 phản ứng và số mol của FeSO4 và MgSO4 tạo thành.
 Bài toán 3: Biết số mol Fe2O3 và Mg => số mol của H2SO4 phản ứng và số mol của Fe2 SO4)3 và MgSO4 tạo thành.
 * Lời giải:
 Bài toán 1: 
 - = 0,1 mol, = 0,1 mol.
 - PTHH: 1/ Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
 2/ CuO + 2HClCuCl2 + H2O
Theo PTHH (1), (2) nHCl = 6+ 2= 0,8 mol
 => VHCl = 0,8 .1 =0,8 l =800ml
 nFeCl= 2= 0,2 mol, nCuCl = = 0,1 mol
 => mFeCl= 0,2 .162,5=32,5 gam, mCuCl = 0,1.135= 13,5 gam
 Bài toán 2: 
 - = 0,1 mol, = 0,1 mol.
 1) Mg + H2SO4 MgSO4 + H2
 2) Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
 - Theo PTHH (1),(2) = 0,2 mol => m = (gam)
 = 0,1 mol, = 0,1 mol
 => = 0,1 .120 = 12 gam, = 0,1.152 = 15,2 gam
 Bài toán 3:
 - = 0,1 mol, = 0,1 mol.
 - PTHH: 1) Mg + H2SO4 MgSO4 + H2
 2) Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2
 - Theo PTHH (1),(2) = 0,4 mol => a = 
 = 0,1 mol, = 0,1 mol
 => = 0,1 .120 = 12 gam, = 0,1.400 = 40 gam
 DẠNG 2 : Bài toán cho biết tổng khối lượng của 2 chất trong hỗn hợp tác dụng vừa đủ với 1 lượng axit hoặc tạo ra khối lượng chất sản phẩm. 
Bài toán 1: Cho 24 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 800ml dung dịch HCl 1M.Tính % theo khối lượng của Fe2O3, CuO trong hỗn hợp ban đầu.
 Bài toán 2: Cho 24 gam hỗn hợp gồm Fe2O3,CuO tác dụng vừa đủ với Vml dung dịch HCl 1M. Cô cạn dung dịch thu được 46 gam hỗn hợp muối khan.Tính V và % theo khối lượng của Fe2O3,CuO trong hỗn hợp ban đầu.
 Bài toán 3: Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg tác dụng vừa đủ với 196 gam dung dịch H2SO4 10% ( loãng,). Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X
 Bài toán 4 : Cho 18,4 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, Mg tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch H2SO4 a % ( loãng,). Cô cạn dung dịch thu được 52gam hỗn hợp muối khan . Tính a và khối lượng của các chất trong hỗn hợp X.
 * Nhận xét đặc điểm:
 Bài toán 1: - Từ khối lượng của hỗn hợp gồm Fe2O3, CuO và số mol của HCl ta thiết lập hệ phương trình đại số và giải hệ ta tìm được số mol của Fe2O3và CuO. 
 Bài toán 2: - Từ khối lượng của hỗn hợp gồm Fe2O3, CuO và khối lượng hỗn hợp muối khan ta thiết lập hệ phương trình đại số và giải hệ ta tìm được số mol của Fe2O3và CuO. 
 Bài toán 3: - Từ khối lượng của hỗn hợp gồm Fe, Mg và số mol của H2SO4 ta thiết lập hệ phương trình đại số và giải hệ ta tìm được số mol của Fe và Mg. 
 Bài toán 4 : - Từ khối lượng của hỗn hợp gồm Fe2O3, Mg và khối lượng hỗn hợp muối khan ta thiết lập hệ phương trình đại số và giải hệ ta tìm được số mol của Fe2O3 và Mg. 
* Lời giải:
* Bài toán 1: 
 - Gọi = x mol, = y mol. (x, y >o). Do m+ mCuO = 24 gam
 => 160 x + 80 y = 24 (I)
 - PTHH: 1/ Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
 2/ CuO + 2HClCuCl2 + H2O 
 - Theo PTHH (1),(2) nHCl = 6+ 2= 6x + 2y = 0,8 mol (II)
 Từ (I) và (II) ta có hệ: 160 x + 80 y = 24 x= 0,1 mol
 6x + 2y = 0,8 	=> y= 01 mol
 - %= = 66,67 % , % CuO = 100% - 66,67% = 33,33% 
* Bài toán 2: 
 - Gọi = x mol, = y mol.(x, y >o). Do m+ mCuO = 24 gam
 => 160 x + 80 y = 24 (I)
 - PTHH: 1/ Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
 2/ CuO + 2HClCuCl2 + H2O
 - Theo PTHH (1), (2) nFeCl= 2x mol, nCuCl = y mol. 
 Do mFeCl+ mCuCl= 40,5gam => 325x + 135y = 46 (II)
 Từ (I) và (II) ta có hệ: 160 x + 80 y = 24 x= 0,1 mol
 325x + 135y = 46	=> y= 01 mol
 - %= = 66,67 % , % CuO = 100% - 66,67% = 33,33% 
 nHCl = 6+ 2= 0,8 mol => VHCl = 0,8 .1 = 0,8 l= 800ml
* Bài toán 3: 
 - Gọi = x mol, = y mol. (x, y >0). Do m+ mMg = 8 gam
 => 56x + 24y = 8 (I), = mol
 1) Mg + H2SO4 MgSO4 + H2
 2) Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
 - Theo PTHH (1),(2) = x + y = 0,2 mol (II)
 Từ (I) và (II) ta có hệ: 56x + 24y = 8 x= 0,1 mol
 x + y = 0,2 	=> y= 01 mol
 - mFe = 0,1.56 = 5,6 gam ; mMg = 0,1. 24 = 2,4 gam
* Bài toán 4:
 - Gọi = x mol, = y mol. Ta có : 24 x+ 160 y = 18,4 (I)
 - PTHH: 1) Mg + H2SO4 MgSO4 + H2
 2) Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2
 - Theo PTHH (1),(2) : 120x + 400y = 52 (II)
Từ (I) và (II) ta có hệ: 24 x+ 160 y = 18,4
 120x + 400y = 528 x= 0,1 mol
 => y= 01 mol
 => = 0,4 mol => a = 
 - = 0,1.160 = 16 gam mMg = 0,1. 24 = 2,4 gam
 DẠNG 3: Bài toán cho biết tổng khối lượng của 2 chất trong hỗn hợp tác dụng với 1 lượng axit và tạo ra khối lượng chất sản phẩm. ( dành cho HS khá , giỏi)
 Bài toán 1 : Cho 24 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, CuO tác dụng với 800ml dung dịch HCl 1,5M. Cô cạn dung dịch thu được 46 gam hỗn hợp muối khan.Tính % theo khối lượng của Fe2O3,CuO trong hỗn hợp ban đầu.
 Bài toán 2: Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg tác dụng với 300ml dung dịch H2SO4 1M (loãng,), thu được 4,48 lít H2 (đkc). Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X. 
 Bài toán 3 : Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Mg tác dụng với 490 gam dung dịch H2SO4 10% ( loãng,). Cô cạn dung dịch thu được 52 gam hỗn hợp muối khan . Tính khối lượng của các chất trong hỗn hợp X.
 * Nhận xét đặc điểm: 
* Bài toán 1 :
 Biết : - Khối lượng của hỗn hợp gồm Fe2O3,CuO 
 - Số mol của HCl
 - Khối lượng hỗn hợp muối khan tạo thành.
* Bài toán 2 : 
 Biết : - Khối lượng của hỗn hợp gồm Fe, Mg 
 - Số mol của H2SO4
 - Số mol của H2.
* Bài toán 3:
 Biết : - Khối lượng của hỗn hợp gồm Fe2O3, Mg 
 - Số mol của H2SO4
 - Khối lượng hỗn hợp muối khan tạo thành
 * Lời giải:
* Bài toán 1 : 
 - nHCl = 0,8 .1,5 = 1,2 mol 
 - Giả sử hỗn hợp chỉ có CuO => nCuO = = 0,3 mol 
 - PTHH: CuO + 2HClCuCl2 + H2O
 dư axit, tính theo oxit. 
 - Gọi = x mol, = y mol (x, y > 0). Do m+ mCuO = 24 gam
 => 160 x + 80 y = 24 (I)
 - PTHH: 1/ Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
 2/ CuO + 2HClCuCl2 + H2O
 - Theo PTHH (1),(2) nFeCl= 2x mol, nCuCl = y mol. 
 Do mFeCl+ mCuCl= 40,5gam => 325x + 135y = 46 (II)
 Từ (I) và (II) ta có hệ: 160 x + 80 y = 24 x= 0,1 mol
 325x + 135y = 46	=> y= 01 mol
 - %= = 66,67 % , % CuO = 100% - 66,67% = 33,33% 
 nHCl = 6+ 2= 0,8 mol => VHCl = 0,8 .1 = 0,8 l= 800ml
* Bài toán 2 :
 - So sánh số mol của H2SO4 và số mol của H2: 0,3 > 0,2 => axit còn dư như vậy ta

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_phan_dang_toan_hon_hop_kim.doc